Kết quả Tìm Kiếm: Có 42 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'giải thoát'.
Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp
Câu hỏi:
Xin thầy chỉ bày cho con một phương pháp tu, vi con không biết phải bắt đầu từ đâu. Con tha thiết chí thành cầu đạo giải thoát - một con đường thẳng có thể đi đến hết cả cuộc đời. <p>
Con đã cảm nhận thế nào là khổ, thời gian không ngừng trôi, mọi thứ con yêu thích đã không còn, vì chúng làm thay đổi tất cả. Biển pháp mênh mông, cuộc đời vô thường, không có pháp môn nương tựa hành trì, e rằng con sẽ bị mọi thứ làm đau khổ. <p>
Con xin thầy có thể khai mở 1 pháp môn tu cho con để con khỏi uổng kiếp người - một pháp môn mà con có thể thoát khỏi sự ràng buộc trong cuộc sống thực tại, ngay tại đó cũng là pháp tu giải thoát. <p>
Mong thầy khai mở 1 con đường sáng cho con đi.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Con đường đó chinh là bản thân con, trở về với thực tại thân tâm mình mà thấy, đó là con đường duy nhất diệt tận khổ ưu, thành tựu chánh trí, giác ngộ Niết-bàn. Nếu con không hiểu thì nên vào mục Pháp Thoại nghe giảng con sẽ thấy ra đường đi. Đường đi mỗi người sẵn có, chỉ tại không thấy ra mà thôi.
Câu hỏi:
Thầy kính, <p>
Những lời nói của thầy con đã chiêm nghiệm bằng thực tiễn. Quả thực những lời nói ấy thật đúng ạ. Con cần phải thấy ra được những cái khổ thế gian thì mới có đủ lực vượt qua những ràng buộc của chúng phải không thầy? Lúc ấy con mới có thể bước đi vững chắc nơi con đường mà Đạo Sư, các Tổ và Thầy đang đi. Con xin không phụ lòng thầy nhắc nhở cho con ạ.
Con xin mãi nhớ lời thầy. <p>
"Muốn cầu Niết-bàn tịnh <p>
Tiên thấy khổ thế gian <p>
Chừng nào chưa thấy khổ <p>
Thệ chẳng hiện xuất ly". <p>
"Sinh, lão, bệnh, tử, <p>
Hoặc ái biệt ly, <p>
Hoặc cầu bất đắc, <p>
Hoặc oán tắng hội, <p>
Sầu, bi, ưu, não;<p>
Gọn, chấp năm uẩn.<p>
Chừng nào chưa rõ,<p>
Hiểu thấu được khổ<p>
Hay nguồn gốc khổ,<p>
Đệ tử quyết tâm <p>
Thệ không xuất ly,<p>
Cứu khổ chúng nhân". <p>
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Không cần cầu an lạc
Chỉ cần thấy khổ, không
Sống vị tha vô ngã
Sinh tử vẫn thong dong.
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ thầy,<p>
Xin thầy giảng rộng câu "tâm giải thoát bất động" trong bài kinh Lõi cây. Con xin tri ân thầy. <p>
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
"Tâm giải thoát bất động" hay "phi thời gian giải thoát" có nghĩa là tâm trọn vẹn rỗng lặng trong sáng tại đây và bây giờ, không còn tham sân si nữa.
Câu hỏi:
Bach thay. Con hoc Phat phap nghe nhieu nguoi noi Phat tanh, giac ngo, giai thoat... ma con khong hieu. Mong thay hoan hy giup con de con biet ma tu tap. Cam on thay.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
- Phật tánh (Buddhacaritā) là tánh giác hay tánh biết trong sáng vốn có nơi tâm mỗi người. Nếu phát huy được tánh giác này thì mọi người đều có thể giác ngộ như nhau.
- Giác ngộ là tánh giác thấy ra Bốn Sự Thật nơi chính mình giữa cuộc sống này, đó là: Khổ, nhân sinh khổ, Niết-bàn và yếu tố thực chứng Niết-bàn.
- Giải thoát là không còn bị trói buộc bởi tham sân si của cái ngã ảo tưởng đầy cố chấp nữa. Thân giải thoát nhờ giới, tâm giải thoát nhờ định, trí giải thoát nhờ tuệ.
