Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 23-11-2018
Câu hỏi:
Kính Bạch Thầy!
Con được biết đến Thầy qua 1 người chỉ dạy, Con luôn nghĩ rằng Con phúc đức lắm mới được gặp Thầy trong đời này, từ ngày nghe pháp Thầy, Con như quay về thực tại hơn, không vọng niệm, không hoài cổ nữa ạ
Chuyện Con thưa là vầy ạ
Đôi lúc có nhiều dòng suy nghĩ chợt đến nhưng lại nhẹ nhàng ra đi, hiện tại tâm Con hầu như trống rỗng, chuyện gì đến với Con thì Con giải quyết xong là thôi, tâm của Con không buồn, không vui, không sầu, không khổ về bất cứ chuyện gì cả. Đôi lúc chuyện gia đình đến làm Con sân si lên, nhưng lát sau lại nguội và cho qua đi, Con không nhớ hay lo lắng bất cứ điều gì cả, Con luôn nghĩ việc gì đến sẽ đến, có lo cũng không được gì ạ.
Thưa Thầy, Con như vậy thì có phải gọi là sống tuỳ duyên thuận pháp, là biết buông bỏ không thưa Thầy?
Hay là Con bị lạc qua là vô tâm, sống không có ý chí phấn đấu, không có trách nhiệm lo toan cho gia đình ạ.
Xin Thầy hoan hỷ cho Con xin lời khuyên ạ
Con xin đãnh lễ và tri ân Thầy ạ!
Ngày gửi: 12-11-2018
Câu hỏi:
Bạch Thầy,
Con mới biết thầy mới 3 ngày nay thôi. Qua bài giảng trên mạng. 37 phẩm trợ đạo. Con thấy hay quá vì con như người đi tìm mà tới nay mới gặp. Con xin thầy giải cho con chỗ con kg hiểu.
1) Lúc con bình thường kg có suy nghĩ, kg tư duy, kg có niệm gì trong ý tưởng. Trạng thái này gọi là gì?
2) Giờ con tập thiền tuệ như thầy dạy. Thì cái trạng thái như trên con mới hỏi đó. Con phải bỏ trạng thái đó để chuyển qua niệm trên thân thọ tâm pháp? 1 là liên tục, 2 là khi cần mới niệm?
Con xin cám ơn thầy!
Ngày gửi: 02-11-2018
Câu hỏi:
Thưa thầy, thầy giải nghi dùm con điểm này, tâm từ và tâm bất động có tồn tại cùng lúc được không? Khi tâm từ nảy sinh với 1 trường hợp nào đó có gọi là động tâm không?
Con xin cám ơn thầy.
Ngày gửi: 31-07-2018
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy,
Con là người hỏi về tâm bất sinh mà không phân biệt hôm qua và thầy khai thị nó giống tâm si hay tâm vô ký. May quá con hỏi thầy ngay vì con đang kẹt đúng chỗ này thầy ạ.
Con đọc lời thầy giải thích cho đạo hữu qua mục hỏi đáp về tâm si hay tâm vô ký con hiểu ngay và con xin trình pháp thế này mong thầy khai thị.
Đúng là khi tâm bất sinh hay tâm không, hay tâm tịch tịnh mà nó lại có hai loại. Một là thiên về định. Yếu nhất là tâm si. Con cảm nhận khi tâm si khởi lên với con tâm si khó nhận biết hơn tâm tham và tâm sân nhiều vì nó đâu có gì mới. Tâm si là khi con thấy cơ thể vật lý, sinh lý nó yếu, buồn buồn chán chán ai làm gì cũng kệ. Hay khi chìm đắm trong một ảo tưởng, một nỗi buồn, niềm vui nào đó mà tự mình không thoát ra được cho tới khi giật mình tỉnh ra. Tâm vô ký con cảm nhận nó khỏe hơn tâm si, là tâm cũng không khởi nhị phân thiện ác gì cả, mà nó thiên về định, thiên về thư giãn buông xả, là ai làm gì cứ làm, tôi cứ thư giãn buông xả là được. Vẫn thấy biết nhưng không khởi tâm vì có thể là chọn xả vì thiên về định.
Thứ 2 là tâm bất sinh, tâm không hay tâm tịch tịnh mà nó thiên về trí tuệ thì nó vẫn có phân biệt. Cái tâm này nó nhạy bén vô cùng, nó nhận biết được mọi thứ trong ngoài nhanh hơn cả lý trí. Con ví dụ trước giờ con có hiểu lời thầy dạy thấy ngũ uẩn là gì đâu. Mà giờ con hiểu đơn giản như con nhìn một người, vì một điều gì đó con sợ hãi con quay mặt đi sau đó một giây, vì con dựa vào kinh nghiệm, trải nghiệm quá khứ nên đưa ra một lời phán xét, khi đó quá trình ngũ uẩn đã trải qua rồi. Hay thích ai nhìn lâu hơn 1 chút thì nó cũng vậy cả.
Thấy tập để, khổ đế là gì. Đơn giản là thấy cái tâm dính mắc vào tham, sân, si. Hay dính mắc vào hiện tại, quá khứ, tương lai, Hay dính mắc vào ngoại cảnh. Hay dính mắc vào thân, thọ, tâm, pháp. Mà liệt kê thực ra chỉ là để cho giai đoạn đầu dùng lý trí để nhắc nhở trở về hiện tại. Chứ về sau con thấy tâm dính mắc là tự cái tâm nó biết phải làm gì.
