• Ngũ Giới là Thường Giới
  • Tác giả: Hộ Pháp

Tính Chất Của Ngũ-Giới

Ngũ-giới (pañcasīla)thường-giới (nicca-sīla) của tất cả mọi người trong đời, không ngoại trừ một ai cả, không phân biệt già trẻ, trai gái, dân tộc nào, v.v… bất luận là người có thọ-trì ngũ-giới, hoặc không thọ-trì ngũ-giới, tất cả mọi người đều phải có bổn phận giữ gìn ngũ-giới cho được trong sạch và trọn vẹn, đó là người biết tự trọng, biết giữ gìn nhân-phẩm quý báu vốn có trong con người của mình, từ khi đầu thai làm người.

* Nếu người nào biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn, người có giới thì người ấy đã tạo  đại-thiện-nghiệp giữ-giới sẽ cho 5 quả-báu tốt lành, đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai. 

 * Người giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn, người có giới sẽ có 5 quả-báu là:

1- Người có giới có được nhiều của cải lớn lao, do nhờ nhân không dể duôi.

2- Người có giới có danh thơm tiếng tốt được lan truyền khắp mọi nơi.

3- Người có giới có đại-thiện-tâm dũng cảm, không rụt rè e thẹn khi đi vào nơi các hội đoàn.

4- Người có giới có đại-thiện-tâm tỉnh táo sáng suốt lúc lâm chung.

5- Người có giới sau khi chết, đại-thiện-nghiệp giữ-giới cho quả tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện-giới (cõi người, 6 cõi trời dục-giới), hưởng quả an-lạc trong cõi thiện-giới ấy cho đến khi mãn quả của đại-thiện-nghiệp ấy

* Nếu người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, phạm điều-giới nào trong ngũ-giới gọi là người phạm giới, người không có giới thì người ấy đã tạo ác-nghiệp phạm giới sẽ cho 5 quả tai-hại, đem lại sự bất lợi, sự thoái hoá, sự khổ não trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.

Người phạm giới, người không có giới sẽ có 5 quả tai hại là:

1- Người không có giới làm tiêu tan nhiều của cải to lớn vì nhân dể duôi (thất niệm).

2- Người không có giới có tiếng xấu bị lan truyền khắp mọi nơi.

3- Người không có giới có ác-tâm sợ sệt, rụt rè e thẹn khi đi vào nơi các hội đoàn.

4- Người không có giới có ác-tâm mê muội lúc lâm chung.  

5- Người không có giới sau khi chết, ác-nghiệp phạm-giới cho quả tái-sinh trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ của ác-nghiệp trong cõi ác-giới ấy, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi ác-giới ấy.

 

Cho nên, người thiện-trí tại gia có trí-tuệ có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, tin 5 quả-báu của người giữ gìn  ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn và tin 5 quả tai hại của người phạm giới, người không có giới, cho nên, người thiện-trí tại gia giữ gìn ít nhất là ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn, không để ngũ-giới bị đứt, bị thủng, bị đốm, bị đứt lan.

 

Phân Tích 4 Tính Chất Của Ngũ-Giới

Trong Visuddhimagga, phần Sīlanidddesa, Sīlasaṃkilesa, Vodāna, ngũ-giới được phân tích theo tính chất có 4 loại:

1- Ngũ-giới bị đứt và không bị đứt.

2- Ngũ-giới bị thủng và không bị thủng.

3- Ngũ-giới bị đốm và không bị đốm.

4- Ngũ-giới bị đứt lan và không bị đứt lan.

1- Thế nào gọi là ngũ-giới bị đứt (khaṇḍa) và không bị đứt (akhaṇḍa)?

Trong ngũ-giới, nếu hành-giả phạm điều-giới đầu hoặc điều-giới cuối, hoặc cả 2 điều-giới này, điều-giới này bị đứt rời ra thì gọi là ngũ-giới bị đứt (khaṇḍa).

Ví như tấm vải có phần đầu và phần cuối bị cắt đứt rời ra.

* Ví dụ: Ngũ-giới gồm có 5 điều-giới.

1 - 2 - 3 - 4 - 5

Nếu phạm điều-giới thứ nhất, hoặc điều-giới thứ 5, hoặc cả 2 điều-giới này, điều-giới này bị đứt rời ra thì gọi là ngũ-giới bị đứt.

 Và nếu hành-giả thọ-trì ngũ-giới, rồi giữ gìn điều-giới đầu hoặc điều-giới cuối hoặc cả 2 điều-giới này được trong sạch và trọn vẹn thì gọi là ngũ-giới không bị đứt (akhaṇḍa).

2- Thế nào gọi là giới bị thủng (chidda) và giới không bị thủng (acchidda)?

Trong ngũ-giới ngoại trừ điều-giới đầu và điều-giới cuối ra, nếu hành-giả phạm một trong 3 điều-giới còn lại ở khoảng giữa, thì gọi là giới bị thủng (chidda).

* Ví như tấm vải bị thủng ở giữa.

Ví dụ: Ngũ-giới

1 - 2 - 3 - 4 - 5

Hoặc: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

Hoặc: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

Nếu phạm điều-giới thứ 2, hoặc điều-giới thứ 3, hoặc điều-giới thứ 4 thì gọi là ngũ-giới bị thủng.

Và nếu hành-giả thọ-trì ngũ-giới, rồi giữ gìn 3 điều-giới ở khoảng giữa của điều-giới đầu và điều-giới cuối được trong sạch và trọn vẹn, thì gọi là giới không bị thủng (acchidda).

3- Thế nào gọi là giới bị đốm (sabala) và giới không bị đốm (asabala)?

Trong ngũ-giới ngoại trừ điều-giới đầu và điều-giới cuối ra. Nếu hành-giả phạm các điều-

giới còn lại cách khoảng nhau thì gọi là giới bị đốm (sabala).

Ví như con bò bị đốm từng chấm, từng chấm cách khoảng nhau.

* Ví dụ: Ngũ-giới.

1 - 2 - 3 - 4 - 5

Những điều-giới thứ nhất, điều-giới thứ 3, điều-giới thứ 5 được giữ gìn trong sạch. Nếu phạm điều-giới thứ 2 và điều-giới thứ 4 cách khoảng nhau thì gọi là ngũ-giới bị đốm (sabala).

Và nếu hành-giả thọ-trì ngũ-giới, rồi giữ gìn những điều-giới ở phần giữa của điều-giới đầu và điều-giới cuối được trong sạch và trọn vẹn, không để bị phạm điều-giới cách khoảng nhau thì gọi là giới không bị đốm (asabala).

4- Thế nào gọi là giới bị đứt lan (kammāsa) và giới không bị đứt lan (akammāsa)?

Trong ngũ-giới, nếu hành-giả phạm những điều-giới liền theo với nhau, thì gọi là giới bị đứt lan (kammāsa).

Ví như con bò có từng vệt vá.

* Ví dụ: Ngũ-giới.

 1 - 2 - 3 - 4 - 5

Hoặc: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

Hoặc: 1 - 2 - 3 - 4 - 5

Nếu phạm điều-giới thứ 2 và điều-giới thứ 3 liền theo với nhau, hoặc phạm điều-giới thứ 3 và điều-giới thứ 4 liền theo với nhau, hoặc phạm điều-giới thứ 2, điều-giới thứ 3 và điều-giới thứ 4 liền theo với nhau thì gọi là ngũ-giới bị đứt lan (kammāsa).

* Và nếu hành-giả thọ-trì ngũ-giới rồi giữ gìn những điều-giới ở phần giữa của điều-giới đầu và điều-giới cuối được trong sạch và trọn vẹn, không để phạm các điều-giới liền theo với nhau, thì gọi là giới không bị đứt lan (akammāsa).

Giải Thích 4 Tính Chất Phạm Ngũ-Giới

* Ví dụ 1: Người có giới bị đứt là người phạm điều-giới đầu hoặc điều-giới cuối hoặc điều-giới đầu và điều-giới cuối

Người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội lỗi, nên giết con gà để ăn thịt, người ấy đã phạm điều-giới sát-sinh. Khi ăn thịt gà cùng với uống rượu, bia nên người ấy phạm điều-giới uống rượu, bia nữa. 

Như vậy, người ấy có ngũ-giới bị đứt, bởi vì phạm điều-giới thứ nhất “sát-sinh” và điều-giới thứ 5 “uống rượu, bia.”

* Ví dụ 2: Người có giới bị thủng là người phạm điều-giới ở giữa của điều-giới đầu và điều-giới cuối.

Người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, nên phát sinh tâm tham đi trộm-cắp, chiếm đoạt của cải tài-sản của người khác, người ấy phạm điều-giới trộm-cắp.

Như vậy, người ấy có ngũ-giới bị thủng, bởi vì phạm điều-giới thứ nhì “trộm-cắp” ở giữa của điều-giới đầu và điều-giới cuối, …

* Ví dụ 3: Người có giới bị đốm là người phạm các điều-giới cách khoảng nhau:

Người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, nên phát sinh tâm tham đi trộm-cắp tiền bạc của người khác, người ấy phạm điều-giới thứ 2 “trộm-cắp.” Khi người ấy bị nghi ngờ, nên bị điều tra xét hỏi, người ấy nói dối rằng: “Tôi không trộm cắp tiền bạc của ông ấy.” Người ấy đã phạm thêm điều-giới thứ 4 “nói-dối.”