Câu hỏi:
Kính thưa Sư,<p>
Xin Sư hoan hỷ giải thích cho con tại sao KHÔNG - VÔ TƯỚNG - VÔ TÁC được đức Phật dạy là TAM GIẢI THOÁT MÔN, người tu học sử dụng nguyên lý TAM GIẢI THOÁT MÔN này như thế nào để có lợi ích thiết thực trong đời sống?<p>
Con thành kính tri ân Sư.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
KHÔNG (suññatā) là vì tất cả các pháp đều vô ngã, nên người quan sát thấy bản chất vô ngã của pháp thì chứng được không giải thoát tức không còn chấp thủ vào ngã kiến "Ta" và "của Ta". VÔ TƯỚNG (animitta) là vì tất cả pháp có sinh thành, có hình tướng đều vô thường nên người quan sát thấy bản chất vô thường của pháp tướng thì chứng được vô tướng giải thoát tức không còn chấp thủ vào bất kỳ một tướng hữu vi nào. VÔ NGUYỆN (appanihita) còn gọi là vô cầu hoặc vô tác, vì tất cả pháp do mong cầu do tạo tác mà có đều là khổ nên người quan sát thấy bản chất khổ của pháp tác thành thì chứng được vô nguyện giải thoát tức không mong cầu bất kỳ một sở đắc nào nữa. Đó là ý nghĩa của TAM GIẢI THOÁT MÔN đúng hướng Đạo đế, Diệt đế.
Điều này rất quan trọng vì nhắc nhở người tu hành không nên mong cầu sở đắc trạng thái an lạc lý tưởng mà nỗ lực tạo tác để trở thành - mà người ấy ảo tưởng là đang tinh tấn tu hành - nhưng chỉ rơi vào hữu nguyện hệ lụy chứ không phải là Vô nguyện giải thoát. Khi một người nỗ lực tu hành vì nghĩ rằng sẽ đạt được một cảnh giới, một sở đắc, một trạng thái thường hằng lý tưởng - mà người ấy ảo tưởng là đang tinh tấn tu hành - nhưng chỉ rơi vào hữu tướng hệ lụy chứ không phải là Vô tướng giải thoát. Và khi một người nỗ lực tu hành để cho mình trở thành ngày càng hoàn hảo hơn theo một mẫu lý tưởng nào đó - mà người ấy ảo tưởng là đang tinh tấn tu hành - nhưng chỉ rơi vào hữu ngã hệ lụy chứ không phải là Không giải thoát. Tu như vậy chỉ đạt đến TAM HỆ LỤY MÔN theo hướng Khổ đế, Tập đế mà thôi.
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Theo con hiểu thì để giác ngộ, giải thoát thì phải nhận ra được bản ngã của mình (hay cái tôi của mình). Thông qua việc quán sát cái tôi từ hành động, ý nghĩ, cảm giác... mọi lúc mọi nơi để nhận ra nó. Khi nhận ra bản ngã của mình, không còn bị vướng mắc thì ta sẽ giải thoát phải không Thầy?
Rất mong Thầy chỉ dạy cho con!
Con xin cảm ơn Thầy!
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Đúng vậy. Nhưng thực ra không phải giải thoát ra khỏi điều gì ngoại trừ cái ta ảo tường. Tuy nhiên cái ta thì con chỉ cần thận trọng chú tâm quan sát nó thôi chứ không nên vội vàng loại bỏ hay duy trì nó. Phát hiện và theo dõi nó để qua nó học được những bài học về tánh tướng thể dụng của pháp mà không bị nó đánh lừa là được.
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, nay con biết kiếp người là vô thường, con muốn tìm đường giải thoát. Nhưng con phải sống vì gia đình, vì đứa con yêu quý. Nay con đã ăn chay, làm lành, tránh dữ. Nhưng tâm con không tịnh, lòng con không yên. Con xin thầy chỉ cho con con đường giải thoát.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Muốn giải thoát thì con cần phải biết giải thoát ra khỏi cái gì. Cái gì trói buộc con trong phiền não khổ đau? Bản chất cuộc đời là vô thường nhưng vô thường không phải là trói buộc, chính ý muốn thoát khỏi vô thường để đạt được sự thường còn mới là trói buộc trong ảo tưởng của cái ta phiền muộn khổ đau. Khi còn bị trói buộc trong cái ta ảo tưởng thì dù ăn chay, làm lành, lánh dữ vẫn không thể nào yên tịnh được.
Để thấy ra cái gì trói buộc, cái gì đưa đến bất an, phiền não và khổ đau thì phải biết mình, vì vậy con nên trở về sống trọn vẹn thức tỉnh với chính mình. Khi con chăm lo cho gia đình con cái, nếu tâm con sáng suốt, định tĩnh, trong lành và hành động với lòng từ ái vị tha thì vẫn không có gì ràng buộc. Giống như bà Dippama dù sống trong biết bao khốn khó vẫn có thể bình yên giải thoát.
Câu hỏi:
Thưa Thầy! Thầy cho con hỏi nếu mình không có thành tựu các ba-la-mật trọn vẹn gì ráo và chỉ tập trung tu tập thiền quán thì có thể đạt đuợc đạo quả giải thoát gì không ạ? Tại vì con đọc sách thấy đa số các vị mà đạt được đạo quả thì đều có làm nhiều việc thiện và nhiều duyên lành từ kiếp trước.