Thấy diệt đế, đạo đế cũng đơn giản là thấy được cái tâm nó rỗng lặng, thấy tâm không, thấy tâm tịch tịnh là vẫn biết rõ trong ngoài có chuyện gì tâm cũng không sinh. Và khi đó tâm tự biết ứng xử lý thế nào. Nó khác với tâm si hay tâm vô ký là không biết làm gì tiếp.
Con cũng trải qua nhiều được mất hơn thua thành bại vui khổ. Có những lúc con chạm tới đáy con đã muốn nói với Thầy là giác ngộ mà khổ thế này thì con cũng không cần giác ngộ. Mà khi vượt qua được thì con lại ngộ được ra nhiều điều mới và con cảm nhận nó thực sự là một món quà vô giá đối với cuộc đời con.
Đạo chọn con thầy ơi chứ con không chọn được đạo. Đó là điều con ngộ ra ngay bây giờ.
Con tự nhiên cảm thấy buồn cười vì những lời này chắc con chỉ có thể nói với Thầy, chứ con cũng không thể nói với ai. Con cảm ơn Thầy rất nhiều ạ.
Ngày gửi: 31-07-2018
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy,
Con có nghe bài giảng đầu tiên khoá 18 mà con chưa hiểu sự khác nhau giữa sự thật viết thường và sự thật viết hoa. Vì theo trải nghiệm của riêng con thì khi nhìn như thị thì tâm bất sinh, là khi đó không cần phân biệt bất cứ gì cả kể tập đế hay đạo đế. Kính mong Thầy khai thị.
Ngày gửi: 28-07-2018
Câu hỏi:
Dạ kính bạch Thầy,
Con ngộ ra cái tâm bất sinh thế này thầy khai thị thêm giúp con:
Cái tâm đó là nó, tự nó như vậy, khi cần là nó có ở đó vì ví dụ bất cứ điều gì bất ngờ xảy ra thì cái tâm đó nó tự biết phải làm gì. Nó đúng một cách kỳ diệu mà nếu dùng lý trí ngẫm lại cũng không thể hiểu nổi được.
Tâm đã bất sinh thì hầu như không phải nghĩ lại. Chỉ là nếu con chưa tin nó, hoặc con dùng lý trí ngẫm lại là ủa sao lúc đó mình làm vậy thì khi đó mới phải nghĩ lại. Mà con chiêm nghiệm thì kết quả của tâm bất sinh thường mỹ mãn hơn quá nhiều so với điều mà con có thể tưởng tượng.
Tâm bất sinh là khi buông được, ko bị chấp vào điều gì. Kể cả có ai nói gì nếu tâm bất sinh thì cũng như nhau. Và với tâm bất sinh mình có thể làm mọi điều một cách thoải mái theo ý mình. Và điều lạ là mình nhận ra khi giao tiếp với ai đó ko có tâm bất sinh ngay, nó y hệt như mình cái hồi chưa tâm bất sinh. Nào là tham, sân, si của người khác mình nhận ra hết. Mình cảm nhận được và mình thông cảm. À với con còn thêm một điều nữa là đôi khi mình buông được cái là phải làm đúng, phải hoàn hảo, tâm bất sinh kể cả trông mình có hơi ngu ngốc, khờ khờ mọi người cười thì cũng chẳng sao cả.
Tính con trước giờ như là một học trò ngỗ nghịch, luôn muốn tự mình khám phá mọi thứ. Con cảm nhận con đang đi đúng hướng. Con cảm ơn Thầy rất nhiều ạ. Con ngộ ra câu này khi con gặp được Thầy: khi học trò sẵn sàng thì người Thầy xuất hiện.
Ngày gửi: 25-10-2017
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, cho con hỏi sự khác nhau giữa "tâm không dính mắc" và "tâm vô ký" ạ.
Con cám ơn Thầy. Con kính chúc Thầy luôn thật nhiều sức khỏe.
Ngày gửi: 15-09-2017
Câu hỏi:
Kính thưa Sư Ông, con có 2 thắc mắc:
1. Khi con đọc qua phẩm Bát Nhã trong Pháp Bảo Đàn Kinh thì có câu con không hiểu lắm: "nếu để tâm không mà ngồi tịnh toạ, đó tức là chấp vô ký không..."
2. Làm sao để con có thể nhận biết được lúc nào mình rơi vào vô ký?
Cám ơn Sư Ông.
Ngày gửi: 14-08-2017
Câu hỏi:
Con kính chào Sư Ông.
Thưa Sư Ông, tâm thiền vô niệm là như thế nào ạ. Có phải là tâm sáng suốt, định tĩnh, trong lành không ạ?
Ngày gửi: 06-12-2016
Câu hỏi:
Thưa Sư,
Hôm nay con mới trực nhận cái này ạ. Thì ra khi mình vô niệm hay nói cách khác là mình nhìn mọi sự như nó đang là không đưa khái niệm thiện ác, đúng sai vào thì tâm mình nó liền tự do, tâm mình nó tự vô niệm như vậy ạ.
Cụ thể hơn là mình vẫn nhìn mây nhìn trời mà vô niệm như vậy thì tâm mình nó tự thanh tịnh, tự phân biệt rõ ràng đâu là nắng, đâu là mây, mà cái phân biệt này là của tự tánh chứ không phải từ ý nghĩ tốt hay xấu... Tuyệt vời thưa Sư, tâm mình nó hay biết mọi sự mọi việc mà hằng vô niệm. Thì ra bản lai mình là như vậy phải không ạ? Con xin phép trình thêm cái thấy hiểu của con. Mong Sư từ bi chỉ dạy thêm ạ. Con chân thành cảm ơn và chúc Sư có chuyến hoằng pháp viên mãn ạ.