Như vậy, người ấy có ngũ-giới bị đốm, bởi vì phạm điều-giới thứ 2 “trộm-cắp” và điều-giới thứ 4 “nói-dối” cách khoảng nhau.

* Ví dụ 4: Người có giới bị đứt lan là người phạm các điều-giới theo liền với nhau:

Người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, nên phát sinh tâm tham quan hệ tình dục với vợ (hoặc chồng) của người khác, người ấy phạm điều-giới thứ 3“tà-dâm”. Khi người ấy bị nghi ngờ, nên bị xét hỏi, người ấy nói dối rằng: “Tôi không có tà-dâm với vợ của ông ấy (hoặc với chồng của bà ấy).” Người ấy đã phạm thêm điều-giới thứ 4 “nói-dối”.

Như vậy, người ấy có ngũ-giới bị đứt lan, bởi vì phạm điều-giới thứ 3 “tà-dâm” và điều-giới thứ 4 “nói-dối” theo liền với nhau.

Nghiệp Và Quả Của Nghiệp

Của Mỗi Điều-Giới

Ngũ-giới có 5 điều-giới, mà mỗi điều-giới có đối tượng khác nhau, cho nên:

- Người giữ gìn mỗi điều-giới trong sạch khác nhau, tạo đại-thiện-nghiệp mỗi điều-giới khác nhau, quả của đại-thiện-nghiệp mỗi điều-giới khác nhau.

- Người phạm mỗi điều-giới khác nhau, tạo ác-nghiệp mỗi điều-giới khác nhau, quả của ác-nghiệp mỗi điều-giới khác nhau.

Cho nên, ác-nghiệp và quả của ác-nghiệp với đại-thiện-nghiệp và quả của đại-thiện-nghiệp trong mỗi điều-giới hoàn toàn trái ngược nhau như sau:

 

1- Điều-Giới Sát-Sinh

Điều-giới sát-sinh liên quan đến sinh-mạng của chúng-sinh có 2 loại nghiệp:

* Người phạm điều-giới sát-sinh là giết hại chúng-sinh, tạo ác-nghiệp sát-sinh.

* Người giữ gìn điều-giới tránh xa sự sát-sinh, không sát-sinh, tạo đại-thiện-nghiệp không sát-sinh.

Quả của ác-nghiệp sát-sinh và quả của đại-thiện-nghiệp không sát-sinh hoàn toàn trái ngược nhau.

   * Quả của ác-nghiệp của người phạm điều-giới sát-sinh

Nếu người nào phạm điều-giới sát-sinh, giết hại sinh-mạng của chúng-sinh, dù lớn dù nhỏ thì người ấy cũng đã tạo ác-nghiệp sát-sinh.

* Nếu có ác-nghiệp sát-sinh nặng, thì người ấy sau khi chết, ác-nghiệp sát-sinh ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát khỏi được cõi ác-giới.

Sau khi thoát khỏi cõi ác-giới, trường hợp nếu có dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ-hội cho quả thì tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.

* Và trường hợp, nếu người nào phạm điều-giới sát-sinh, tạo ác-nghiệp sát-sinh nhẹ, người ấy sau khi chết, ác-nghiệp sát-sinh nhẹ ấy không có cơ-hội cho quả tái-sinh, mà dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.

Thì cả hai trường hợp này, người ấy còn phải chịu quả xấu của ác-nghiệp sát-sinh trong kiếp quá-khứ của người ấy.

Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 23 quả xấu của ác-nghiệp sát-sinh trong kiếp quá-khứ.

Kiếp hiện-tại của người ấy:

1- có thân hình tật nguyền.

2- có thân hình không cân đối, xấu xí.

3- là người chậm chạp.

4- có lòng bàn tay, và dưới lòng bàn chân lõm sâu.

5- có thân hình xấu xí, đầy sẹo.

6- có sắc diện tối tăm.

7- có da thịt sần sùi.

8- có tính hay sợ hãi.

9- có sức khỏe yếu đuối.

10- có tật cà lăm, nói lặp đi lặp lại, không suôn sẻ.

11- bị mọi người ghét bỏ.

12- có những thuộc hạ tùy tùng bị chia rẽ.

13- có tính hay giật mình, hoảng sợ.

14- thường bị tai nạn do khí giới, thuốc độc…

15- là người si mê, ngu dốt.

16- có rất ít bạn bè.

17- có thân hình dị hợm, đáng ghê sợ.

18- có thân hình kỳ dị.

19- là người hay bệnh hoạn ốm đau.

20- là người thường sầu não, lo sợ.

21- có con cháu thường xa lánh.

22- là người bị chết yểu.

23- là người bị người khác giết chết.

Đó là 23 quả xấu của ác-nghiệp sát-sinhtiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.

* Quả của đại-thiện-nghiệp của người giữ gìn điều-giới tránh xa sự sát-sinh

Người nào giữ gìn ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều-giới có tác-ý tránh xa sự sát-sinh”.

* Người ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp không sát-sinh ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau làm vị thiên-nam hoặc thiên-nữ trong cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ.

Vị chư-thiên sau khi chết tại cõi trời ấy, nếu trường hợp dục-giới đại-thiện-nghiệp không sát-sinh ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người này.

* Và trường hợp, nếu người ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp không sát-sinh ấy không cho quả tái-sinh kiếp sau lên cõi trời dục-giới, mà lại có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người này.

Thì cả hai trường hợp này, người ấy sẽ có được quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không sát-sinh trong kiếp quá-khứ của người ấy, đáng hài lòng.

Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải 23 quả-báu của dục-giới đại-thiện-nghiệp không sát-sinh trong kiếp quá-khứ như sau:

Kiếp hiện-tại của người ấy:

1- có thân hình không tật nguyền, đầy đủ các bộ phận lớn nhỏ trong cơ thể.

2- có thân hình cân đối xinh đẹp.

3- là người nhanh nhẹn.

4- có lòng bàn tay, lòng bàn chân đầy đặn.

5- có thân hình xinh đẹp, không tỳ vết.

6- có da thịt mềm mại, hồng hào.

7- có thân hình sạch sẽ, trong sáng.

8- có đại-thiện-tâm dũng cảm, không sợ hãi.

9- có sức khỏe dồi dào.

10- có giọng nói thanh tao, lời nói ngọt ngào, suôn sẻ.

11- được mọi người quý mến.

12- có thuộc hạ tùy tùng, bạn bè đoàn kết thương yêu.   

13- thân tâm được an-lạc tự tại, không hoảng sợ.

14- không bị tai nạn do khí giới, thuốc độc…

15- có trí-tuệ sáng suốt.

16- có nhiều bạn bè thân thiết.

17- có thân hình đẹp đẽ, đáng quý mến.

18- có các bộ phận lớn nhỏ trong thân thể đẹp đẽ.

19- là người ít bệnh hoạn ốm đau.

20- là người có tâm thường an-lạc.

21- là người thường được sống gần gũi với con cháu.

22- là người được trường thọ, sống lâu.

23- không có một ai có thể mưu sát được.

Đó là 23 quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không sát-sinh mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.

2- Điều-Giới Trộm-Cắp

Điều-giới trộm-cắp liên quan đến của cải tài sản của người khác có 2 loại nghiệp:

* Người phạm điều-giới trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tạo ác-nghiệp trộm-cắp.

* Người giữ gìn điều-giới tránh xa sự trộm-cắp, không trộm-cắp, tạo dục-giới đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp.

Quả của ác-nghiệp trộm-cắp và quả của đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp hoàn toàn trái ngược nhau.

    * Quả của ác-nghiệp của người phạm điều-giới trộm-cắp

Người nào phạm điều-giới trộm-cắp lấy trộm của cải tài sản của người khác dù ít dù nhiều cũng tạo ác-nghiệp trộm-cắp. 

* Nếu có ác-nghiệp trộm-cắp nặng, thì người ấy sau khi chết, ác-nghiệp trộm-cắp ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát khỏi được cõi ác-giới.

Sau khi thoát khỏi cõi ác-giới, trường hợp nếu có dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.

* Và trường hợp, nếu người nào phạm điều-giới trộm-cắp, tạo ác-nghiệp trộm-cắp nhẹ, người ấy sau khi chết, ác-nghiệp trộm-cắp ấy không có cơ-hội cho quả tái-sinh, mà dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.

 Thì cả hai trường hợp này, người ấy còn phải chịu quả xấu của ác-nghiệp trộm-cắp trong kiếp quá-khứ của người ấy.

Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 11 quả xấu của ác-nghiệp trộm-cắp trong kiếp quá-khứ của người ấy.

Kiếp hiện-tại của người ấy:

1- là người không thể có những thứ của cải  quý giá.

2- là người thiếu thốn những nhu yếu phẩm như lúa gạo, tiền bạc, đồ dùng, v.v…

3- là người nghèo khổ túng thiếu của cải.

4- là người không phát triển được những thứ của cải.

5- là người khi làm ra được của cải quý giá, thì không giữ gìn được lâu dài.

6- là người không thể có được thứ của cải mà mình mong muốn.

7- là người khi có được của cải, thì thường bị thiệt hại do lửa thiêu cháy, do nước lũ cuốn trôi, do kẻ trộm chiếm đoạt, do nhà nước tịch thu, v.v...

8- là người có được của cải thì cũng liên quan đến nhiều người, không riêng cho mình được.

9- là người khó chứng đắc được 9 pháp siêu-tam-giới (4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn).

10- là người thường nghe đến danh từ “không có.”

11- là người sống không được an-lạc.

Đó là 11 quả xấu của ác-nghiệp trộm-cắp tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.

* Quả của đại-thiện-nghiệp của người giữ gìn điều-giới không trộm-cắp

Người nào giữ gìn ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều-giới có tác-ý tránh xa sự trộm-cắp.”

* Người ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau làm vị thiên-nam hoặc thiên-nữ trong cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ.

Vị chư-thiên sau khi chết tại cõi trời ấy, nếu trường hợp dục-giới đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người này.

* Và trường hợp, nếu người ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp ấy không cho quả tái-sinh lên cõi trời dục-giới, mà lại có cơ-hội cho quả tái-sinh trở lại làm người trong cõi người này.

Thì cả hai trường hợp này, người ấy có được quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp trong kiếp quá-khứ đáng hài lòng.

Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 11 quả-báu của dục-giới đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp trong kiếp quá-khứ như sau:

Kiếp hiện-tại của người ấy:

1- là người có nhiều của cải quý giá, giàu sang.

2- có đầy đủ của cải, tài sản như lúa gạo, vàng bạc, châu báu, ...

3- là người có nhiều của cải, tài sản lớn lao, giàu sang phú quý, tiêu dùng không sao hết được.

4- nếu chưa có thứ của cải nào thì sẽ có thứ của cải ấy.

5- đã có những thứ của cải quý giá nào như vàng bạc, ngọc ngà, châu báu,… rồi, thì những thứ của cải quý giá ấy được giữ gìn duy trì bền vững lâu dài.

6- mong muốn những thứ của cải quý giá nào, thì chắc chắn mau chóng thành tựu như ý.

7- có được những thứ của cải, tài sản lớn lao mà không bị thiệt hại do lửa thiêu cháy, không do nước lũ cuốn trôi, không do kẻ trộm cướp chiếm đoạt, không do nhà Vua tịch thu, không do người không ưa thích chiếm đoạt.

8- khi đã có của cải tài-sản rồi, chính mình là người sở hữu của cải tài-sản ấy, không có liên quan với người khác.

9- là người có khả năng chứng đắc được pháp siêu-tam-giới (4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn). 

10- là người không thường nghe đến danh từ “không có”, bởi vì muốn thứ nào thì có ngay thứ ấy.

11- là người sống được an-lạc.

Đó là 11 quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.

3- Điều-Giới Tà-dâm

Điều-giới tà-dâm liên quan đến tà-dâm với vợ, chồng, con của người khác, có 2 loại nghiệp:

* Người phạm điều-giới tà-dâm với vợ, chồng, con của người khác, tạo ác-nghiệp tà-dâm.

* Người giữ gìn điều-giới tránh xa sự tà-dâm, không tà-dâm với vợ, chồng, con của người khác, tạo dục-giới đại-thiện-nghiệp không tà-dâm.

Quả của ác-nghiệp tà-dâmquả của dục-giới đại-thiện-nghiệp không tà-dâm hoàn toàn trái ngược nhau.

Quả của ác-nghiệp của người phạm điều-giới tà-dâm

Người nào phạm điều-giới tà-dâm với vợ, chồng, con của người khác, tạo ác-nghiệp tà-dâm.

* Nếu là ác-nghiệp tà-dâm nặng, thì người ấy sau khi chết, ác-nghiệp tà-dâm ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát khỏi được cõi ác-giới.

Sau khi thoát khỏi cõi ác-giới, trường hợp nếu có dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.

* Và trường hợp, nếu người nào phạm điều-giới tà-dâm, tạo ác-nghiệp tà-dâm nhẹ, người ấy sau khi chết, ác-nghiệp tà-dâm ấy không có cơ-hội cho quả tái-sinh, mà dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.

Thì cả hai trường hợp này, người ấy còn phải chịu quả xấu của ác-nghiệp tà-dâm trong kiếp quá-khứ.

 Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 20 quả xấu của ác-nghiệp tà-dâm trong kiếp quá-khứ như sau:

Kiếp hiện-tại của người ấy:

1- là người có nhiều người oan trái.

2- là người có nhiều người thù ghét.

3- là người nghèo khổ, thiếu thốn.

4- là người ngủ không được an-lạc.

5- là người thức không được an-lạc.

6- là người khó tránh khỏi 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh).

7- là người ái nam, ái nữ (không phải đàn ông, cũng không phải đàn bà).

8- là người có tính hay nóng giận.

9- là người sinh vào dòng họ thấp hèn, hạng người thấp hèn.

10- là người có tính không minh bạch, hay che giấu tội lỗi.

11- là người có thân hình tật nguyền, xấu xí.

12- là người có sắc diện mặt mày sầu não, khổ tâm.

13- là người bị mọi người coi thường khinh bỉ, không tin tưởng.

14- là người khuyết tật: đui mù, câm điếc, ...

15- sinh làm người đàn bà (tiền-kiếp là người đàn ông).

16- là người có nhiều chứng bệnh đáng ghê sợ.

17- là người không biết đủ, sống khổ cực.

18- là người sống nơi nào cũng không được an-lạc.

19- là người thường gặp tai hoạ, hay oan trái với nhiều người.

20- là người sống xa người thân yêu, hay bị ruồng bỏ.

Đó là 20 quả xấu của ác-nghiệp tà-dâm mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ của người ấy.

Quả của đại-thiện-nghiệp của người giữ gìn điều-giới không tà-dâm

Người nào giữ gìn ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều-giớicó tác-ý tránh xa sự tà-dâm.

* Người ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp không tà-dâm ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau làm vị thiên-nam hoặc thiên-nữ trong cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ.

Vị chư-thiên sau khi chết tại cõi trời ấy, nếu trường hợp dục-giới đại-thiện-nghiệp không tà-dâm ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người này.

* Và trường hợp, nếu người ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp không tà-dâm ấy không cho quả tái-sinh lên cõi trời dục-giới, mà lại có cơ-hội cho quả tái-sinh trở lại làm người trong cõi người này.

 Thì cả hai trường hợp này, người ấy có được quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không tà-dâm trong kiếp quá-khứ đáng hài lòng.

* Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 20 quả báu tốt của thiện-nghiệp không tà-dâm trong kiếp quá-khứ:

Kiếp hiện-tại của người ấy:

1- là người không có người oan trái.

2- là người được mọi người thương yêu quý mến.

3- là người có nhiều của cải giàu sang phú quý.

4- là người ngủ được an-lạc.

5- là người thức được an-lạc.

6- là người có thể tránh được 4 cõi ác-giới.

7- sinh làm người đàn ông hoàn toàn 100%.

8- là người có tính nhẫn-nại, ít nóng giận.

9- là người sinh ra trong dòng họ cao quý, có tính khiêm nhường.

10- là người có tính minh bạch rõ ràng, không che giấu tội-lỗi.

11- là người không có tật nguyền, có thân hình xinh đẹp, đáng ngưỡng mộ.

12- là người có sắc diện trong sáng.

13- là người được mọi người tin tưởng.

14- là người có ngũ-quan (5 giác-quan của con người) đầy đủ và tốt đẹp.

15- là người có tư cách đáng kính.

16- là người không có chứng bệnh đáng ghê sợ.

17- là người có trí-tuệ, đời sống được an-lạc.

18- là người sống nơi nào cũng được an-lạc.

19- là người không có tai-hại, không có oan trái.

20- là người thường được sống gần gũi với người thân.

 Đó là 20 quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không tà-dâm mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.

4- Điều-Giới Nói-dối

Điều-giới nói-dối liên quan đến nói lời không chân thật, lừa dối, ... có 2 loại nghiệp:

* Người phạm điều-giới nói-dối gây ra thiệt hại đến người khác, tạo ác-nghiệp nói-dối.

* Người giữ gìn điều-giới tránh xa sự nói-dối,

không nói-dối, tạo dục-giới đại-thiện-nghiệp không nói-dối.

Quả của ác-nghiệp nói-dốiquả của dục-giới đại-thiện-nghiệp không nói-dối hoàn toàn trái ngược nhau.

   * Quả của ác-nghiệp của người phạm điều-giới nói-dối

Người nào phạm điều-giới nói-dối gây ra sự thiệt hại dù ít dù nhiều cũng tạo ác-nghiệp nói-dối.

* Nếu là ác-nghiệp nói-dối nặng, thì người ấy sau khi chết, ác-nghiệp nói-dối ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát khỏi được cõi ác-giới.

Sau khi thoát khỏi cõi ác-giới, trường hợp nếu có dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.

* Và trường hợp, nếu người nào phạm điều-giới nói-dối, tạo ác-nghiệp nói-dối nhẹ, người ấy sau khi chết, ác-nghiệp nói-dối ấy không có cơ-hội cho quả tái-sinh, mà dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.

Thì cả hai trường hợp này, người ấy còn phải chịu quả xấu của ác-nghiệp nói-dối trong kiếp quá-khứ.

Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 14 quả xấu của ác-nghiệp nói-dối trong kiếp quá-khứ như sau:

 Kiếp hiện-tại của người ấy:

1- là người có ngũ quan (5 giác quan của con người) không trong sáng.

2- là người có giọng nói không rõ, khó nghe.

3- là người có đôi hàm răng không đều đặn, xấu xí.

4- là người có thân hình quá mập, dị kỳ.

5- là người có thân hình quá ốm.

6- là người có thân hình quá thấp.

7- là người có thân hình quá cao.

8- là người có da thịt sần sùi, xấu xí.

9- là người mà trong miệng thường thoát ra mùi hôi khó chịu.

10- là người nói không ai tin theo.

11- là người nói không ai muốn nghe.

12- là người có cái lưỡi cứng và ngắn.

13 là người có tâm thường thoái chí nản lòng.

14- là người có tật nói cà lăm, hoặc bị câm điếc.

Đó là 14 quả xấu của ác-nghiệp nói-dốitiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.

* Nếu người nói dối không gây ra sự thiệt hại nào đến cho người tin theo lời nói-dối ấy, thậm chí còn đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài cho người tin theo thì người nói-dối tuy phạm-giới nói-dối, nhưng không có lỗi.

Quả của đại-thiện-nghiệp của người giữ gìn điều-giới không nói-dối

Người nào giữ gìn ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều-giới có tác ý tránh xa sự nói-dối.”

* Người ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp không nói-dối ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau làm vị thiên-nam hoặc thiên-nữ trong cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ.

Vị chư-thiên sau khi chết tại cõi trời ấy, nếu trường hợp dục-giới đại-thiện-nghiệp không nói-dối ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người này.

* Và trường hợp, nếu người ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp không nói-dối ấy không cho quả tái-sinh lên cõi trời dục-giới, mà lại có cơ-hội cho quả tái-sinh trở lại làm người trong cõi người này.

Thì cả hai trường hợp này, người ấy có được quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không nói-dối trong kiếp quá khứ đáng hài lòng.

Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 14 quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không nói-dối trong kiếp quá khứ như sau:

Kiếp hiện-tại của người ấy:

1- là người có ngũ-quan (5 giác-quan của con người) trong sáng.

2- là người có giọng nói ngọt ngào, dễ nghe.

3- là người có đôi hàm răng đều đặn, đẹp đẽ.

4- là người có thân hình không mập quá.

5- là người có thân hình không ốm quá.

6- là người có thân hình không thấp quá.

7- là người có thân hình không cao quá.

8- là người có da thịt mịn màng, mềm mại.

9- là người mà trong miệng có mùi thơm tho thoát ra dễ chịu như mùi hoa sen.

10- là người nói được nhiều người tin theo, không có ai ganh tỵ.

11- là người nói được nhiều người muốn nghe.

12- là người có cái lưỡi mềm mỏng, màu hồng như cánh hoa sen đỏ.

13- là người có định tâm vững vàng.

14- là người có lời nói rõ ràng, ý nghĩa sâu sắc, được nhiều người tin tưởng và tôn trọng.

Đó là 14 quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không nói-dối mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.

5- Điều-Giới Uống Rượu, Bia Và Các Chất Say

Điều-giới uống rượu, bia và các chất say liên quan đến uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi (thất niệm) trong mọi thiện-pháp, có 2 loại nghiệp:

* Người phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say, tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say.

* Người giữ gìn điều-giới tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say, không uống rượu, bia và các chất say, tạo dục-giới đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say.

Quả của ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say và quả của dục-giới đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say hoàn toàn trái ngược nhau.

Quả ác-nghiệp của người phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say

Người nào phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say dù ít dù nhiều cũng tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say.

* Nếu có ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say nặng, thì người ấy sau khi chết, ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát khỏi được cõi ác-giới.

Sau khi thoát khỏi cõi ác-giới, trường hợp nếu

dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.

* Và trường hợp, nếu người nào phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say, tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say nhẹ, người ấy sau khi chết, ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say ấy không có cơ-hội cho quả tái-sinh, mà dục-giới đại-thiện-nghiệp nào khác có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.

Thì cả hai trường hợp này, người ấy còn phải chịu quả xấu của ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say trong kiếp quá-khứ.

 Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 30 quả xấu của ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say trong kiếp quá-khứ như sau:

Kiếp hiện-tại của người ấy:

1- là người không biết những công việc đã làm, đang làm và sẽ làm.

2- là người thường không có trí nhớ, hay quên mình.

3- là người loạn trí, điên cuồng.

4- là người không có trí-tuệ.

5- là người có tính lười biếng trong công việc.

6- là người thường hay buồn ngủ.

7- là người bị câm điếc từ khi đầu thai.

8- là người si mê, ngu dốt.

9- là người khó nhớ, dễ quên.

10- là người có sự hiểu biết kém cỏi, dốt nát.

11- là người có thân hình nặng nề chậm chạp.

12- là người thường bị tai nạn.

13- là người sầu não, khổ tâm.

14- là người hay nói lảm nhảm.

15- là người hay nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích.

16- là người có tính biếng nhác ngày đêm trong công việc nặng, nhẹ.

17- là người không biết ơn và không biết đền ơn đối với người ân nhân của mình.

18- là người không biết công việc đã làm xong.

19- là người keo kiệt, bủn xỉn.

20- là người không thích làm phước-thiện bố-thí đến cho người khác.

21- là người phạm các điều-giới, không có giới.

22- là người không chân thật, không ngay thẳng.

23- là người hay sinh tâm sân hận.

24- là người không biết hổ-thẹn tội-lỗi, khi làm ác.

25- là người không biết ghê-sợ tội-lỗi, khi làm ác.

26- là người có tà-kiến hiểu lầm, chấp lầm trong mọi đối tượng.

27- là người dám tạo mọi tội ác.

28- là người không có trí-tuệ, không hiểu rõ chân-lý.

29- là người không thể phát sinh trí-tuệ.

30- là người không biết phân biệt được sự lợi,

sự hại, điều chánh, lẽ .

Đó là 30 quả xấu của ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá khứ.

* Quả của đại-thiện nghiệp của người giữ gìn

  điều-giới không uống-rượu, bia và các chất say

Người nào giữ gìn ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn, trong đó có điều-giới có tác-ý tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say…”

* Người ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say ấy cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau làm vị thiên-nam hoặc thiên-nữ trong cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ.

Vị chư-thiên sau khi chết tại cõi trời ấy, nếu trường hợp dục-giới đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say ấy có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trở lại làm người trong cõi người này.

* Và trường hợp, nếu người ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say ấy không cho quả tái-sinh lên cõi trời dục-giới, mà lại có cơ-hội cho quả tái-sinh trở lại làm người trong cõi người này.

Thì cả hai trường hợp này, người ấy có được quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say ấy trong kiếp quá-khứ đáng hài lòng.

Trong Chú-giải Khuddakapātha giảng giải về 30 quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say trong kiếp quá-khứ như sau:

Kiếp hiện-tại của người ấy:

1- là người có trí-tuệ sáng suốt, hiểu biết mọi công việc đã làm, đang làm và sẽ làm.

2- là người thường có trí nhớ.

3- là người không loạn trí, điên cuồng.

4- là người có trí-tuệ, thông minh, nhạy bén.

5- là người có sự tinh-tấn không ngừng.

6- là hạng người có tam-nhân (vô-tham, vô-sân, vô-si) từ khi đầu thai.

7- là người không bị câm điếc, từ khi đầu thai.

8- là người có trí-tuệ sáng suốt, không mê muội.

9- là hạng người không dể duôi trong mọi thiện-pháp.

10- là hạng người đa-văn túc-trí, học nhiều hiểu rộng.

11- là người có thân hình đầy đủ, cân đối các bộ phận lớn nhỏ xinh đẹp.

12- là người ít gặp tai nạn.

13- là người ít có sầu não, khổ tâm.

14- là người thường nói lời chân-thật, đáng tin.

15- là người không nói lời chia rẽ, không nói lời thô tục, không nói lời vô ích.

16- là người có sự tinh-tấn không ngừng ngày đêm trong mọi công việc phước-thiện.

17- là người có lòng biết ơn và biết đền ơn đối với người ân nhân của mình.

18- là người hiểu biết mọi công việc đã làm.

19- là người không có tính keo kiệt, bủn xỉn của cải của mình.

20- là người có tâm hoan hỷ trong việc làm phước-thiện bố-thí của cải đến cho người khác.

21- là người có giới hạnh đầy đủ và trọn vẹn.

22- là người trung thực với mình và mọi người.

23- là người ít sinh tâm sân hận.

24- là người biết hổ-thẹn tội-lỗi, không dám làm ác.

25- là người biết ghê-sợ tội-lỗi, không dám làm ác.

26- là người có chánh-kiến thấy đúng, có khả năng thấy rõ, biết rõ thật-tánh của các pháp.

27- là người có nhiều phước-thiện cao thượng.

28- là người có nhiều trí-tuệ, hiểu biết các pháp.

24- là người biết hổ-thẹn tội-lỗi, không dám làm ác.

25- là người biết ghê-sợ tội-lỗi, không dám làm ác.

26- là người có chánh-kiến thấy đúng, có khả năng thấy rõ, biết rõ thật-tánh của các pháp.

27- là người có nhiều phước-thiện cao thượng.

28- là người có nhiều trí-tuệ, hiểu biết các pháp.

29- là bậc thiện-trí hiểu biết phân biệt được điều lợi, điều hại, điều chánh, lẽ tà,…

30- là bậc thiện-trí biết sự lợi ích kiếp hiện- tại, sự lợi ích kiếp vị-lai, sự lợi ích tối-thượng Niết-bàn.

Đó là 30 quả-báu tốt của dục-giới đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất saytiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.

Nhận Xét Về Nghiệp Và Quả Của Nghiệp

Ngũ-Giới

Ngũ-giới (pañcasīla)thường-giới (nicca-sīla) của tất cả mọi người trong đời, không ngoại trừ một ai cả, không phân biệt già trẻ, trai gái, dân tộc, người có thọ-trì ngũ-giới hoặc người không có thọ-trì ngũ-giới.

- Nếu người nào phạm điều-giới nào trong ngũ-giới thì người ấy đã tạo ác-nghiệp điều-giới ấy, rồi phải chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.

- Nếu người nào giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn thì người ấy đã tạo dục-giới đại-thiện-nghiệp ngũ-giới, rồi hưởng quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.

* Ác-Nghiệp Và Quả Của Ác-Nghiệp Ngũ-Giới

Ác-nghiệp ngũ-giới trong 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm) cho quả trong 2 thời-kỳ:

- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).

- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp

  hiện-tại.

1- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla)

Người phạm-giới nào trong ngũ-giới, đã tạo ác-nghiệp, người ấy sau khi chết, nếu ác-nghiệp phạm-giới trong 11 bất-thiện-tâm (trừ si-tâm hợp với phóng-tâm) có cơ-hội cho quả có 1 quả-tâm đó là suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận-sự tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới: địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh.

- Nếu suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp trong tham-tâm có nhiều năng lực làm phận-sự tái-sinh kiếp sau thì hoá-sinh làm loài ngạ-quỷ hoặc loài a-su-ra, bởi vì 2 loài  chúng-sinh này thường có tham-tâm thèm khát.

  - Nếu suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp trong sân-tâm có nhiều năng lực làm phận-sự tái-sinh kiếp sau thì hoá-sinh làm chúng-sinh trong cõi địa-ngục, bởi vì  chúng-sinh này thường bị thiêu đốt, bị hành hạ.

- Nếu suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp trong si-tâm có nhiều năng lực làm phận-sự tái-sinh kiếp sau thì sinh làm loài súc-sinh, bởi vì loài súc-sinh có tính si-mê.

2- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại

Ác-nghiệp ngũ-giới trong 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm) trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavatti-kāla) kiếp hiện-tại có đủ 12 bất-thiện-nghiệp có cơ-hội cho quả 7 bất-thiện-quả vô-nhân-tâm là quả của ác-nghiệp trong ác-tâm.

7 bất-thiện-quả vô-nhân-tâm:

1- Nhãn-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp, thấy đối-tượng sắc xấu không đáng hài lòng.

2- Nhĩ-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp, nghe đối-tượng thanh dở không đáng hài lòng.

3- Tỷ-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp, ngửi đối-tượng hương mùi hôi không đáng hài lòng.

4- Thiệt-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp, nếm đối-tượng vị dở không đáng hài lòng.

5- Thân-thức-tâm đồng sinh với thọ khổ là quả của ác-nghiệp, xúc giác đối-tượng xúc xấu không đáng hài lòng.

6- Tiếp-nhận-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp, tiếp nhận 5 đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc xấu không đáng hài lòng.

7- Suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp, suy xét 5 đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc xấu không đáng hài lòng.

Đó là 7 bất-thiện-quả vô-nhân-tâm là quả-tâm của ác-nghiệp trong ác-tâm tiếp xúc biết các đối-tượng xấu không đáng hài lòng.

* Đại-Thiện-Nghiệp Và Quả Của Đại-Thiện-Nghiệp Ngũ-Giới

Đại-thiện-nghiệp ngũ-giới trong 8 dục-giới đại-thiện-tâm cho quả trong 2 thời-kỳ:

- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).

- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp  hiện-tại.

1- Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla)

Người giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn tạo đại-thiện-nghiệp ngũ-giới sau khi chết, nếu đại-thiện-nghiệp ngũ-giới có cơ-hội cho quả có 9 quả-tâm đó là 8 đại-quả-tâm1 suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, 9 quả-tâm này gọi là dục-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận-sự tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện-dục-giới là cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới.

- Nếu 4 đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ làm phận

sự trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi- kāla) sinh làm người thì thuộc về hạng người tam-nhân([1])(tihetukapuggala) từ khi đầu thai làm người.

Khi sinh ra đời lúc trưởng thành, người tam-nhân vốn dĩ có trí-tuệ, nếu người tam-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-định thì có khả năng dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, chứng đắc các phép thần-thông.

Nếu người tam-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành 4 bậc Thánh-nhân cao-thượng trong Phật-giáo.

- Nếu 4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ làm phận-sự trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) sinh làm người thì thuộc về hạng người nhị-nhân([2])(dvihetukapuggala) từ khi đầu thai làm người.

Khi sinh ra đời lúc trưởng thành, người nhị-nhân vốn dĩ không có trí-tuệ, nếu người nhị-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-định thì không có khả năng chứng đắc bậc thiền nào cả.

Nếu người nhị-nhân ấy thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì không có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào cả.

- Nếu 1 suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp bậc thấp làm phận-sự trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) sinh làm người thì thuộc về hạng người vô-nhân([3]) (ahetukapuggala) đui mù, câm điếc từ khi đầu thai làm người.

 

Khi sinh ra đời lúc trưởng thành, người vô-nhân đui mù, câm điếc, tật nguyền,… hiểu biết bình thường không học hành được.

Nếu người ấy đui mù, câm điếc, tật nguyền trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại thì không thể gọi là người vô-nhân được.

* Người thiện-trí giữ-giới ấy sau khi chết, nếu đại-thiện-nghiệp giữ-giới có cơ-hội cho quả trong

thời-kỳ tái-sinh kiếp sau hoá-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ trong 6 cõi trời dục-giới; thì có hạng thiên-nam, thiên-nữ tam-nhân có nhiều oai lực, có hào quang sáng ngời, có hạng thiên-nam, thiên-nữ nhị-nhân có oai lực, có hào quang không rộng, thậm chí cũng có hạng thiên-nam, thiên-nữ vô-nhân có ít oai lực, có hào quang kém trong cõi trên mặt đất (bhummaṭṭhadevatā).

 

2- Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại

Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại là người hoặc là vị thiên-nam, vị thiên-nữ ấy, 8 dục-giới đại-thiện-nghiệp trong 8 dục-giới đại-thiện-tâm cho quả gồm có 8 đại-quả-tâm8 thiện-quả vô-nhân-tâm là quả của dục-giới đại-thiện-nghiệp tiếp xúc với những đối-tượng tốt đáng hài lòng.

8 thiện-quả vô-nhân-tâm:

1- Nhãn-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, thấy đối-tượng sắc tốt đáng hài lòng.

2- Nhĩ-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, nghe đối-tượng thanh hay đáng hài lòng.

3- Tỷ-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, ngửi đối-tượng hương thơm đáng hài lòng.

4- Thiệt-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, nếm đối-tượng vị ngon đáng hài lòng.

5- Thân-thức-tâm đồng sinh với thọ lạcquả của đại-thiện-nghiệp, xúc-giác đối-tượng xúc tốt đáng hài lòng.

6- Tiếp-nhận-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, tiếp nhận 5 đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc tốt đáng hài lòng.

7- Suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, suy xét 5 đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc tốt đáng hài lòng.

8- Suy-xét-tâm đồng sinh với thọ hỷ là quả của đại-thiện-nghiệp, suy xét 5 đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc tốt đáng hài lòng.

Đó là 8 thiện-quả vô-nhân-tâm là quả-tâm của đại-thiện-nghiệp giữ giới trong đại-thiện-tâm tiếp xúc biết các đối-tượng tốt đáng hài lòng, tâm an-lạc đối với loài người hoặc vị thiên-nam, vị thiên-nữ trong 6 cõi trời dục-giới.

Tính Chất Của Ngũ-giới

Trong đời này, người tại gia có điều kinh sợ (bhaya), điều oan trái (vera) làm cho thân tâm khổ não do nguyên nhân phạm ngũ-giới, là người không có giới, và người tại gia không có điều kinh sợ (abhaya), không có điều oan trái (avera) làm cho thân tâm an-lạc do nguyên-nhân giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn, là người có giới.

Nên tìm hiểu trong bài kinh Verasutta([4]), mà Đức-Phật thuyết dạy ông phú-hộ Anāthapiṇḍika, được tóm lược như sau:

Một thuở nọ, ông phú-hộ Anāthapiṇḍika đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ; khi ấy, Đức-Thế-Tôn thuyết dạy ông phú-hộ Anāthapiṇḍika rằng:

- Này ông phú-hộ! Người tại gia không diệt được 5 điều kinh sợ, điều oan trái gọi là người phạm-giới, người không có giới. Người ấy sau khi chết, ác-nghiệp phạm giới ấy cho quả tái-sinh

kiếp sau trong cõi địa-ngục.

Năm điều kinh sợ, điều oan trái ấy là gì?

Năm điều kinh sợ, điều oan trái ấy là sự sát-sinh, sự trộm-cắp, sự tà-dâm, sự nói-dối, sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh dể duôi trong mọi thiện-pháp.

- Này ông phú-hộ! Người tại gia nào không diệt được 5 điều kinh sợ, điều oan trái ấy gọi là người phạm-giới, người không có giới. Người ấy sau khi chết, ác-nghiệp phạm-giới ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi địa-ngục.

- Này ông phú-hộ! Người tại gia nào tránh xa được 5 điều kinh sợ, điều oan trái ấy gọi là người giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn, là người có giới. Người ấy sau khi chết, đại-thiện-nghiệp giữ-giới ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-giới.

Năm điều kinh sợ, điều oan trái ấy là gì?

Năm điều kinh sợ, điều oan trái ấy là tránh xa  sự sát-sinh, tránh xa sự trộm-cắp, tránh xa sự tà-dâm, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh dể duôi trong mọi thiện pháp.

- Này ông phú-hộ! Người tại gia ấy tránh xa được 5 điều kinh sợ, điều oan trái ấy gọi là người giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn, là người có giới. Người ấy sau khi chết, đại-thiện-nghiệp giữ-giới ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-giới.

- Này ông phú-hộ! Người tại gia phạm điều-giới sát-sinh, thì sẽ gặp điều kinh sợ, điều oan trái cả trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp trong vị-lai, chịu cảnh khổ thân, khổ tâm, bởi vì nguyên nhân sát-sinh.

Người tại gia tránh xa sự sát-sinh, thì sẽ không gặp điều kinh sợ, điều oan trái cả trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp trong vị-lai, không bị khổ thân, khổ tâm, bởi vì nguyên-nhân tránh xa sự sát-sinh.

Đối với người tránh xa sự sát-sinh, nên dập tắt được điều kinh sợ, điều oan trái ấy.

- Này ông phú-hộ! Người tại gia phạm điều-giới trộm-cắp, thì sẽ gặp điều kinh sợ, điều oan trái cả trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp trong vị-lai, chịu cảnh khổ thân, khổ tâm, bởi vì nguyên-nhân trộm-cắp.

Người tại gia tránh xa sự trộm-cắp, thì sẽ không gặp điều kinh sợ, điều oan trái cả trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp trong vị-lai, không bị khổ thân, khổ tâm, bởi vì nguyên-nhân tránh xa sự trộm-cắp.

Đối với người tránh xa sự trộm-cắp, nên dập tắt được điều kinh sợ, điều oan trái ấy.

- Này ông phú-hộ! Người tại gia phạm điều-giới tà-dâm, thì sẽ gặp điều kinh sợ, điều oan trái cả trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp trong vị-lai, chịu cảnh khổ thân, khổ tâm, bởi vì nguyên nhân tà-dâm.

Người tại gia tránh xa sự tà-dâm, thì sẽ không gặp điều kinh sợ, điều oan trái cả trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp trong vị-lai, không bị khổ thân, khổ tâm, bởi vì nguyên-nhân tránh xa sự tà-dâm.

Đối với người tránh xa sự tà-dâm, nên dập tắt được điều kinh sợ, điều oan trái ấy.

- Này ông phú-hộ! Người tại gia phạm điều-giới nói-dối, thì sẽ gặp điều kinh sợ, điều oan trái cả trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp trong vị-lai, chịu cảnh khổ thân, khổ tâm, bởi vì nguyên nhân nói-dối.

Người tại gia tránh xa sự nói-dối, thì sẽ không gặp điều kinh sợ, điều oan trái cả trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp trong vị-lai, không bị khổ thân, khổ tâm, bởi vì nguyên nhân tránh xa sự nói-dối.

Đối với người tránh xa sự nói-dối, nên dập tắt được điều kinh sợ, điều oan trái ấy.

- Này ông phú-hộ! Người tại gia phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, thì sẽ gặp điều kinh sợ, điều oan trái cả trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp trong vị-lai, chịu cảnh khổ thân, khổ tâm, bởi vì nguyên nhân uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.

Người tại gia tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, thì sẽ không gặp điều kinh sợ, điều oan trái cả trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp trong vị-lai, không bị khổ thân, khổ tâm, bởi vì nguyên-nhân tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.

Đối với người tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, nên dập tắt được điều kinh sợ, điều oan trái ấy.

Đức-Phật thuyết bài kệ:

“Người nào trong đời tạo ác-nghiệp.

Giết hại sinh-mạng của chúng-sinh,

Trộm-cắp tài sản của người khác,

Tà-dâm với vợ, chồng người khác,

Thường nói-dối không biết hổ-thẹn,

Thường uống rượu, bia và chất say,

Người ấy chưa tránh năm oan trái.

Gọi là người ác không có giới,

Là người si mê trước lúc chết,

Ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh,

Trong cõi địa-ngục chịu quả khổ.

Người nào trong đời tạo đại-thiện-nghiệp.

Không giết hại sinh-mạng chúng-sinh,

Không trộm-cắp của cải người khác,

Không tà-dâm với vợ, chồng người,

Không nói dối lừa gạt người khác,

Không uống rượu, bia và chất say,

Người ấy đã tránh năm oan trái.

Gọi là người thiện-trí có giới,

Có đại-thiện-tâm lúc lâm chung,

Đại-thiện-nghiệp ấy có cơ-hội,

Cho quả tái-sinh trong kiếp sau,

Trong cõi thiện dục-giới an-lạc.”

 

Con Người Với Ngũ-Giới

Phàm mỗi người đã sinh ra trong đời này, chắc chắn tiền-kiếp của người ấy có ít nhất là ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn.

Thật vậy, nếu tiền-kiếp của người ấy phạm giới, không có giới thì chắc chắn không được tái-sinh làm người. Khi đã tái-sinh làm người thì tiền-kiếp của người ấy ắt hẳn có ít nhất là ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn.

Nếu kiếp hiện-tại người nào không biết tự trọng, bị phiền-não sai khiến, nên phạm điều-giới nào trong ngũ-giới, tạo ác-nghiệp, thì người ấy tự làm mất nhân phẩm quý báu vốn có trong con người của mình, từ khi đầu thai làm người. Người ấy không chỉ chịu những hậu quả tai-hại trong kiếp hiện-tại, mà còn phải chịu hậu quả tai hại trong nhiều kiếp vị-lai.

Người đã phạm giới, sau khi chết, ác-nghiệp phạm giới ấy có cơ-hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh) chịu quả khổ của ác-nghiệp trong cõi ác-giới ấy.

Một khi chúng-sinh sinh trong cõi ác-giới rồi, khó có cơ-hội tái-sinh kiếp sau trở lại làm người.

Đức-Phật lấy ví dụ một con rùa mù ở đại dương trong bài kinh Chiggaḷasutta([5]) được tóm lược như sau:

Đức-Phật truyền dạy chư tỳ-khưu rằng:

- Này chư Tỳ-khưu! Ví như mặt đất này bị nước tràn ngập sâu như đại dương. Một tấm ván có lỗ nhỏ vừa cái đầu con rùa chui vào, trôi trên mặt nước biển. Hễ gió Đông thì tấm ván trôi về hướng Tây, gió Tây thì tấm ván trôi về hướng Đông, gió Nam thì tấm ván trôi về hướng Bắc, gió Bắc thì tấm ván trôi về hướng Nam,… Một con rùa mù ở dưới đáy biển sâu, cứ trải qua 100 năm nổi lên mặt nước một lần.

- Này chư Tỳ-khưu! Một con rùa mù kia cứ trải qua 100 năm nổi lên mặt nước một lần, chui cái đầu vào cái lỗ nhỏ của tấm ván ấy có được dễ dàng hay không ?

Chư tỳ-khưu bạch với Đức-Phật rằng:

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con rùa mù kia cứ trải qua 100 năm nổi lên mặt nước một lần, chui cái đầu vào cái lỗ nhỏ của tấm ván ấy, đó là một điều vô cùng khó lắm!

Đức-Phật dạy rằng:

- Này chư Tỳ-khưu! Được sinh ra làm người đó là điều khó hơn thế nữa!

Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian đó là điều khó hơn thế nữa!

Chánh-pháp của Như-lai đã thuyết giảng trên thế gian này đó là điều vô cùng khó hơn thế nữa.

Nay, các con đã được sinh ra làm người.

Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác đã xuất hiện trên thế gian rồi.

Chánh-pháp của Như-lai đã thuyết giảng trên thế gian rồi.

- Này chư Tỳ-khưu! Vậy, các con hãy nên cố gắng tinh-tấn không ngừng thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ (hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ), để hầu mong chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế: khổ-Thánh-đế, nhân sinh khổ-Thánh-đế, diệt khổ-Thánh-đế, pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế.

Cho nên, hằng ngày Đức-Phật thường nhắc nhở khuyên dạy các hàng thanh-văn đệ-tử rằng:

“Appamādena bhikkhave sampādetha!

Buddhuppādo dullabho lokasmiṃ,

Manussattabhāvo dullabho,

Dullabhā saddhāsampatti,

Pabbajitabhāvo dullabho,

Saddhammassavanaṃ dullabhaṃ.

Evaṃ divase divase ovadati.”

- Này chư tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, cận-sự-nam, cận-sự-nữ! Các con chớ nên dể duôi, nên cố gắng thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ, để hoàn thành các phận-sự tứ Thánh-đế (bởi vì có 5 điều khó được).

- Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian là một điều khó.

- Được sinh làm người là một điều khó.

- Có đức-tin đầy đủ là một điều khó.

- Xuất gia trở thành tỳ-khưu là một điều khó.

- Được lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật là một điều khó.

Hằng ngày, Đức-Phật thường khuyên dạy nhắc nhở các hàng thanh-văn đệ-tử như vậy.

“Được sinh làm người là một điều khó.”

Con người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu này (cõi mà chúng ta đang sinh sống) có tính chất đặc biệt hơn các chúng-sinh trong các cõi giới khác như sau:

- Những con người trong châu này là chư Đức-Bồ-tát có nhiều thuận lợi tạo đầy đủ các pháp-hạnh ba-la-mật.

- Con người trong châu này có thể trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, hoặc Đức-Phật Độc-Giác, hoặc bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn-giác, hoặc bậc Thánh Đại-thanh-văn-giác, Đức-vua Chuyển-luân Thánh-vương.

Để trở thành Bậc cao-thượng như vậy, chỉ có những con người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu này mà thôi.

Nay, chúng ta đã là con người thật là vô cùng diễm phúc biết dường nào! Chúng ta còn gặp được giáo-pháp của Đức-Phật Gotama hiện đang còn lưu truyền trên thế gian, thật là vô cùng hi hữu. Đây là cơ-hội hiếm có vô cùng thuận lợi để cho mỗi người chúng ta có cơ-hội tốt tạo mọi thiện-pháp, từ 8 dục-giới thiện-pháp, 5 sắc-giới thiện-pháp, 4 vô-sắc-giới thiện-pháp cho đến 4 siêu-tam-giới thiện-pháp tuỳ theo khả năng của mỗi người.

Bất luận thiện-pháp nào cũng cần phải có giới trong sạch và trọn vẹn làm nền tảng, làm nơi nương nhờ, để cho mọi thiện-pháp được phát triển tốt.

Giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn, trong khả năng bình thường của tất cả mọi người trong đời.

Thật ra, người thiện có đại-thiện-tâm biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, có tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm tránh xa sự sát-sinh, tránh xa sự trộm-cắp, tránh xa sự tà-dâm, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say, giữ gìn ngũ-giới cho được trong sạch và trọn vẹn, đó là điều rất dễ dàng đối với mọi người trong đời. 

Còn người ác có ác-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, có tác-ý tâm-sở đồng sinh với bất-thiện-tâm (ác-tâm) cố gắng phạm mỗi điều-giới hợp đủ chi-pháp như phạm điều-giới sát-sinh hợp đủ 5 chi-pháp, phạm điều-giới trộm-cắp hợp đủ 5 chi-pháp, phạm điều-giới tà-dâm hợp đủ 4 chi-pháp, phạm điều-giới nói-dối hợp đủ 4 chi-pháp, phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say hợp đủ 4 chi-pháp, tạo ác-nghiệp điều-giới ấy, đó là điều không dễ dàng, thậm chí còn rất khó khăn nữa.

Thật vậy, chúng ta nên có trí-tuệ tỉnh táo suy xét về mỗi điều-giới, để có nhận thức đúng đắn và trung thực.

Ví dụ như sau:

* Sát-sinh là giết hại chúng-sinh.

- Người thiện có tác-ý trong đại-thiện-tâm tránh xa sự sát-sinh, giữ gìn điều-giới tránh xa sự sát-sinh, không giết hại chúng-sinh ấy, tạo đại-thiện-nghiệp không sát-sinh.

- Người ác có tác-ý trong ác-tâm cố gắng tìm mọi cách giết hại chúng-sinh ấy chết bằng thân, bằng khẩu, phạm điều-giới sát-sinh hợp đủ 5 chi-pháp, tạo ác-nghiệp sát-sinh.

* Trộm-cắp là lấy trộm tài-sản của người khác.

- Người thiện có tác-ý trong đại-thiện-tâm tránh xa sự trộm-cắp, giữ gìn điều-giới tránh xa sự trộm-cắp, không lấy trộm tài sản của người khác, tạo đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp.

- Người ác có tác-ý trong ác-tâm cố gắng tìm mọi cách lấy trộm tài sản của người khác bằng thân, bằng khẩu, phạm điều-giới trộm-cắp hợp đủ 5 chi-pháp, tạo ác-nghiệp trộm-cắp.

* Tà-dâm là quan hệ tình dục bất chính với vợ hoặc chồng, con của người khác.

- Người thiện có tác-ý trong đại-thiện-tâm tránh xa sự tà-dâm, giữ gìn điều-giới tránh xa sự tà-dâm với với vợ hoặc chồng, con của người

khác, tạo đại-thiện-nghiệp không tà-dâm.

- Người ác có tác-ý trong ác-tâm cố gắng tìm mọi cách quan hệ tình dục bất chính với vợ hoặc chồng, con của người khác bằng thân phạm điều-giới tà-dâm hợp đủ 4 chi-pháp, tạo ác-nghiệp tà-dâm.

* Nói dối là nói lời sai sự-thật gây thiệt hại cho người khác.

- Người thiện có tác-ý trong đại-thiện-tâm tránh xa sự nói-dối, giữ gìn điều-giới tránh xa sự nói-dối, tạo đại-thiện-nghiệp không nói-dối.

- Người ác có tác-ý trong ác-tâm cố gắng tìm mọi cách nói-dối để lừa đảo người khác bằng khẩu, bằng thân phạm điều-giới nói-dối hợp đủ 4 chi-pháp, tạo ác-nghiệp nói-dối.

* Uống rượu, bia và các chất say…

- Người thiện có tác-ý trong đại-thiện-tâm tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say, giữ gìn điều-giới tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say, tạo đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say.

- Người ác có tác-ý trong ác-tâm cố gắng tìm mọi cơ-hội uống rượu, bia và các chất say, tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say bằng khẩu, phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say hợp đủ 4 chi-pháp, tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say..

Vậy, chúng ta có nhận thức đúng đắn và trung thực đối với người thiện với người ác như thế nào?

- Người thiện có tác-ý trong đại-thiện-tâm nghĩ trong tâm giữ gìn mỗi điều-giới trong sạch, đó là điều dễ có phải vậy không?

- Người ác có tác-ý trong ác-tâm cố gắng bằng thân, bằng khẩu phạm mỗi điều-giới hợp đủ chi-pháp, đó là điều khó làm có phải vậy không?

* Đức-Phật thuyết dạy phân biệt người ác, người thiện trong đời này, trong bài kinh Sikkhapadasutta([6]) Đức-Thế-Tôn dạy rằng:

“- Này chư Tỳ-khưu! Như-Lai sẽ thuyết giảng phân biệt về người ác và người ác hơn người ác, người thiện và người thiện hơn người thiện. Các con hãy lắng nghe, nên chú tâm lắng nghe.

Vâng lời theo Đức-Thế-Tôn, chư tỳ-khưu chú tâm lắng nghe lời giáo huấn của Đức-Phật.

* Người Ác - Người Ác Hơn Người Ác

Đức-Thế-Tôn dạy rằng:

- Này chư Tỳ-khưu! Như thế nào gọi là người ác?

- Này chư Tỳ-khưu! Trong đời này, số người là người sát-sinh, người trộm-cắp, người tà-dâm, người nói-dối, người uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.

- Này chư Tỳ-khưu! Như-Lai gọi số người ấy là người ác.

- Này chư Tỳ-khưu! Như thế nào gọi là người ác hơn người ác?

- Này chư Tỳ-khưu! Trong đời này, số người ác tự mình sát-sinh, mà còn động viên, khuyến khích, sai khiến người khác cùng sát-sinh.

Số người ác tự mình trộm-cắp, mà còn động viên, khuyến khích, sai khiến người khác cùng trộm-cắp.

Số người ác tự mình tà-dâm, mà còn động viên, khuyến khích, sai khiến người khác cùng tà-dâm.

Số người ác tự mình nói-dối, mà còn động viên, khuyến khích, sai khiến người khác cùng nói-dối.

Số người ác tự mình uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, mà còn động viên, khuyến khích, mời mọc người khác cùng uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.

- Này chư Tỳ-khưu! Như-Lai gọi số người ác ấy là người ác hơn người ác.

Người Thiện - Người Thiện Hơn Người Thiện

Đức-Thế-Tôn dạy rằng:

- Này chư Tỳ-khưu! Như thế nào gọi là người thiện?

- Này chư Tỳ-khưu! Trong đời này, số người là người tránh xa sự sát-sinh, người tránh xa sự trộm-cắp, người tránh xa sự tà-dâm, người tránh xa sự nói-dối, người tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.

- Này chư Tỳ-khưu! Như-Lai gọi số người ấy là người thiện.

- Này chư Tỳ-khưu! Như thế nào gọi là người thiện hơn người thiện?

- Này chư Tỳ-khưu! Trong đời này, số người thiện tự mình tránh xa sự sát-sinh, mà còn động viên, tác động, khuyến khích người khác cùng tránh xa sự sát-sinh.

Số người thiện tự mình tránh xa sự trộm-cắp, mà còn động viên, tác-động, khuyến khích người khác cùng tránh xa sự trộm-cắp.

Số người thiện tự mình tránh xa sự tà-dâm, mà còn động viên, tác động, khuyến khích người khác cùng tránh xa sự tà-dâm.

Số người thiện tự mình tránh xa sự nói-dối, mà còn động viên, tác động, khuyến khích người khác cùng tránh xa sự nói-dối.

Số người thiện tự mình tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, mà còn động viên, tác động, khuyến khích người khác cùng tránh xa sự uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp.

- Này chư Tỳ-khưu! Như-Lai gọi số người thiện ấy là người thiện hơn người thiện.”

Như vậy,

* Nếu người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, không biết tự trọng, có tác-ý trong ác-tâm phạm điều-giới nào  trong ngũ-giới thì người ấy gọi là người ác.

Nếu người ác nào tự mình phạm điều-giới nào  trong ngũ-giới, mà còn động viên, tác động, khuyến khích người khác cùng phạm điều-giới ấy trong ngũ-giới thì người ác ấy gọi là người ác hơn người ác.

* Nếu người nào biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết tự trọng, có tác-ý trong đại-thiện-tâm biết giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn thì người ấy gọi là người thiện.

Nếu người thiện nào tự mình biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết tự trọng, có tác-ý trong đại-thiện-tâm biết giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn, mà còn động viên, tác động, khuyến khích người khác cùng giữ gìn ngũ-giới được trong sạch và trọn vẹn thì người thiện ấy gọi là người thiện hơn người thiện.

Ví dụ: Nếu người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, không biết tự trọng, có tác-ý trong ác-tâm phạm điều-giới   uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, thì người ấy gọi là người ác.

Nếu người ác nào tự mình phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, mà còn động viên, tác động, mời mọc, tiếp đãi người khác cùng phạm điều-giới uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp, thì người ác ấy gọi là người ác hơn người ác.

* Nếu người nào biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết tự trọng, có tác-ý trong đại-thiện-tâm biết giữ gìn ngũ-giới có điều-giới tránh xa uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp được trong sạch và trọn vẹn  thì người ấy gọi là người thiện.

Nếu người thiện nào tự mình biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết tự trọng, có tác-ý trong đại-thiện-tâm biết giữ gìn ngũ-giới có điều-giới tránh xa uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp được trong sạch và trọn vẹn, mà còn động viên, tác động, khuyến khích người khác cùng giữ gìn ngũ-giới có điều-giới tránh xa uống rượu, bia và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện-pháp được trong sạch và trọn vẹn thì người thiện ấy gọi là người thiện hơn người thiện.

* Tích Người Giữ Gìn Ngũ-Giới

Tích Ngài Pañcasīlasamādāniyatthera([7]) thuật lại tiền-kiếp của Ngài, được tóm lược như sau­:

Trong thời quá khứ, khi Đức-Phật Anoma-dassī([8]) xuất hiện trên thế gian, tôi là người nghèo khổ ở trong thành Candavati, sống bằng nghề làm thuê làm mướn cho người khác. Tôi chưa có duyên lành xuất gia trở thành tỳ-khưu, nhưng tôi suy nghĩ rằng:

“Chúng-sinh sống trong đời này, thường bị màn vô-minh che trùm phủ kín, tối tăm không hiểu biết được chân-lý, thường bị lửa tham, sân, si thiêu đốt không ngừng, luôn luôn chịu khổ não. Ta sẽ giải thoát khổ bằng cách nào đây?”

Tôi vốn là người nghèo khổ, làm thuê làm mướn vừa đủ sống qua ngày, không có của cải để làm phước-thiện bố-thí, nên tôi suy nghĩ rằng:

 “Điều tốt hơn ta nên thọ-trì ngũ-giới và cố gắng giữ gìn ngũ-giới cho được trong sạch và trọn vẹn.”

Do suy nghĩ như vậy, nên tôi liền đến hầu Ngài Đại-Trưởng-lão Nisabha, bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Anoma-dassī, kính xin thọ-trì ngũ-giới. Ngài Đại-Trưởng-lão đã hướng dẫn tôi thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới.

Vào thời đại ấy, tuổi thọ con người có khoảng 100 ngàn năm, tôi đã cố gắng giữ gìn ngũ-giới được hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn cho đến trọn kiếp.

Khi sắp lâm chung (sắp chết) tôi niệm tưởng đến ngũ-giới hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn của tôi, nên chư-thiên ở cõi trời Tam-thập-tam-thiên đem một cỗ xe sang trọng gồm có 1.000 con ngựa báu đến rước tôi.

Sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp giữ ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn ấy cho quả tái-sinh lên cõi trời Tam-thập-tam-thiên, tôi đã làm Đức-vua trời cõi Tam-thập-tam-thiên suốt 30 kiếp([9]) , hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy.

Khi tái-sinh làm người trong cõi người, tôi trở thành Đức Chuyển-luân Thánh-vương 75 kiếp, và trở thành Đức-vua trị vì các nước lớn nhiều kiếp không sao kể xiết.

Ngài Trưởng-lão Pañcasīlasamādāniyatthera thuật rằng:

Tôi đã giữ gìn ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn từ thời kỳ Đức-Phật Anomadassī cho đến kiếp hiện-tại này, trải qua thời gian 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, tôi không từng tái-sinh trong 4 cõi ác-giới: địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh, kiếp nào cũng tái-sinh trong cõi thiện-dục-giới (cõi người, cõi trời dục-giới).

Khi tái-sinh trong cõi nào, tôi cũng có địa vị cao quý, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi ấy cho đến hết tuổi thọ.

Đó là do năng lực quả-báu của phước-thiện giữ gìn ngũ-giới hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn của tôi.

Tôi còn có 3 quả-báu đặc biệt là:

- Tôi là người sống lâu trường thọ.

- Tôi là người có địa vị cao quý, giàu sang phú quý.

- Tôi là người có nhiều trí-tuệ sáng suốt.

* Vào thời kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, tôi ở trên cõi trời dục-giới, sau khi chuyển kiếp (cuti) từ cõi trời ấy, dục-giới đại-thiện-nghiệp giữ gìn ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn ấy, cho quả tái-sinh làm người trong gia đình thuộc dòng dõi bà-la-môn giàu sang phú quý trong xứ Vesālī.

Gần đến ngày nhập hạ, cha mẹ dắt dẫn tôi đến hầu đảnh lễ Đức-Phật Gotama, cha mẹ bảo tôi kính xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới.

Vâng lời cha mẹ, tôi kính xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới.

Khi ấy, tôi niệm tưởng lại ngũ-giới, do năng lực của ngũ-giới mà tôi đã giữ gìn trong sạch và trọn vẹn trong kiếp quá khứ xa xưa. Chính tại nơi đang ngồi thọ phép quy-y Tam-bảo, thọ-trì ngũ-giới ấy, tôi liền chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt-đoạn-tuyệt được mọi tham-ái mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán. Khi ấy tôi vừa mới lên 5 tuổi.

Đức-Phật Gotama biết rõ duyên lành của tôi, Đức-Phật cho tôi xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

Tiền-kiếp của tôi đã giữ gìn ngũ-giới trong sạch đầy đủ và trọn vẹn đến trọn kiếp, tôi đã hưởng được quả-báu của dục-giới đại-thiện-nghiệp ngũ-giới như vậy.

Còn như chư vị sa-di, chư vị tỳ-khưu, chư bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật có rất nhiều điều-giới, thì quả-báu của dục-giới đại-thiện-nghiệp giữ-giới nhiều biết dường nào kể xiết được.



[1] Người tam-nhân là người có tái-sinh-tâm đủ 3 nhân: vô-tham, vô-sân, vô-si (trí-tuệ) từ khi đầu thai làm người.

[2] Người nhị-nhân là người có tái-sinh-tâm chỉ có 2 thiện-nhân: vô-tham và vô-sân, không có vô-si, từ khi đầu thai làm người.

[3] Người vô-nhân là người có tái-sinh-tâm không có nhân nào trong 3 thiện-nhân, từ khi đầu thai làm người.

[4] Bộ Aṅguttaranikāya, Pañcakanipāta, kinh Verasutta.

[5] Samyuttanikāya, Mahāvaggapāḷi, Chiggaḷasutta.

[6] Aṅguttaranikāya Catukanipāta, kinh Sikkhapadasutta.

[7] Bộ Therāpadāna, tích Ngài Pañcasīlasamādāniyatthera.

[8] Từ thời-kỳ Đức-Phật Anomadassī đến Đức-Phật Gotama có khoảng cách thời gian 1 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, trải qua 18 Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác đã xuất hiện trên thế gian.

[9] Chư-thiên ở cõi trời Tam-thập tam-thiên có tuổi thọ 1.000 năm trời so với số năm cõi người bằng 36 triệu năm, bởi vì 1 ngày 1 đêm trên cõi trời này bằng 100 năm ở cõi người.





[ Ðầu trang][Trở về mục lục ][ Trở về trang Thư Viện ]

updated: 2024