Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 04-05-2022
Câu hỏi:
Con kính bạch trên Sư Ông,
Con thấy một cuốn sách Phật học có dẫn ra một ví dụ như thế này: "Trái xoài không nằm ở đâu trong cây xoài cả! Cũng không ai biết trái xoài sẽ mọc chỗ nào trên cành; nhưng tùy thuộc thời gian, ánh sáng, thời tiết, ảnh hưởng của nhiệt độ, tinh tú, mặt trời, mặt trăng, quả đất làm cho trái xoài có mặt. Nó sẽ hiện hữu đúng lúc, đúng thời mà không có cái gì trong thân cây xoài tàng trữ nó. Nghiệp cũng là như thế, tâu đại vương!"
Thoạt nghe câu này hơi mâu thuẫn với lời dạy rằng: "tất cả những yếu tố tự nhiên đều đã có sẵn nơi mình". Con có thể trực giác phần nào được là ví dụ trên muốn nói không có một thành phần trường cửu nào nơi thân-thọ-tâm-pháp chứ không phải nói đến cái "tánh chất" sẵn có trong tâm. Nhưng con vẫn còn thấy mơ hồ, nên con xin Sư Ông cho con vài lời chỉ giáo để phân biệt minh bạch hơn ạ.
Con kính chúc Sư Ông trường thọ!
Ngày gửi: 30-04-2022
Câu hỏi:
Kính thưa thầy!
Từ xưa tới nay, xã hội rất đề cao chữ Đức trong cuộc sống, trong sinh mệnh như Đức năng thắng Số hay nhất Đức nhì Mệnh ba Phong thuỷ...
Con tìm hiểu thì thấy có định nghĩa trên Wiki như thế này ạ!
Đạo đức theo Kinh Dịch
Đạo (道) theo quan niệm của người xưa là con đường, là năng lực phổ biến điều hành mọi sự, mọi sự vận động và biến hóa không ngừng của vạn vật và sự việc quanh ta. Đạo trong Kinh Dịch đặt trên nền tảng thiên kinh địa nghĩa: trật tự xã hội phản ánh trật tự vũ trụ. Không có một đấng tối cao nào có thể tùy tiện ban phúc giáng họa mà chỉ còn các nguyên lý vô ngã Âm Dương, ngã 我 = tôi, vô ngã = không có cái tôi, mà theo ngôn ngữ hiện đại được hiểu là quy luật khách quan. Nói một cách khác theo ngôn ngữ của chúng ta ngày nay thì Đạo là quy luật xảy ra xung quanh ta không tùy thuộc vào ý nguyện cá nhân của bất cứ ai.
Đức 德 là hiểu Đạo. Đức là mức độ tập trung của Đạo ở một con người. Nói theo ngôn từ ngày nay Đức là trình độ năng lực nắm vững và vận dụng quy luật. Trình độ cao bao nhiêu thì Đức dày bấy nhiêu.
Thánh nhân là người có Đức. Theo cách hiểu ngày nay thánh nhân đơn giản chỉ là "người có trình độ" nắm vững được sự vận động khách quan của quy luật, kể cả quy luật tự nhiên lẫn quy luật xã hội.
Một khái niệm khác về Đạo Đức là Đức Hạnh.
quẻ Bát Thuần Khảm - Lời tượng viết: nước chảy không ngừng là hình tượng của quẻ tập Khảm. Người quân tử lấy việc rèn luyện năng lực thực hiện làm trọng.
Tượng Viết: Thủy tấn chí, tập khảm, quân tử dĩ thường đức hạnh, tập giáo sự. 象曰: 水洊至, 習坎, 君子以常德行, 習教事.
Hành 行- Một âm là hạnh - đức hạnh.
Như ở trên đã trình bày, năng lực là đức 德, khi thi hành gọi là hạnh 行. Chữ hạnh 行 này cùng một chữ với hành của hành động 行動.
Như vậy, Đạo có thể là Tánh biết, Đức chính là Hành vi và Nhận thức. Một người sống với tâm trong sáng chính là người Sống có Đạo đức!
Xin thầy chỉ bảo! Con cảm ơn thầy!
Ngày gửi: 20-04-2022
Câu hỏi:
Dạ con chào Thầy,
Khi con mới biết đến Phật pháp, có người từng nói với con rằng, làm nghệ thuật mà kích động tinh thần của quần chúng, làm người ta chìm đắm trong cảm xúc cũng là tạo nghiệp. Con tới giờ vẫn chưa hiểu nghệ thuật chân chính theo đạo là gì ạ, những cái đẹp cái hay làm cuốn hút giác quan thì có phải đều tạo nghiệp không ạ? Bạn con làm kiến trúc sư, người kia cũng nói là xây những ngôi nhà đẹp cũng làm lòng dục của người đời tăng trưởng. Có những khi con muốn sáng tạo điều gì đó, con lại không biết mình có đang kích động cảm xúc của người khác không, có tạo nghiệp không.
Con xin Thầy khai thị cho con ạ, con thành kính tri ân những bài pháp thoại gần gũi, giản dị của Thầy đã khai tâm cho con trên con đường tu học.
Ngày gửi: 15-04-2022
Câu hỏi:
Thua Thay! Con xin co cau hoi ve nguyen ly thai do tu tap a!
1. Neu chay tron phien nao thi khong sinh tri tue, nhung neu doi dien phien nao thi bi suy nhuoc than kinh. Con chua hieu ro cau noi "phien nao tuc bo de" co lien he the nao voi loi khuyen cua Thay "khong nen de tam roi vao tinh trang qua cang thang", con thay co su kho khan khi thuc hanh ma khong bi cang thang a!
2. Neu biet do la phien nao thi nen chay cho xa chu khong nen dinh mac, neu khong phai duyen nghiep thi khong can phai hoc, de giu tam thanh tinh, con hieu vay co dung khong Thay?
Con xin cam on Thay!
Ngày gửi: 02-04-2022
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy!
Con xin hỏi về vô hiệu nghiệp. Con có nghe một số bài giảng có đề cập việc khi tu tập đã chứng ngộ Niết-bàn sẽ được vô hiệu nghiệp làm cho một số người nghĩ rằng cứ làm bất thiện đi rồi sau này giác ngộ thì tất cả sẽ được “vô hiệu hoá” hết. Con kính mong Thầy dạy rõ hơn về vô hiệu nghiệp để chúng con tránh khỏi sự hiểu lầm này ạ!
Con thành tâm tri ân và kính nguyện Thầy an lành.
Nam mô Phật!
Ngày gửi: 25-02-2022
Câu hỏi:
Thưa thầy,
Con không biết những điều con hỏi như thế này có quá riêng tư và con cần phải tự thấy ra không, mà con cứ mãi loay hoay trong nhiều năm nay chưa thoát được nên hôm nay con xin phép được trình thầy.
Con có một cậu con trai năm nay 11 tuổi nhưng rất hay nói đến chuyện chết, chiều nay là đỉnh điểm của việc này khi hai chị em chơi đùa cãi cọ nhau, con trai con tức giận với chị rồi về mắng mẹ, con đang đau ốm vì covid lại thêm nghe những lời mắng mẹ vô cớ đã không kìm được mình mà tát cho con mấy cái. Thế thôi mà con trai con lao ra balcon định nhảy xuống lầu, con kéo được lại thì mất gần cả buổi chiều vật lộn ôm và trói bạn ấy vẫn chưa bình tĩnh lại, vẫn luôn miệng đòi chết. Con biết mọi chuyện con đang gánh chịu lúc này là nghiệp quả không phải chỉ ở hành vi của mình ngay lúc này mà từ khi con bắt đầu nuôi dạy con mình, và còn trước đó từ nhiều kiếp. Nhưng thầy ơi, con phải làm gì để giảm bớt những nghiệp quả như thế này, để con có thể sống an ổn cùng con trai mình? Con đã sám hối, đã một lòng quán xét để thay đổi mình mà sao không thoát được những nghiệp quả này thầy ơi.
Con xin lỗi nếu làm phiền thầy và các bạn đồng tu vì câu chuyện riêng của mình, mà lúc này con cần một sự san sẻ quá.
Ngày gửi: 20-02-2022
Câu hỏi:
Thưa Thầy!
Con Thành Kính đảnh lễ tri ân Thầy từ xa.
Con đã làm theo lời Thầy là giữ Chánh Niệm Tỉnh Giác và con đã thấy được chỉ cần mình mất Chánh Niệm Tỉnh Giác một vài phút là bị tha lực nhảy vào khống chế ngay trong bộ não của mình. Con đã phân biệt được khi nào mới thật là mình và chỉ có luôn giữ Chánh Niệm Tỉnh Giác mới thoát ra được sự khống chế của tha lực.
1/ Nhưng khi họ không khống chế được mình để mình làm theo ý họ thì họ lại phá người nhà mình, phá công việc của mình, tai bay vạ gió cứ đến liên tục. Khi bị như vậy thì chúng con phải làm thế nào để cho vấn đề này được giải quyết triệt để ạ?
2/ Sự tác động xấu như vậy có thể là sự xui xẻo mà không phải là nhân quả không ạ?
3/ Khi một người tu đúng Chánh Pháp và có một chút kết quả thì hay bị những người ở cõi vô hình quấy phá ngăn cản có đúng như vậy không ạ?
Con Xin Thầy hoan hỉ chỉ dạy!
Con Thành Kính đảnh lễ tri ân Thầy!
Ngày gửi: 19-02-2022
Câu hỏi:
Thưa sư ông, con chưa hiểu thế nào là ý nghiệp. Có phải là khi anh bạn đánh con, con khởi lên ý nghĩ sân hận muốn đánh lại anh bạn này, nhưng một lúc sau con sẽ quên đi ý nghĩ đó. Vậy cái ý đánh anh bạn trước đó sẽ tồn tại và khi đủ duyên con sẽ đánh anh trong một lúc nào đó, có thể kiếp này hoặc các kiếp sau có phải không sư ông?
Ngày gửi: 08-02-2022
Câu hỏi:
Con kính thưa Sư! Khi một người bị bệnh ung thư là do bị ác nghiệp phải không ạ? Con có nghe một số bài giảng nói là khi một người thành tâm niệm Phật cũng có thể chuyển hóa được bệnh ung thư và có người đã thành công. Nhưng con cũng thấy có những trường hợp người tu hành đức cao vọng trọng được trời người quý kính vẫn không chuyển hóa được ác nghiệp do bệnh ung thư? Con mong Sư giải đáp cho con được rõ. Con xin thành kính đảnh lễ Sư!
Ngày gửi: 04-02-2022
Câu hỏi:
Dạ thầy xin cho con hỏi! Con có 1 chú chó mới mất, vợ chồng con rất buồn nhưng có phải nó mất như vậy là do trả hết nghiệp nên được thoát kiếp chó phải ko thầy? Vậy có phải là con phải mừng cho nó phải không?