Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 22-09-2018
Câu hỏi:
Thưa Thầy! Con đã đọc các câu hỏi đáp về chủ đề chia sẻ Pháp, con hiểu ra rất nhiều điều về vấn đề này. Con Thành Kính Cảm Ơn Thầy!
Ngày gửi: 21-09-2018
Câu hỏi:
Kính Thưa Thầy! Cho con hỏi:
Những Phật Tử như chúng con, khi có những trải nghiệm, ví dụ như vượt qua được một nỗi đau hay vượt qua được một cơn sân và nhờ đó mà thấy được sự chuyển hóa của tâm, thấy được sự nhiệm mầu, kì diệu của Pháp, từ đó muốn chia sẻ kinh nghiệm cho những người bạn cùng tu được không ạ (không phải khoe khoang mà đơn giản là chia sẻ kinh nghiệm thôi)? Con mới nghe một Vị Sư nói rằng, những trải nghiệm trong tu tập chỉ tự mình biết thôi, nếu có nói thì chỉ nói với các Vị Cao Tăng, còn nói ra với người khác là sẽ mất hết. Con thấy các Đạo hữu vẫn trình Pháp với Thầy về những cái thấy của mình nên phân vân.
Thưa Thầy! Những cái thấy ở mức độ nào thì không nên nói ra? Nếu nói ra không phải vì khoe khoang mà vì muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề đó hoặc vì muốn chia sẻ thì có bị tổn phước hay mất sự an tịnh không ạ?
Kính Xin Thầy Hoan Hỉ Chỉ dạy! Con Thành Kính Đảnh Lễ Người.
Ngày gửi: 05-09-2018
Câu hỏi:
Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Kính bạch Thầy, mỗi lần nhớ đến phước duyên được học với Thầy, được Thầy khai thị để thấy ra sự thật, con cảm động muốn khóc luôn, con thấy thật là hạnh phúc biết bao! Con ước mong cho ai cũng đươc học với Thầy hết.
Con có người nhà và một số bạn Đạo, hơn 20 năm qua, họ tu để cầu sanh về cõi Thiên Đường hoặc chỉ tu một đời cho xong, họ nghe băng giảng của những thầy đáp ứng đúng điều mà họ mong cầu.
Con cảm thấy tu như vậy là chưa đúng nên con đã cố nhiều lần giải thích cho người nhà và bạn bè con hiểu để họ không còn những hiểu biết sai lầm lệch lạc về Phật Pháp như vậy.
Nhưng người nhà và bạn bè con vẫn ôm chặt quan kiến của họ, nên cuối cùng con đã quyết định con sẽ không góp ý nữa, ai muốn tu kiểu nào tu.
Kính bạch Thầy, nếu con hành xử như vậy con có quá ích kỷ hay không?
Con thành kính tri ân Thầy và thành kính lắng nghe huấn từ của Thầy.
Con.
Ngày gửi: 29-08-2018
Câu hỏi:
Dạ thưa Thầy!
Việc chia sẻ những điều mình chiêm nghiệm cho người khác có cần thiết và có ích cho họ không ạ? Khi con chiêm nghiệm điều gì, con cũng chỉ lặng yên thấy biết một mình (nếu không vội vã trình pháp với Thầy). Nhưng khi vô tình gặp ai đó có nhắc đến vấn đề liên quan, con lại khởi tâm muốn chia sẻ. Con vẫn thận trọng trong suốt quá trình, ngã mạn (khoe khoang) có khởi lên nhưng lại tắt, rồi khởi rồi tắt vì con vẫn biết, khi khởi nhiều lần khi khởi rất ít, con không sợ nó, vì con vẫn thấy nó tuy sinh nhưng lại diệt. Nhưng phần nhiều là tâm muốn chia sẻ và nghĩ "biết đâu sẽ có ích", nên con vẫn tùy duyên làm.
Hôm nay con lại chợt nghĩ mỗi người có con đường giác ngộ riêng, mình chia sẻ vậy có thực sự tốt cho họ không, khi mà mình đâu có đi con đường của họ. Đôi khi, con chia sẻ gì đó người ta không hiểu, con lại nghĩ "không sao, bạn hiểu bạn là được, không cần phải hiểu tôi", rồi con nghĩ, nếu là vậy thì mình nói ra làm gì cho thêm rối rắm? Giả sử con biết rõ họ, thì con biết điều gì có ích cho họ và chia sẻ, nhưng thực lòng con chưa thể biết rõ họ, con chỉ chia sẻ với ý nghĩ có thể là có ích có thể không thôi ạ.
Kính mong Thầy khai thị cho con!
