Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 13-04-2015
Câu hỏi:
Thưa sư. Con nghiệm điều nào nên cho lọt qua 5 giác quan, điều nào không.<p>
Khi tiếp xúc với thế giới, trần cảnh, thì việc nghĩ rằng đó là thường, là lạc, là ngã của ta là điều không nên, phải bỏ qua. Vì nó sẽ sinh ra hữu, bám víu, đau khổ kèm theo sau. <p>
Khi tiếp xúc với thế giới, trần cảnh, thì việc nghĩ rằng đó là vô thường, là khổ, là vô ngã. Những thứ này không nên dính mắc, vì không dính mắc, không chối bỏ nên tâm buông dần khổ đau. <p>
Mong sư từ bi giảng dạy về những ý kiến trên. Dù biết rằng sự bình yên không thể đạt được bằng lý luận, song con nghĩ như lý tác ý thật sự rất quan trọng. <p>
Con kính tri ân sư.
Ngày gửi: 27-02-2015
Câu hỏi:
Con xin thành tâm sám hối trước Thầy vì hí luận nhiều quá. Ý của con là như vầy Thầy ạ: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức đều sinh diệt không ngừng, khi thân hoại mạng chung thì mọi thứ đều đi con đường của nó, nói diệt cũng đúng mà nói sinh cũng đúng ví dụ như Sắc, tánh vẫn là tứ đại chẳng sinh chẳng diệt, tướng thì thay đổi (chuyển) thành con giun chẳng hạn, cái này con cũng hiểu, cũng như thế đối với Thọ, Hành, Thức con cũng hiểu! Nhưng với Tưởng (trí nhớ) thì con không biết nó chuyển thành cái gì? Rõ ràng kiếp trước học toán rất giỏi, thuộc nhiều áng văn thơ, khi chuyển kiếp bị (xóa) luôn như là format bộ nhớ của computer vậy! <p>
Và nếu ngồi một mình, thư giãn, buông xả suy ngẫm những thứ như trên thì có gọi là quán Pháp không ạ? <p>
Một lần nữa con sám hối trước Thầy!
Ngày gửi: 05-12-2014
Câu hỏi:
Con kính lễ Thầy! Con có một thắc mắc là hằng ngày khi con làm việc gì thì chú tâm trong việc đó một cách chánh niệm tỉnh giác, lúc rảnh con lại nhớ niệm Phật. Vậy mà khi đụng đến chuyện nguy hiểm như té xe, bệnh nặng thập tử nhất sanh thì ngay lúc đó tâm con rất lặng yên không chút sợ hãi, hốt hoảng, ngay lúc đó con chỉ cảm biết mọi diễn tiến của thân tâm thôi, như vậy có phải con đang rơi vào trạng thái MINH SÁT TUỆ không Thầy? Và nếu ngay lúc đó con có ra đi thì cảnh giới con đến sẽ tương xứng với ba nghiệp thường ngày con đang huân tập mà đến phải không Thầy? Con xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con. <p>
Con còn thêm một câu hỏi nữa là khi con nghe Pháp thường thì con hay trong tư thế nằm con cảm thấy thoải mái hơn lúc ngồi trang nghiêm, vậy có vô lễ không? Khi con đang đánh máy vi tính con mở Pháp vừa nghe vừa làm con thấy cũng chính xác, như vậy có tốt không Thầy? Con kính chào Thầy.
Ngày gửi: 04-12-2014
Câu hỏi:
Kính bạch sư ông, con có một số thắc mắc cúi xin sư ông hoan hỷ chỉ giải giúp con. Trong con có một “tánh biết”, nhưng làm sao con nhận diện được đó là “tánh biết” của bản ngã, hay là một “tánh biết” khách quan. Bởi vì cái Tưởng, cái Thức nằm trong 5 uẩn cũng có thể giúp mình BIẾT, nhưng BIẾT thông qua 5 uẩn (bản ngã) như vậy có vẻ như cái BIẾT đó không còn khách quan nữa ạ. Ví dụ như khi con ăn cơm, thì con nhận biết được ví trí cơm ở đâu, canh ở đâu, chén ở đâu,... nhưng khi con vừa nhận biết được ví trí đó, thì trong đầu con lập tức có hình ảnh và có cảm giác như có nhiều đôi mắt của con đang nhìn vào cơm, vào canh, vào chén, v.v… ở nhiều góc độ khác nhau và nó bắt đầu dẫn dắt con theo và lang mang như là con sẽ lấy chén trước, rồi xới cơm, v.v… trong khi con chưa làm gì cả. Nên con không nhận diện đâu là cái BIẾT THỰC và đâu là cái BIẾT của TƯỞNG và THỨC ạ. Con xin kính lễ sư ông ạ!
