Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 18-04-2019
Câu hỏi:
Con xin trình thầy
Câu hỏi của con và các bạn còn bi kẹt ở chỗ này là khi mình đã nhận ra Phật tánh (chân đế) của mình rồi và sống được với nó trọn vẹn có nghĩa là.
1) Trong những lúc mình cần suy nghĩ (tục đế) để làm việc thì mình vẫn phải suy nghĩ bình thường. Mình chỉ cần sống với cái định tĩnh hằng biết rõ ràng và nhận ra từng niệm suy nghĩ đang khởi lên hay đang diệt đi chỉ có vậy thôi.
2) Còn lúc không cần suy nghĩ thì cũng sống với cái định tĩnh hằng biết rõ ràng và cũng thấy rõ từng niệm sinh diệt đang đến và đi, chỉ đơn giản có vậy thôi phải không thầy?
Con xin thành kính tri ân thầy.
Ngày gửi: 09-02-2019
Câu hỏi:
Thiền vipassanā khác với thiền ngoại đạo chỗ nào
Ngày gửi: 10-01-2019
Câu hỏi:
Dạ con Kính xin Đảnh Lễ Thầy. Con xin tạ ơn Thầy đã soi sáng giúp con.
Xin Thầy cho con hỏi Thầy nếu như con vẫn ngồi thiền thì có cách nào để con giữ được chánh niệm khi ngồi thiền mà không bị lạc trong thiền định không ạ. Con đã sai ở đâu và con sẽ khắc phục bằng cách nào. Mong Thầy từ bi chỉ dạy thêm cho con.
Bởi cách đây 3 năm con bị 1 căn bệnh uống đủ thuốc mà không hết. Con sống trong buồn bã và hoang mang. Con trước đây cũng không có đức tin nơi Phật Pháp. Phật Pháp trước kia đối với con cũng gần gũi mà cũng xa lạ. Trong lúc khó khăn con có duyên nghe đến thiền vipassana và con bắt đầu tìm hiểu và đi học khóa thiền. Lần đầu tiên khi ngồi thiền xong con cảm thấy an lạc mà trước giờ con chưa có. Do chính con tạo ra chứ không phải dựa vào ai làm mình an lạc. Và con tự nghĩ đây là điều mình sẽ theo đuổi. Và con bắt đầu tìm hiểu và ngồi thiền. Rồi biết đến Bát Chánh Đạo, đến tâm từ, và đến nhiều thứ mà trước đó con chưa biết. Sau hơn 1 tháng hành thiền con hết bệnh thầy ạ. Đến giờ con không còn phải uống thuốc mà vẫn khỏe. Sau này khi nghe Thầy giảng con mới hiểu khổ cũng có cái tốt của nó nếu như con không bị bệnh thì con đã không có duyên đến với thiền có cơ hội quay về với chính mình và cơ hội được biết và nghe Pháp của Thầy. Do đó con thấy được sự thay đổi lớn mà thiền ảnh hưởng đến con về thể chất và tinh thần của con. Nên con mong Thầy chỉ dạy cho con để con tu tập thêm ạ.
Con xin kinh chúc Thầy luôn khỏe mạnh ạ.
Ngày gửi: 07-01-2019
Câu hỏi:
Sadhu sadhu sadhu
Con xin thành kính tri ân Ngài đã chỉ dạy giảng giải câu hỏi của con vào ngày 07/01 /19
Kính bạch Ngài từ Satipatthāna có phải là Tứ Niệm Xứ: Thân thọ tâm pháp? Và Minh sát hay Niệm xứ nên hiểu như thế nào mới chính xác. Hay cũng chỉ buông xã thấy biết. Kính bạch Ngài !
