loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 40 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Như lý tác ý'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 03-09-2016

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy! "Như lý tác ý" và "Vipassana" là đồng nghĩa phải không ạ? Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-08-2016

Câu hỏi:

Kinh thưa thầy giải thích dùm con đoạn kinh của kinh "Tất cả các lậu hoặc" như sau:
Vị ấy không như lý tác ý như sau: "Ta có mặt trong thời quá khứ, hay ta không có mặt trong thời quá khứ? Ta có mặt trong thời quá khứ như thế nào? Ta có mặt trong thời quá khứ hình vóc như thế nào? Trước kia ta là gì và ta đã có mặt như thế nào trong thời quá khứ? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai hay ta sẽ không có mặt trong thời vị lai? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai như thế nào? Ta sẽ có mặt trong thời vị lai, hình vóc như thế nào? Trước kia ta là gì và ta sẽ có mặt như thế nào trong thời vị lai?" Hay nay vị ấy có nghi ngờ về mình trong thời hiện tại: "Ta có mặt hay ta không có mặt? Ta có mặt như thế nào? Ta có mặt hình vóc như thế nào? Chúng sanh này từ đâu đến? Và rồi nó sẽ đi đâu?".
Với người không như lý tác ý như vậy, một trong sáu tà kiến này khởi lên: "Ta có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; "Ta không có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật như chơn; "Do tự mình, ta tưởng tri ta có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; "Do tự mình, ta tưởng tri ta không có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn. "Không do tự mình, ta tưởng tri ta có tự ngã", tà kiến này khởi lên với người ấy như thật, như chơn; hay tà kiến này khởi lên với người ấy: "Chính tự ngã của ta nói, cảm giác, hưởng thọ quả báo các nghiệp thiện ác đã làm chỗ này, chỗ kia, chính tự ngã ấy của ta là thường trú, thường hằng, hằng tồn, không chuyển biến, và sẽ vĩnh viễn tồn tại". Này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là tà kiến, kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược. Này các Tỷ-kheo, trói buộc bởi kiến kiết sử, kẻ phàm phu ít nghe không được giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói kẻ ấy không thoát khỏi khổ đau.
Con không hiểu tại sao vị ấy không như lý tác ý như trên mà lại phải mắc sáu tà kiến, còn như nếu có như lý tác ý thì không mắc các tà kiến hay sao? Con chưa hiểu đoạn kinh này. Kính xin thầy thầy giảng giải cho con được hiểu. Trân trọng cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Pháp "Như lý tác ý" có thể dùng để hỗ trợ cho việc trở về - trọn vẹn - trong sáng với thực tại được không? Khi đi kinh hành, làm mọi việc hoặc ngồi tại chỗ, Tâm con thường Phóng dật hoặc đi lang thang thì những lúc như vậy con thường hướng tâm nhắc: "Tâm phải gom về thân hành, thân làm cái gì thì tâm phải biết cái nấy, không được phóng dật ra ngoài, không được đi lang thang, phải gom về thân hành cho thật chặt". Thưa Thầy, con dùng pháp tác ý như vậy có đúng không? Con xin thành kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-09-2015

Câu hỏi:

Xin thầy giải nghĩa cho con hiểu bốn chữ "như lý tác ý" của Trưởng lão TTL, có giống với "thận trọng, chú tâm, quan sát" của thầy không? Cảm ơn lòng từ bi của thầy vì lợi ích hóa độ quần sanh!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-09-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, cho con hỏi. Pháp Như lý tác ý là như thế nào ạ? Con áp dụng vào cuộc sống và khi tu thiền thì con nên làm sao ạ? Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-07-2015

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ sư, con xin thành kính chúc sư gặp mọi chuyện an lành và sức khoẻ tốt. <p>

Con có một người cô và cô có thắc mắc muốn hỏi:<p>
1. Tu tập như thế nào và làm phước như thế nào để làm được người tam nhân? Khi làm phước phải có tâm như thế nào?<p>
2. Khi làm phước mình biết mình đang làm phước và nghĩ việc này sẽ tạo cho mình rất nhiều phước báu và thật sự không có sự xả ly trong làm phước vì còn tham phước báu thì việc làm phước đó có tạo được cái thiện duyên hay thiện nghiệp không?<p>
3. Khi làm phước và phát nguyện mong cho phước báu này là nền tảng cho con chứng quả vô sanh cho ngày vị lại. Sự mong cầu đó phải là có lòng tham trong làm phước không? hay là làm phước không có sự mong cầu hay phát nguyện gì mà chỉ chia phước mỗi khi làm đến tất cả chúng sanh và mong mọi người đều hoan hỷ và bình an.<p>
4. Khi khởi tâm sân với một người nào đó, làm thế nào để kịp thời nhận ra tâm sân và mình có thể quay lại nhìn mình mà không chạy theo tâm sân và trả đũa lại người mình đang sân?<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-05-2015