Nhờ Thầy chỉ dạy.
Con cảm ơn Thầy
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Cái đó còn tùy con hiểu thiền quán và ba-la-mật là gì. Nếu con hiểu thiền quán là thấy ra trong mọi hoạt động không có cái ta ảo tưởng và ba-la-mật là buông xả cái ta thì lập tức con sẽ sống vô ngã vị tha, và lúc đó ba-la-mật chính là môi trường tu thiền quán tốt nhất để giác ngộ giải thoát. Còn nếu con hiểu thiền quán là chằm hăm vào cái ta để tìm ra đạo quả giải thoát gì trong đó thì muôn đời chỉ bị cái ta đánh lừa trong sinh tử mà thôi. Chẳng lẽ đức Phật dạy ba-la-mật là dư thừa sao con?
Câu hỏi:
Thưa Thầy Viên Minh, con cứ thắc mắc hoài là vì sao ngày trước Đức Phật không dùng phương tiện gì cũng thành đạo, sao giờ mình có nhiều phương tiện hơn đức Phật mà vẫn không thành đạo vậy Thầy?
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Câu hỏi thật hay, vì trong câu hỏi đã hàm chứa câu trả lời rồi!
1) Nếu hiểu phương tiện là tiện nghi vật chất thì chính tiện nghi vật chất làm cho người ta say đắm trong đó nên khó thấy ra sự thật. Phật kể rằng, thuở nọ Ma Vương thấy chư Tăng giác ngộ giải thoát nhiều bèn gây khó khăn, nhưng càng khó khăn chư Tăng càng chứng ngộ nhiều hơn. Ma Vương đổi chiến thuật giúp chư Tăng sống đầy đủ tiện nghi thì trong hàng ngũ chư Tăng bất đầu có thối đọa, nên sự giác ngộ cũng bị sút giảm.
2) Nếu hiểu phương tiện là các phương pháp tu hành do đời sau vận dụng thêm khi lập tông lập phái, thì chính vì có quá nhiều phương tiện "thiện xảo" kiểu này nên đa phần người theo bị kẹt vào sở tri chướng và sở đắc chướng mà không giác ngộ giải thoát được. Hầu hết phương tiện đều chỉ đem lại kinh nghiệm cục bộ, giống như người mù sờ voi, khiến cho người theo dễ bám trụ vào phương tiện và kinh nghiệm cục bộ mà quên mục đích giác ngộ chân lý toàn diện. Ngày xưa đức Phật chỉ thẳng nguyên lý giác ngộ giải thoát ngay nơi sự thật, không qua phương tiện nào nên nhiều vị có thể trực nhận lập tức, ngày nay càng nhiều phương pháp tu cục bộ như vậy nên càng ít người giác ngộ được chân lý một cách toàn điện.
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy!
Hiện nay con vẫn chuyên tâm đọc sách và chuyển tâm hướng thiện với mục đích là sau khi thoát bỏ kiếp sống hiện nay thì con có thể tái sinh nơi Cực Lạc. Vậy việc con nghĩ và làm có đúng không? Mục đích của việc con làm có đúng theo tinh thần của đạo Phật không? Con mong Thầy chỉ đường dẫn lối cho con được sáng tỏ.
Con cảm ơn Thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Đức Phật dạy: "Santi paramam sukham: Tịch tịnh là cực lạc" . Nghĩa là nơi đâu tâm tịch tịnh nơi đó là cực lạc. Cho nên có câu "Tùy kỳ tâm tịnh tức Phật Độ tịnh", vì vậy tâm thanh tịnh chính là cõi Cực Lạc Tịnh Độ rồi. Không phải là sau khi chết (thân hoại mạng chung) mới lên Cực Lạc, mà là sau khi "chết" đi cái bản ngã vọng động lăng xăng tìm cầu và tạo tác thì tâm liền tịch tịnh, nên ngay đó đã là Cực Lạc Tịnh Độ, chứ không cầu đâu xa. Vi vậy cổ đức mới nói một khi đã thanh tịnh thì "Bất lao đàn chỉ đáo Tây Phương", đến Tây Phương mà không mất sát-na nào có nghĩa là ngay đó đã trở thành Tây Phương rồi, khỏi nhọc công (bất lao) đi tìm đâu cả. Tóm lại, cứ tu sao mà thân khẩu ý, tức hành động, nói năng, suy nghĩ thanh tịnh là có cực lạc ngay, đừng lo lắng vọng cầu gì cả. Khi thân khẩu ý thanh tịnh thì tánh biết rỗng lặng trong sáng (vô lượng quang) sẽ soi sáng dẫn dắt con sống trong giác ngộ giải thoát (điều này được biểu tượng thành đức Phật Vô Lượng Quang tiếp dẫn vào cõi Tây Phương).