Ngày gửi: 13-12-2018
Câu hỏi:
Kính thưa Quý Thầy,
Con là Cư Sĩ tại gia, tự tìm hiểu về Phật Pháp nên không hiểu biết nhiều về con đường tu tập cho phù hợp. Do một vài nhân duyên con đã tụng niệm, trì chú Bát Nhã Tâm Kinh và đi học thiền Vipassana (Phương Pháp Thiền Sư GoenKa). Sau này con thấy Thiền Vipassana và việc Trì tụng Bát Nhã Tâm Kinh đi theo hai trường phái khác biệt (dù đã được Thầy Thích Viên Minh chỉ rõ trong cuốn Thực Tại Hiện Tiền là: một bên lý, một bên sự bổ khuyết cho nhau) nên con trở nên bối rối vì không biết nên tiếp tục hành trì như thế nào vì cả hai con đường con đều thấy tốt đẹp và hướng thiện. Con kính mong Quý Thầy Thiện Tri Thức từ bi chỉ dạy cho con!
Ngày gửi: 03-11-2018
Câu hỏi:
Dạ con kính chào thầy.
Thầy cho con hỏi, khi hành thiền tuệ thì con không cố gắng tìm kiếm đối tượng để chánh niệm mà con chánh niệm các đối tượng (như suy nghĩ trong tâm, hay một cảm thọ ở thân,... đến một cách tự nhiên, như vậy có đúng không thầy?
Con xin cám ơn.
Ngày gửi: 18-10-2018
Câu hỏi:
Con xin chào thầy ạ,
Thầy cho con hỏi: làm sao để biết khi nào mình đang trọn vẹn, khi nào mình đang chìm đắm ạ? Ví dụ trong đời sống thì như thế nào ạ? Con thấy 2 cái đó giống nhau quá.
Con cảm ơn thầy,
Chúc thầy an nhiên ạ.
Ngày gửi: 13-10-2018
Câu hỏi:
Kính Thầy,
Con kém phước nên không có sư phụ trực tiếp hướng dẫn hành thiền Vipassanā. Xin Thầy từ bi hoan hỷ nếu con hỏi ngu dốt. Con được biết là luôn luôn phải giữ chánh niệm và tỉnh thức trong lúc ngồi thiền. Con thắc mắc là khi vào định thì làm sao còn tỉnh thức được? Bằng cớ là xưa có vị tăng bị cướp bổ vào đầu mà không hay. Gần đây thì có người bị chó cắn mà không biết.
Kính xin Thầy soi sáng giùm con. Kính chúc Thầy pháp thể thường khinh an.
Con Hoằng Phương
Ngày gửi: 30-09-2018
Câu hỏi:
Dạ con kính bạch Thầy
Con rất cảm ơn Thầy ạ
Ngày gửi: 14-09-2018
Câu hỏi:
“.........
Thưa Thầy, có phải là pháp đã đến để cho con một cơ hội thực tập thận trọng chú tâm để lắng nghe? và đó có phải là con đã vô tình làm được việc hữu thức hoá tâm vô thức?
Trả lời:
Phải, chính khi tâm con rỗng lặng trong sáng và vô tư nhất là lúc con thấy pháp vận hành qua thực tại thân-thọ-tâm-pháp. Lúc đó mới thật sự là thiền Minh Sát Vipassanā.”
Thưa Thầy, ngày hôm nay con thực rất vui, vậy là cuối cùng con đã hiểu ra thế nào là thiền Minh Sát Vipassanā, ý nghĩa hơn là con đã hiểu ra được những lời dạy của Thầy, con thật rất cảm động. Con hiểu rất rõ tình cảm con rất quý kính Thầy, nhưng con luôn tự biết rằng mình là một trong những học trò chậm hiểu, con vẫn luôn nghi ngờ rằng bản thân mình sẽ rất khó thấy ra những gì Thầy chỉ dạy, nhưng do con có đức tin và lòng quý kính Thầy, nên con cứ nhẫn nại lặng lẽ nghe pháp thoại và lặng lẽ lắng nghe thân tâm để có thể thấu hiểu được lời Thầy.
Con hiểu rằng sự biết ơn sâu sắc nhất đối với lòng tận tuỵ của Thầy dành cho chúng con không gì hơn là hiểu ra và thực hành được những nguyên lý Thầy dạy. Con vui vì từ đây con có thể bắt đầu đi vào con đường mà Thầy đã chỉ ra cho chúng con.
Con xin thành kính tri ân Thầy.