Câu hỏi:

Con đang tìm hiểu pháp hành Thầy hướng dẫn. Xin Thầy trả lời thắc mắc của con để con hiểu đúng lời dạy của Thầy. <p>

1. Khi ngồi xuống thư giãn toàn thân không dụng tâm tìm kiếm đối tượng, khi có tâm niệm khởi lên thì lúc đó con có dụng tâm quan sát niệm này không ạ? (khi có đối tượng thì mình có dụng tâm quan sát đối tượng không?) <p>

2. Khi đang ngồi có một cảm thọ đau ở chân lúc đó con thấy có hai cái biết riêng biệt:<p>
+ biết cảm thọ, cái biết này khởi lên ở chân (thân thức) <p>
+ cái biết ý thức hướng về cảm thọ đó, và khởi lên niệm đây là cảm thọ đau (cái ý niệm này khởi lên từ đầu) <p>

Con Thấy như vậy có đúng không ạ và lúc con thấy như vậy cái gì là danh, cái gì là sắc ạ? <p>

3. Khi ngồi buông thư có lúc con thấy có cảm giác nhức đau ở trên đầu. <p>
+ Lúc đó nếu chỉ cảm nhận thôi thì dần dần đầu óc sẽ thư giãn dễ chịu <p>
+ Nhưng khi có cảm giác nhức đau trên đầu thì ý thức tự hướng về điểm đau đó trên đầu (nó tự chú ý lên đầu), nếu để ý thức hướng về đó thì con bị nặng đầu khó chịu, lúc này con nên dụng tâm thế nào ạ? <p>
Khi ý thức hướng lên điểm đau trên đầu thì con lại thư giãn buông cái lực hướng sự chú ý lên đầu đi con làm như vậy thì có đúng không ạ hay con đang đè nén tâm mình? <p>

4. Con thấy khi ngồi buông thư, các tâm niệm, cảm thọ khởi lên sanh và diệt và bên cạnh đó có một cái ý đồ quan sát hay ý đồ dụng tâm thế này thế kia và tất nhiên sâu thẳm con nhận ý đồ đó là ý đồ của mình. Cái ý đồ đó có phải là cái ta ảo tưởng mà Thầy thường nói đến không ạ? <p>

Con xin đê đầu đảnh lễ, cảm ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-05-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,

xin cho con được phép hỏi về ý nghĩa khác nhau giữa Tư (cetanà) và Tác ý (manasikàra).<p>

Chân thành cám ơn.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-04-2015

Câu hỏi:

Con thưa thầy! Con muốn hỏi thầy việc sống tuỳ duyên thuận pháp và như lý tác ý trong hành động của mình có mâu thuẫn với nhau không ạ! xin thầy chỉ dạy thêm cho con được rõ! Con xin thành tâm đảnh lễ thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-12-2014

Câu hỏi:

Kính Thầy! Trong cuộc sống hằng ngày con thấy rằng cái tác ý muốn làm một việc gì đó nó có sức lôi kéo tâm rất mạnh. Con hiểu cái tác ý này chính là cái "dự định" muốn thực hiện công việc nào đó trong tương lai. Với như lý tác ý thì không vấn đề gì, nhưng với phi như lý tác ý thì con cũng nhận biết nó. Chỉ có điều là nó lôi kéo con quá mạnh Thầy ạ. Ví dụ như buổi sáng con khởi lên cái ý muốn trưa nay sau khi ăn xong con sẽ làm cái này, cái nọ. Con không muốn làm theo vì biết rằng nếu thực hiện theo nó thì sẽ dẫn tới phiền muộn không yên. Nhưng con lại không thể thoát ra khỏi nó, cũng loay hoay không biết làm thế nào để hóa giải cái phi như lý tác ý này. Con bị nó sai sử, nó gây ra cho con khổ não. <p>
Cúi mong Thầy cho con lời chỉ bảo để tâm con được sáng suốt.
Con thành kính đảnh lễ Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »