Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 04-01-2014
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, con thường theo dõi mục hỏi đáp và các bài giảng của thầy, nhờ vậy mà con gỡ bỏ được rất nhiều những trói buộc về nhận thức giác ngộ. Có một số điểm con còn băn khoăn, xin thầy từ bi chỉ dạy: <p>
1. Phật thường nhắc đến KHỔ. Vậy KHỔ trong KHỔ ĐẾ và trong "VÔ THƯỜNG - KHỔ - VÔ NGÃ" có gì giống và khác nhau hay không? <p>
2. Con có nghe một vị giảng về Phật ngôn: "Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường". Theo vị đó thì, pháp hữu vi là tất cả các hoạt động như đi, đứng, ăn, mặc... Theo con hiểu thì tất cả mọi pháp xuất phát từ động cơ hữu ngã thì là pháp hữu vi. Nếu không có bản ngã phía sau thì là pháp vô vi. Con không rõ con hiểu như vậy có đúng không ạ. <p>
Con thành kính đảnh lễ thầy, mong chư thiên hộ trì thầy luôn dồi dào sức khỏe ạ.
Ngày gửi: 23-11-2013
Câu hỏi:
Kính thưa thầy! <p>
Con rất đồng cảm với câu hỏi của Anh/chị gửi ngày 22-11-2013. Con cũng đã trải qua cảm giác lo âu, sợ hãi, đau khổ và bế tắc trong cuộc sống. Con cũng điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Cơ duyên may mắn, con đến được với pháp tu của thầy. Qua những bài giảng của thầy trong mục pháp thọai của trang web, con đã nhìn thẳng vào nỗi khổ của mình và con phát hiện ra rằng những lo âu sợ hãi trong con bây giờ nó xuất phát từ một cái nhân bị tổn thương tâm lý trong quá khứ. Từ một khái niệm được hình thành ban đầu ấy, nó bám lấy con, nó bắt con lúc nào cũng suy nghĩ về nó. Con càng suy nghĩ thì nỗi đau ấy càng lớn và dường như không còn lối thóat. Qua đó, con cũng phát hiện một điều rất quan trọng là khi có những đau khổ xuất hiện thì cái ta lý trí liền muốn dẹp chúng đi nhưng tận sâu thẳm trong tâm hồn mình, ta lại muốn nắm giữ cái nhân đó không muốn buông chúng ra (muốn bỏ mà không buông). Do nỗi đau chất chồng qua nhiều năm đã trở thành uẩn, để buông xuống ngay thì rất khó nên bây giờ mỗi lần nó nổi lên con cứ để yên cho nó tự do họat động, không can thiệp, không thêm bớt thì con cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều. <p>
Con không biết nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm lo âu của Anh/chị là gì, con chỉ có lời góp ý dành cho Anh/chị là hãy nhìn thẳng vào nỗi khổ của mình để tìm ra cái gốc, cái nhân gây bệnh và mỗi khi chúng nổi lên thì hãy trọn vẹn với nó, không dẹp bỏ, không can thiệp, không thêm bớt. Mong rằng những chia sẻ của con có thể giúp ích cho anh/chị nào đã đặt câu hỏi ngày 22-11. Con thành tâm tri ân thầy. Con chúc thầy nhiều sức khỏe.
Ngày gửi: 12-10-2013
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, <p>
Trước hết con xin đảnh lễ thầy với lòng biết ơn sâu kính nhất của con. Nhiều tháng qua con thường lên mạng, nghe, đọc và học được rất nhiều điều trên trang web của thầy, thật là hữu ích cho chúng sanh thời nay. Điều vi diệu nhất đối với hoàn cảnh của con qua cách giảng giải của thầy là thấy cả hai mặt của cuộc đời đều có lợi ích cho mình. Sự buông xả này thật là hay quá, nó như là trút bỏ được ngàn cân, làm cho con lại nhớ đến tinh thần bất nhị của Ngài Duy Ma Cật, đúng là khi tâm không phân biệt thì chẳng có gì để nói cả. Trong cuộc sống hàng ngày con cố gắng nhớ những gì học được đem vào ứng dụng, có khi được có khi không, khi thì nhớ, khi thì quên, nhưng quên rồi lại nhớ, càng nhớ con càng nhận ra lòng tham của chúng sanh thật là vô đáy thầy à, nó chẳng mỏi mệt và biết đủ đâu, con tự hổ thẹn với chính mình. Con xin thầy từ bi chỉ dạy rõ thêm để giúp con vượt khổ ở đời.
