loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 79 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'pháp đối trị'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 13-01-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông, <p>
Trong câu trả lời Sư Ông dành cho con ngày 11/1, con đặc biệt suy nghĩ kĩ câu: "Nếu đối trị trong nhận thức đúng thì vẫn không bị đè nén, chỉ khi con đối trị vì ý chí chủ quan của bản ngã mới rơi vào tình trạng dồn nén vào vô thức." Theo con hiểu thì đối trị trong nhận thức đúng là đối trị mà vẫn biết là mình đang đối trị và cũng hiểu rõ tại sao mình phải đối trị trong trường hợp đó. Còn đối trị vì ý chí chủ quan là qua sự đối trị ấy lại mong hay tưởng mình có thể đạt được thêm một cái gì. Dạ không biết con hiểu như thế có còn thiếu sót hay sai lạc chi không, xin Sư Ông cho con lời khuyên. Con cảm tạ và xin đảnh lễ Sư Ông ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-03-2014

Câu hỏi:

Con cảm ơn Thầy. <p>
Kính thưa Thầy chỉ cho con, con có nghe Pháp trong bài Ốc Đảo Tự Thân có dạy rằng khi tâm phát sinh điều ác thì cắt không duy trì còn khi tâm phát sinh điều thiện thì duy trì. Nhưng con có nghe Thầy giảng về một bài Pháp thoại nào đó, nếu khi tâm phát sinh ý nghĩ xấu mà liền sợ và lo niệm để diệt thì không thấy được tận gốc của tâm và không diệt được tận gốc rễ của Tham Sân Si, chỉ thận trọng chú tâm quan sát trạng thái để thấy rõ sân thì mới diệt được. Khi cái ngã ý thức xen vào thì tâm sẽ nhảy sang suy nghĩ khác và nếu chánh niệm còn yếu thì sẽ bị dẫn dắt đi thật xa rồi mới quay về với chính mình được. <p>
Còn khi tâm phát sinh ý tốt mà ta muốn duy trì thì theo con hiểu nếu ta níu kéo cố duy trì thì cũng là ý thức của bản ngã xen vào nên đó cũng là tục đế phải không Thầy? Con không biết có nghe và và hiểu sai trong bài Ốc Đảo Tự Thân không. Con xin Thầy chỉ dạy cho con. Thành kính tri ân Thầy chúc Thầy và Quý Sư được nhiều sức khoẻ.<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-10-2013

Câu hỏi:

Kính bạch thầy!
Con xin đảnh lễ thầy! <p>
Hôm nay con rất vui tâm nhẹ nhàng an lành và hạnh phúc vì có duyên lành được gặp quý sư, chỉ cần nhìn thấy bóng y vàng, con lại có một sức mạnh gì đó làm cho cái tâm lung lay của mình kiên định, siêng năng, có niềm tin hơn và con lại khao khát giá mình là nam để được xuất gia. Con tham quá đúng không thầy? Nhưng giờ con nhận ra một điều là mình phải trọn vẹn với chính mình để học bài học của riêng mình, nhưng sao nhìn kỹ trong tâm con vẫn còn ẩn chứa gì đó. Bạch thầy con có nên dùng pháp đối trị nào để mình trọn vẹn với thực tại hơn trong trường hợp này không ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-08-2013

Câu hỏi:

Thưa thầy. Con đã hành thiền một thời gian nhưng hình như càng hành thì cái ta ảo tưởng càng ngày nó càng lớn, tỷ lệ thuận với những nỗ lực hành thiền của con. Phải chăng con nên buông thái độ tâm của mình xuống. Và khi ngồi thiền con niệm từ "Buông" như vậy có được không ạ? Con thường bị chìm vào những ảo tưởng, nó còn cuốn con đi theo nó, nào là suy nghĩ những việc viển vông không đâu vào đâu, toàn chuyện ảo tưởng con tưởng tượng ra. Có phải bệnh tẩu hỏa nhập ma của con bị nặng đúng không ạ? <p>
Thưa thầy, làm sao con buông được cái ta ảo tưởng xuống ạ? Kính mong thầy chỉ dạy cho con.<p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-10-2012

Câu hỏi:

Thưa thầy, con rất hay ảo tưởng hảo huyền. Gần đây con sống phóng dật theo dục tưởng nên mệt mỏi và nhức đầu. May con đọc được bài thơ trong kinh pháp cú :<p>
"Không phóng dật, đường sống<p>
Phóng dật là đường chết<p>
Không phóng dật, không chết<p>
Phóng dật như chết rồi."<p>
Con thấy rất thấm thía lời dạy của Đức Phật, đúng là phóng dật như chết rồi! Thưa thầy, thầy có bản tiếng pali của bài thơ này, thầy cho con xin để con tập đọc hàng ngày vì tâm con hay phóng dật. <p>
À, thưa thầy, đôi khi chuẩn bị phóng dật là con biết nhưng cái tâm ham muốn quá mạnh nên con chẳng kiên nhẫn nổi. Vậy con có nên tập tạm thời thiền định để đối trị những lúc như vậy không ạ. Xin thầy cho con lời khuyên!<p>
Con xin tạ ơn đảnh lễ thầy!<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-04-2012

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, xin Thầy cho phép con hỏi thêm để được thông suốt hơn cho thắc mắc về Pháp hiểu theo nghĩa "bản sao." Thầy dạy là khi chúng "được ghi vào Bhavanga thì nó đã trở thành những ý tượng có tính chất riêng theo sự vận hành của nó".
Nhưng khi những Pháp "bản sao" đó tái hiện lên thì mình có nên để cho chúng "tự vận hành" không? Hay mình phải làm gì?
Con xin thành thật cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-12-2011

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, mỗi lần nóng giận con thường dùng hai cách. Thứ nhất là "phân tích" nó, vì sao mình giận... Thứ hai là quay lại "nhìn" nó. Cả hai cách con dều thấy ổn, phân tích xong thì thấy không việc gì mà nóng; quay lại nhìn thì chẳng thấy nó đâu. Nhưng khi con buông cái sự chú tâm đó xuống thì trong chốc lát cơn nóng giận lại quay về ngay. Vậy là do con không hành đúng hay con chưa đủ nội lực thưa thầy? <p>
Nhân tiện thầy cho con hỏi tiếp, nếu mở trang trại chăn nuôi như nuôi gà lấy trứng, bò lấy sữa,... thì có được không thưa thầy? Vì rồi sau đó mình cũng phải bán những vật nuôi ấy cho người ta. <p>
Con xin đa tạ thầy chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-04-2011

Câu hỏi:

Kính thưa Sư, xin Sư cho con hỏi làm sao để con diệt được cái tâm mong cầu và tâm chóng đối. Con nhận thấy rằng 2 cái tâm này nó làm con khổ sở rất nhiều. Xin tri ân Sư!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-02-2010

Câu hỏi:

Xin Thay giai dap cho cau hoi sau:
Nhu ly tac y de doi tri phong tam co phai la huong tam ve lai de muc thien tuc la thuc hien Tam va Tu?

Cam on Thay.

Xem Câu Trả Lời »