loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 144 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nhân quả & nghiệp báo'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 29-08-2018

Câu hỏi:

Kính bạch thầy cho con hỏi với 1 người xuất gia nếu chỉ chuyên tâm niệm Phật tu hành để vãng sanh mà không giúp ích được gì nhiều cho chùa cũng như phát triển Phật pháp thì kiếp sau có bị mang lông đội sừng trả nợ cơm của bá tánh không thưa thầy? Con xin cảm ơn và chúc thầy luôn mạnh khoẻ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-07-2018

Câu hỏi:

Con xin cung kính đảnh lễ Ngài ạ!
Con kính bạch Ngài, con xin phép được hỏi một câu hỏi này ạ: con có một người bạn đồng tu và đã trở thành tu sĩ, vì bị khiếm khuyết về đôi mắt từ lúc còn bé (hiện tượng không cân bằng và thiếu hợp thị giữa hai mắt) nên trong cuộc sống tiếp xúc hằng ngày huynh đệ, hoặc với Phật tử cư sĩ có tâm thiếu tự tin, mặc cảm, theo con được biết thời đại này y học đã tiến bộ nên có thể chữa được bệnh này, kính bạch Ngài bạn con có thể đi điều chỉnh, trị bệnh này có nên không ạ, huynh ấy muốn để trị bệnh nhưng lại sợ can thiệp vào quả dị thục. Kính mong ngài cho con lời khuyên ạ.
Con cung kính tri ân Ngài.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-11-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con xin được hỏi là khi con đọc sách về phát triển bản thân, có 1 cuốn sách tên là Luật Hấp Dẫn (The law of attraction), họ nói đó là quy luật các doanh nhân thường dùng để thành công bằng cách suy nghĩ về cái mình muốn thật nhiều để đạt được mục tiêu. Mà điều đó nó đi ngược lại với Pháp. Vì giống ví dụ trái mít thầy hay nói với tụi con, trái mít chín là sự vận hành của Pháp. Mà nếu đặt trường hợp nếu vận dụng luật hấp dẫn vào đây, là lúc nào mình cũng muốn nghĩ về trái mít chín thì nó thành tham sân si rồi thay vì là tinh tấn tưới nước chăm sóc mỗi ngày, thì đến một lúc ta sẽ có mít chín mà ăn. Xin thầy khai sáng cho con. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-09-2017

Câu hỏi:

Kính bạch thầy con có điều này chưa thông rõ bạch thầy nhận xét chỉ dạy.
Con không hiểu tại sao, do nhân quả, do nghiệp giờ trổ quả hay sao?
Con đã hiểu tứ đế, biết rằng mọi hành động diễn ra xấu hay sai, đúng hay tốt, đều do thái độ nhận thức và hành vi.
Vậy mà giờ con sống trong đời sống tục đế thường nhật này con gieo nhân gì ra quả liền. Con không tạo nhân thì không quả, có những nhân lặp đi lặp lại nhiều lần nhiều lúc con tự hỏi tại sao lại vậy, mình biết là vậy rồi sao không kiểm soát được rồi lại diễn ra như vậy. Con không biết rõ là những điều đó đến với mình là do pháp diễn ra như vậy để cho mình học rõ sự thật bài học giác ngộ.
Hay do duyên nghiệp nhân quả từ nhiều kiếp nhiều đời hay từ trong vô thức giờ cứ tái hiện lại để mình trả hết quả của nghiệp hay bài học của pháp để mình nhìn lại mình điều chỉnh thái độ nhận thức và hành vi để giác ngộ.
Giờ cái não con rất căng thẳng không thông suốt rõ vấn đề giữa đời sống tục đế được mất, thành bại, giàu nghèo, hơn thua này.
Con kính bạch thầy nhận xét chỉ điểm cho con được thông suốt ạ.
Con thành tâm đảnh lễ cảm ơn thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-07-2017

Câu hỏi:

Con xin ảnh lễ Thầy ạ! Thưa Thầy con vừa nghe xong pháp đàm vấn đáp của Thày tại Hà Nội hôm 16/7, có một chút vướng mắc mà con chưa khai thông đươc: Nhân quả có tính giáo dục cao vì vậy người đã giác ngộ giải thoát không còn phải trả nghiệp (vô hiệu nghiệp). Nếu như vậy thì tại sao khi đã giác ngộ hoàn toàn rồi mà Đức Phật vẫn bị bát nạn vẫn bị chửi bới khi đi khất thực hóa duyên. Xin thầy từ bi chỉ dạy cho con thấu rõ.
Con xin tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-07-2017

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy.
Việc gieo nhân nào nhận quả đó là lẽ thường tình. Nhưng trong quả của người này thường có nhân của người khác. Con thấy bình thản nhận quả mà không oán trách người trả quả cho mình, nhưng con thấy buồn và thương cho họ. Vì với con là quả nhưng với họ lại là nhân.
Con cảm ơn Thầy rất nhiều.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-07-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Con đang phải trả quả do mình đã gieo duyên ác xấu trong quá khứ. Đó cũng là bài học của con. Lúc đầu con thấy buồn, khổ nhưng cảm giác đó không liên tục mà đứt đoạn khi con biết đó là quả mình đã gieo nhân từ quá khứ. Tuy nhiên, con vẫn còn nóng vội, mất tỉnh giác khi ứng xử (trong khi tiếp nhận quả) nên lại vô minh và tác thêm nghiệp. Con sợ rằng mọi chuyện xảy ra ngoài tầm kiểm soát của mình dẫn đến gia đình tan nát. Những đứa trẻ vô tội lại bị vạ lây do nghiệp quả của con.
Con thực sự còn rất yếu đuối, nên cần sự cảm thông từ Thầy.
Con xin thành tâm sám hối và đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-05-2017

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,
Con đã được nghe câu này: "Tội từ tâm khởi đem tâm sám. Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu".. câu này có phải là một sự nguỵ biện của tâm không? Tội đã gây như là nhân đã gieo thì phải nhận quả mới đúng chân lý luật nhân quả. Con lại nghĩ đã gieo rồi thì hãy lấy tâm bình thản mà nhận lấy quả. Còn nếu đem tâm sám để tội được tiêu thì tâm sám thế nào đây có phải nói đến Tánh Không trong đạo Phật chăng. Kính mong thầy chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-04-2017

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,
Con đang thắc mắc về nhân quả và nghiệp báo, có phải chúng là một không, mong thầy giúp con sáng tỏ.
Kính thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-04-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con không định viết thư trình pháp. Nhưng điều con thấy ra có ý nghĩa quan trọng nên nhân tiện con muốn chia sẻ trải nghiệm mà con đã thấy với đạo hữu.
Với những người không có tu tập thì không có gì phải bàn. Nhưng với những ai đang đi trên con đường trở về với pháp thì nhân quả là vấn đề mà ai cũng phải đối mặt.
Bản ngã nơi mỗi người có qui luật để hình thành nó, mỗi người sinh ra trong cuộc đời này khi biết nhìn lại chính mình thì trời ơi nơi nội tâm này đầy đủ tham lam, sân hận, si mê, tà kiến, ngã mạn… Hãy đừng trách mình vì trong quá khứ ở nhiều đời kiếp trước chúng ta đã từng ác và rất ác, đã từng tham và rất tham cho nên đã nuôi lớn cái bản ngã tham sân đến như vậy. Trong cuộc sống hiện tại từ trong gia đình cho đến bên ngoài xã hội những nơi mà có quan hệ mật thiết về lợi ích sinh tồn như chỗ làm việc, khách hàng,… gần như rất khó có thể tìm ra được những người tử tế, ngay cả môi trường tu cũng vậy.
Ở bên trong mỗi người thì tham, sân, si, bất an, sợ hãi. Ở bên ngoài thì cũng là hiện hữu những bản ngã như vậy. Muốn thoát ra khỏi sự tệ hại này thì phải làm sao và thoát khỏi là thoát đi đâu mới được. Con xin trình bày điều con muốn chia sẻ:
1. Rõ ràng mình đã từng ác, từng tham thì nay vui vẻ kham nhẫn với những điều bất như ý đó là trả nghiệp. Nợ thì trả, thiếu nợ hoài làm gì, trả đi cho nhẹ lòng.
2. Giải thoát là giải thoát ngay trên thân, thọ, tâm, pháp nơi mỗi người. Khi mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh và ý thức biết được thực kiện đang diễn ra thì tiến trình tâm diễn ra và kết quả là tham sân khởi lên hay bất an, sợ hãi khởi lên… rõ ràng một người biết tu tập thì đâu ai muốn. Nhưng dù muốn hay không thì tiến trình tâm này cũng sẽ tự động diễn ra. Người không biết tu tập gì cả thì tiến trình tâm này điều khiển họ đến hết cuộc đời ngắn ngủi. Người biết tu tập thì chỉ cần quan sát lại sự hoạt động của nó, mà nguyên lý cốt lõi là chỉ có thấy. Nếu chỉ có thấy thì cái thấy sẽ phát huy và cái thấy sẽ tự động thấy từ thô đến vi tế cho đến tri kiến thanh tịnh.
Cái thấy nơi mỗi người chính là giới, định, tuệ tự tánh. Với cái thấy tự nhiên vô tâm mà đi vào cuộc đời thì chính những cái bất như ý đến là đang giúp cái thấy phát huy đi đến chỗ rỗng lặng trong sáng, giúp phá đi cái bản ngã ảo tưởng cùng với tiến trình hình thành nó. Con đường ngắn nhất vẫn là con đường thẳng. Pháp gì đến thì học bài học từ pháp ấy để thấy ra cái bản ngã nó đau khổ như thế nào, nó bất mãn như thế nào, nó ngã mạn như thế nào… cho đến khi không còn ngũ uẩn nữa thì đó là giải thoát nhưng cũng chỉ là trên thân, thọ, tâm, pháp này mà thôi.
Thưa thầy do có nhiều người than phiền với con về sự bế tắc trong đời sống và con viết cho những ai cần và con cũng viết cho chính con để tự nhắc nhở mình.
Con luôn nhớ ơn thầy. Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »