Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 12-07-2017
Câu hỏi:
Thưa Thầy,
Con có chỗ nghi này muốn hỏi Thầy ạ. Từ khi con thực hành Vipassana thì thường là quan sát tâm. Thấy rõ tiến trình vận hành của các tâm thiện cũng như bất thiện của mình, từ đó điều chỉnh hành vi hoặc cách suy nghĩ lại. Con thấy hiệu quả rất tốt, nhất là khi có nghịch duyên xuất hiện.
Nhưng cách đây 1 tháng con có bị đau răng thấu đến tận xương tủy. Con cũng thử quan sát cảm thọ nhưng không thể quan sát “như nó đang là” như đối với quan sát tâm vì cơn đau cứ buốt lên từng cơn, cơn sân trổi dậy liên tục, con chuyển qua quan sát cơn sân cũng không xong. Cuối cùng con phải tập trung vô quan sát hơi thở để không còn để ý tới cơn đau răng thì thấy bớt hơn chút xíu. Con suy nghĩ, khi mới đau răng đã như vầy thì đến lúc cận tử toàn thân đau đớn thì công phu tu tập của mình có ứng dụng được không?
Sự việc này làm con nhớ đến 1 lần con vào 1 khóa thiền của trường phái chuyên quan sát cảm thọ. Họ bắt ngồi thiền 45 phút bất động cho chân tê buốt và quan sát trên cảm thọ đó. Có phải ý đồ của phương pháp này là để luyện tập dành cho những lúc đau đớn như thế này không ạ?
Con cảm ơn Thầy.
Ngày gửi: 23-04-2017
Câu hỏi:
Bạch sư Thầy. Trong tứ niệm xứ Đức Phật dạy quán thân trên ngoại thân là có ý thế nào. Xin sư Thầy giải thích cho con. Con xin cám ơn.
Namo Sakyamuni budha.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Nếu con thấy tự thân đi chỉ là đi, không có "ta" đi, thì thấy người khác đi cũng chỉ là đi không có "người" đi, đó là quán thân bên ngoài.
Con chưa hiểu ý của Sư Thầy. Mong giải thích cho con được hiểu hơn. Con xin cám ơn.
Ngày gửi: 11-04-2017
Câu hỏi:
Thưa thầy! Chưa bao giờ con hiểu cụm từ "Hãy an trú nơi hiện tại" sâu sắc như thời gian này. Nhưng thưa thầy, đầu óc con như có cuốn phim quay chậm, toàn những ký ức đầy trách mình, giận người. Làm sao để con đóng nó lại để chỉ biết đến hiện tại và trọn vẹn với hiện tại thôi hả thầy? Con vẫn nhận biết tâm con đang vướng kẹt vào quá khứ, con nhẫn nhịn quan sát nó, lòng con không phải khổ mà khó chịu vô cùng thầy ạ. Xin thầy hoan hỉ cho con lời khuyên. Con xin cám ơn thầy và chúc thầy nhiều sức khoẻ!
Ngày gửi: 07-03-2017
Câu hỏi:
Dạ kính thưa Thầy đầu tiên con xin cảm ơn Thầy rất nhiều, vì có Thầy mà con đã nhận thấy được chính mình. Mặc dù con chưa có duyên lành để nghe trực tiếp Thầy dạy thiền 1 lần nào cả, con chỉ nghe Thầy giảng trên mạng rồi con làm theo lời Thầy dạy, mặc dù con không biết dùng ngôn ngữ để diễn tả được pháp hành của con đang thực tập, nhưng những lúc con nghe pháp thoại của Thầy khi Thầy nói tới những sự thật nào thì con tự soi chiếu thì ngay đó con thấy mình thực hành rất đúng theo Thầy chỉ dạy, những chỗ nào con chưa thực thấy thì con không hiểu.
Thầy ơi! Con rất hoan hỉ trong hơn 1 tháng nay. Vì con luôn luôn nhìn thấy cái sai của mình và luôn luôn nhìn thấy được sự khổ đau từ thân tâm mình mỗi khi có những sự nhận thức sai lầm ngay chính mình, rồi con lại điều chỉnh lại sự nhận thức của mình. Khi con nhận thức đúng theo pháp thì con thấy tâm con rất thoải mái và nhẹ nhàng.
Mỗi lần thân đau là con lại có thêm 1 cơ hội để quay về niệm thân rồi niệm tâm và niệm pháp luôn. Cái nào sanh mạnh hơn cái kia thì con thấy cái đó trước. Thân đau nhiều thì con thấy thân đau nhiều rồi con quan sát tâm có khởi sanh lên như thế nào bất an, lo sợ hay chống đối lại với cái đau ấy... rồi con tùy duyên thuận pháp mà thay đổi cái nhìn sai của mình cho thích hợp với pháp. Con cứ liên tục thấy rồi sửa sai. Cho tới ngày hôm nay con thấy tinh thần của con rất thoải mái (mặc dù con chưa hoàn thiện lắm nhưng so với trước đây con đã đở khổ rất nhiều).
Con thật sự hành rất đơn giản là những gì đến đi với thân tâm con như thế nào thì con thấy như vậy, rồi chú ý vào sự nhận thức của mình thêm 1 chút nữa rồi điều chỉnh lại cho đúng pháp là được.
Nhờ nắm được nguyên lý của Thầy nên con dễ nhận thức trong việc thực hành hơn. Con xin cảm ơn lời dạy rất quý báu của Thầy. Nhờ thế mà con mới thấu hiểu là thiền thật sự quá đơn giản không hề phức tạp.
Ngày gửi: 21-02-2017
Câu hỏi:
Thưa Sư Ông, xin Sư Ông giảng cho con hiểu: trong Kinh Tứ Niệm Xứ Đức Phật nói hành giả quán thân thọ tâm pháp thì sẽ không còn chấp ngã và được an lạc. Vì sao như vậy thưa Sư Ông?
Ngày gửi: 18-12-2016
Câu hỏi:
Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Kính bạch Thầy,
Từ khi bắt đầu thực tập trở về với chính mình, chỉ khi con cố tình quan sát thân thì con mới thấy được hoạt động của thân, còn nếu con vô tâm thì con chỉ cảm nhận được những cảm xúc, cảm giác, nhưng nỗi bật nhất và con thấy thường xuyên nhất là thái độ hoặc trạng thái tâm của con.
Khi có người hành xử, nói năng thô tháo với con, ngay tại thời điểm đó tâm con không dao động.
Nhưng nếu người kia tiếp tục lập đi, lập lại cách hành xử thô tháo nhiều lần với nhiều người, lại thêm vu khống để lợi mình và làm hại nhiều người khác, ngay tại thời điểm đang xảy diễn ra, mặc dù con hay biết mọi sự rõ ràng nhưng tâm con vẫn không dao động, chỉ khi về nhà, tối đến, đêm thanh vắng, con nằm nghỉ ngơi rảnh rang, vô sự thì những điều không hay đó lại nổi lên rất rõ, ngay khi con vừa bất giác bị cuốn theo thì tâm con sân và giận, con trọn vẹn hay biết tâm sân giận và những cảm xúc đang xảy diễn ra trên thân, tâm, độ nửa phút sau thì tâm sân, giận hết, nhưng con lại cảm thấy nó vẫn còn ngấm ngầm chưa thiệt hết.
Hiện giờ trong tâm con thường tràn ngập tình thương, nhưng khi có người nghĩ đến con với tâm sân hay tâm ganh tỵ dù người đó không đang đứng trước mặt con, không nói gì với con, thân và tâm con vẫn bị bất an. Và khi có người nghĩ đến con với lòng từ, dù ở xa con cũng cảm nhận được và tâm được an vui theo.
Con thỉnh Thầy giải thích thêm cho con được thông suốt.
Con thành kính tri ân Thầy.
Ngày gửi: 10-12-2016
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy!
Theo con hiểu Thiền theo Đức Phật (theo kinh Tứ Niệm Xứ chẳng hạn), hay theo Thiền Tông (câu "Liễu liễu thường tri" của Tổ Huệ Khả) hay luôn trở về soi sáng tâm mình là giống nhau hay có thể nói là một, chỉ cách nói khác nhau thôi phải không Thầy?
Con chỉ mới nghe pháp thoại Thầy giảng, con chưa có điều kiện gặp Thầy. Xin Thầy chỉ dạy con thêm.
Con nguyện quy y! Nếu có thể xin Thầy cho con xin một pháp danh.
Kính lễ Thầy!
Ngày gửi: 13-11-2016
Câu hỏi:
Thưa Thầy,
Khi hành thiền Tứ Niệm Xứ ở nhà lúc vô sự, con hay thả lỏng mình giống "nằm chết". Con thấy khi nằm thoải mái như thế, thì có nhiều pháp chồi lên trên thọ, tâm, pháp để con vô tư quán sát sự đến đi của chúng (mà không phân tích, tìm hiểu, đánh giá theo lý trí). Nếu ngồi thả lỏng thì pháp có chồi lên nhưng ít hơn. Còn ngồi kiết già nghiêm túc thì tâm tự tịnh quá, các pháp gần như lặn tăm nên con thôi, không ngồi cách này.
Nhưng con băn khoăn là rỗng rang, tỉnh giác "nằm chết" khoảng 1 tiếng, xong sẵn ngủ luôn thì có mầm làm biếng không ạ? Về lâu dài, để tiến bộ sâu hơn trong việc thực hành Tứ Niệm Xứ thì có nên nằm không Thầy, hay con nên ngồi thả lỏng ạ?
Con cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 13-11-2016
Câu hỏi:
Thưa Thầy,
Hằng ngày con dành 1 tiếng buổi sáng để tập thể dục và tối con có thực hành Tứ Niệm Xứ. Tính con ít nói và không tụ tập nhiều. Nếu con làm việc một mình trên máy tính, căng thẳng 15-17 giờ/ngày thì con vẫn rất khoẻ, nhưng nếu phải họp mặt đông người (chẳng hạn lên kế hoạch làm từ thiện, chào hỏi khách khứa) thì chỉ ngồi 1-2 tiếng con đã cảm thấy mệt, mất sức. Bởi vậy con không năng nổ tổ chức sự kiện được mà chỉ chọn phụ những việc chân tay lặt vặt. Vậy chuyện mau mệt do giao tiếp có phải vì thể chất không, hay có cách nào cải tiến không Thầy?
Con cảm ơn Thầy!
Ngày gửi: 06-11-2016
Câu hỏi:
Thưa Thầy,
Trong kinh tạng Pali, có đề cập đến việc Đức Phật sau khi rời bỏ việc tu thiền định khổ hạnh, nhớ đến việc ngồi thiền trong trong buổi lễ hạ điền. Ngài đã thực hành việc ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú thiền thứ nhất cho đến xả lạc xả khổ... chứng và trú thiền thứ tư. Giữa tu tập tứ thiền nói trên và tu tập thiền tứ niệm xứ có mối quan hệ như thế nào?
Kính xin Thầy giải thích. Kính chúc Thầy dồi dào sức khỏe!