Ngày gửi: 28-09-2013
Câu hỏi:
Thưa Thầy. <p>
Khi một người bị lưỡi dao làm bị thương có hai trường hợp xảy ra khiến cho người không cảm thấy đau đớn đó là: hoặc là lưỡi dao chém vào cơ thể quá sắc, quá ngọt khiến không kịp cảm giác đau, hoặc do công phu của người bị thương đạt đến mức có thể tự điều phục xem vết thương ấy như không có! <p>
Cũng vậy, khi một người bất chợt có sự đổ vỡ lớn và hụt hẫng trong lòng mà họ vẫn rất tỉnh không đau khổ thì có thể giải thích như trường hợp vết thương thể xác không ạ? <p>
Nếu có tồn tại sự kiềm chế trong tâm người ấy thì không bàn ở đây vì đó cũng là cách ứng xử tốt trong cuộc sống.
Tuy nhiên nếu khả năng không có sự kiềm chế thì sự xả ly nhanh chóng thoát khỏi mọi sự đau khổ ràng buộc khiến trở nên tỉnh táo như vậy có thể nào tồn tại trong một người có đời sống thiên về tình cảm chăng hay chỉ người có "máu lạnh" mới làm được? <p>
Con thành kính tri ân Thầy.
Kính chúc Thầy ngày cuối tuần an lành.
Ngày gửi: 09-07-2013
Câu hỏi:
Kính thưa thầy,<p>
Trước đây, con đau khổ. Con hướng về Phật pháp, nghe bài giảng của các thầy, với mong muốn là hết đau khổ. Trong thâm tâm con vẫn có mong cầu là mọi việc suôn sẻ, may mắn hạnh phúc đến với mình. Nhưng nay, nghe và đọc sách của thầy (đặc biệt là bài giảng "Ý nghĩ 3 loại khổ và 8 pháp thế gian"), cái nhìn của con lại có thay đổi 1 chút, dường như con không còn sợ đau khổ nữa, vì có những đau khổ tự nhiên thì nó cần thiết để mình sửa lại nhân. Điều mình cần chỉnh là khổ do "cái ta ảo tưởng" dựng lên. Con mới "nhìn ra" chỗ này. Con xin trình với thầy.
Ngày gửi: 01-05-2013
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con vừa đọc câu hỏi của một Phật tử viết ngày 30/4 về đau khổ. Con thấy đó cũng từa tựa thắc mắc của con. Khi mà mình làm nhiều phước quá như bố thí cúng dường, quả báu là giàu sang sung sướng, thì lúc đó mình lại rượu, hút, ăn chơi... như các hoàng tử, công chúa, tài tử bên này. Trong khi đó thì khổ đau rất cần thiết cho giác ngộ, giải thoát. Trong gia đình con và những người quen có quá nhiều phước báu hữu lậu nên cũng có những tật bệnh như vậy, thưa Thầy. Con xin cám ơn Thầy chỉ dạy cho con thêm.
Ngày gửi: 27-04-2013
Câu hỏi:
Thưa Thầy! Con có một tính xấu, hay một thói quen xấu. Con đã cố gắng bỏ nó, đã hứa với mình là sẽ không làm vậy, đã sám hối nhiều lần, con cũng đã thấy được sự nguy hại vô cùng của nó nhưng con vẫn theo thói quen mà lập lại sai lầm, xin Thầy giúp con! Con xin cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 02-01-2013
Câu hỏi:
Con xin chào thầy ạ!<p>
Được phước duyên lành con được biết chùa Bửu Long, được gặp thầy, được nghe thầy giảng đạo, con vui và sung sướng lắm. Hôm nay, không biết tại sao lòng con buồn lắm thầy ạ. Con càng lắng đọng, càng để mọi chuyện xảy ra theo Pháp đang là thì lòng con lại càng đau đớn bấy nhiêu. Trong biển người rộng lớn này, hai người gặp nhau, có tình cảm với nhau đó đã là duyên rồi phải không thầy? Nhưng sao Pháp không cho họ đến với nhau, sao họ có duyên mà không có phận hả thầy? Trong những ngày cuối năm như thế này, mọi người đều vui vẻ, hạnh phúc bên nhau thì con lại cô đơn, trống trải vì lời chia tay với lý do không hợp nhau. <p>
Thầy ơi, con không muốn tùy duyên thuận pháp nữa, có lẽ con yêu quá nhiều dẫn đến ngu muội, vì vậy mà con muốn đấu tranh, muốn chống lại Pháp đang là được không thầy? Giờ trong đầu con cứ nghĩ ngợi, những kỉ niệm cứ gợi về, nó ảnh hưởng tới công việc và học hành của con nhiều lắm. Con mong thầy đừng khuyên con sáng suốt, định tĩnh, trong lành, chắc con làm không được đâu thầy ơi! Con biết con sai, cãi lời thầy. Nhưng giờ con không biết phải làm sao để con có thể quên thầy ạ!
Ngày gửi: 31-12-2012
Câu hỏi:
Con chào sư ông, hôm nay con vô tình đọc được một câu nói của thiền sư Achan Cha làm con nảy sinh thắc mắc, mong sư ông giải thích giúp cho con, câu nói ấy như thế này:<p>
"Đức Phật nói rằng bậc giác ngộ là người đã xa lìa phiền não. Điều đó không có nghĩa là họ chạy trốn phiền não. Họ chẳng bao giờ làm như thế cả. Phiền não vẫn nằm đấy. Đức Phật so sánh điều này với lá sen trong hồ nước. Lá sen và nước cùng có mặt. Lá và nước tiếp xúc với nhau nhưng lá không ướt. Nước có thể ví như phiền não và lá sen là tâm giải thoát. Tâm của người hành thiền thì không chạy đây đó. Nó nằm yên tại một chỗ. Khi tốt và xấu, hạnh phúc và đau khổ đến, người hành thiền chỉ đơn thuần nhận biết mà không để chúng thấm ướt tâm. Nói cách khác người hành thiền không dính mắc vào cái gì cả." (Thiền sư ACHAN CHA)<p>
Câu làm con thắc mắc ở đây là: "Đức Phật nói rằng bậc giác ngộ là người đã xa lìa phiền não. Điều đó không có nghĩa là họ chạy trốn phiền não. Họ chẳng bao giờ làm như thế cả. Phiền não vẫn nằm đấy." <p>
- Con được biết là đức Phật có danh hiệu là Araham - người đã diệt sạch mọi phiền não trong tâm và cả tiền khiên tật trong quá khứ, nhưng ở đây tại sao vị thiền sư này nói "phiền não vẫn nằm đấy" là sao con không hiểu?<p>
- Và vị ấy còn so sánh phiền não như nước và lá sen trong hồ, nước và lá sen cùng có mặt, cùng tiếp xúc với nhau nhưng nước không làm ướt lá sen". Có phải là ở đây ý của vị thiền sư này muốn nói là Đức Phật vẫn không tránh khỏi phiền não (phiền não vẫn khởi lên), nhưng phiền não vẫn không làm ảnh hưởng đến tâm giải thoát của ngài => Đức Phật vẫn còn phiền não?<p>
Con xin cám ơn sư ông, mong sư ông giải tỏa thắc mắc nghi ngờ trong tâm con!
Ngày gửi: 13-11-2012
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, con có một chuyện không biết phải làm sao, con kính mong thầy chỉ dẫn cho con. <p>
Trước kia con cũng có gia đình, có hai đứa con và đã chia tay. Con tự hứa với bản thân là sẽ không bao giờ đi vào con đường tình cảm nữa. Con sẽ ở vậy để lo lắng cho hai con. Con cũng không ăn chay niệm Phật thường xuyên, chỉ biết đi chùa cầu nguyện. <p>
Thời gian trôi qua, bỗng dưng con gặp một người. Người này ăn chay niệm Phật và thường xuyên đi tu ở đạo tràng. Con đã theo người này, ăn chay tụng kinh niệm Phật. Lúc đó con không nghĩ mình và người này sẽ phát sinh tình cảm. Nhưng chuyện đó đã xảy ra và bây giờ tâm con không thể nào ổn định được. Con đã hết lòng yêu thương người này. Nhưng con cũng đã phát hiện người này không phải chỉ có mình con. Không hiểu sao con vẫn tha thứ và càng ngày lại càng yêu nhiều hơn.<p>
Thưa thầy, có nhiều khi con rất mệt mỏi, mệt đến nỗi con muốn buông tay, nhưng con đã không làm được. Tâm con bây giờ không thể nào yên tĩnh được. Lúc nào người này quan tâm chia sẻ với con thì con thấy vui vẻ bình yên, làm việc thông suốt. Những lúc con phát hiện họ nói dối, con lại như người mất trí và bây giờ con lại luôn nghi ngờ về những hành động của họ. <p>
Thưa thầy, có phải đây là nghiệp chướng của con không? Con phải làm sao để tĩnh tâm, để bình yên, chứ con đang đau khổ lắm. Con không thể làm được việc gì, con luôn nghĩ đến người này. Xin thầy giúp đỡ, chỉ cho con cách nào để con có thể bình yên trở lại. Con xin chân thành cám ơn thầy. A-di-đà Phật.