Ngày gửi: 16-08-2018
Câu hỏi:
Dạ thưa Thầy! Con muốn làm điều gì đó cho ông bà quá cố của con. Những bài kinh con nên tụng hằng ngày cho họ là gì ạ? Con có thể làm điều gì thêm cho cha mẹ hiện tiền của con khi cha mẹ con vẫn còn đau khổ vì những tham vọng, hận thù lắm ạ. Nhưng họ lại không tin lời con khuyên và hay đổ thừa khổ đau của mình là do người khác. Hiện tại thì con chỉ im lặng, cho cha mẹ con tự vượt qua những khổ đau đó thôi. Vì con thấy con càng khuyên nhủ thì họ lại càng sân si vì nghĩ con không thương và không hiểu cảm giác của họ.
Mong Thầy chỉ dạy! Con cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 27-07-2018
Câu hỏi:
Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin kể một câu chuyện.
Hôm nay vợ con nói là con trai con có biểu hiện ngang bướng, bất mãn… Vì vậy mà sân khởi lên. Khi sân khởi lên thì thái độ tâm lúc đó phát ra lực chánh niệm tỉnh giác và sân biến mất nhưng sau đó thì sân lại bùng bùng khởi lên mạnh hơn, rồi lại chánh niệm tỉnh giác quán chiếu sân. Nhẫn nại chánh niệm tỉnh giác rồi thì tâm trong sáng trở lại và chỉ cho con của con thấy cái sai. Nhờ vậy mà con của con cũng tự biết quan sát lại mình mà thái độ tự dưng tốt đẹp hẳn ra.
Con chia sẻ pháp với vợ con như sau:
Nghiệp: Cái duyên bên ngoài tương tác với cái nhân bên trong tạo ra thái độ và hành vi. Nếu một người không có tu tập gì cả thì sẽ sân lên và có thể la mắng con cái… đó là nghiệp. Nghiệp chính là điều tuyệt vời giúp chúng ta giác ngộ. Nếu không có cái duyên bên ngoài thì làm sao biết được cái nhân bên trong tham, sân, si, ngã mạn cỡ nào, vận hành của nó ra sao. Thầy từng dạy về vô hiệu nghiệp. Nếu cái nhân bên trong là rỗng lặng, trong sáng thì làm gì có tham, sân, si mà khởi lên, làm gì có hành vi sai lầm nào được thực hiện. Mình còn chưa thấu rõ điều gì thì pháp sẽ đem duyên đến đển để giúp mình thấy ra. Thấy ra bên trong (bản ngã sinh khởi) lẫn bên ngoài (duyên).
Tuệ tri: Khi thấy sân khởi lên rồi phát lực chánh niệm tỉnh giác nếu lặng lẽ quan sát sẽ thấy trong đó có cái ý đối kháng với cái sân (muốn không sân). Cho nên chánh niệm tỉnh giác đó vẫn có lý trí chen vào. Cho nên khi bị đè nén sân sẽ bùng lên mạnh hơn, sự bùng lên này thực ra cũng đúng với qui luật của pháp luôn, chứ đừng tưởng cái bùng lên của sân là sai. Vì sao vậy? Vì sự quan sát đó chưa đúng với vận hành của pháp (qui luật tâm). Ngoài ra khi thái độ sân qua rồi nhưng trạng thái sân vẫn còn và lý trí hồi tưởng lại hiện tượng sân khởi để quán chiếu sân cho rõ thì thực ra cũng là lý trí muốn biết pháp qua khái niệm.
Khi rời ra khỏi các thái độ lý trí thì chỉ còn lại là tánh biết không sinh diệt (tận cùng) thì thấy sự sinh khởi như nó đang là. Không có ai trong đó cộng hưởng cùng sự sinh khởi của bản ngã để thế này hay thế nọ thì bản ngã sẽ tự lắng dịu do không sử dụng được năng lực của pháp để tạo tác. Tánh biết không sinh diệt thấy pháp chính là Đạo đế. Thấy sân, thấy lý trí chánh niệm tỉnh giác để không sân chính là thấy Tập đế. Trọn vẹn với trạng thái sân chính là thấy Khổ đế. Trả lại tâm rỗng lặng trong sáng chính là Diệt đế. Tuy nhiên tùy vào mức độ thấy pháp nơi mỗi người mà Tứ diệu đế càng lúc càng vi diệu.
Nghe xong vợ con nói là đã thông suốt.
Con thành kính tri ân thầy.
Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.
Ngày gửi: 24-07-2018
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Từ khi chánh niệm tỉnh giác tốt hơn, con thường thận trọng khi chia sẻ trải nghiệm thiền với người khác, vì khi thấy có xuất hiện tâm ngã mạn, sở tri hay vay mượn cái thấy của người khác, con liền dừng lại để lắng nghe hơn là nói. Nay có duyên nói chuyện với một người bạn thân thiết, con tùy duyên chia sẻ những trải nghiệm của mình (sai đúng đều có). Khi nói thì con bị cuốn đi, nói chuyện trao đổi say sưa. Khi kết thúc thì tâm bỗng chánh niệm trở lại và con thấy hỷ lạc bao trùm. Bỗng mọi thứ lặng đi và trong sáng. Vậy có phải khi con nói say sưa thì tâm định và phát sinh hỷ lạc không ạ? Tâm định mà con mải nói không biết như vậy thì có phải là chánh định không ạ?
Sau đó thì con tưởng nhớ lại câu chuyện, thấy đúng là có hỷ lạc khi nói, không có bóng dáng ngã mạn và kiến thức vay mượn, lời nói chân thật... thì thấy do tưởng nhớ lại như vậy có phải thấy thực không thưa Thầy?
Con xin cảm ơn Thầy ạ!
Ngày gửi: 05-06-2018
Câu hỏi:
Kính bạch thầy,
Con biết đến đạo Phật vài năm nay. Con cũng ưa thích tìm hiểu kinh điển và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Gần đây con có nghe trên youtube các bài pháp thoại của thầy. Con thấy vui vì con đường mình đi có phần giống với sự hướng dẫn của thầy. Tuy con đã buông xuống được 1 phần những cố chấp do mình tự tạo nhưng chỉ đến khi nghe thầy giảng nguyên nhân của khổ đau là do mình "muốn làm mọi việc theo ý mình" thì con mới thực sự thấy ra được. Nếu phải dùng lời để diễn tả thì con không biết phải nói như thế nào. Thầy là một người thầy trí tuệ, một người có lòng từ rộng lớn. Chỉ cần nghe cách thầy nhẫn nại giảng đi giảng lại hay trả lời đi trả lời lại các câu hỏi của phật tử là đủ cảm nhận tất cả. Văn phong trong giảng dậy thật trong sáng, dễ hiểu. Pháp hành đơn giản, trực tiếp không gò bó vậy mà có thật nhiều vị vẫn chưa thâm nhập được, hèn gì khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ đề Ngài đã muốn nhập Niết-bàn. Dù con có nói trăm nghìn lời đi nữa cũng chẳng thể nói hết được lòng biết ơn với những người thầy như thầy đã và đang ngày đêm chia sẻ Pháp vị với mọi chúng sinh trên thế giới này. Mong rằng nhân duyên đầy đủ để con có thể được gặp và đảnh lễ thầy và mong thầy vì lòng từ bi mà trụ thế dài lâu. Rất kính quý Thầy.
CS Tín Đức Thuần
Ngày gửi: 20-04-2018
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
Con có duyên lành được nghe pháp của Thầy và đang cố gắng quay trở lại để “thấy” sự vận hành của pháp, nhưng người bạn đời của con thì lại không tin tưởng vào nhân qủa nghiệp duyên và nói rằng tất cả chỉ nằm trong não bộ, tất cả sẽ chấm dứt khi não bộ chết. Con đã nhiều lần chia sẻ pháp thoại và mục vấn đáp nhưng hoàn toàn không tác dụng, con cũng đã cùng anh ta về gặp Thầy mà đâu cũng hoàn đấy. Con 53t, con cái đã lớn khôn nên người. Con chỉ muốn nương nhờ vào chánh pháp vào những năm cuối đời nhưng nghiệp lực quá nặng nề. Thật sự thì pháp đang muốn chỉ ra cho con bài học gì vậy Thầy?
Con xin cầu chúc sức khỏe Thầy.
Ngày gửi: 11-12-2017
Câu hỏi:
Thưa thầy,
Con có đọc được thư của một Phật tử chia sẻ về sự tức giận khi người khác làm việc bất thiện và thấy bất lực vì Pháp không đem lại gì bài học cho họ cả. Con có lời khuyên cho Phật tử đấy thế này, nếu Pháp không làm, thì cô/cậu hãy thay Pháp làm cái việc trừng phạt đấy. Nhưng cần cân nhắc trước 4 điều như sau:
1. Có khả năng thực hiện không
2. Có chấp nhận được hậu quả đến với mình sau đấy không
3. Việc trừng phạt đấy là để thỏa mãn mình, hay là để cứu giúp người khác
4. Kết quả của việc trừng phạt đấy có thay đổi được tình trạng hiện tại không
Việc chấp vào pháp thiện mà nhẫn nhục cho dù không hại người nhưng lại hại mình, thì không phải là tùy duyên thuận pháp, mà chính là tùy ngã nghịch pháp. Không chấp vào gì cả, cho dù là thiện hay bất thiện cũng tùy duyên mà vận dụng, không cần quan tâm mình sẽ nhận lại cái gì cho mình, mà chú trọng vào đem lại cho người khác cái gì, như thế sẽ luôn có được sự lựa chọn sáng suốt.