Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 02-01-2022
Câu hỏi:
Con kính bạch Thầy!
Cho con xin hỏi: Thầy có giảng trong cuộc sống thì thận trọng chú tâm quan sát để thấy ra sự thật nơi thân thọ tâm tương giao với pháp thế nào để điều chỉnh thái độ nhận thức và hành vi của mình sao cho đúng tốt.
Vậy cho con xin hỏi cái để nhận ra thái độ nhận thức và hành vi của mình thì nó vẫn là cái Thức phải không ạ vì nó vẫn còn phân biệt. Hiểu và tương giao thế nào để thấy ra bản tánh của mình ạ, trong sự tương giao thì vẫn song song phải dùng cả thức và tánh phải không ạ? Con xin cảm ơn ạ!
Ngày gửi: 20-10-2021
Câu hỏi:
Con kính bạch trên Sư Ông,
Xin Sư Ông cho con trình bày đôi chút cảm nhận của mình:
(1) Ỷ lại mình không cần biết gì nữa thì sẽ tự mãn, trì trệ, tụt hậu.
(2) Thừa nhận mình không biết nhiều điều, nhưng lại quá hăng say tìm kiếm thông tin, vội vã đi đến kết luận thì cũng lại "bỏ hình bắt bóng", tốn sức mà không biết cái mình cần.
Và dường như (2) mà chấp sở đắc, chủ thuyết, học thuyết thì sẽ đưa đến (1).
Như vậy, phải chăng "biết rằng mình không biết" (Lão Tử, Bankei,...) có nghĩa là thừa nhận có nhiều điều mình không biết, giữ một trạng thái tâm tò mò, khám phá nhưng luôn quan sát thận trọng, khách quan ạ?
Nguyện cầu mọi chúng sinh được an vui!
Ngày gửi: 13-10-2021
Câu hỏi:
Dạ con kính bạch Sư Ông,
Con đọc trong sách Sống Trong Thực Tại thì thấy Sư Ông đây có dạy: "Khi nào bạn có thể vừa sống hợp chân đế vừa hợp tục đế, tức là, vừa tùy thuận thực tánh vừa tùy thuận duyên sanh thì bạn mới có thể tùy duyên vô ngại."
Như vậy, phải chăng đây chính là định nghĩa cốt lõi của Tùy duyên thuận pháp, khi mà: "tùy thuận thực tánh (pháp) + "tùy thuận duyên sanh" = "tùy duyên thuận pháp" ạ?
Mong Sư Ông thân tâm thường an lạc!
Ngày gửi: 03-10-2021
Câu hỏi:
Con đảnh lễ thầy!
Thầy cho con hỏi chân lý và sự thật chân đế là một có phải không ạ?
Con cám ơn thầy
Ngày gửi: 03-10-2021
Câu hỏi:
Con đảnh lễ thầy!
Con rất mừng khi nhận được câu trả lời của thầy, thầy cho con hỏi thêm cho rõ để con biết tu tập cho đúng pháp. Như vậy thầy hay nói "chân lý ở khắp mọi nơi..." là thầy nói đến 2 loại sự thật chân đế và tục tế phải không ạ? Và tùy vào hoàn cảnh mà ứng ra để thấy sự thật nào cho đúng với tính tướng thể dung của nó có phải không ạ (từ trước đến nay con cứ hiểu tu là thấy sự thật theo chân đế)?
Nam Mô Bỏn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Ngày gửi: 03-10-2021
Câu hỏi:
Con kính đảnh lễ thầy!
Con vừa nghe lại bài pháp "Buông xả, Tùy duyên" của thầy, trong bài pháp thầy có nói "... khi nghe tâm có 2 thái độ đúng:
1. Không sinh khởi: vẫn nghe như đó chỉ là âm thanh thôi.
2. Có sinh khởi: nghe xem người đó nói gì... nhưng tâm không phản ứng tham sân si, không trụ, không dính mắc.
Vậy 2 thái độ nghe như trên có phải là thấy sự thật như thầy thường nói không ạ?
Con cám ơn thầy đã chỉ dạy.
Ngày gửi: 24-08-2021
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy,
Con có đọc trên câu hỏi Thầy trả lời cho 1 bạn là phải giác ngộ cả 2 mặt là chân đế và tục đế không nên nhầm lẫn giữa tục đế và chân đế.
