Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 07-05-2017
Câu hỏi:
Kính Bạch Thầy,
Con là người rất dốt, không hiểu nhiều những từ Hán Việt.
Kính xin thầy giảng dạy sự khác biệt: trí, trí tuệ, trí huệ, trí tuệ bát nhã.
Thành kính cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 17-04-2017
Câu hỏi:
Con kính bạch THẦY,
Con xin THẦY giảng giải cho chúng con thấu hiểu thêm về sự khác biệt giữa Thông Minh và TRÍ TUỆ.
Con thành tâm tri ân.
Ngày gửi: 24-09-2016
Câu hỏi:
Thưa Thầy, trong nhóm bạn cùng tu học của con, có một bạn tâm rất rỗng rang vô sự, rất hiếm khi sân giận hay buồn phiền, và khi học pháp cũng rất hiếm khi có ý kiến chia sẻ gì, mọi người cho là bạn có phước nhưng không có trí tuệ! Tuy nhiên con để ý là bạn ít khi làm điều gì sai lầm và thường làm những việc thiện lành rất đúng chánh pháp.
Trước đây, con không để ý đến bạn này, nhưng thời gian rất gần đây, con nhận thấy hình như con đang tu tập để có được một cái tâm rỗng rang và thái độ bình thản trước mọi việc mọi sự như bạn ấy đang có. Và con thấy băn khoăn, có thể bạn này đã có sẵn một cái tâm rỗng rang vô sự, như vậy bạn ấy sẽ tu tập như thế nào với cái tâm này? Cái rỗng rang vô sự có trí tuệ và không có trí tuệ có thể nhận biết ra sao thưa Thầy? Con xin cám ơn Thầy chỉ dạy.
Ngày gửi: 16-08-2016
Câu hỏi:
Bạch Thầy, thầy cho con hỏi Trí tuệ trong Ngũ lực và trí tuệ phát sanh do Quán có phải là một hay không ạ?
Sadhu Sadhu Lành thay! Con tri ân Thầy!
Ngày gửi: 02-01-2016
Câu hỏi:
Kính thầy, cái tu thứ 5 của Thập độ Ba-la-mật là Trí tuệ. Xin thầy cho biết, muốn có cái độ thứ 5 nầy là phải làm gì, tức là phải làm sao để có trí tuệ? <p>
Con xin cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 28-06-2015
Câu hỏi:
Sư kính, <p>
Hôm nay con có một thắc mắc nhỏ, mong sư giải đáp giúp. Ngày xưa, khi có bạn nào chưa quy y hỏi con về những gì con ngộ được từ việc tu tập, con thường nói hết những gì con cho rằng... hoặc cho là như vậy. Nhưng càng ngày, con càng cảm thấy chẳng có gì để nói. Con không biết việc tu của mình đang tiến hay lùi, nhưng những gì sau khi con hiểu thì hầu như chúng đều tan biến, và vì thế con không thể diễn đạt chúng rõ ràng bằng ngôn ngữ được. Bây giờ, con cho rằng bất kì một pháp nào cũng vô cùng vi diệu, ngôn ngữ không thể diễn tả chính xác được hết và cũng không thể truyền tải trọn vẹn cho bạn bè con hiểu hết được. Hơn nữa, mọi vật đều vô thường, biến đổi, không có gì là chắc chắn cả. Và bản thân con cũng chưa thể gọi là "thấu hiểu trọn vẹn" một pháp nào đó. <p>
Nhưng theo con được biết từ một số băng giảng thì các vị A-la-hán có trí tuệ tự nhiên rất siêu việt và đặc biệt là họ có khả năng giảng pháp sau khi chứng ngộ. Vì thế, con không biết là mình có đang bị đi ngược tiến trình tu tập hay không? <p>
Con xin cung kính đảnh lễ Sư!
Ngày gửi: 20-03-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, xin Thầy hoan hỷ giảng cho con biết thế nào là "tuệ thấy biết sự vật như nó là", muốn được như vậy con phải làm thế nào, hành trì như thế nào ạ?
Con kính chúc Thầy luôn an vui .
Ngày gửi: 09-01-2015
Câu hỏi:
Con chào thầy .
Con cảm ơn lời giải đáp của thầy ạ. Qua câu trả lời của thầy con muốn hỏi là "tuệ hồi khán" đó sao không mau lẹ ngay lúc đó mà phải 1 lúc sau mới phát sinh ạ. Cái đó là do định lực mình yếu hay là cái tuệ đó nó thế ạ. Con xin cảm ơn thầy ạ.
Ngày gửi: 22-11-2013
Câu hỏi:
Kính thưa thầy! <p>
Hôm nay, Con xin trình pháp lên thầy, những điều trình bày sau có gì sai con xin sám hối cùng thầy. <p>
Qua quan sát, Con nhận ra rằng điểm mấu chốt khác biệt giữa thấy biết của tánh biết và ý thức của bản ngã là ở chỗ thái độ nơi thời điểm ban đầu khi tiếp xúc với pháp. Khi có đối tượng ở thân thọ tâm, nếu ta có thái độ bám víu nắm bắt qua khái niệm rồi sau đó tư duy thì lúc đó ta đã bị cuốn trôi từ một ý niệm khởi lên ban đầu nó kéo theo rất nhiều suy nghĩ phải làm thế này, phản ứng thế kia v.v... gây ra phiền não khổ đau. Còn nếu ta có thái độ để yên cho pháp đến đi như chính nó mà không khởi lên ý niệm thì lúc đó ta như trút đi một gánh nặng rất lớn. Điểm khác biệt giữa thấy biết của tánh biết và ý thức của bản ngã là bất kỳ pháp nào xuất hiện thì tánh biết biết rất rõ mà không cố giữ lại. Còn bản ngã rất sợ sẽ quên mất đối tượng nên cố tư duy liên tục để tích lũy sự hiểu biết càng nhiều càng tốt. <p>
Con còn bị mắc kẹt chưa thông ở điểm là: Do còn nhiều tập khí nên có những đối tượng ngoại cảnh hoặc một số pháp bỗng nhiên xuất hiện nơi tâm, chúng cuốn con đi rất nhanh, sau một lúc con mới biết được. Tuy biết, nhưng con rất lúng túng, khó khăn để tỏ thái độ không chạy theo nó nữa. Mong thầy hoan hỷ khai thị giúp con. <p>
Con chúc thầy nhiều sức khỏe. Con xin cảm ơn.
Ngày gửi: 23-04-2013
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, xin thầy cho con hỏi. Muốn đắc được Tuệ phân tích trong thời vị lai chúng ta phải tu tập như thế nào? Và có phải nếu ai muốn phát nguyện cũng được không?
Con xin cám ơn thầy.