Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 05-05-2015
Câu hỏi:
Con xin hỏi Ngài về giới. <p>
Lúc trước con có xuất gia gieo duyên, con phạm giới tăng tàn, sau đó về nhà xa thăm gia đình, xả y trước bàn Phật. <p>
Con xin hỏi Ngài là:
Con xả y vậy có hợp lễ không?
Nếu con xin thọ giới samanera lại được không? <p>
Cảm cảm ơn ngài.
Con xin thành kính đảnh lễ Ngài.
Ngày gửi: 20-02-2015
Câu hỏi:
Kính bạch Sư, con có xem chương trình đàm luận Phật Pháp online, tình cờ có nghe một vị Sư nói là có những nghề nghiệp không nên làm ví dụ như buôn bán rượu bia chất say, nuôi súc vật đem bán lấy thịt, buôn người, nghề ca hát... <p>
Mấy nghề kia thì con hiểu nhưng riêng nghề ca hát thì con chưa hiểu rõ cho lắm. Con thỉnh thoảng khi rảnh cũng có chơi nhạc cụ liên quan đến âm nhạc như thế có ảnh hưởng gì đến việc thực hành thiền không thưa Sư? mong Sư khai sáng thêm cho con. <p>
Con xin cảm ơn và kính chúc Sư năm mới dồi giàu sức khỏe.
Ngày gửi: 09-02-2015
Câu hỏi:
Kính Sư, con xin đem hết lòng thành kính đảnh lễ Sư. <p>
Xin Sư cho con được hỏi, trong việc giữ năm giới của người Cư Sĩ, khía cạnh Tục đế và Chân đế. Thí dụ như giới "không nói dối", nếu nói dối để cứu người có được không? <p>
Hay vợ chồng chỉ là qui ước thế gian, nếu sống không có hạnh phúc, tin yêu và kính trọng lẫn nhau thì có nên ly dị để đường ai nấy đi, tạo điều kiện để giữ giới và bảo vệ thân mạng, huệ mạng của mỗi người? <p>
Hay giới "không trộm cắp", một ông chủ giàu có, thuê mướn bóc lột nhân công trả lương rẻ mạt, công nhân trong lúc làm nếu có lén lấy tiền thì bị xem như phạm giới trộm cắp, nhưng thật ra chính ông chủ ấy mới là người phạm tội trộm cắp (vì của cải vật chất tạo ra một phần lớn là thuộc về người công nhân). <p>
Con kính xin Sư chỉ dạy.
Con kính tri ân Sư.
Ngày gửi: 02-02-2015
Câu hỏi:
Kính Bạch Thầy!
Con xin đảnh lễ thầy! <p>
Con rất muốn thọ trì bát quan trai giới, nhưng con còn vướng bận công việc hằng ngày. Xin thầy hướng dẫn cho con cách thức để mình tự thực hành với ạ. Con xin cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 11-01-2015
Câu hỏi:
Kính thưa Sư Ông, <p>
Trong cuộc sống khi nào thì chúng con nên giữ giới chế định, khi nào thì không cần ạ? Khi nào thì cần dùng pháp môn phương tiện, khi nào thì không cần ạ? Giả sử khi tâm tham nổi lên mạnh mẽ mà con không đủ định tĩnh, sáng suốt để lặng yên quan sát thì con có nên dùng pháp môn phương tiện để đè nén tạm thời không ạ? Vì nếu không đè nén thì con sẽ bị cuốn trôi. Nhưng nếu đè nén các tâm bất thiện vào vô thức thì con lại mất đi cơ hội để học ra bài học giác ngộ từ đó. Đây là điều con băn khoăn đã lâu, xin Sư Ông khai sáng thêm cho con. Con xin cảm tạ và đảnh lễ Sư Ông từ xa.
Ngày gửi: 12-12-2014
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ sư. Con có những điều chưa rõ trên đường tu học. Kính xin sư giải thích cho con: <p>
1- Nếu tu theo phép chỉ có cái Biết quan sát mọi sự mọi việc đến rồi đi thì GIỚI (sát, đạo, dâm, vọng) trong đạo Phật có cần đề ra và tuân thủ không? <p>
2- Con thấy vọng tâm cứ sinh, diệt rồi lại sinh. Nếu không dùng cách để ngưng dứt mà chỉ Biết thì biết bao giờ tâm mới được an? <p>
3- Mỗi người nhìn mọi sự mọi việc theo lăng kính riêng của mình. Họ bị chi phối bởi giống loài, giới tính, nghề nghiệp, học thức, địa vị xã hội, tuổi tác. Như vậy con thấy vẫn còn chưa nhìn và sống bằng sự thật, do đó vẫn còn như trong mơ. <p>
Thành tâm kính xin sư giải đáp và dạy cho con cách làm sao để được nhìn vạn vật bằng cái nhìn chơn thật và sống với tánh giác vốn có. Con mong sư luôn khỏe mạnh. Kính thư.
Ngày gửi: 17-03-2014
Câu hỏi:
Thưa Thầy,<p>
Phòng con có nhiều bánh nhưng nó sắp hết hạng rồi. Tuy buổi chiều con không đói bụng, nhưng nghĩ nếu để đến ngày mai thì bánh hư đi, nên con ăn cho xong. Nhưng rồi con lại bị phạm giới ăn sái giờ. Chọn ăn thì bị phạm giới cũng mang tội, hoặc chọn giữ giới mà vứt bánh vô thùng rác thì cũng mang tội. Dù chọn trong một cái nào cũng bị tội. Thiệt là kẹt ghê.<p>
Ngày gửi: 03-03-2014
Câu hỏi:
Kính thưa thầy! <p>
Đã lâu con không có câu hỏi nào để hỏi thầy, vì con hằng tự quan sát và rút ra bài học hàng ngày. Có gì cần học hỏi thêm thì con thường vào trang Web này nghe lại pháp thoại, đọc mục hỏi đáp từ thầy và các đạo hữu. Nói chung từ khi thực hành thiền không phương pháp con đã ít đọc, học theo các sách và bài viết của các bậc thiện tri thức khác, con thấy tâm được an lành, nhẹ nhõm, bớt sân hận (điều này trước kia con đã hỏi thầy). <p>
Hôm nay con có điều này cần chia sẻ với thầy là: Con học được bài học từ việc lạm dụng uống rượu (con biết là đã phạm một điều cấm của người con Phật đã quy y Tam bảo). Vâng thầy ạ, thường ngày con rất chú ý điều này, nhưng vì con đang công tác, ở môi trường thường phải tiếp khách, cũng như khi giao lưu với bạn bè cùng học, giao lưu với họ hàng khi có đám cưới, đám giỗ, hội làng v.v... nên khi tiếp xúc nếu con nói không uống được (lí do là bị bệnh chẳng hạn) thì lại mắc vào điều nói dối nên con thường phải uống (lúc đó con quan sát tâm con nhận biết bị giằng xé, nghi hoặc...) và thường con tự chủ động cho mình uống "vừa đủ". <p>
Nhưng thưa thầy, làm sao "vừa đủ" được khi có những cuộc xung quanh con toàn là "bợm nhậu" hoặc "bên A". Con không thể nói mình bị bệnh, càng không thể nói mình đã quy y Tam Bảo nên không uống rượu, kể cả những bạn hữu thân thiết của con nữa (vì trước kia khi con chưa quy y con vẫn uống mà!). Nên hôm vừa rồi con bị say rượu (do bị ép quá) con đã được bài học và con đã thấu hiểu vì sao Đức Phật đưa ra điều cấm uống rượu và các chất say. <p>
Vâng thưa thầy, con xin hỏi: hiện tại con nên vẫn uống rượu (uống ít thôi) và vẫn phải học ra những bài học của mình để điều chỉnh nhận thức, hành vi. Hay có thái độ dứt khoát từ bỏ rượu để tiếp tục được học các bài học khác: bài học về quan hệ xã hội, quan hệ bạn bè, quan hệ họ hàng, làng xã...? <p>
Con hỏi thầy đã dài. Con cám ơn thầy đã đọc và xin thầy chỉ cho con.<p>
Ngày gửi: 13-11-2013
Câu hỏi:
Vì cuộc sống, nên con làm việc cho 1 cửa hàng bán cá. Công việc của con là khách tới mua, chọn cá xong con sẽ bắt đập đầu, làm sạch sẽ rồi giao cho khách. Con không thể chọn nghề khác được vì công việc đang ổn định và phải nuôi sống gia đình nữa. Toàn bộ quá trình giết cá như vậy con là người thụ động về tâm nhưng hành vi lại là người trực tiếp giết. Vậy trong trường hợp này, có tạo thành nghiệp và quả của nghiệp sát sanh không?
Ngày gửi: 14-10-2013
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, <p>
1- Con thường đến một chùa nọ tu tập mỗi tuần. Con biết được quí Tăng chúng trong chùa đó có chuyện xích mích, bây giờ không còn hòa hợp với nhau. Thưa thầy, con có nên tiếp tục đi chùa đó nữa không? Mỗi lần quí thầy lên giảng pháp thường khuyên Phật tử phải sống hòa hợp với nhau, nay quí thầy có chuyện bất hòa không giải quyết để sống hòa hợp được làm con thấy mất lòng tin. Xin thầy cho con lời khuyên. <p>
2- Trong giới luật nhà Phật, người Phật tử không được nói lỗi một vị tu sĩ phải không thầy? Nếu phải, thì tại sao vậy thầy, một vị tu sĩ cũng là một chúng sanh phàm phu đang tu tập như tất cả các cư sĩ Phật tử khác thôi. <p>
3- Tâm của người nói lỗi, phê bình hay chỉ trích người khác là tâm ngã mạn, phải không thưa thầy? Xin thầy hướng dẫn chúng con tu tập pháp gì để chuyển hóa tâm ngã mạn này. <p>
Con cảm ơn thầy rất nhiều. Con kính chúc thầy luôn được khỏe mạnh, bình an.