loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 413 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Thiền'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 14-01-2022

Câu hỏi:

Dạ con chào thầy, con là nam, năm nay 20 tuổi. Con đang thực tập theo phương pháp quán tâm theo kinh Đại Niệm Xứ, con lấy thiền định hơi thở làm trợ duyên tu tập. Con có hai vấn đề muốn xin thầy chỉ dạy:
1. Con có tính nghi và cầu toàn nên khi con ghi nhận diễn biến tâm con hay bị rối giữa tâm này với tâm kia, con hay có tâm lý ép mình phải ghi nhận tâm theo chuẩn danh từ, lý thuyết như trong kinh điển. Vấn đề lớn hơn hay xảy ra nữa là con hay lưỡng lự giữa các đề mục thiền quán này với thiền quán khác, như cái nào cũng thích, cũng muốn, không có quyết đoán. Vậy con nên chỉnh sửa như thế nào cho đúng ạ?
2. Khi con hành thiền quán hơi thở, sau một lúc, khi nhanh khi chậm, con tập trung vào hơi thở thì thấy có ánh sáng trắng hoặc vàng toả ra, hoặc đôi lúc là một hình tròn đỏ chói như máu. Những lúc thấy hình tròn đỏ chói như thế con hay có tâm lý sợ và tưởng ra các hình ảnh ma quỷ nên không thể tập trung sâu vào định được. Và có những lúc khi ngồi thiền con cảm thấy khinh an, nhẹ nhàng, rỗng rang nhưng sau khi xuất định, ngực con hơi tức, nhói hay cơ thể nặng nề. Con nghĩ thiền định chỉ là tạm thời lấy đá đè cỏ, khi xuất định phiền não, vọng tưởng sẽ quay trở lại. Tuy nhiên, con vẫn muốn xin ý kiến của thầy.
3. Con chủ yếu sống một mình nên thi thoảng dễ chán, sinh phóng dật. Con nên làm sao để trừ bỏ phóng dật khi ở một mình nhiều ạ?
Con cám ơn thầy vì lắng nghe và phản hồi những vấn đề linh tinh, than thở của con. Chúc thầy an lạc.
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammā Sambuddhassa.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-01-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con nhờ thầy giải đáp giùm con thắc mắc này ạ. Con cảm ơn thầy.
Khi tìm hiểu về hành thiền Vipassanā, con được biết có những “nút thắt” do tâm tạo ra, ở hiện tại cũng có mà tồn đọng trong tiềm thức từ lâu cũng có. Việc ngồi thiền là để cởi bỏ những nút thắt này bằng cách quan sát sự đến rồi đi của nó. Khi cởi bỏ những nút thắt ở hiện tại xong thì các nút thắt trong quá khứ sẽ tự động nổi lên trong tâm và mình tiếp tục quan sát nó, cho đến khi nào cởi bỏ hoàn toàn tất cả các nút thắt thì là hoàn toàn giải thoát. Thầy chỉ giúp con là:
- Con hiểu như thế có đúng hay không ạ?
- Việc ngồi thiền là cần thiết để cởi bỏ các nút thắt, hay chỉ cần giữ tâm trọn vẹn tỉnh thức trong hiện tại là đủ? Vì có vẻ chỉ trọn vẹn với hiện tại thì các nút thắt trong quá khứ vẫn tiềm ẩn trong tiềm thức mà chưa được cởi?
Con mới chập chững tìm hiểu e là diễn đạt không chuẩn mong thầy bỏ qua ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-01-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con năm nay 20 tuổi, gần đây con ngồi thiền hay bị căng đầu, sau đó, con quyết định lờ nó đi và cảm nhận những nơi đã được thả lỏng của cơ thể thì sự căng đầu được giảm bớt nhưng không hết thỉnh thoảng trong lúc ngồi thiền cũng sẽ căng lại. Thầy có thể cho con hỏi làm sao để khắc phục tình trạng này?
Con cám ơn thầy vì đã đọc. Chúc thầy nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-12-2021

Câu hỏi:

