Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 29-03-2016
Câu hỏi:
Con thành kính đảnh lễ thầy. <p>
Thưa thầy gần đây con trình pháp hơi nhiều, con sợ con phiền thầy. Hôm nay con xin trình pháp với thầy và con sẽ hạn chế lại để không quá phiền thầy. <p>
Đề tài mà con trình pháp hôm nay với thầy ngụ ý có phần muốn chia sẻ trải nghiệm của con với vợ của con. Nếu con sai thì đã có thầy chỉ ra cái sai, còn nếu đúng thì cũng hữu ích cho vợ con. <p>
Thưa thầy đề tài mà con trình bày là cách đối trị tâm sân. Vì những cách này không phải do con nghĩ ra rồi hệ thống lại mà là trải nghiệm tu tập của con. <p>
1. Tự kiềm chế mình khi sân khởi lên để không gây ra hậu quả xấu. <p>
Hạn chế: Tự đè nén được trong một số hoàn cảnh nhưng rồi sân sẽ khởi ra ở một hoàn cảnh khác hay ích nhất cũng mang thù hận trong lòng. <p>
2. Đặt mình vào hoàn cảnh người khác để biết cảm thông <p>
Hạn chế: Không phải trường hợp nào cũng có thể cảm thông và cũng có những trường hợp không đáng phải cảm thông. <p>
3. Tự động viên mình đó là những bài học mà pháp mang đến. <p>
Hạn chế: Tự động viên tức là chưa thấy ra sự thực, cho nên thay vì thấy pháp rõ ràng thì khuynh hướng là chịu đựng những đắng cay cuộc đời. <p>
4. Rải tâm từ <p>
Hạn chế: Tâm từ như nước mát, giúp mình và giúp người nhưng chưa thể thấy ra bản chất tâm sân. <p>
5. Quan sát tâm sân sinh diệt <p>
Hạn chế: Vì chưa thông suốt được lời dạy của Thầy cho nên con hiểu và hành theo ý con, con đã kinh nghiệm hóa cách thức thấy sân như một phản xạ khi sân khởi lên (mặt dù con đã thấy ra được nguyên nhân của sân là do con nhận thức đánh giá sai lầm vấn đề). Cho nên sân thì cứ khởi, con thì cứ quan sát kết quả là sân thì vẫn còn, còn con thì lại bày ra cho mình một kinh nghiệm vô ích. <p>
6. Không có hoàn thiện bản thân, không có tu, không có quan sát tâm sân gì cả, tất cả chỉ là những khái niệm, kinh nghiệm do con cho là, phải là, sẽ là mà thôi. Nhận ra mình đang lập trình cuộc sống, nhận ra mình đang lập trình cách tu. Khi sân khởi lên, tâm không thêm, không bớt, không đánh giá, xem xét, không gì cả. Trong thấy chỉ có thấy (con mượn câu “trong thấy chỉ có thấy” trong các bài giảng của thầy chứ con còn lâu mới sự lý dung thông được). Quan sát sân hay quan sát pháp chỉ là một. <p>
Con cảm ơn thầy đã bỏ thời gian đọc trình pháp của con. Con thành kính cám ơn thầy.
Ngày gửi: 22-03-2016
Câu hỏi:
Thưa thầy, thầy hay dạy rằng luôn phải sống trọn vẹn trong thực tại đang là, ngay tại đây và bây giờ, luôn luôn chánh niệm tỉnh giác. Trong trường hợp con áp dụng vào sự thở lúc ngồi thiền thì con làm như sau: <p>
1. Lấy sự thở làm trọng tâm, để tâm rỗng rang buông xả, tri nhận sự thở vào, ra, dài, ngắn, thô, tế. Một lúc sau, thân tâm vắng lặng, chỉ còn tâm tri nhận với sự thở, mọi cảm giác ở trên thân vẫn ghi nhận rõ nhưng những tiếng động nhỏ xung quanh dường như con không để ý đến (như tiếng đồng hồ kêu, tiếng giun dế kêu… đại khái những tiếng động luôn có, không mang tính nhất thời phát sinh lên), như vậy, tâm có xu hướng định hay không? <p>
2. Nói về sự “Ghi nhận” và “Tri nhận”, trong thư trước, thầy có dạy con rằng: Ghi nhận là sự cố ý hướng tâm vào thở, tri nhận là hướng tâm vào sự thở một cách tự nhiên. Tuy nhiên ranh giới giữa ghi nhận và tri nhận đôi lúc còn mong manh con chưa nhận ra được. Có phải rằng “Ghi nhận” là sự nỗ lực của tâm để theo dõi hơi thở hoặc đặt tâm ở một điểm cố định (chóp mũi) để bám sát hơi thở (Tứ) còn “Tri nhận” là để tâm rỗng rang, không nỗ lực, không đặt ở đâu cả nhưng vẫn theo ngắm nhìn sự thở đó một cách khách quan, để tánh biết của tâm tự làm việc còn tâm cứ rỗng lặng, định tĩnh. <p>
3. Lúc pháp đến đi (như tiếng gà gáy, tiếng chó sủa, mùi hương… những tiếng động nhất thời phát sinh rồi diệt) thì “hiện tại đang là” ở đây là Sự thở hay là Pháp đến đi? Trong trường hợp này, con thường ghi nhận cả 2 cùng lúc, cả hai đều “hiện tại đang là” hay sao? <p>
4. Thầy dạy rõ thêm cho con về “cảm giác toàn thân”, “an tịnh toàn thân”. Ở đây, con thường để tâm đến cả sự thở và cảm giác toàn thân, an tịnh toàn thân cùng lúc. <p>
5. Cho con hỏi thêm, trong năm nay, thầy có tổ chức khóa thiền nào không? <p>
Trên đây là những điều con còn băn khoăn, vướng mắc, kính mong thầy chỉ bày tường tận, con xin chúc thầy sức khỏe, an lành.
Ngày gửi: 04-01-2016
Câu hỏi:
Con đã suy nghĩ về những điều thầy chia sẻ. Vậy là chỉ thấy thôi, không làm gì mà vẫn đạt đạo phải không thầy? Thấy và thấu hiểu, chấp nhận sự có mặt của tất cả các pháp là cách đưa đến thảnh thơi ạ? Con cũng thấy vậy, chấp nhận nó, thấu hiểu nó, không tác động gì đến nó, coi nó xảy ra như lẽ tất nhiên, mình sẽ nhàn vì "không phải làm gì". Nhưng con có một băn khoăn, mai này chết có còn luân hồi không ạ, hay là mình vẫn mặc kệ nó, coi nó như một lẽ tất nhiên. Mong thầy đừng trách con nhé, con biết con đang hỏi ngu ngơ lắm ạ.
Ngày gửi: 25-11-2015
Câu hỏi:
Thưa Thầy, sau một đêm ngủ dậy con đã hiểu thế này: để tiêu diệt được bản ngã thì trong thấy chỉ có thấy, trong nghe chỉ có nghe...mà không có các khái niệm cho là, phải là. Như vậy đúng không thưa Thầy ?
Con cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 23-11-2015
Câu hỏi:
Con chào thầy ạ! Trong cuộc sống con có một vài thắc mắc mong thầy giải nghi cho con. Con thường nghe pháp thoại của thầy và con không biết có phải mình đã rơi vào sinh, hữu, tác thành và đang hy vong hướng đến 1 mục đích ảo tưởng của bản ngã nào đó ở tương lai hay không, nhưng hiện tại thì con thấy mệt mỏi vì phải cố gắng để thực hiện mục đích. Như là phải đi học thêm nhiều thứ nữa trong khi con đang có công việc làm đủ tiền để nuôi bản thân rồi. Nhưng con không đồng ý với hiện tại đó, con nghĩ nó không đúng chuyên nghành của con, phải tìm công việc nào đó tốt hơn. Con không biết là con nên tiếp tục mục đích đó hay dừng lại và bằng lòng với hiện tại, cứ để cho pháp tự vận hành? Mong thầy cho con lời khuyên, con cám ơn thầy nhiều ạ. Con chúc thầy sức khỏe!
Ngày gửi: 27-07-2015
Câu hỏi:
Bạch thầy, <p>
Con ngạc nhiên là thầy có thể trả lời nhanh và cụ thể cho từng câu hỏi. Con biết ơn thầy rất nhiều. Kính thầy cho con hỏi 2 câu như sau: <p>
1. Các phát minh, sáng chế, thành tựu khoa học... của loài người cũng là do sự vận hành của Pháp mà có được hay do những đóng góp của các nhà khoa học hay do cái gì ạ?<p>
2. Khi tiếp xúc chạm việc đời, chỉ cần tâm không động không sầu, trong thấy chỉ có thấy... thì mình có thể hiểu được những con người thâm thuý mưu mô, sự việc nhiều tầng lớp hoặc tính "trừu tượng" được không ạ? <p>
Kính thầy.
Con
Ngày gửi: 15-07-2015
Câu hỏi:
Thưa thầy, hôm nay là lần đầu tiên con vào trang web này, Con kính chúc Thầy 1 mùa An Cư an lành thanh tịnh. <p>
Hôm nay con được phước duyên đọc được 1 đoạn trong câu trả lời của thầy vào ngày 14/7: "Vì vậy Phật dạy "trong thấy chỉ có thấy, trong nghe chỉ có nghe, trong biết chỉ có biết" đừng vội kết luận gì theo nhận thức chủ quan của cái ngã ảo tưởng cả. Xác định là "có", "không" hoặc phủ định "không có", "không không" đều chỉ là bánh vẽ của lý trí vọng thức theo tục đế, không liên hệ gì đến thực tại chân đế như nó đang là." <p>
Trước đây con có nhân duyên đọc bài "Tâm vô tâm tức Phật" có đoạn, "Đối với các cảnh, chỉ cần không thấy rằng có hay không có tức là thấy pháp." Con đã nghĩ rằng, một cái tâm không phân biệt, không cho là "có" hay "không", "đúng" hay "sai"... Không được lìa cái tâm của mình mà nhìn cái tâm của người khác, chỉ cần quán cái tâm của mình ở trạng thái vô tâm, nghĩa là "tâm không" là được. <p>
Con xin Thầy giúp con, con đã suy nghĩ về đoạn đó có đúng hay không? Và có phải là Ly Tứ Cú như trong bài giải đáp (đoạn con đã nêu trên) không ạ, nếu không phải thì khác nhau ở chỗ nào? Con kính thỉnh Thầy giảng giải cho con.
Ngày gửi: 12-07-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy! Đêm nay trong khi nằm buông xả con ngộ ra rằng, trong giáo pháp Đức Phật truyền dạy chỉ tóm gọn trong 1 chữ "KHÔNG". Nói về giới luật cho hàng tại gia cư sĩ thì "không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uông rượu, không ăn sái giờ, không nghe đờn kèn thoa vật thơm, không nằm nơi cao và xinh đẹp". Trong thiền Thầy hướng dẫn mà con nhận ra qua trải nghiệm tối nay cũng là chữ "KHÔNG". Không theo 1 phương pháp nào, không nắm bắt đối tượng, không nương tựa, không nắm giữ bất kì thứ gì dù đó là trạng thái hỷ lạc, thậm trí là niết-bàn thì cũng không nương tựa nên vẫn là chữ "KHÔNG". Trong nghe chỉ có nghe, trong thấy chỉ có thấy, trong biết chỉ biết pháp như nó đang là mà thôi, trọn vẹn không có cái Ta, cái bản ngã gì trong đó thì vẫn là chữ "KHÔNG". <p>
Hôm nay con ngộ ra vì con thấy khi con tiếp xúc với cảnh, vô tình con chụp cái cảnh đó, đến tối nay con ngồi buông xả thì cảnh ấy hiện ra y nguyên (giống như máy chụp ảnh chụp vậy). Ngay lập tức con biết mình đã sai chỗ này vì mình đã bị dính mắc vào cảnh lúc chiều và bị đưa vào tiềm thức ẩn bên trong nay nó hiện ra. Nên con đã suy xét về tất cả lời dạy của Thầy thì con ngộ ra được chữ "KHÔNG" trong lời giáo huấn của Thầy. Không nắm bắt, không nương tựa bất kì thứ gì trong cuộc sống này thì không còn khổ. Con đã khám phá ra được nguyên lý này, con thật sự rất vui vì thuận lợi trên con đường tu tập của con. Con xin cám ơn Thầy đã đem lại ánh sáng cho con.
Ngày gửi: 26-06-2015
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, <p>
Con là Tịnh Minh, con xin trình pháp với thầy: Trong thấy chỉ có thấy, có phải cái thấy không bị đồng hoá bởi đối tượng? Con xin cám ơn thầy, chúc thầy luôn mạnh khoẻ.
Ngày gửi: 23-06-2015
Câu hỏi:
Kinh thưa thầy. <p>
Con xin cám ơn thầy đã chỉ dẫn cho con. Xin thầy từ bi chỉ rõ ràng thêm cho con, như thế nào mới trong thấy chỉ có thấy, trong nghe chỉ có nghe, mà không qua lí giải. Con xin thí dụ, khi con nghe 1 bài nhạc quen thuộc, lập tức trong tâm của con đã hiện ra những lời kế tiếp dù con không muốn chăng nữa, còn như con cố gắng xoá bỏ ý tưởng kia đi thì con nghĩ đó cũng không phải là điều mà thầy đã dạy con, vì nếu con cố gắng ép tâm làm điều gì, thì là con đã tạo lâp trình cho tâm rồi. <p>
Con có thể THẬN TRỌNG, CHÚ TÂM, QUAN SÁT, và điều này đã làm cho cuộc sống của con trở nên tốt hơn xưa rất nhiều, gần như là 1 người khác vậy. Con đã thấy được lúc nào có tâm sân, và đã tập rải tâm từ đến người có oan trái với mình, nhưng tất cả những điều đó con đều làm với sự lí giải và bản ngã. Mong thầy từ bi chỉ cho con, con xin cám ơn thầy.