Con có 1 câu hỏi về mối liên tục đế và chân đế ạ. Con xin hỏi là chân đế có hỗ trợ điều gì cho tục đế hay ngược lại là tục đế có hỗ trợ cho chân đế hay không? Và nếu thấy ra 1 mặt tục đế đồng thời thấy luôn mặt chân đế hay phải trải qua thời gian sống và chiêm nghiệm ạ? Xin thầy giảng giải cho con về điều này. Con kính tri ân Thầy
Ngày gửi: 09-05-2021
Câu hỏi:
Thầy kính,
Con có một chút lấn cấn về chân đế và tục đế vẫn chưa hiểu chắc, nên nhờ thầy gỡ khúc mắc cho con.
Con lấy ví dụ về một cái cây.
Nếu con nhìn cái cây bằng khái niệm trong suy nghĩ của con thì đó là tục đế. Khái niệm về cái cây không thay đổi, không sinh không diệt. Nếu con nhìn cái cây không bằng khái niệm thì đó là chân đế. Vậy thì chân đế của cái cây đó sinh rồi diệt.
Trong nhiều bài giảng, thì nói cõi này là tục đế. Cái cây con thấy đó là tục đế, là không thật có. Và cái cây đó khi đủ điều kiện thì sống, không đủ sẽ chết.
Thật tình có vẻ cả hai góc nhìn đều có lý. Vậy hiểu như thế nào về chân đế tục đế của Phật pháp để con nghe pháp và thực hành cho đúng ạ.
Kính thầy chỉ ra để con được rõ ạ.
Ngày gửi: 07-05-2021
Câu hỏi:
Con kính chào thầy,
Con đã nghe và thực hành theo lời dạy của thầy cũng được nửa năm. Con ko rủ bỏ tục đế cũng không bám trụ hết vào chân đế. Tuy nhiên sự thấy biết của con nó không thường có mặt 24/24 mà chỉ xuất hiện khi con nổi nóng hoặc cảm thấy vui, yêu thích. Nếu như bình thường thì tâm con hay phóng dật lang thang. Tuy nhiên ở 1 số trường hợp cá biệt khi va chạm trong tục đế, tâm con nổi sân con biết con nổi sân, cái bản ngã của con nó lý giải với con phải phát ra ngoài mới xử lý được công việc nhanh trong 1 ngày nếu con cứ lặng lẽ quan sát sự nổi sân trong lòng mà chưa phát ra ngoài thì công việc của con nó bị người khác tiếp tục lấn lướt tới 3 tháng mới xong... Nên vừa rồi con đã phát thẳng sự giận dữ ra ngoài và đúng như vậy con xử lý công việc rất nhanh. Như vậy con đã làm tốt trong tục đế, tuy nhiên trong chân đế có phải con đã bị bản ngã lừa không ạ? Mong thầy chỉ dạy cho con. Con cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 03-03-2021
Câu hỏi:
Thầy ơi, Con xin kể với thầy những câu chuyện mà con mới được trải nghiệm gần đây.
Con mới hiểu ra được lời dạy của Đức Phật thầy ạ: Dầu không có ý muốn giải thoát, nhưng thực hành đúng vẫn đem lại giác ngộ giải thoát.
Con là một người thường thích suy tư, nên khi trải nghiệm một điều gì con thường chiêm nghiệm lại điều ấy. Một ngày của con thường chiêm nghiệm, suy tư rất nhiều.
Con lại có một người bạn, người bạn ấy thường chỉ sáng suốt biết mình.
Khi con nói chuyện với bạn thì thấy cả 2 đều thấy ra những điều giống nhau, chỉ là con diễn đạt lại rành mạch hơn vì do quen với việc suy tư nên con sử dụng từ ngữ mạch lạc hơn.
Có một câu chuyện khác, khi con chia sẻ với một người bạn chưa có hiểu biết nhiều về đạo, con dùng ví dụ cây ổi hay trái mít thầy thường chia sẻ, vì ví dụ này cũng gần gũi với con. Nhưng bạn này là một người thích những môn như toán lý hóa, số học. Khi nghe bạn hiểu, sau đó bạn nói một câu: À, pháp tục đế là số 1, pháp chân đế là số PI (số vô tỷ) khiến con cũng giật mình ngạc nhiên.
Nhân đây con cũng thấy một điều, nếu pháp tục đế mà biết cách sử dụng đúng đắn cũng đem lại nhiều lợi ích thầy nhỉ.