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Con kính đảnh lễ Thầy ạ, đầu thư cho con gửi lời chúc sức khỏe Thầy ạ. Cũng hơi lâu con chưa có câu hỏi nào gửi Thầy, một phần vì con cũng bận, bố chồng con vừa mới mất, nữa là có những việc lúc đầu mình chưa hiểu nhưng sau pháp đến lại thấy câu trả lời. Giờ con ngồi nhớ lại, mặc dù bận việc nhưng con lại thấy tâm con rất là an lạc. Những lúc rảnh con đều tranh thủ nghe các bài Pháp của Thầy, tự nhiên con lại thấy sáng ra bao nhiêu vấn đề. Con thật biết ơn Thầy, biết ơn lời chỉ dạy của Thầy, biết ơn pháp, nhờ thế mà con mới trưởng thành lên được, mắt thấy rõ các vấn đề mà người tục đế bị vướng phải, nhưng tùy căn cơ của mỗi người mà họ chưa thấy ra được. Con có lẽ được may mắn là biết đến Thầy, biết đến pháp học của Thầy, biết đến chánh pháp nên cũng tỉnh táo trước mọi cám dỗ của cuộc sống. Con thật tri ân Thầy.
Dạ con muốn hỏi Thầy một việc, trước đây thì con có ngồi thiền với mục đích giúp cho tâm được bình an, nhưng con hay bị đau đầu và phản ứng với sự việc không được linh hoạt nên con đã từ bỏ không thiền định nữa mà quay về thực hành thiền trong mọi hoạt động sống, soi lại chính mình trong mọi hoạt động và quan sát tâm mình thì con nhận thấy mình mới thật sự có bình an ở trong tâm. Nhưng do thời gian vừa qua con phải ở nhà nhiều không có ra ngoài đi bộ vì dịch covid nên sức khoẻ không được như trước, con đang muốn ngồi thiền lại để duy trì sức khoẻ, khai thông khí huyết, con không biết có nên ngồi thiền để duy trì sức khoẻ nữa không? Thầy có thể hướng dẫn giúp con ạ.
Một lần nữa con xin tri ân Thầy đã khai pháp cho con. Con kính chúc Thầy luôn an lạc, mạnh khoẻ, trụ thế dài lâu để cho đàn đệ tử chúng con còn nương tựa ạ!
Kính thư,
Con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-10-2021

Câu hỏi:

Con kính chào thầy,
Nhờ thầy xem 2 phát biểu này của con ĐÚNG hay SAI ạ:
1. THIỀN LÀ VÔ TÂM, VÔ NIỆM.
2. THIỀN LÀ TÂM TRỌN VẸN, RÕ BIẾT THỰC TẠI.
Thầy hoan hỉ giải đáp cho con nhé.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-10-2021

Câu hỏi:

Thây ơi, sao con không thể chánh niệm được khi mở mắt ra? Con chỉ có thể tập trung quan sát thân tâm khi ngồi toạ thiền, còn khi mở mắt ra thì liền bị bao nhiêu buồn vui trong đời sống phàm tục dẫn đi mất. Con thấy khổ sở vì điều này, nếu đời này con không được giải thoát thì kiếp sống này không còn ý nghĩa gì nữa. Con xin thầy từ bi chỉ dạy cho con để con có thể từng bước rèn luyện được chánh niệm khi sinh hoạt hàng ngày. Con cám ơn thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-09-2021

Câu hỏi:

Bạch Thầy! Đầu óc con hay liên miên từ suy nghĩ này đến suy nghĩ nọ. Ít khi được rỗng không. Như thế con hay bị đau đầu. Có việc gì cần cấp bách thì con mới chú tâm vô việc đó. Xong là đầu óc con lại liên tưởng đến những điều khác. Có phải phần thực hành của con chưa nhiều về rõ biết thực tại nên cứ để tâm rong ruổi miết?
Thêm một phần nữa, khi con ngồi thiền để tâm thảnh thơi là tập trung vào hơi thở. Con biết là mình trước tiên phải đếm thở vô thở ra. Con nhận thấy đếm như vậy con k được thảnh thơi vì phải nhớ đếm đến đâu rồi. Còn con k quan tâm tới số đếm chỉ nhận biết hơi thở hay sự phình xẹp của bụng thì thấy an ổn hơn. Và khi ngồi thiền. Có những việc xa xưa mình chợt nhớ về và mình nhận thấy hiểu nó khách quan hơn ngày xưa cũng như có một số việc cho sắp tới mình chợt nghĩ đến và có những phương án thấy nhẹ nhàng mà tối ưu. Vậy khi thiền có nên để những dòng suy nghĩ đó tiến triển hay thiền là để tâm rỗng, thưa Thầy?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-08-2021