Ngày gửi: 12-10-2014
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy! <p>
Lần đầu tiên trong đời, con được dự lễ dâng y Kathina long trọng, trang nghiêm như vậy. Đầu đội y, lễ vật nhiễu Phật ba vòng quanh toà Bảo Tháp, con thấy mình vui lạ lùng mặc dù mỏi tay chịu không nổi, do ham dâng lễ vật đầy đủ nên con gói quà hơi nặng. Khi nhìn Thầy bước vào toà Bảo Tháp, trong con dâng lên niềm xúc động mãnh liệt muốn bật khóc thành tiếng! Con vui quá trong niềm vui được gặp Chánh Pháp qua sự dẫn dắt của vị Chân Sư mà con đã ước nguyện. Mỗi khi nghe tiếng kinh Pali vang lên trong buổi lễ, con cảm nhận âm thanh hùng hồn vi diệu nằm trong thân thể con, trong đầu, trong tim con vọng ra chứ không phải bên ngoài. Con như quyện vào từng âm thanh này. Con nhắm mắt lại tận hưởng nó, và lại xúc động rơi nước mắt nữa... <p>
Hôm trước con có hỏi Thầy đăng ký làm thí chủ dâng y, mà nghe Thầy nói năm 2025 mới tới lượt, con sợ thời gian lâu quá. Cuộc sống vốn vô thường nên con không chắc đến ngày đó con có thực hiện được lời nguyện này không, nhưng khi đến tham dự buổi lễ, thấy gia đình thí chủ có 5 người tham dự nên con hoan hỷ quá quyết định đăng ký ngay, cộng thêm câu chuyện Thầy kể cô Thí Chủ năm 2014 này làm con hoan hỷ hơn không phải lo ngại gì nữa. Nếu vô thường đến với con thì cha, mẹ, chồng, em con vẫn thay mặt con làm Thí Chủ được, ngay sau đó con đăng ký với cô Như Nguyện luôn Thầy ạ. Mong rằng đến năm đó buổi lễ Kathina được trọn vẹn có Thầy, có chúng con như hôm nay. <p>
Thầy ơi, dạo này con hay xúc động lắm, nhất là khi nghe bài pháp hay, nghe sách nói đến lúc ngài Sariputta nhập Niết-bàn, con cũng ngồi bật khóc nức nở như đang chứng kiến sự việc đó vậy. Con thấy tâm con dễ vỡ tan, khóc oà khi đọc đến phạm hạnh cao quý các vị Thánh Thinh Văn thời Đức Phật trong cuốn Suối Nguồn Diệu Giác. Con thấy được thân, tâm mình lặng lẽ, nhẹ nhàng, hay tác ý khi tiếp xúc với cảnh, thấy được tâm rỗng lặng, tỉnh thức, đầu óc sáng suốt, định tĩnh hơn trước một cách tự nhiên, và đôi khi vẫn thấy mình còn dễ duôi, còn tham, sân, si, tự ngã và cũng nghiêm khắc loại bỏ nó dần dần. <p>
Dạo này con ham đọc sách chú giải Kinh Pháp Cú, Đức Phật và Phật Pháp, Suối Nguồn Diệu Giác, Con Gái Đức Phật, không đọc các sách thiền nữa. Các bài Pháp trên trang web Thầy con nghe một cách tự nhiên, không cố gắng phải hiểu từng lời. Con đang tìm sách, đĩa học Vi Diệu Pháp để tự phân tích tâm mình, có cần thiết không Thầy? <p>
Từ ngày thực hành theo pháp Thầy hướng dẫn, con thấy được tâm trí mình rộng mở, đón nhận những gì đáng nhận, tập buông bỏ những gì đáng bỏ để khỏi dính mắc về sau, mới thấy bản ngã mình còn cao, còn tham dục, còn dính mắc... <p>
Xin Thầy giải thích dùm con, chữ Trí và chữ Tuệ trong nhà Phật khác nhau như thế nào, vì mọi người thường dùng chung từ Trí Tuệ. Pháp danh Pali của con là: Nãnagavesi nghĩa là gì vậy Thầy? <p>
Con kính chúc Thầy Pháp thể khinh an.
Con Phuong Dung.
Ngày gửi: 23-08-2014
Câu hỏi:
Con xin kính chào Sư Ông! Lần đầu tiên con được biết đến Phật giáo Nam Tông chính là lần con đến Ni Viện Viên Không trong lễ khánh thành vườn thiền kì trước, Tuy khóa thiền bị hoãn lại nhưng con vẫn ở lại Ni viện hai ngày, hai ngày đó con hạnh phúc vì học hỏi được nhiều điều thưa Thầy. Các sư Nam tông đã cho con hiểu rằng, mục đích cuối cùng chính là con người ta tự tại được giữa khổ đau, và buông bỏ cái bản ngã của chính mình... Con biết để làm được điều đó không phải là điều dễ dàng, nhưng nhờ Thiền tập ta sẽ thực hành được dần dần. <p>
Câu hỏi mà con mong Sư Ông hoan hỷ giải đáp giúp con chính là: Khi biết đến thiền, bắt đầu tập thiền, quan sát thân tâm và hơi thở, con nhận ra tâm mình được bình an và kiên định hơn thưa sư Ông. Khi con sân con biết con vừa khởi ý sân, và các ý niệm con đều đọc được. Khi ai đó xúc phạm, trong tâm con bỗng không giận thưa sư Ông. Qua lời sư ông giảng con biết Thiền là không mong cầu, không cố gắng diệt trừ vọng tưởng mà đón nhận chúng như tự nhiên, cứ như thế trí tuệ sẽ phát sinh từ từ. Hướng đi của con như thế có đúng không thưa sư Ông! Kính mong sư ông chỉ giảng giùm con! Chúc Sư Ông nhiều sức khỏe!
Ngày gửi: 27-12-2013
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, <p>
Con là một Phật tử ở phương xa. Có lần, con được nghe thầy giảng trong Pháp Thoại: <p>
“Có một vị thiền sư nói: Trước khi tu, ngài thấy núi sông là núi sông. Khi tu ngài thấy núi sông không phải là núi sông. Sau 30 năm tu, ngài thấy núi sông là núi sông.” (Con không thể lập lại chính xác lời thuyết giảng của Thầy). <p>
Thưa thầy, con hiểu lời dạy này của ngài như sau: <p>
- "Trước khi tu, ngài thấy núi sông là núi sông" nghĩa là trước khi tu ngài không thấy được sự vô thường. <p>
- "Khi tu ngài thấy núi sông không phải là núi sông" nghĩa là ngài đã thấy được sự vô thường. <p>
- "Sau 30 năm tu, ngài thấy núi sông là núi sông" thì con không hiểu ngài muốn nói gì? <p>
Con kính xin Thầy giảng cho con rõ. Con thành kính tri ân thầy.
Ngày gửi: 22-11-2013
Câu hỏi:
Kính thưa thầy! <p>
Hôm nay, Con xin trình pháp lên thầy, những điều trình bày sau có gì sai con xin sám hối cùng thầy. <p>
Qua quan sát, Con nhận ra rằng điểm mấu chốt khác biệt giữa thấy biết của tánh biết và ý thức của bản ngã là ở chỗ thái độ nơi thời điểm ban đầu khi tiếp xúc với pháp. Khi có đối tượng ở thân thọ tâm, nếu ta có thái độ bám víu nắm bắt qua khái niệm rồi sau đó tư duy thì lúc đó ta đã bị cuốn trôi từ một ý niệm khởi lên ban đầu nó kéo theo rất nhiều suy nghĩ phải làm thế này, phản ứng thế kia v.v... gây ra phiền não khổ đau. Còn nếu ta có thái độ để yên cho pháp đến đi như chính nó mà không khởi lên ý niệm thì lúc đó ta như trút đi một gánh nặng rất lớn. Điểm khác biệt giữa thấy biết của tánh biết và ý thức của bản ngã là bất kỳ pháp nào xuất hiện thì tánh biết biết rất rõ mà không cố giữ lại. Còn bản ngã rất sợ sẽ quên mất đối tượng nên cố tư duy liên tục để tích lũy sự hiểu biết càng nhiều càng tốt. <p>
Con còn bị mắc kẹt chưa thông ở điểm là: Do còn nhiều tập khí nên có những đối tượng ngoại cảnh hoặc một số pháp bỗng nhiên xuất hiện nơi tâm, chúng cuốn con đi rất nhanh, sau một lúc con mới biết được. Tuy biết, nhưng con rất lúng túng, khó khăn để tỏ thái độ không chạy theo nó nữa. Mong thầy hoan hỷ khai thị giúp con. <p>
Con chúc thầy nhiều sức khỏe. Con xin cảm ơn.
Ngày gửi: 09-09-2013
Câu hỏi:
Kính thưa thầy,<p>
Con rất biết ơn thầy vì những gì thầy đã chia sẻ và đã giúp con giải tỏa được những khúc mắt trong lòng con từ mấy năm nay. Con rất vui vì đã được biết đến thầy và trang web này. Xin thầy chỉ bảo hướng dẫn cho con điều đã làm con cảm thấy buồn và tự ti, thất vọng với chính bản than mình, mỗi lần con hiểu được điều gì con luôn thực hành ngay và ghi nhớ nhưng con chỉ duy trì được điều đó trong vài ngày thì tâm con lại lăng xăng với những vọng tưởng và suy nghĩ với những ảo tưởng của tương lai và quá khứ để rồi quên mất hiện tại. Vậy làm sao để duy trì chánh niệm trên thực tại?
Ngày gửi: 26-08-2013
Câu hỏi:
Thưa Thầy kính mến, con rất mừng vì sáng nay mở máy tính đã thấy Thầy trả lời câu hỏi cho con. Qua đó con thấy Thầy động viên con nên hỏi Thầy. Vì thế con xin phép chép lại đoạn văn mà con lúng túng khi đọc lên đây: <p>
"Tuy nhiên, có một điều rất nguy hiểm dễ đưa đến nhầm lẫn giữa cái không tên nhưng có khái niệm và cái không tên vượt ngoài khái niệm. Chính vì điều này mà trong văn học Abhidhamma, Đức Phật đã phân tích “cái tên không tên” một cách rõ ràng hơn Lão Tử Đạo Đức Kinh nhiều. Có hai cái không tên: <p>
a) Cái không tên nhưng có khái niệm gọi là nghĩa khái niệm hay vật khái niệm (attha pannatti), nghĩa là tưởng chỉ nắm bắt đối tượng qua ý tượng (hình ảnh) hay ý niệm (ý nghĩa) chứ không thâm nhập được bản thể chân như (yathàtathatà) hay tự tánh (sabhàva) của pháp. Nói gọn là chỉ thấy tướng không thấy tánh. Hay chỉ thấy ngoại diện mà không thấy toàn diện. <p>
Ngoại diện đại khái gồm có: <p>
- Khái niệm về hình dáng (santhàna) như núi cao, sông dài, đất rộng, mây trắng, nước trong v.v… <p>
- Khái niệm về tổng hợp (samùha) như xe, nhà, làng, bức tranh, pho tượng v.v.. phải tập hợp nhiều yếu tố mà thành chứ không thể tự nhiên có. <p>
- Khái niệm về phương hướng (disà) như Đông, Tây, Nam, Bắc, trên, dưới, trong, ngoài v.v...<p>
- Khái niệm về thời gian (kàla) như sáng, trưa, chiều, tối, xuân, hạ, thu, đông v.v... <p>
- Khái niệm về khoảng không (àkàsa) như hư không, lỗ trống, kẽ hở giữa các sắc tứ đại v.v... <p>
- Khái niệm về đề mục thiền (Kasina) như đất, nưốc, lủa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng v.v... <p>
- Khái niệm về thiền tướng (nimitta) như những hình ảnh thô tướng, tợ tướng, quang tướng v.v... trong thiền định. <p>
b) Cái không tên không khái niệm tạm gọi là chân đế hay đệ nhất nghĩa đế (paramattha sacca), chính cái thực tánh này Lão Tử cũng nói không có tên nhưng tạm gọi là Đạo (Ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết Đạo). Đó là thế giới bản nguyên, tự nhiên, của thiên địa vạn vật mà Đạo Phật gọi là tự tánh pháp (paramattha dhammà).<p>
Trong danh chỉ định nếu ta bỏ cái danh đi mà chỉ thấy cái được chỉ định thì có hai trường hợp: <p>
- Trong trường hợp thấy bằng tưởng tri (sanjànàti) hay thức tri (vijànàti) chỉ thấy được vật khái niệm hay nghĩa khái niệm mà thôi (thấy ngoại diện và phiến diện) <p>
- Trường hợp thấy bằng tuệ tri (pajànàti) thì mới thấy được thế giới đệ nhất nghĩa đế hay bản nguyên chân thực của Đạo (thấy toàn diện) <p>
Con lúng túng vì không chắc mình hiểu hết ý Thầy cảnh báo. Và con cũng lúng túng khi liên hệ với việc thực hành trong thấy chỉ có thấy, khi thực hành con nên thấy như thế nào để có thể biết được là đang thấy như mục a hay thấy như mục b trong đoạn văn trên. Ví dụ khi con đang suy nghĩ con thấy đầu tiên là đang suy nghĩ rồi tiếp tới con thấy cả trán đang nhăn, hơi thở không đều, tay chân không tự nhiên... vậy có phải cái thấy đầu tiên là thấy qua khái niệm "suy nghĩ" tức là vẫn ở cảnh báo trong mục (a) phải không ạ, thưa Thầy? Kính mong Thầy chỉ dạy cho con. Con cảm ơn Thầy.