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông,
Sau một thời gian thực hành buông thư, sống chậm lại, tỉnh giác hơn, con thấy tâm tính mình dịu lại; những lúc vô sự không còn thấy khó chịu, phải làm gì đó để "giết thời gian" như trước kia, mà chỉ ngồi buông thư, quan sát thân tâm, và thường thấy một cảm giác thư thái, dễ chịu.
Mỗi khi gặp trường hợp tâm sân hay tham, con cảm nhận được cảm giác khó chịu trong người, không còn thư thái, dễ chịu nữa. Nhờ vậy con nhanh chóng nhận biết, và không để tâm sân, tâm tham phát triển.
Con thấy rất vui vì điều này, tuy vậy con lại có lo lắng là mình đang có chút dính mắc vào cảm giác thư thái, dễ chịu kia? Con mong nhận được chỉ dạy của Sư Ông.
Con xin cảm ơn Sư Ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-08-2021

Câu hỏi:

Kính bạch thày! Con nghe Thày dạy người tại gia tu: Bố thí, trì giới, tham thiền. Con mong được dự 1 khoá tu thiền dài ngày và miên mật. Vì tại nhà con có thiền toạ và thiền hành... song kết quả không như mong đợi, ngỗi mãi, trú tâm vào hơi thở ra vào... song cuối cùng cũng vẫn chỉ nhận thấy hơi thở ra vào mà thôi, chưa nhận biết được gì khác. Nhưng sau khi xem đi, đọc lại cuốn sách “Khai thị thực tại bốn sự thật“ của Thày thì con có thay đổi suy nghĩ. Không nhất thiết phải theo phương pháp chế định sẵn, lặp đi lặp lại dễ gây nhàm chán... dẫn đến hôn trầm, trạo cử...
Vậy không thiền thì làm thế nào để định được tâm? Và thưa thày con phải làm gì để tâm an định trước những biến cố hay nghịch cảnh bất như ý? Mặc dù con rất hiểu những lời Phật dạy qua sự hướng dẫn của Thày là sự bất an tất cả là do tâm mình quyết định chứ phải là do yếu tố ngoại cảnh. Thày thường chỉ rõ: Khi hữu sự cần thận trọng chú tâm quan sát thân tâm cảnh hiện tại như nó đang là, mà không tưởng là, cho là, muốn phải là, mong sẽ là... Con hiểu và cũng thực hành vào cuộc sống hàng ngày, song kết quả chưa rõ rệt (Đối cảnh vẫn bị động tâm). Con xin thày chỉ dạy ạ! Con kính chúc thày nhiều sức khoẻ để hàng hậu học chúng con nương tựa ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-08-2021

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch thầy. Hôm nay con có trải nghiệm ngồi thiền dưới cơn mưa lớn khoảng ba mươi phút. Con càng cảm nhận sâu sắc và thấy rõ hơn về thân-thọ-tâm-pháp. Thấy được rõ tánh biết hoàn toàn tách biệt và rỗng lặng, trong sáng dù trời mưa to và rất lạnh, cơ thể, cảm xúc dần dần lạnh và run theo thời gian nhưng tâm vẫn luôn sáng suốt nhận biết. Mọi thứ thay đổi nhưng tâm không thay đổi. Và con quyết định không ngồi thêm nữa, vì cái thấy của mình lúc đó là đủ rồi, vì có cố gắng ngồi thêm thì sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và cũng không được gì nên con không trải nghiệm để thấy thêm nữa. Và con càng hiểu thêm vì sao Đức Phật dạy cho chúng ta về con đường trung đạo. Từ bỏ những lối tu ép xác, khổ hạnh, thiền định ngoại đạo. Vì những điều đó chỉ ức chế tâm, không thấy rõ được bản chất thật của Thân-Thọ-Tâm-Pháp. Không thể đưa đến giải thoát sinh tử luân hồi của khổ đau và phiền não. Con xin trình bày tóm tắt về những gì con trải nghiệm. Kính xin thầy từ bi chỉ dạy thêm cho con!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »