• Vi Diệu Pháp - Hiện thực trong cuộc sống
  • Soạn giả: Hộ Pháp

 

Vi-Diệu-Pháp Hiện Thực Trong Cuộc Sống

 

 Vi-Diệu-Pháp là danh-từ gọi pháp nào?

 

Vi-diệu-pháp dịch từ chữ Pāḷi Abhidhamma.

 

Abhidhamma = Abhi + dhamma

Abhi nghĩa là Vi-diệu, 

Dhamma đó là paramatthadhamma: chân-nghĩa-pháp là pháp có thật-tánh rõ ràng, không phải là chế-định-pháp.

Abhidhamma nghĩa là Vi-diệu-pháp.

 

Trong Tam-Tạng (Tipiṭakapāḷi) có 3 tạng:

 

1- Vinayapiṭakapāḷi: Tạng-Luật Pāḷi,

2- Suttantapiṭakapāḷi: Tạng-Kinh Pāḷi,

3- Abhidhammapiṭakapāḷi: Tạng-Vi-diệu-pháp

     Pāḷi.

 

* Tạng Abhidhammapiṭaka: Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi gồm có 7 bộ:

 

1- Bộ Dhammasaṅganīpāḷi: Bộ Pháp-hội-tụ,

2- Bộ Vibhaṅgapāḷi: Bộ Pháp-phân-tích,

3- Bộ Dhātukathāpāḷi: Bộ Pháp-phân-loại,

4- Bộ Puggalapaññattipāḷi: Bộ chúng-sinh

     chế-định,

5- Bộ Kathāvatthupāḷi: Bộ Pháp-luận-đề,

6- Bộ Yamakapāḷi: Bộ Pháp-song-đối,

7- Bộ Paṭṭhānapāḷi: Bộ Pháp-duyên-hệ.

 

Tạng Abhidhammapiṭaka gồm có 7 bộ lớn này được Đức-Phật Gotama thuyết giảng trên cõi trời Tam-thập-tam-thiên trong hạ thứ 7 của Đức-Phật, suốt 3 tháng mùa mưa ở cõi người.([1]) 

 

* Bộ Abhidhammatthasaṅgaha (Vi-diệu-pháp-yếu-nghĩa) của Ngài trưởng-lão Anuruddha gồm có 9 chương:

1- Cittasaṅgaha: Tâm yếu-lược,

2- Cetasikasaṅgaha: Tâm-sở yếu-lược,

3- Pakiṇṇakasaṅgaha: Các pháp-chi yếu-lược,

4- Vīthisaṅgaha: Lộ-trình-tâm yếu-lược,

5- Vīthimuttasaṅgaha: Pháp ngoại lộ-trình-

     tâm yếu-lược,

6- Rūpasaṅgaha: Sắc-pháp yếu-lược,

7- Samuccayasaṅgaha: Pháp nhóm-tổng-hợp

     yếu-lược,

8- Paccayasaṅgaha: Pháp-duyên yếu-lược,

9- Kammaṭṭhānasaṅgaha: Pháp-hành thiền

    yếu-lược,

 

Chín chương tóm lược ý nghĩa cốt yếu của Tạng-Vi-diệu-pháp Pāḷi gồm có 7 bộ gom lại có 5 pháp chính là citta (tâm), cetasika (tâm-sở), rūpadhamma (sắc-pháp), Nibbāna (Niết-bàn), và paññattidhamma (chế-định-pháp).

 Citta, cetasika, rūpadhamma, Nibbāna gồm 4 pháp này gọi là paramatthadhamma: Chân-nghĩa-pháp.

 

Paramatthadhamma nghĩa là gì ?  

 

Paramatthadhamma: Parama+attha+dhamma

*Parama: Thật-tánh chân-thật không biến thể theo thời gian và không gian,

* attha: ý nghĩa sâu sắc,

* dhamma: pháp có 4 là citta, cetasika, rūpa-dhamma, Nibbāna.

 

Paramatthadhammachân-nghĩa-pháp, có 4 pháp là citta: tâm, cetasika: tâm-sở, rūpa-dhamma: sắc-pháp, Nibbāna: Niết-bàn.

 

Paramatthadhamma: Chân-nghĩa-pháp là pháp có 3 tính chất:

 

* Chân-nghĩa-phápthật-tánh-pháp chân- thật không biến thể theo thời gian, không gian. Ví dụ: Tâm có trạng-thái biết đối-tượng, nhãn-thức-tâm có phận sự nhìn thấy đối-tượng sắc, địa-đại có trạng-thái cứng hoặc mềm, v.v… trong thời quá-khứ, thời hiện-tại, thời vị-lai, tại nơi này, nơi khác vẫn không biến thể, vẫn có trạng-thái của nó như vậy.  

 

* Chân-nghĩa-pháppháp rất vi-diệu mà chỉ có các bậc thiện-trí có trí-tuệ-thiền-tuệ mới thấy rõ, biết rõ thật-tánh của chân-nghĩa-pháp mà thôi. Còn các hạng thiểu-trí không thể thấy rõ, biết rõ thật-tánh của chân-nghĩa-pháp.

 

* Chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) là pháp làm nơi nương nhờ cho tất cả mọi chế-định-pháp (paññattidhamma) bằng ngôn-ngữ, ý-nghĩa để hiểu biết lẫn nhau.   

 

Chân-nghĩa-pháp có 2 pháp:

 

* Saṅkhatadhamma: Pháp-hữu-vi đó là citta, cetasika, rūpa là những pháp do nhân-duyên  cấu tạo; nhân-duyên có 4 loại: kamma: nghiệp, citta: tâm, utu: thời-tiết, āhāra: vật-thực.

 

* Asaṅkhatadhamma: Pháp-vô-vi đó là Nibbāna là pháp không do nhân-duyên nào cấu tạo.  

 

 Citta: Tâm

 

Citta nghĩa là gì ?

 

Định nghĩa Citta: Tâm

 

“Ārammaṇaṃ cintetīti cittaṃ.”

Trạng-thái biết đối-tượng gọi là tâm.

 

Ārammaṇa: Đối-tượng có 6 loại:

 

1- Rūpārammaṇa: đó là đối-tượng sắc, các hình dáng,

2- Saddārammaṇa: đó là đối-tượng thanh, các loại âm thanh, 

3- Gandhārammaṇa: đó là đối-tượng hương, các thứ mùi hương, 

4-Rasārammaṇa:đó là đối-tượng vị, các thứ vị  

5- Phoṭṭhabbārammaṇa: đó là đối-tượng xúc (đất, lửa, gió), cứng mềm, nóng lạnh, phồng xẹp, 

6- Dhammārammaṇa: đó là đối-tượng pháp (tâm, tâm-sở, 5 tịnh-sắc, 16 sắc vi-tế, Niết-bàn, và chế-định-pháp).

Trong Chú-giải có những danh từ Pāḷi đồng nghĩa với citta như sau:

- Citta là trạng-thái biết đối-tượng,

- Mano là hướng đến đối-tượng,

- Hadaya là tích luỹ bên trong tâm,

- Mānasa là trạng-thái hài lòng trong tâm,

- Manāyatana là āyatana liên kết.

- Manindriya là indriya chủ,

- Viññāṇa là trạng-thái biết đối-tượng,

- Viññāṇakkhandha là thức-uẩn,

- Manoviññāṇadhātu là tự-tánh biết đối-tượng.

 

Citta thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramattha-dhamma) trạng-thái riêng biệt (visesa-lakkhaṇa) 4 pháp lakkhaṇādicatuka:lakkhaṇa:

trạng-thái, rasa: phận sự, paccupaṭṭhāna: quả hiện hữu, padaṭṭhāna: nguyên-nhân gần phát sinh tâm:

 

1- Vijānanalakkhaṇaṃ có trạng-thái biết các đối-tượng, 

2- Pubbaṅgamasasaṃ có phận sự dẫn đầu trong tất cả các pháp,

3- Sandhānapaccupaṭṭhānaṃ có sự sinh, sự diệt liên tục không ngừng là quả hiện hữu,

4- Nāmarūpapadaṭṭhānaṃ có danh-pháp, sắc-pháp là nhân-duyên gần phát sinh citta.

 

Tính Chất Của Citta

 

Tất cả các pháp đều do tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, thành-tựu tất cả các pháp đều do tâm.

 

* Người nào có bất-thiện-tâm (akusalacitta) nếu khi thân hành điều ác, khẩu nói điều ác, ý nghĩ điều ác thì ác-nghiệp ấy có cơ hội cho quả khổ đối với người ấy trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai.  

 

* Người nào có thiện-tâm (kusalacitta) nếu khi thân hành điều thiện, khẩu nói điều thiện, ý nghĩ điều thiện thì dục-giới đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả an lạc đối với người ấy trong  kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai. 

 

Tính chất của tâm (citta) là rất huyền diệu như sau:

 

* Tâm huyền diệu bằng việc làm:

 

Tất cả mọi công trình đồ sộ, mọi thứ máy móc hiện đại hiện hữu trong đời này được thành-tựu đều do tâm tạo nên,

 

* Tâm huyền diệu tự tâm:

 

Thật-tánh của tâm phân chia nhiều loại tâm

như là bất-thiện-tâm, vô-nhân-tâm, dục-giới đại-thiện-tâm, dục-giới đại-quả-tâm, dục-giới đại-duy-tác-tâm, sắc-giới-tâm, vô-sắc-giới-tâm, thần-thông-tâm, siêu-tam-giới-tâm,…

 

* Tâm huyền diệu do tích-luỹ tất cả các-nghiệp và mọi phiền-não:

 

Mỗi chúng-sinh trong vòng tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài, trải qua vô-số kiếp, mỗi kiếp chỉ có phần thân thay đổi tuỳ theo quả của nghiệp, còn phần tâm vẫn tiếp diễn sinh rồi diệt liên tục không ngừng từ kiếp này chuyển sang kiếp khác; tất cả mọi bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp), mọi thiện-nghiệp dù nhẹ dù nặng trong mỗi kiếp đều được tích luỹ ở trong tâm cả thảy.

 

Nếu nghiệp nào có cơ hội thì nghiệp ấy cho quả trong kiếp hiện tại, cho quả tái sinh kiếp sau, và cho quả sau khi tái sinh, và cứ tiếp tục như vậy, đối với các chúng-sinh chưa phải là bậc Thánh-A-ra-hán.

 

* Tâm huyền diệu do giữ gìn quả của nghiệp và phiền não:

 

Mỗi chúng-sinh đã tạo bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp), thiện-nghiệp nào dù nhẹ dù nặng rồi, chắc chắn quả của nghiệp ấy không bao giờ mất, dù nghiệp nhẹ, dù nghiệp nặng đã trải qua thời gian lâu bao nhiêu kiếp đi nữa, mọi nghiệp ấy vẫn có cơ-hội theo cho quả của chúng.

* Tâm huyền diệu do tích luỹ các thói quen tự nhiên của mỗi chúng-sinh:

 

Tâm khiến tạo công việc chuyên môn, nghề nghiệp, môn học, tài nghệ nào, v.v… đã trở thành thói quen được tích luỹ trong mỗi tâm sinh rồi diệt liên tục không ngừng, tâm trước diệt chuyển sang tâm sau sinh, do năng lực của các pháp-duyên anantarapaccaya: liên-tục-duyên, samanantarapaccaya: liên-tục-năng-duyên, … cứ tiếp diễn như vậy, từ kiếp này sang kiếp khác, từ kiếp quá khứ đến kiếp hiện tại.

 

* Tâm huyền diệu do biết các đối-tượng khác nhau:

 

Mỗi tâm phát sinh chỉ biết một đối-tượng duy nhất mà thôi. Theo Chú-giải, tâm sinh rồi diệt vô cùng mau lẹ. Ví dụ chỉ một lần búng đầu móng tay, tâm sinh rồi diệt 1.000 tỷ lần.

 

Cho nên, tâm khi biết đối-tượng sắc, khi biết đối-tượng thanh, v.v… thay đổi nhau trong 6 đối-tượng sắc, đối-tượng thanh, đối-tượng hương, đối-tượng vị, đối-tượng xúc, đối-tượng pháp tuỳ theo nhân-duyên của 6 lộ-trình-tâm.

 

Số Lượng Citta

 

Citta chỉ có một trạng-thái là biết đối-tượng mà thôi, nên kể citta: tâm có một mà thôi, bởi vì khi nào tâm phát sinh, khi ấy tâm chỉ biết một đối-tượng ấy mà thôi.  

 

Citta: Tâm có khả năng biết đối-tượng khác nhau, do năng lực của các cetasika: tâm-sở đồng sinh với tâm, đồng diệt với tâm, đồng đối-tượng với tâm, đồng nơi sinh với tâm, làm cho citta có khả năng biết đối-tượng khác nhau. Cho nên, phân tích citta ra gồm có 89 tâm hoặc 121 tâm.

 

Bộ Abhidhammatthasaṅgaha (Vi-diệu-pháp-yếu-nghĩa) của Ngài trưởng-lão Anuruddha  có 9 chương. Chương thứ nhất Cittasaṅgha-vibhāga: Phần tâm-yếu-nghĩa gồm có 89 hoặc 121 tâm phân chia theo 4 cõi giới như sau:   

 

Phân Chia Tâm Theo 4 Cõi Giới 

 

1- Dục-giới-tâm (kāmāvacaracitta) có 54 tâm: 

 

- Bất-thiện-tâm (Akusalacitta) có 12 tâm,

- Vô-nhân-tâm (Ahetukacitta) có 18 tâm,

- Đại-thiện-tâm (Mahākusalacitta) có 8 tâm,

- Đại-quả-tâm (Mahāvipākacitta) có 8 tâm,

- Đại-duy-tác-tâm (Mahākiriyacitta) có 8 tâm.

 

2- Sắc-giới-tâm (Rūpāvacaracitta) có 15 tâm:

 

- Sắc-giới thiền thiện-tâm có 5 tâm,

- Sắc-giới thiền quả-tâm có 5 tâm,

- Sắc-giới thiền duy-tác-tâm có 5 tâm.

 

 

 3-Vô-sắc-giới-tâm (Arūpāvacaracitta) có 12 tâm

 

- Vô-sắc-giới thiền thiện-tâm có 4 tâm,

- Vô-sắc-giới thiền quả-tâm có 4 tâm,

- Vô-sắc-giới thiền duy-tác-tâm có 4 tâm.

 

 4- Siêu-tam-giới-tâm (Lokuttaracitta) có 8 tâm hoặc 40 tâm, chia ra 2 loại tâm:

 

- Siêu-tam-giới-thiện-tâm có 4 tâm hoặc 20 tâm gọi là 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm (Maggacitta).

 

- Siêu-tam-giới-quả-tâm có 4 tâm hoặc 20 tâm gọi là 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm (Phalacitta).

 

 

Quyển sách nhỏ Vi-Diệu-Pháp Hiện Thực Trong Cuộc Sống này chỉ giảng giải về 12 bất-thiện-tâm (akusalacitta) và 8 dục-giới đại-thiện-tâm (kāmāvacaramahākusalacitta), bởi vì 20 tâm này thường phát sinh trong cuộc sống hằng ngày đối với các hàng phàm nhân, bắt đầu từ khi thức giấc, suốt ngày, cho đến khi nằm ngủ một giấc say, không có mộng mị.

 

Trong 20 tâm này, tác-ý tâm-sở (cetanā-cetasika) đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm gọi là 12 bất-thiện-nghiệp, và tác-ý tâm-sở (cetanā-cetasika) đồng sinh với 8 dục-giới đại-thiện-tâm  gọi là 8 dục-giới đại-thiện-nghiệp. 

 

 12 bất-thiện-nghiệp trong 12 bất-thiện-tâm cho quả là 7 bất-thiện-quả vô-nhân-tâm (akusala-

vipākacitta) trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi- sandhikāla) và trong thời-kỳ sau khi tái-sinh.8 dục-giới đại-thiện-nghiệp trong 8 dục-giới đại-thiện-tâm cho quả là 8 dục-giới đại-quả-tâm 8 thiện-quả-vô-nhân-tâm (kusalavipākāhetu- citta) trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi-sandhikāla) và trong thời-kỳ sau khi tái-sinh (pavattikāla).

 

 Quyển sách nhỏ Vi-Diệu-Pháp Hiện Thực Trong Cuộc Sống này chỉ giảng giải về 12 bất-thiện-tâm và 7 bất-thiện-quả vô-nhân-tâm, 8 dục-giới đại-thiện-tâm, 8 dục-giới đại-quả-tâm, 8 thiện-quả-vô-nhân-tâm và các dục-giới-tâm còn lại.

 

Như vậy, quyển sách nhỏ này chỉ giảng giải 12 bất-thiện-tâm, 18 vô-nhân-tâm, 8 dục-giới đại-thiện-tâm, 8 dục-giới đại-quả-tâm, 8 dục-giới đại-duy-tác-tâm gồm có 54 dục-giới-tâm mà thôi, không đề cập đến 15 sắc-giới-tâm và 12 vô-sắc-giới-tâm, 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm. 

 

Akusalacitta: Bất-Thiện-Tâm

 

Bất-thiện-tâm có 12 tâm chia ra 3 loại tâm:

 

1- Lobhamūlacitta: Tâm có nhân tham (lobha-

hetu) gọi là tham-tâm, có 8 tâm,

2- Dosamūlacitta: Tâm có nhân sân (dosa-

hetu) gọi là sân-tâm, có 2 tâm,

3- Mohamūlacitta: Tâm có nhân si (mohahetu)

 gọi là si-tâm, có 2 tâm.

1-Lobhamūlacitta:Tâm có nhân tham (lobha-hetu), hoặc tâm có tham tâm-sở (lobhacetasika) nhiều năng lực dẫn dắt các tâm-sở đồng sinh với tâm ấy, nên gọi là tham-tâm (lobhacitta).

 

Tham-tâm (lobhacitta) này có tham tâm-sở đứng đầu dắt dẫn các tâm-sở đồng sinh theo mình. Tham tâm-sở (lobhacetasika) có 4 pháp riêng biệt lakkhaṇācatuka:

 

1- Ārammaṇagahaṇalakkhaṇo có trạng-thái  chấp thủ trong đối-tượng,

2- Abhisaṅgaraso có phận sự giữ chặt trong đối-tượng,

3- Aparicāgapaccuṭṭhāno không buông bỏ đối-tượng là quả hiện hữu,

4- Saṅyojaniya dhammesu assādadassana padaṭṭhāno thấy các pháp ràng buộc đáng hài lòng là nhân-duyên gần phát sinh tham tâm-sở.

 

Lobhacitta: Tham-tâm phát sinh do nương nhờ 3 pháp là vedanā: thọ trong đối-tượng, diṭṭhi: tà-kiến, saṅkhāra: tác-động, nên tham-tâm phân chia ra làm 8 tâm như sau: 

 

   1- Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ   asaṅkhārikaṃ,

Tham-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với tà-kiến, không cần tác-động,

 

   2- Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ   sasaṅkhārikaṃ,

Tham-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với tà-kiến, cần tác-động,   

    3- Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ     asaṅkhārikaṃ,    

Tham-tâm thứ ba đồng sinh với  thọ hỷ, không hợp với tà-kiến, không cần tác-động,

 

4- Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ, 

Tham-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với tà-kiến, cần tác-động,

 

       5- Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ   

 asaṅkhārikaṃ,

Tham-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với tà-kiến, không cần tác-động,

 

        6- Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ   

 sasaṅkhārikaṃ,

 

Tham-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với tà-kiến, cần tác-động,

 

  7- Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ    asaṅkhārikaṃ,

Tham-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với tà-kiến, không cần tác-động,  

 

 8- Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ    sasaṅkhārikaṃ.

Tham-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với tà-kiến, cần tác-động.

 

Giải Nghĩa Từ Pāḷi Trong 8 Tham-tâm  

 

* Somanassasahagata: Somanassa+sahagata

- Somanassa: Thọ hỷ: Tham-tâm tiếp xúc với đối-tượng tốt đáng hài lòng nhiều, nên phát sinh thọ hỷ, 

- Sahagata: đồng sinh với 

- Somanassasahagataṃ: đồng sinh với thọ hỷ.

 

* Upekkhāsahagataṃ: upekkhā+sahagata

- Upekkhā: thọ xả: Tham-tâm tiếp xúc với đối-tượng không tốt không xấu, hài lòng ít, nên phát sinh thọ xả. 

- sahagata: đồng sinh với,

              -  - upekkhāsahagataṃ: đồng sinh với thọ xả,

 

*diṭṭhigatasampayutta:diṭṭhigata+sampayutta

 

- diṭṭhigata: theo tà-kiến thấy sai, chấp lầm,

- sampayutta: hợp với

 

- diṭṭhigatasampayuttaṃ: hợp với tà-kiến.

 

*diṭṭhigatavippayutta: diṭṭhigata+vippayutta:

- diṭṭhigata: theo tà-kiến

- vippayutta: không hợp với,

 

- diṭṭhigatavippayuttaṃ: không hợp với tà-kiến.

 

* asaṅkhārikaṃ: a+saṅkhārika

- a = na: không

- saṅkhārika: tác-động

- asaṅkhārikaṃ: không cần tác-động,

 

* sasaṅkhārikaṃ: (sa= saha)+saṅkhārika- saha: cùng với,

- saṅkhārika: tác-động.

- sasaṅkhārikaṃ: cần tác-động.

 

Tham-tâm có 8 loại tâm do căn cứ vào 3 pháp: vedanā: thọ, diṭṭhi: tà-kiến, saṅkhāra: tác-động.

 

* Tham-tâm có 8 tâm chia theo thọ:

  - 4 tham-tâm đồng sinh với thọ hỷ,

  - 4 tham-tâm đồng sinh với thọ xả.

 

* Tham-tâm có 8 tâm chia theo tà-kiến:

  - 4 tham-tâm hợp với tà-kiến,

  - 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến. 

 

* Tham-tâm có 8 tâm chia theo tác-động:

  - 4 tham-tâm không cần tác-động,

  - 4 tham-tâm cần tác-động.

 

 * Nhân Phát Sinh 8 Tham-Tâm

 

8 tham-tâm phát sinh do 4 nhân:

 

1- Lobhaparivārakammapaṭisandhikatā: Sự tái sinh của người với đại-quả-tâm có ảnh hưởng đến tham-tâm,

 

2- Lobha ussannabhavato cavanatā: Sự chuyển kiếp (chết) của chúng-sinh từ cõi giới có

tham nhiều,

 

3- Iṭṭhārammaṇasamāyogo: Tiếp xúc với đối-tượng tốt đáng hài lòng

 

4- Ussādadassanaṃ: Thấy đối-tượng thật đáng hài lòng ham thích.

 

Nếu hội đủ 4 nhân này thì tham-tâm phát sinh.

 

* Nhân Phát Sinh Tham-Tâm Đồng Sinh Với Thọ Hỷ

 

Tham-tâm đồng sinh với thọ hỷ do 4 nhân:

1-  Somanassapaṭisandhikatā: Sự tái sinh của người với đại quả-tâm đồng sinh với thọ hỷ,

 

2- Agambhīrapakatikā: không có tâm suy xét

sâu sắc trong đối-tượng,

 

3- Iṭṭhārammaṇasamāyogo: Tiếp xúc với đối-tượng tốt đáng hài lòng,

 

    4- Byasanamutti: Không gặp 5 điều tai hại:

 

* Ñātibyasana: Sự thiệt hại về thân quyến,

* Bhogabyasana: Sự thiệt hại về của cải tài sản,

* Rogabyasana: Sự tai hại do bệnh  nặng,

* Diṭṭhibyasana: Sự tai hại do tà-kiến,

* Sīlabyasana: Sự tai hại do phạm giới.

 

Nếu hội đủ 4 nhân này thì tham-tâm đồng sinh với thọ hỷ phát sinh.

 

* Nhân Phát Sinh Tham-Tâm Đồng Sinh Với Thọ Xả

 

Tham-tâm đồng sinh với thọ xả do 5 nhân:

1- Upekkhāpaṭisandhikatā: Sự tái sinh của người với đại quả-tâm đồng sinh với thọ xả,

 

2- Gambhīrapakatikā: Có tâm suy xét sâu sắc trong đối-tượng,

3- Majjhattārammaṇasamāyogo: Tiếp xúc với đối-tượng không tốt không xấu, (bậc trung).

 

4- Byasanamutti: Không gặp 5 điều tai hại,

 

5- Mūgadhātukatā: người có tính si-mê.

 

Nếu hội đủ 5 nhân này thì tham-tâm đồng sinh với thọ xả phát sinh.

 

 

* Nhân Phát Sinh Tham-Tâm Hợp Với Tà-Kiến

 

Tham-tâm hợp với tà-kiến do 5 nhân:

 

1- Diṭṭhijjhāsayatā: Tâm tính hay có tà-kiến,

 

 

2- Diṭṭhivippannapuggalasevanatā: Thường hay gần gũi thân cận với người có tà-kiến,

 

3- Saddhammavimukhatā: Không thích nghe chánh-pháp, 

 

4- Micchāvitakkabahulatā: Hướng tâm nghĩ  sai lầm nhiều về tà-kiến,

 

5- Ayoniso ummajjanaṃ: Phát sinh suy nghĩ điều không hợp pháp.

 

Nếu hội đủ 5 nhân này thì tham-tâm hợp với tà-kiến phát sinh.

 

* Nhân Phát Sinh Tham-Tâm Không Hợp Với Tà-Kiến

 

Tham-tâm không hợp với tà-kiến do 5 nhân:

 

1- Sassata ucchedadiṭṭhi anajjhāsayatā: Thường-kiến và đoạn-kiến không có trong tâm tính từ tiền kiếp, 

 

2- Diṭṭhivippannapuggala asevanatā: Không gần gũi thân cận với người có tà-kiến,

 

3- Saddhammasammukhatā: Ham thích nghe chánh-pháp, 

4- Sammāvitakkabahulatā: Hướng tâm đúng đắn về chánh-kiến,

 

5- Ayoniso na ummajjanaṃ: Không phát sinh  suy nghĩ điều không hợp pháp.

 

Nếu hội đủ 5 nhân này thì tham-tâm không hợp với tà-kiến phát sinh.

 

*Nhân Phát Sinh Bất-Thiện-Tâm Không Cần Tác Động

 

Bất-thiện-tâm không cần tác động phát sinh do 6 nhân: 

 

1-Asaṅkhārikakammajanitapaṭisandhikatā: Sự

tái sinh của người từ nghiệp không cần tác động.

2- Kalalakāyacittatā: Thân và tâm được an lạc,

 

3- Sītuṇhādīnaṃ khamanabahulatā: Có đức tính nhẫn nại chịu đựng sự nóng, sự lạnh, v.v… trở thành thói quen,

 

4- Kattabbakammesu diṭṭhānisaṃsatā: Đã từng thấy rõ hiệu quả trong công việc nên làm,

 

5- Kammesu ciṇṇavasitā: Có tính chuyên môn trong công việc làm ấy,

 

6- Utubhojanādisappāyalābho: Có được đầy đủ thuận lợi về thời tiết, vật thực, v.v…

Nếu hội đủ 6 nhân này thì bất-thiện-tâm không cần tác động phát sinh.

 

* Nhân Phát Sinh Bất-Thiện-Tâm Cần Tác Động

 

Bất-thiện-tâm cần tác động phát sinh do 6 nhân: 

 

1- Sasaṅkhārikakammajanitapaṭisandhikatā:

Sự tái sinh của người từ nghiệp cần tác động,

 

2- Akalalakāyacittatā: Thân và tâm không được an lạc,

 

3- Sītuṇhādīnaṃ akhamanabahulatā: Không có đức sự nhẫn nại chịu đựng sự nóng, sự lạnh, v.v… trở thành thói quen,

 

4-Akattabbakammesu diṭṭhānisaṃsatā: Không

từng thấy hiệu quả trong công việc nên làm,

 

5- Kammesu aciṇṇavasitā: Không có tính chuyên môn trong công việc làm ấy,

 

6- Utubhojanādi asappāyalābho: Không có  được đầy đủ thuận lợi về thời tiết, vật thực, v.v..

 

Nếu hội đủ 6 nhân này thì bất-thiện-tâm cần tác động phát sinh.

 

Giảng Giải Về 8 Tham-Tâm

 

Do nguyên nhân nào gọi là tham-tâm?

 

Tâm nào nhân tham (lobhahetu), hoặc có tham tâm-sở (lobhacetasika) nhiều năng lực dắt dẫn các tâm-sở khác đồng sinh với tâm ấy biết đối-tượng tốt đáng hài lòng, gọi tâm ấy là tham-tâm (lobhacitta).  

 

Tham-tâm nhân tham (lobhahetu) chắc chắn cũng có nhân si (mohahetu) hoặc có tham tâm-sở (lobhacetasika) và chắc chắn cũng có si tâm-sở (mohacetasika) che phủ thật-tánh của đối-tượng, nên tham-tâm mù quáng muốn được đối-tượng tốt đáng hài lòng ấy, để mong đem lại sự an lạc cho mình. 

 

Lobhacitta (Tham-tâm) phát sinh do nương nhờ 3 pháp căn bản:

 

1- Vedanā (Thọ tâm-sở) đó là somanassa-sahagata (đồng sinh với thọ hỷ) upekkhā-sahagata (đồng sinh với thọ xả).

 

2- Diṭṭhi (Tà-kiến tâm-sở) đó là diṭṭhigata-sampayutta (hợp với tà-kiến) diṭṭhigatavippa-

yutta (không hợp với tà-kiến), 

 

3- Saṅkhārika (tác-động)  đó là  asaṅkhārika

không cần tác-độngsasaṅkhārika cần tác-động. Cho nên, tham-tâm chia ra làm 8 loại tâm.

 

* Somanassasahagata: đồng sinh với thọ hỷ:

 

Khi 4 tham-tâm biết đối-tượng tốt thật đáng hài lòng nhiều, nên đồng sinh với thọ hỷ,  

 

* Upekkhāsahagata: đồng sinh với thọ xả:

 

Khi 4 tham-tâm biết đối-tượng không tốt, không xấu, hài lòng vừa phải, không đến nỗi hoan hỷ, nên chỉ đồng sinh với thọ xả mà thôi.  

 

 * Diṭṭhigatasampayutta: hợp với tà-kiến:

 

Khi 4 tham-tâm hợp với tà-kiến nghĩa là tà-kiến tâm-sở (diṭṭhicetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm thấy sai, chấp lầm nơi đối-tượng và chủ thể (tâm biết đối-tượng) cho là ta (ngã), tà-kiến này gọi là micchādiṭṭhi.

 

Tà-kiến thấy sai, chấp lầm như thế nào?

 

Micchādiṭṭhi: Tà-kiến 

 

Tà-kiến có nhiều loại:

 

* Trong bộ Paṭisambhidāmagga, phần diṭṭhi-kathā có 20 loại tà-kiến trong ngũ-uẩn.

 

* Trong kinh Brahmajālasutta ([2]) có 62 loại tà-kiến và kinh Sāmaññaphalasutta có 3 loại tà-kiến cố-định.

 

Tà-kiến nghĩa là gì?

 

Định nghĩa:

 

Micchā passatī’ti micchādiṭṭhi

 

 

Trạng thái thấy sai, biết sai sự thật gọi là tà-kiến, đó là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến.

 

Như vậy, tà-kiến là thấy sai, biết sai sự thật, rồi chấp lầm cho là ta, người, chúng-sinh, v.v…

 

* Trong bộ Paṭisambhidāmagga, phần diṭṭhi-kathā trình bày tà-kiến chấp ngũ-uẩn sakkāya-diṭṭhi ([3]) có 20 loại, bởi vì tà-kiến chấp lầm mỗi uẩn có 4 loại:

 

Sakkāyadiṭṭhi: Tà-kiến chấp ngũ-uẩn cho là ta. 

 

Ngũ-uẩn có 5 uẩn:

 

1- Sắc-uẩn đó là 28 sắc-pháp thuộc về sắc-

     pháp,

2 - Thọ-uẩn đó là thọ tâm-sở thuộc về danh-

      pháp,

3- Tưởng-uẩn đó là tưởng tâm-sở thuộc về

     danh-pháp,

4- Hành-uẩn gồm có 50 tâm-sở (trừ thọ tâm- 

     sở và tưởng tâm-sở) thuộc về danh-pháp,

5- Thức-uẩn gồm tất cả các tâm thuộc về

    danh-pháp.

 

Tà-kiến thấy sai chấp lầm trong mỗi uẩn cho là ta như sau: 

 

1- Tà-kiến chấp sắc-uẩn có 4 loại:

 

1.1- Sắc-uẩn là ta, hoặc ta là sắc-uẩn,

1.2- Ta có sắc-uẩn,

1.3- Sắc-uẩn ở trong ta,

1.4- Ta ở trong sắc-uẩn.

 

2- Tà-kiến chấp thọ-uẩn có 4 loại:

 

2.1- Thọ-uẩn là ta, hoặc ta là thọ-uẩn,

2.2- Ta có thọ-uẩn,

2.3- Thọ-uẩn ở trong ta,

2.4- Ta ở trong thọ-uẩn.

 

3- Tà-kiến chấp tưởng-uẩn có 4 loại:

 

3.1- Tưởng-uẩn là ta, hoặc ta là tưởng-uẩn,

3.2- Ta có tưởng-uẩn,

3.3- Tưởng-uẩn ở trong ta,

3.4- Ta ở trong tưởng-uẩn.

 

4- Tà-kiến chấp hành-uẩn có 4 loại:

 

4.1- Hành-uẩn là ta, hoặc ta là hành-uẩn,

4.2- Ta có hành-uẩn,

4.3- Hành-uẩn ở trong ta,

4.5- Ta ở trong hành-uẩn.

 

5- Tà-kiến chấp thức-uẩn có 4 loại:

 

5.1- Thức-uẩn là ta, hoặc ta là thức-uẩn,

5.2- Ta có thức-uẩn,

5.3- Thức-uẩn ở trong ta,

5.4- Ta ở trong thức-uẩn.

\

Sakkāyadiṭṭhi: Tà-kiến chấp ngũ-uẩn cho là ta (ngã) này có ảnh hưởng thế nào đối với tất cả mọi chúng-sinh ?

 

Tà-kiến chấp ngũ-uẩn đó là tà-kiến tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến, đối với tất cả mọi chúng-sinh còn là phàm-nhân trong tam-giới đều có loại tà-kiến chấp ngũ-uẩn cho là ta (ngã). Cho nên, tà-kiến chấp ngũ-uẩn cho là ta này không có ảnh hưởng nào, không có trở ngại nào đối với tất cả chúng-sinh trong tam-giới cả.

 

Trong tam-giới, tất cả mọi phước-thiện như bố-thí, giữ giới, pháp-hành-thiền-định, v.v…) tà-kiến chấp ngũ-uẩn không có trở ngại nào đối với người tạo 8 dục-giới đại-thiện-nghiệp (như bố thí, giữ giới,…) và cũng không có trở ngại nào đối với hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-định dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, và 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

 

Cho nên, tà-kiến chấp ngũ-uẩn này hoàn toàn không cản trở 8 dục-giới đại-thiện-nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trong cõi người, 6 cõi trời dục-giới; chắc chắn cũng không cản trở 5 sắc-giới thiện-nghiệp, 4 vô-sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trên 16 cõi trời sắc-giới, 4 cõi trời vô-sắc-giới phạm-thiên.

 

Cản Trở Pháp-Hành Thiền-Tuệ

 

Tà-kiến chấp ngũ-uẩn cho là ta (ngã) này chắc chắn làm cản trở đối với các hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ. Bởi vì đối tượng của pháp-hành-thiền-tuệ là ngũ-uẩn, danh-pháp, sắc-pháp, … đều là pháp-vô-ngã, không phải ta, không phải người, không phải đàn ông, không phải đàn bà, không phải chúng-sinh, … nhưng tà-kiến chấp ngũ-uẩn cho là ta (ngã), nên chắc chắn làm cản trở đối với hành-giả đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.

 

 

Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ, nếu có tà-kiến chấp ngũ-uẩn cho là ta này thì làm cản trở trí-tuệ thiền-tuệ không thể phát sinh lên được, nên không thể thấy rõ, biết rõ được thật-tánh của danh-pháp, sắc-pháp là pháp vô-ngã; cũng không thể thấy rõ, biết rõ sự sinh sự diệt của danh-pháp, sắc-pháp; cũng không thể thấy rõ, biết rõ trạng-thái-vô-thường, trạng-thái-khổ, trạng-thái-vô-ngã của danh-pháp, sắc-pháp; cũng không thể chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, cũng không thể chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, không thể giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

 

Cho nên, tà-kiến chấp ngũ-uẩn này làm cản trở hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ.

 

Đức Phật thuyết dạy rằng:

 

“Aniccā sabbe saṅkhārā,

dukkhānattā ca saṅkhatā.

Nibbānañceva paññatti,

anattā iti nicchayā.([4])

 

Tất cả các pháp hữu vi đều có 3 trạng-thái

chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái-khổ,

trạng-thái vô-ngã, 

 

Niết-bàn và chế-định-pháp đều thuộc về pháp

vô-ngã.

 

“Sabbe dhammā anattā.”

 

Tất cả các pháp đó là các pháp-hữu-vi và pháp-vô-vi Niết Bàn đều là pháp-vô-ngã.

 

Đúng theo thật-tánh của chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) chỉ có sắc-pháp (rūpa-dhamma),danh-pháp (nāmadhamma) đều là pháp vô-ngã mà thôi, không phải ta, không phải người, không phải đàn ông, không phải đàn bà, không phải chúng-sinh,

 

Tất cả chỉ là các danh-pháp, các sắc-pháp, đều là pháp vô-ngã mà thôi.

 

Tà-Kiến Chấp Ngũ-Uẩn Cho Là Ta

 

* Tà-kiến chấp sắc-uẩn cho là ta như thế nào?

 

Ví dụ: Khi thân đi, thân đứng, thân ngồi, thân

nằm,… Thân thuộc về sắc-uẩn cũng thuộc về   sắc-pháp, nên gọi là sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm, … thế mà, tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm, … cho là ta đi, ta đứng, ta ngồi, ta nằm, …   

 

Ta đi, ta đứng, ta ngồi, ta nằm,… vốn không có thật, đúng theo thật-tánh của chân-nghĩa-pháp thì chỉ có thân đi, thân đứng, thân ngồi, thân nằm,… hoặc sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm,… thuộc về sắc-uẩn cũng thuộc về sắc-pháp mà thôi. 

 

Sở dĩ gọi là ta đi, … là vì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi sắc-uẩn, cho là ta đi, … 

 

* Tà-kiến chấp thọ-uẩn cho là ta như thế nào?

 

Ví dụ: Thọ khổ, thọ lạc, thọ xả (không khổ không lạc), … Thọ tâm-sở thuộc về thọ-uẩn cũng thuộc về danh-pháp, thế mà tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi thọ khổ, thọ lạc, thọ xả, …  cho là ta khổ, ta an lạc, ta không khổ không an lạc.

Ta khổ, ta an lạc,… vốn không có thật, đúng theo thật-tánh của chân-nghĩa-pháp thì chỉ có thọ khổ tâm-sở, thọ lạc tâm-sở thuộc về thọ-uẩn cũng thuộc về danh-pháp mà thôi.

 

Sở dĩ gọi là ta khổ, … là vì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi thọ-uẩn ấy, cho là ta khổ, …

 

* Tà-kiến chấp tưởng-uẩn cho là ta như thế nào?

 

Ví dụ: Sắc-tưởng là tưởng trong sắc, thanh-tưởng là tưởng trong âm thanh, hương-tưởng là tưởng trong mùi hương, vị-tưởng là tưởng trong các vị, xúc-tưởng là tưởng trong xúc, pháp-tưởng

là tưởng trong các pháp.

 

Tưởng tâm-sở thuộc về tưởng-uẩn cũng thuộc về danh-pháp thế mà tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi sắc-tưởng, thanh-tưởng, hương-tưởng, vị-tưởng, xúc-tưởng, pháp-tưởng, cho là ta tưởng trong sắc, ta tưởng trong thanh, ta tưởng trong hương, ta tưởng trong vị, ta tưởng trong xúc, ta tưởng trong pháp.

 

Ta tưởng vốn không có thật, đúng theo thật-tánh của chân-nghĩa-pháp thì chỉ có tưởng tâm-sở, tưởng trong đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thuộc về tưởng-uẩn cũng thuộc về danh-pháp mà thôi. 

 

Sở dĩ gọi là ta tưởng trong sắc,… là vì tà-kiến

thấy sai, chấp lầm nơi tưởng-uẩn cho là ta tưởng trong sắc, …

 

* Tà-kiến chấp hành-uẩn cho là ta như thế nào?

 

Ví dụ: Hành-uẩn có trạng-thái tạo-tác ác-pháp, thiện-pháp gồm có 50 tâm-sở (trừ thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở) thuộc về hành-uẩn cũng thuộc về danh-pháp, thế mà tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi hành-uẩn cho là ta tạo-tác ác-pháp, thiện-pháp, …

 

Ta tạo-tác vốn không có thật, đúng theo thật-tánh của chân-nghĩa-pháp thì chỉ có 50 tâm-sở

(trừ thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở) tạo-tác ác-pháp, thiện-pháp thuộc về hành-uẩn cũng thuộc về danh-pháp mà thôi.

 

Sở dĩ gọi là ta tạo-tác ác-pháp, thiện-pháplà vì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi hành-uẩn cho là ta tạo-tác ác-pháp, thiện-pháp.

 

*Tà-kiến chấp thức-uẩn cho là ta như thế nào?

 

Ví dụ: Nhãn-thức-tâm thấy đối-tượng sắc; nhĩ-thức-tâm nghe đối-tượng thanh (âm-thanh); tỷ-thức-tâm ngửi đối-tượng hương; thiệt-thức-tâm nếm đối-tượng vị; thân-thức-tâm xúc-giác đối-tượng xúc (cứng, mềm, nóng, lạnh, ...); ý-thức-tâm biết các pháp, v.v…

6 thức-tâm thuộc về thức-uẩn cũng thuộc về danh-pháp, thế mà, tà-kiến thấy sai chấp lầm nơi nhãn-thức-tâm thấy sắc cho là ta thấy sắc; nhĩ-thức-tâm nghe âm-thanh cho là ta nghe tiếng; tỷ-thức-tâm ngửi mùi hương cho là ta ngửi mùi thơm; thiệt-thức-tâm nếm vị cho là ta nếm vị ngon; thân-thức-tâm xúc-giác xúc cho là ta xúc-giác cứng mềm; ý-thức-tâm biết các pháp cho là ta biết pháp. 

 

Ta thấy sắc, ….  vốn không có thật, đúng theo thật-tánh của chân-nghĩa-pháp thì chỉ có nhãn-thức-tâm thấy sắc,… thuộc về thức-uẩn cũng thuộc về danh-pháp mà thôi. 

 

Sở dĩ gọi là ta thấy sắc, ... là vì tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi nhãn-thức-tâm thuộc về thức-uẩn ấy, cho là ta thấy sắc, ta nghe âm-thanh, …  

 

Diệt ngã được hay không?

 

 Ngã (Ta) vốn không có thật, nên không có phương pháp diệt ngã. 

 

Tà-kiến có thật, nên có phương pháp diệt tà-kiến. Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu-Thánh-đạo, Nhập-lưu-Thánh-quả Niết-bàn, diệt-đoạn-tuyệt được 2 loại phiền-nãotà-kiến hoài-nghi, trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu không còn tà-kiến, nên vĩnh viễn không còn chấp ngã là vĩnh viễn không còn chấp ta, người, đàn ông, đàn bà, chúng-sinh nào nữa.

 

Vì vậy, sakkāyadiṭṭhi: tà-kiến chấp ngũ-uẩn cho là ta, (ngã) chỉ làm cản trở đối với các hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ mà thôi, bởi vì các hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ chỉ có đối tượng là ngũ-uẩn, danh-pháp, sắc-pháp, … thuộc về thật-tánh của chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma)pháp-vô-ngã.

 

* Niyatamicchādiṭṭhi: Tà-kiến cố-định là tà-kiến chấp thủ cố-định, không thay đổi.

Tà-kiến cố-định có 3 loại:

 

1- Natthikadiṭṭhi: Vô-quả-tà-kiến

2- Ahetukadiṭṭhi: Vô-nhân-tà-kiến

3- Akiriyadiṭṭhi: Vô-hành-tà-kiến

 

1- Vô-quả-tà-kiến như thế nào?

 

Natthikadiṭṭhi: Vô-quả-tà-kiến cố-định là tà kiến thấy sai chấp lầm cố-định, không thay đổi rằng: “Không có quả của nghiệp.”

 

Người có vô-quả-tà-kiến cố-định này thấy sai chấp lầm rằng: “Không có quả khổ của ác- nghiệp, cũng không có quả an lạc của thiện- nghiệp. Người đã tạo ác-nghiệp hoặc thiện- nghiệp rồi đều không  bị quả khổ của ác-nghiệp, hoặc không  hưởng quả an lạc của thiện-nghiệp.

 

Tất cả chúng-sinh chết rồi là hết, không có nghiệp nào cho quả tái sinh kiếp sau.”

 

Người có vô-quả-tà-kiến cố-định này còn gọi là đoạn-kiến (ucchedadiṭṭhi) chết là hết, không có kiếp sau.

 

Như trong bài kinh Sāmaññaphalasutta ([5]) vị Đạo sư ngoại-đạo Ajitakesakambala có tà thuyết Natthikadiṭṭhi: Vô-quả-tà-kiến cố-định thấy sai, chấp lầm rằng: “Không có quả của nghiệp” như sau: 

 

1- Natthi dinnaṃ: Tà-kiến thấy sai rằng: Phước thiện bố thí không có quả tốt, an lạc.

 

2- Natthi yiṭṭhaṃ: Tà-kiến thấy sai rằng: Phước

thiện cúng dường không có quả tốt, an lạc.

 

3- Natthi hutaṃ: Tà-kiến thấy sai rằng: Phước thiện cúng dường, đón rước, cũng không có quả tốt, an lạc. 

 

4- Natthi sukatadukkatānaṃ kammānaṃ phalaṃ vipākaṃ: Tà-kiến thấy sai rằng: Đã tạo thiện-nghiệp, ác-nghiệp rồi, không có quả an lạc của thiện-nghiệp, không có quả khổ của ác-nghiệp.

 

5- Natthi ayaṃ loko: Tà-kiến thấy sai rằng: Không có cõi giới này nghĩa là không có chúng-sinh tái sinh đến cõi giới này.

 

6- Natthi paro loko: Tà-kiến thấy sai rằng: Không có cõi giới khác nghĩa là chúng-sinh chết

rồi là hết, không có tái sinh kiếp sau trong cõi giới khác.

 

7- Natthi mātā: Tà-kiến thấy sai rằng: Tạo phước, tạo tội đối với mẹ của mình, không có quả tốt, quả xấu.

 

8- Natthi pitā: Tà-kiến thấy sai rằng: Tạo phước, tạo tội đối với cha của mình, không có quả tốt, quả xấu.

 

9- Natthi sattā opapātikā: Tà-kiến thấy sai rằng: Không có các loài chúng-sinh hóa sinh to lớn ngay tức thì, như chư-thiên cõi dục-giới, chư

phạm-thiên cõi sắc-giới, chúng-sinh địa-ngục, loài ngạ-quỷ, loài a-su-ra.

 

10- Natthi loke samaṇabrahmaṇā samaggatā sammāpaṭipannā ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ abhiññā sacchiktvā pavedenti: Tà-kiến thấy sai rằng: Trong đời này, không có các Sa-môn, Bà-la-môn thực-hành pháp-hành-thiền- định dẫn đến chứng đắc các bậc thiền sắc-giới, các bậc thiền vô-sắc, chứng đắc các phép thần- thông; thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, thấy rõ biết rõ cõi giới này, các cõi giới khác.

 

Người có vô-quả-tà-kiến cố-định này là người phủ nhận quả của thiện-nghiệp, quả của ác-nghiệp, cũng có nghĩa là phủ nhận nhân là thiện-nghiệp, ác-nghiệp.

 

2- Vô-nhân-tà-kiến như thế nào?

 

Ahetukadiṭṭhi: Vô-nhân-tà-kiến cố-định là tà-

kiến thấy sai chấp lầm cố-định, không thay đổi rằng: “Không có nhân là không có nghiệp.”

 

Người có vô-nhân-tà-kiến cố-định thấy sai chấp lầm rằng: “Không có nghiệp sinh cho quả (janakahetu), cũng không có nghiệp hỗ trợ cho quả của nghiệp. Nghĩa là không có thiện-nghiệp cho quả an lạc, không có ác-nghiệp cho quả khổ; cũng không có thiện-nghiệp hỗ trợ cho quả của nghiệp, không có ác-nghiệp hỗ trợ cho quả của nghiệp.”

 

Như vậy, người có vô-nhân-tà-kiến cố-định thấy sai chấp lầm rằng: “Tất cả mọi chúng-sinh hiện hữu trong cõi đời này theo tự nhiên, không do quả của thiện-nghiệp, không do quả của ác-nghiệp nào cả. Tất cả mọi chúng-sinh bị ô nhiễm tự nhiên, đến thời kỳ được trong sạch thanh tịnh tự nhiên. Cho nên, tất cả mọi chúng-sinh là người ác và người thiện; kẻ ngu và bậc trí, trải qua tử sinh luân hồi nhiều đời nhiều kiếp, đến thời kỳ nào đó cũng đều giải thoát khổ cả thảy.”

 

Như trong bài kinh Sāmaññaphalasutta ([6]) vị Đạo sư ngoại đạo Makkhaligosāla có tà thuyết Ahetukadiṭṭhi: Vô-nhân-tà-kiến cố-định thấy sai, chấp lầm rằng: “Không có nhân là không có nghiệp.” như sau: 

 

- Không có nhân nào, không có duyên nào làm cho tất cả chúng-sinh bị ô nhiễm. Tất cả chúng-sinh bị ô nhiễm tự nhiên, không do nhân nào, duyên nào cả.

- Không có nhân nào, không có duyên nào làm cho tất cả chúng-sinh được trong sạch thanh tịnh. Tất cả chúng-sinh được trong sạch thanh tịnh tự nhiên, không do nhân nào, duyên nào cả.

- Không có nghiệp riêng của mình, không có nghiệp của người khác. Tất cả chúng-sinh sống tùy thuộc về vào sự may, sự rủi, thọ khổ tự nhiên, thọ lạc tự nhiên.

- Tất cả chúng-sinh là người ác, người thiện; kẻ ngu, bậc trí, trải qua tử sinh luân hồi nhiều đời nhiều kiếp, đến thời kỳ nào đó cũng đều giải thoát khổ cả thảy.”

Người có vô-nhân-tà-kiến cố-định này là người phủ nhận nhân đó là thiện-nghiệp, ác-nghiệp, cũng có nghĩa là phủ nhận nghiệp và quả của thiện-nghiệp, ác-nghiệp.

 

3- Vô-hành-tà-kiến như thế nào?

 

Akiriyadiṭṭhi: Vô-hành-tà-kiến cố-định là tà-kiến thấy sai chấp lầm cố-định, không thay đổi rằng: “Không có hành ác, không có hành thiện.”

 

Người có vô-hành-tà-kiến cố-định thấy sai chấp lầm rằng: “Người tạo ác-nghiệp không có hành ác, người tạo thiện-nghiệp không có hành thiện. Hành chỉ là hành mà thôi. không có hành ác, không có hành thiện.”

 

Như trong bài kinh Sāmaññaphalasutta ([7]) vị Đạo sư ngoại đạo Puraṇakassapa có tà thuyết Akiriyadiṭṭhi: Vô-hành-tà-kiến cố-định thấy sai, chấp lầm rằng: “Không có hành ác, không có hành thiện” như sau:

- Tự mình hành ác, sai khiến hành ác đều không có hành ác như:

- Tự mình sát sinh, sai khiến người khác sát sinh đều không có hành ác sát sinh.

- Tự mình trộm cắp, sai khiến người khác trộm cắp đều không có hành ác trộm cắp, v.v…

- Tự mình bố thí, sai khiến người khác bố thí đều không có hành thiện bố thí.

- Tự mình cúng dường, sai khiến người khác cúng dường đều không có hành thiện cúng dường, v.v …

 

Người có vô-hành-tà-kiến cố-định này là người phủ nhận nhân đó là thiện-nghiệp, ác-nghiệp, cũng có nghĩa là phủ nhận quả của thiện-nghiệp, ác-nghiệp.

 

Ba loại tà-kiến cố-định này là ác-nghiệp cực kỳ nặng hơn 5 ác-nghiệp vô gián trọng tộigiết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, làm bầm máu bàn chân của Đức Phật và chia rẽ chư tỳ-khưu-Tăng, bởi vì, người có loại tà-kiến cố-định này hoàn toàn không tin nghiệp và quả của nghiệp của họ.

 

Tuy người ấy không tin nghiệp và quả của nghiệp, nhưng sự thật, người ấy đã tạo ác-nghiệp cực kỳ nặng, nên sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp tà-kiến ấy cho quả tái sinh trong cõi đại-địa-ngục Avīci, phải chịu quả khổ thiêu đốt suốt thời gian lâu dài, khó mà thoát ra khỏi cõi đại-địa-ngục này.

 

 

Tà-Kiến (Micchādiṭṭhi)

 

Tà-kiến phát sinh do nhân nào?

 

Trong Chi-bộ-kinh, phần 2 chi pháp, Đức Phật thuyết dạy rằng:

 

“Dveme Bhikkhave, paccayā micchādiṭṭhiyā uppādāya. Katame dve?

Parato ca ghoso, ayoniso ca manasikāro.

Ime kho bhikkhave, dve paccayā micchā-diṭṭhiyā uppādāya.”([8])

 

- Này chư Tỳ-khưu! Hai nhân duyên phát sinh

tà-kiến. Hai nhân duyên ấy là gì?

 

1- Parato ca ghoso: Lắng nghe tà pháp từ hạng người có tà-kiến.

 

2- Ayoniso ca manasikāro: Do si mê biết sai lầm trong tâm không đúng theo thật-tánh của các pháp.

- Này chư Tỳ-khưu! Hai nhân duyên này phát sinh tà-kiến.

Chánh-Kiến (Sammādiṭṭhi)

 

Chánh-kiến phát sinh do nhân nào?

 

“Dveme Bhikkhave, paccayā sammādiṭṭhiyā

uppādāya. Katame dve?

Parato ca ghoso, yoniso ca manasikāro.

Ime kho bhikkhve, dve paccayā sammādiṭṭhiyā uppādāya.”

 

 

- Này chư Tỳ-khưu! Hai nhân duyên phát sinh chánh-kiến. Hai nhân duyên ấy là gì?

1- Parato ca ghoso: Lắng nghe chánh-pháp từ Đức-Phật, chư Thánh-Thanh-văn đệ tử của Đức-Phật, các bậc thiện-trí.

 

2- Yoniso ca manasikāro: Do nhờ trí-tuệ hiểu biết trong tâm đúng theo thật-tánh của các pháp.

 

- Này chư Tỳ-khưu! Hai nhân duyên này phát sinh chánh-kiến.

 

Chánh-kiến có 5 loại:

 

1- Kammassakatā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến- sở-nghiệp nghĩa là trí-tuệ thấy đúng, biết đúng thiện-nghiệp và ác-nghiệp mà mình đã tạo rồi là

của riêng mình.

 

2- Vipassanā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến-thiền- tuệ nghĩa là trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới thấy rõ, biết rõ danh-pháp, sắc-pháp là pháp vô-ngã, có sự sinh, sự diệt, có trạng thái vô-thường, trạng thái khổ, trạng thái vô-ngã.

 

3-Magga sammādiṭṭhi: Chánh-kiến-Thánh-đạo-tuệ nghĩa là trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới chứng đắc 4 Thánh-đạo có Niết-bàn là đối-tượng.

 

4- Phala sammādiṭṭhi: Chánh-kiến-Thánh-quả-tuệ nghĩa là trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới chứng đắc 4 Thánh-quả có Niết-bàn là đối tượng.

 

5- Paccavekkhaṇā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến- quán-triệt nghĩa là trí-tuệ quán-triệt Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn đã chứng đắc; quán-triệt phiền não đã diệt-đoạn-tuyệt và phiền não chưa diệt được.

 

*Diṭṭhigatavippayutta không hợp với tà-kiến:

 

* Đối với các hạng phàm-nhân khi 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến nghĩa là không có tà-kiến tâm-sở (diṭṭhicetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm này, nên không thấy sai, không chấp lầm, nhưng không có nghĩa là 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến này thấy đúng, biết đúng, mà chỉ là không quan tâm, không liên quan đến tà-kiến thấy sai, chấp lầm mà thôi. 

 

* Nếu có ngã-mạn tâm-sở (mānacetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến này thì tự cho ta hơn người, hoặc bằng người, hoặc kém thua người.

 

Thật ra, chỉ có  bậc Thánh-Nhập-lưu đã diệt-đoạn-tuyệt được 4 tham-tâm hợp với tà-kiến rồi, nên vĩnh viễn không còn tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi cả chủ-thể lẫn các đối-tượng mà thôi.

 

* Asaṅkhārika không cần tác-động:

 

Khi 4 tham-tâm phát sinh không cần tác-động

có nghĩa là tham-tâm phát sinh do chính tự mình tác-động, không cần nương nhờ đến người khác tác-động.

 

Cho nên, 4 tham-tâm này có nhiều năng lực.  

 

* Sasaṅkhārika cần tác-động:

 

Khi 4 tham-tâm phát sinh cần tác-động có nghĩa là tham-tâm phát sinh do nương nhờ đến người khác tác-động, chính tự mình không có khả năng tác-động.

 

Cho nên, 4 tham-tâm này có ít năng lực.  

 

Tác-động có 3 cách:

 

1- Kāyapayoga: Thân-tác-động là tác-động bằng thân, như nắm tay, chỉ tay, vẫy tay, gật đầu,

v.v…

 

2- Vacīpayoga: Khẩu-tác-động là tác-động bằng khẩu, dùng lời thuyết phục, nói lời ca tụng, nói lời động viên khuyến khích,  v.v…

 

3- Manopayoga: Ý-tác-động là tác-động bằng tâm, tự mình tác-động mình, do suy nghĩ sâu sắc thấy rõ, biết rõ sự lợi ích, nên phát sinh tâm hài lòng trong công việc ấy. Trường hợp thực-hành pháp-hành-thiền-định, hoặc thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ luôn luôn cần đến ý-tác-động..

 

Nếu tự mình tác-động mình thì có đủ 3 cách là kāyapayoga, vacīpayoga và manopayoga.

 

Nếu có người khác tác-động thì chỉ có 2 cách là kāyapayoga và vacīpayoga mà thôi.

 

Quả Của Tham-tâm

 

Tham-tâm (lobhacitta) là tâm có nhân tham (lobhahetu), tham muốn, mong ước trong đối-tượng tốt đáng hài lòng.

 

Cho nên, tham-tâm là nhân sinh mọi sự khổ thật sự trong kiếp hiện tại.   

 

Tác-ý tâm-sở đồng sinh với tham-tâm là ác-nghiệp nếu có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì sinh trong cõi ngạ-quỷ, cõi a-su-ra, sinh trong

cõi nào tuỳ theo năng lực của tham-tâm của chúng-sinh ấy. 

 

 

Nhận Xét Về 8 Tham-Tâm

 

 

Tham-tâm thứ nhất đồng sinh với  thọ hỷ, hợp với tà-kiến, không cần tác-động

 

 Tâm-sở đồng sinh với tham-tâm thứ nhất19 tâm-sở, trong 19 tâm-sở này có tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) gọi là ác-nghiệp. Ác-nghiệp này thuộc về ác-nghiệp nặng nhất, bởi vì tham-tâm này đồng sinh với thọ hỷ, hợp với tà-kiến, không cần tác-động.

 

Tham-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với tà-kiến, cần tác-động

 

 Tâm-sở đồng sinh với tham-tâm thứ tám20 tâm-sở, trong 20 tâm-sở này có tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) gọi là ác-nghiệp. Ác-nghiệp  này thuộc về ác-nghiệp nhẹ nhất, bởi vì  tham-tâm này đồng sinh với thọ xả, không hợp với tà-kiến, cần tác-động.

 

2- Dosamūlacitta Tâm có nhân sân (dosa-hetu), hoặc tâm có sân tâm-sở (dosacetasika) nhiều năng lực dẫn dắt các tâm-sở đồng sinh với tâm ấy, nên gọi là sân-tâm (dosacitta).  

 

Sân-tâm (dosacitta) này có sân tâm-sở đứng đầu dắt dẫn các tâm-sở đồng sinh theo mình. Sân tâm-sở (dosacetasika) 4 pháp riêng biệt lakkhaṇādicatuka: 

 

1- Caṇḍikalakkhaṇo có trạng-thái hung dữ,

2- Nissayadahanaraso có phận sự làm nóng nảy thiêu đốt trong tâm của mình và người khác, 

3- Dūsanapaccuṭṭhāno gây tai hại đến đối-tượng là quả hiện hữu,

4- Āghātavatthupadaṭṭhāno có đối-tượng hận thù là nhân-duyên gần phát sinh sân-tâm.

 

Dosacitta: Sân-tâm phát sinh do nương nhờ  3 pháp là domanassa: thọ ưu, paṭigha: hận thù, saṅkhāra: tác-động, nên sân-tâm phân chia ra làm 2 tâm như sau: 

 

  1- Domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ

asaṅkhārikaṃ,  

 Sân-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, không cần tác-động,

  

   2- Domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ

sasaṅkhārikaṃ,  

 Sân-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, cần tác-động.

 

Giải Nghĩa Từ Pāḷi Trong 2 Sân-Tâm

  

Domanassasahagata: Domanassa+sahagata: 

 

* Domanassa: Thọ ưu: Sân-tâm tiếp xúc với đối-tượng xấu, cảm nhận nỗi khổ tâm, nên phát sinh thọ ưu,

 

- Sahagata: đồng sinh với 

-Domanassasahagataṃ: đồng sinh với thọ ưu,

 

* Paṭighasampayutta: paṭigha+sampayutta:

   

     - paṭigha: hận thù,

     - sampayutta: hợp với        

- paṭighasampayuttaṃ: hợp với hận

 

* asaṅkhārikaṃ: không cần tác-động,

  

* sasaṅkhārikaṃ: cần tác-động.

 

Dosacitta: Sân-tâm có 2 tâm:

 

1- Sân-tâm đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, không cần tác-động,

2- Sân-tâm đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận,  cần tác-động.

 

* Nhân Phát Sinh 2 Sân-Tâm

 

2 sân-tâm phát sinh do 5 nhân:

 

1- Dosajjhāsayatā: Người có tính hay sân hận,

2- Agambhīrapakatitā: Thói quen không suy xét sâu sắc, không tế nhị,

3- Appassutatā: Người có ít học hỏi, kém hiểu biết trong các thiện-pháp,

4- Aniṭṭhārammaṇasamāyogo: Tiếp xúc với đối-tượng xấu không hài lòng,

5- Āghātavatthusamāyogo: Tiếp xúc với đối-tượng hận thù với mình, hoặc người thân của mình.

 

Giảng Giải Về 2 Sân-Tâm

 

Do nguyên nhân nào gọi là sân-tâm?

 

Tâm nàonhân sân (dosahetu), hoặc có sân tâm-sở (dosacetasika) nhiều năng lực dắt dẫn các tâm-sở đồng sinh với tâm ấy biết đối-tượng xấu, phát sinh khổ tâm, gọi tâm ấy là sân-tâm (dosacitta)

Sân-tâm nhân sân (dosahetu) chắc chắn cũng có nhân si (mohahetu) hoặc có sân tâm-sở (dosacetasika) chắc chắn có si tâm-sở (moha-cetasika) che phủ thật-tánh của đối-tượng, nên sân-tâm mù quáng gây tai hại đối-tượng. 

 

Dosacitta (Sân-tâm) phát sinh do nương nhờ 3 pháp căn bản:

 

1- Vedanā (Thọ tâm-sở) đó là domanassa-vedanā: thọ ưu. Domanassasahagataṃ: đồng sinh với thọ ưu,

 

2- Paṭigha: Sân hận đó là sân tâm-sở,

paṭighasampayutta: hợp với hận.

 

3- Saṅkhārika (tác-động) đó là asaṅkhārika không cần tác-động, sasaṅkhārika cần tác-động.

 

Cho nên, sân-tâm phân chia ra làm 2 loại.

 

* Domanassasahagata: đồng sinh với thọ ưu:

 

Khi 2 sân-tâm biết đối-tượng xấu, cảm nhận nỗi khổ tâm khó chịu, nóng nảy, sầu não, v.v…

đó là domanassa: thọ ưu thuộc về vedanācetasika:

thọ tâm-sở. Vedanā có 5 loại:

 

1- Dukkhavedanā: Thọ khổ,

2- Sukhavedanā: Thọ lạc,

3- Somanassavedanā: Thọ hỷ,

4- Domanassavedanā: Thọ ưu,

5- Upekkhāvedanā: Thọ xả.

 

* Domanassavedanā: Thọ ưu này chỉ đồng sinh với 2 sân-tâm mà thôi, không đồng sinh với  tâm nào khác cả. Cho nên, khi nào sân-tâm phát sinh thì khi ấy chắc chắn có domanassavedanā: thọ ưu đồng sinh.

 

Vì vậy, gọi là domanassasahagata: đồng sinh

với thọ ưu.

 

 * Paṭighasampayutta: hợp với hận:

 

Khi 2 sân-tâm hợp với hận nghĩa là khi sân-tâm tiếp xúc với đối-tượng xấu thì paṭigha sân hận, khổ tâm khó chịu gây tai hại, phá hoại đối-tượng xấu ấy, paṭigha này là dosacetasika: sân tâm-sở luôn luôn chỉ đồng sinh với domanassavedanā mà thôi, không đồng sinh với vedanā nào khác.

 

Domanassa paṭigha có 2 tính chất thật-tánh khác nhau như sau:

 

* Domanassa là 1 trong 5 loại vedanā thuộc về vedanācetasika: thọ tâm-sở vedanākkhandha:

thọ-uẩn thụ hưởng đối-tượng xấu, cảm nhận nỗi khổ tâm,

 

* Paṭigha đó dosacetasika thuộc về trong saṅkhārakkhandha: hành-uẩn gây tai hại, phá hoại đối-tượng xấu ấy.

 

Domanassa paṭigha tuy có 2 tính chất thật-tánh khác nhau, nhưng do năng lực của dosa-cittuppāda các tâm-sở đồng sinh với sân-tâm, cho nên khi sân-tâm phát sinh thì ắt có domanassa paṭigha luôn luôn đồng sinh với sân-tâm ấy.

 

* Asaṅkhārika không cần tác-động:

 

Khi sân-tâm tiếp xúc với đối-tượng xấu, quá  bực tức, sân hận paṭigha có năng lực mạnh,  sân-tâm tự mình phát sinh với asaṅkhārika không cần tác-động.

 

Cho nên, sân-tâm này có năng lực mạnh, ác-nghiệp của sân-tâm này rất nặng

 

* Sasaṅkhārika cần tác-động:

 

Khi sân-tâm tiếp xúc với đối-tượng xấu, sân hận paṭigha có năng lực yếu, khi có người khác đến tác-động, nên sân-tâm mới phát sinh với sasaṅkhārika cần tác-động.

 

Cho nên, sân-tâm này có năng lực yếu, ác-nghiệp của sân-tâm này nhẹ.

 

* Nguyên Nhân Gần Để Phát Sinh Sân-Tâm:

 

Nguyên nhân gần để phát sinh 2 sân-tâm đó là 

aniṭṭhārammaṇa: đối-tượng xấu āghāta-vatthu: đối-tượng hận thù.

 

Āghātavatthu: Đối-tượng hận thù có 10:

 

1- Hận thù do nghĩ rằng: người ấy đã từng gây tai hại cho ta,

2- Hận thù do nghĩ rằng: người ấy đang gây tai hại cho ta,

3- Hận thù do nghĩ rằng: người ấy sẽ gây tai hại cho ta,

4- Hận thù do nghĩ rằng: người ấy đã từng gây tai hại cho người thân yêu của ta,  

5- Hận thù do nghĩ rằng: người ấy đang gây tai hại cho người thân yêu của ta,

6- Hận thù do nghĩ rằng: người ấy sẽ gây tai hại cho người thân yêu của ta,  

7- Hận thù do nghĩ rằng: người ấy đã từng làm lợi ích cho kẻ thù của ta,

8- Hận thù do nghĩ rằng: người ấy đang làm   lợi ích cho kẻ thù của ta,

9- Hận thù do nghĩ rằng: người ấy sẽ làm lợi ích cho kẻ thù của ta,

10- Hận thù do gặp phải rủi như vấp ngã đau, đạp gai đâm vào bàn chân đau, v.v…

 

Quả Của Sân-Tâm  

 

Sân-tâm (dosacitta) là tâm có nhân sân (dosahetu) gây tai hại, phá hoại đối-tượng xấu, cảm nhận nỗi khổ tâm.

 

Cho nên, sân-tâm phát sinh làm cho khổ tâm, có thể ảnh hưởng làm cho khổ thân đối với các hạng phàm nhân trong kiếp-hiện-tại.    

 

Tác-ý tâm-sở đồng sinh với sân-tâm là ác-nghiệp nếu có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì sinh trong cõi địa-ngục, sinh trong cõi địa-ngục nào tuỳ theo năng lực của sân-tâm của chúng-sinh ấy. 

 

Nhận Xét Về 2 Sân-Tâm

 

Sân-tâm có 2 tâm:

 

* Sân-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, không cần tác-động,

* Sân-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, cần tác-động.

 

 *Tâm-sở đồng sinh với sân-tâm thứ nhất20

tâm-sở, trong 20 tâm-sở này có tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) gọi là ác-nghiệp, cho nên ác-nghiệp này thuộc về ác-nghiệp nặng nhất, bởi vì  sân-tâm này đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, không cần tác-động, có năng lực mạnh.

 

* Tâm-sở đồng sinh với sân-tâm thứ nhì22 tâm-sở 2 tâm-sở thina: buồn-chán và middha: buồn-ngủ, nên làm sân-tâm có năng lực yếu.  Trong 22 tâm-sở này có tác-ý tâm-sở (cetanā-cetasika) gọi là ác-nghiệp. Ác-nghiệp này thuộc về ác-nghiệp nhẹ nhất, bởi vì sân-tâm này đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, cần tác-động, có năng lực yếu.

 

Trình bày 2 sân-tâm tiếp theo sau 8 tham-tâm bởi vì tham-tâm là nhân, sân-tâm là quả, nếu không có tham-tâm thì chắc chắn cũng không có sân-tâm.

Thật vậy, bậc Thánh-Bất-lai diệt-đoạn-tuyệt được tham-ái trong 5 đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc trong cõi dục-giới, cũng đồng thời diệt-đoạn-tuyệt được 2 sân-tâm không còn dư sót nữa.

 

Bậc Thánh-Bất-lai chỉ còn tham-ái trong các bậc thiền sắc-giới, vô-sắc-giới, cõi trời sắc-giới (cõi trời vô-sắc-giới) mà thôi. Cho nên bậc Thánh-

Bất-lai không trở lại tái sinh kiếp sau trong cõi dục-giới, mà chỉ tái sinh kiếp sau trên cõi trời sắc-giới mà thôi, rồi sẽ trở thành bậc Thánh-A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn tại cõi trời sắc-giới, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.   

 

3- Mohamūlacitta Tâm có nhân si (moha-hetu), hoặc tâm có si tâm-sở (mohacetasika) nhiều năng lực dẫn dắt các tâm-sở đồng sinh với tâm ấy, nên gọi là si-tâm (mohacitta).  

 

Si-tâm (mohacitta) này có si tâm-sở đứng đầu dắt dẫn các tâm-sở đồng sinh khác theo mình. Si tâm-sở (mohacetasika) 4 pháp riêng biệt lakkhaṇādicatuka :    

 

1- Añāṇalakkhaṇo có trạng-thái không biết tứ Thánh-đế,

 

2- Ārammaṇasabhāvacchādanaraso có phận sự làm che phủ thật-tánh của các đối-tượng,


 3- Andhakārapaccuṭṭhāno có tính chất làm tối tăm là quả hiện hữu, 

 

4-Ayonisomanasikārapadaṭṭhāno do si-mê hiểu biết trong tâm không đúng theo thật-tánh của các pháp là nhân-duyên gần phát sinh si tâm-sở.

 

Mohacitta: Si-tâm phát sinh chỉ nương nhờ  upekkhāvedanā: thọ xả, hợp với vicikicchā, hoặc  uddhacca, cho nên si-tâm phân chia ra làm 2 tâm như sau:   

 

       1- Upekkhāsahagataṃ vicikicchāsampayuttaṃ,

 

Si-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ xả, hợp với hoài-nghi,

      

      2- Upekkhāsahagataṃ uddhaccasampayuttaṃ,

 

          Si-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ xả, hợp với phóng-tâm.

 

Giải Nghĩa Từ Pāḷi Trong 2 Si-Tâm

  

Upekkhāsahagata: upekkhā+sahagata:

 

* Upekkhā: Thọ xả

- sahagata: đồng sinh với

 

- Upekkhāsahagataṃ: đồng sinh với thọ xả.

 

*vicikicchāsampayutta: vicikicchā+sampayutta

- vicikicchā: hoài-nghi,

- sampayutta: hợp với,

- vicikicchāsampayuttaṃ: hợp với hoài-nghi.

 

* uddhaccasampayutta: uddhacca+sampayutta

- uddhacca: phóng-tâm,

- sampayutta: hợp với,

- uddhaccasampayuttaṃ: hợp với phóng-tâm.

 

Giảng Giải 2 Si-Tâm

 

1- Si-tâm đồng sinh với thọ xả, hợp với hoài nghi,

 

2- Si-tâm đồng sinh với thọ xả, hợp với phóng-

    tâm.

 

* Upekkhāsahagataṃ: đồng sinh với thọ xả:

 

Hai si-tâm đồng sinh với thọ xả có tính chất khác với 4 tham-tâm đồng sinh với thọ xả.

 

Si-tâm đồng sinh với thọ xả dù tiếp xúc với đối-tượng tốt hoặc xấu vẫn bình thản, bởi vì si-mê không biết nhận thức giá trị của đối-tượng ấy.

Còn 4 tham-tâm hợp với thọ xả là khi tiếp xúc với đối-tượng không tốt không xấu, 4 tham-tâm hài lòng ít, nên không đủ để phát sinh thọ hỷ. 

 

* Vicikicchāsampayuttaṃ: hợp với hoài-nghi:

 

Hoài-nghi có 2 loại:

 

1- Nivaraṇavicikicchā: Hoài-nghi là pháp chướng-ngại của mọi thiện-pháp,

 

2- Paṭirūpakavicikicchā: Hoài-nghi về những

môn học chưa hiểu rõ, hoài-nghi về người, vật, v.v… không gọi là hoài-nghi trong si-tâm.  

 

Si-tâm hợp với hoài-nghi đó là nivaraṇa-vicikicchā làm chướng-ngại chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, và Niết-bàn; có 8 loại hoài-nghi:  

 

1- Buddhe kaṅkhati: Hoài-nghi về Đức-Phật rằng: * Đức-Phật có thật hay không? có phải người ta chế-định Đức-Phật ra để tôn thờ,…

 

* Hoài-nghi về  9 ân-Đức-Phật rằng:

Đức-Phật có 9 ân-đức là “Arahaṃ, Sammā-sambuddho,Vijjācaraṇasampanno, Sugato, Lokavidū, Anuttaro purisadammasārathi, Satthā devamanus- 

sānaṃ, Buddho, Bhagavā.” có thật vậy hay không?

 

2- Dhamme kaṅkhati: Hoài-nghi về Đức-Pháp rằng: Đức-Phật thuyết giảng 6 ân-Đức-Pháp là  “Svākkhāto Bhagavato dhammo, sandiṭṭhiko, akāliko, ehipassiko, opaneyyiko, paccattaṃ veditabbo viññūhi.”  có thật vậy hay không?

 

3- Saṃghe kaṅkhati: Hoài-nghi về Đức-Tăng rằng: Chư Thánh-Thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật có 9 ân-Đức-Tăng“Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho, ujuppaṭipanno Bhagavato sāvaka- saṃgho, ñāyappaṭipanno Bhagavato sāvaka-saṃgho, sāmīcippaṭipanno Bhagavato sāvaka-saṃgho. Yadidaṃ cattāri purisayugāni aṭṭha purisapuggalā esa Bhagavato sāvakasaṃgho, āhuneyyo, pāhuneyyo, dakkhiṇeyyo, añjalikaraṇīyo, anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa.” ([9]) có thật vậy hay không?

 

4- Sikkhāya kaṅkhati: Hoài-nghi về 3 sikkhā là adhisīlasikkhā: hành-giới bậc cao, adhicittasikkhā; hành-định bậc cao, adhipaññāsikkhā: hành-tuệ bậc cao trở thành bậc Thánh-nhân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài, có thật vậy hay không?

 

5- Pubbante kaṅkhati: hoài-nghi về ngũ-uẩn đã từng có trong kiếp trước thật hay không? Hoặc 

kiếp trước có thật vậy hay không?

6- Aparante kaṅkhati: hoài-nghi về ngũ-uẩn  sẽ có trong kiếp sau thật hay không? Hoặc kiếp sau có thật vậy hay không?

 

7- Pubbantāparante kaṅkhati: hoài-nghi về ngũ

uẩn kiếp trước, kiếp sau có thật hay không? Hoặc kiếp trước, kiếp sau có thật vậy hay không?

 

8- Paṭiccasamuppāde kaṅkhati: hoài-nghi về pháp thập-nhị-duyên-sinh:

“Avijjāpaccyā saṅkhārā,

Saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ. …” ([10])

(Do vô-minh làm duyên, nên các hành sinh,

Do hành làm duyên, nên thức sinh, …)

 

Những pháp phát sinh theo nhân và quả liên hoàn với nhau, quả của pháp trước, rồi làm nhân của pháp sau, cứ như vậy diễn tiến không có pháp bắt đầu và cũng không có pháp cuối cùng,  có thật vậy hay không?

 

Si-tâm hợp với 8 điều hoài-nghi này, ngoài ra, những điều hoài-nghi khác không phải là hoài-nghi trong si-tâm.

 

*Uddhaccasampayuttaṃ: hợp với phóng-tâm:

 

Si-tâm hợp với phóng-tâm là tâm bị động tiếp nhận lung tung các đối-tượng, chưa hết chuyện này đã sang qua chuyện khác, định-tâm các đối-tượng không rõ ràng. Cho nên ác-nghiệp trong  si-tâm hợp với phóng-tâm có ít năng lực.

 

Phóng-tâm và hối-hận là 1 trong 5 pháp-chướng-ngại gây trở ngại cho mọi thiện-pháp không thể phát sinh được.

 

Nhân Sinh Hoài-Nghi

 

Hoài-nghi phát sinh do 2 nguyên-nhân là:

 

1- Ayonisomanasikāra: Si-mê hiểu biết trong tâm không đúng theo thật-tánh của các pháp,

 

2- Hoài-nghi nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo; hoài-nghi kiếp trước, kiếp sau, …

 

Nhân Diệt Hoài-Nghi

 

Hoài-nghi diệt do 2 nguyên-nhân là:

 

1- Yonisomanasikāra: Trí-tuệ hiểu biết rõ trong tâm đúng theo thật-tánh của các pháp,

 

2- Trí-tuệ hiểu biết rõ các pháp: thiện-pháp, bất-thiện-pháp, pháp nên hành, pháp không nên hành, pháp nên phát triển, pháp nên diệt, v.v…

 

Pháp Diệt Hoài-Nghi

 

Diệt hoài-nghi có 6 pháp là:

 

1-      Bahussutā: Người nghe nhiều hiểu rộng,

2-      Paripucchakatā: Người hay học hỏi,

3-      Vinaye pakataññtā: Người tinh thông trong tạng Luật,

4-      Adhimokkhabahulatā: Quyết định sáng suốt,

5-      Kalyāṇamittatā: Người có bạn thiện trí tốt,

6-      Sappāyakathā: Nghe lời giáo-huấn hay, hiểu

rõ không còn hoài-nghi nữa. 

 

Nhân Sinh Phóng-Tâm

 

Phóng-sinh phát sinh do 2 nguyên-nhân là:

 

1- Ayonisomanasikāra: Si-mê hiểu biết trong tâm không đúng theo thật-tánh của các pháp,

 

2- Phóng-tâm là tâm tiếp nhận lung tung các đối-tượng, chưa hết chuyện này sang qua chuyện khác, không tự chủ được.

 

 

Nhân Diệt Phóng-Tâm

 

Phóng-tâm diệt do 2 nguyên-nhân là:

 

1- Yonisomanasikāra: Trí-tuệ hiểu biết rõ trong tâm đúng theo thật-tánh của các pháp,

 

2- Thiện-tâm thanh-tịnh an trú trong đối-tượng.

 

Pháp Diệt Phóng-Tâm

 

1- Bahussutā: Người nghe nhiều hiểu rộng,

2- Paripucchakatā: Người hay học hỏi,

3-Vinaye pakataññtā: Người tinh thông trong  

    tạng Luật,

4- Buddhasevitā: Thực-hành theo lời giáo huấn

    của Đức-Phật,

5- Kalyāṇamittatā: Người có bạn thiện trí tốt,

6- Sappāyakathā: Nghe lời giáo-huấn hay, tâm

    ổn định, thanh-tịnh.

 

Nhận Xét Về 2 Si-Tâm

 

Si-tâm có 2 tâm:

 

* Si-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ xả, hợp với hoài-nghi,

* Si-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ xả, hợp với phóng-tâm.  

 

* Si-tâm có 2 tâm, không có tham tâm-sở đồng sinh, cũng không có sân tâm-sở đồng sinh, chỉ có si tâm-sở đồng sinh với 2 si-tâm mà thôi, khi tiếp xúc với đối-tượng tốt, không biết tốt, nên không đồng sinh với thọ hỷ; hoặc khi tiếp xúc với đối-tượng xấu, cũng không biết xấu, nên không đồng sinh với thọ ưu. Cho nên, 2 si-tâm này đồng sinh với thọ xả.

 

* Si-tâm thứ nhất hợp với hoài-nghisi-tâm

thứ nhì hợp với phóng-tâm.

 

* Nếu si-tâm hợp với hoài-nghi trong đối-tượng thì dù không tác-động (asaṅkhārika) hoặc dù có tác-động (sasaṅkhārika) cũng không có gì đặc biệt.

 

* Nếu si-tâm hợp với phóng-tâm các đối-tượng thì tâm bị động, chưa hết chuyện này đã sang chuyện khác nên mất tự chủ, không có nhiều năng lực. Cho nên dù không tác-động (asaṅkhārika) hoặc dù có tác-động (sasaṅkhārika) cũng không có gì đặc biệt.

 

Vì vậy, 2 si-tâm đều không có asaṅkhārika và sasaṅkhārika. Còn 8 tham-tâm và 2 sân-tâm, nếu bất-thiện-tâm nào không có tác-động asaṅ-khārika thì có ác-nghiệp nặng, nếu bất-thiện-tâm nào có tác-động sasaṅkhārika thì có ác-nghiệp nhẹ.

 

* Si-tâm có 2 tâm, không hợp với tà-kiến (diṭṭhi)hận (paṭigha), bởi vì 2 si-tâm vốn không biết tính-chất của đối-tượng đúng theo sự thật, vả lại, 2 si-tâm đồng sinh với thọ xả (upekkhā), nên không hài lòng cũng không bực tức trong đối-tượng. Còn tà-kiến (diṭṭhi) phát sinh do hài lòng nơi đối-tượng, và hận (paṭigha) phát sinh do bực tức trong đối-tượng. Cho nên, 2 si-tâm không hợp với tà-kiến (như 4 tham-tâm) hoặc không hợp với hận (như 2 sân-tâm).

 

Si tâm-sở (mohacetasika) gọi là vô-minh (avijjā) phát sinh do 4 pháp āsava: 4 pháp trầm-luân: ([11])

“Āsavasamudayā  avijjāsamudayo.” ([12])

 Do sự sinh của 4 pháp trầm-luân, nên có sự  sinh của vô-minh.

 

Quả Của Si-Tâm

 

Si-tâm (mohacitta) là tâm có nhân si (moha-hetu) không chỉ không biết thật-tánh của các pháp, mà còn không biết tính-chất tốt xấu của các đối-tượng nữa.  

 

Cho nên, si-tâm phát sinh làm cho tâm tăm tối si-mê không biết pháp nên hành và pháp không nên hành, v.v…

 

Tác-ý tâm-sở đồng sinh với si-tâm hợp với hoài-nghi là ác-nghiệp nếu có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau thì sinh trong cõi súc-sinh, sinh trong loài súc-sinh nào tuỳ theo năng lực của si-tâm của chúng-sinh ấy.

 

Si-tâm có 2 tâm:

 

* Si-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ xả, hợp với hoài-nghi,

* Si-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ xả, hợp với phóng-tâm.

 

 * Tâm-sở đồng sinh với si-tâm thứ nhất15 tâm-sở có hoài-nghi, tác-ý tâm-sở (cetanā-cetasika) gọi là ác-nghiệp. Nếu ác-nghiệp này có cơ-hội cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp sau thì sinh trong loài súc-sinh.

 

* Tâm-sở đồng sinh với si-tâm thứ nhì15 tâm-sở có phóng-tâm, tác-ý tâm-sở (cetanācesika) gọi là ác-nghiệp nhẹ không có khả năng cho quả trong thời kỳ tái sinh kiếp sau, mà chỉ có khả năng cho quả sau thời kỳ tái sinh mà thôi.

 

Giảng Giải Về 12 Bất-Thiện-Tâm

 

Bất-thiện-tâm (akusalacitta) có 12 tâm, tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm gọi là 12 bất-thiện-nghiệp (akusalakamma) phát sinh do nương nhờ 3 nơi: thân, khẩu, ý.

 

* Bất-thiện-nghiệp phát sinh nơi thân gọi là thân-bất-thiện-nghiệp (akusalakāyakamma) hoặc gọi là thân-ác-nghiệp có 3 loại nghiệp là:

 

1- Pāṇātipāda: Ác-nghiệp sát sinh,

2- Adinnādāna: Ác-nghiệp trộm cắp,

3- Kāmesumicchārāra: Ác-nghiệp tà dâm.

 

* Bất-thiện-nghiệp phát sinh nơi khẩu gọi là khẩu-bất-thiện-nghiệp (akusalavacīkamma) hoặc

gọi là khẩu-ác-nghiệp, có 4 loại nghiệp là:

 

1- Musāvāda: Ác-nghiệp nói dối,

2- Pisuṇavācā: Ác-nghiệp nói lời chia rẽ,

3- Pharusavācā: Ác-nghiệp nói lời thô tục,

4- Samphappalāpa: Ác-nghiệp nói lời vô ích.

 

* Bất-thiện-nghiệp phát sinh nơi ý gọi là ý-bất thiện-nghiệp (akusalamanokamma) hoặc gọi là ý-ác-nghiệp, có 3 loại nghiệp là:

 

1- Abhijjhā: Ác-nghiệp tham lam của cải của 

     người khác,

2- Byāpāda: Ác-nghiệp thù hận người khác,

3- Micchādiṭṭhi: Ác-nghiệp tà-kiến thấy sai chấp lầm. 

 

Bất-Thiện-Tâm Tạo Ác-Nghiệp

 

* 8 tham-tâm tạo ác-nghiệp bằng thân, khẩu, ý, có 7 loại ác-nghiệp:

- Thân-ác-nghiệp có 2 loại: trộm-cắp, tà-dâm,

- Khẩu-ác-nghiệp có 3 loại: nói dối, nói lời chia rẽ, nói lời vô ích,

- Ý-ác-nghiệp có 2 loại: tham lam, tà-kiến.

 

* 2 sân-tâm tạo ác-nghiệp bằng thân, khẩu, ý, có 7 loại ác-nghiệp:

- Thân-ác-nghiệp có 2 loại: sát-sinh, trộm-cắp,

- Khẩu-ác-nghiệp có 4 loại: nói dối, nói lời

chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích,  

- Ý-ác-nghiệp có 1 loại: thù hận.

 

* 2 si-tâm tạo ác-nghiệp bằng thân, khẩu, ý có

10 loại ác-nghiệp:

- Thân-ác-nghiệp có 3 loại: sát-sinh, trộm-cắp, 

   tà-dâm,

- Khẩu-ác-nghiệp có 4 loại: nói dối, nói lời

  chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích,

- Ý-ác-nghiệp có 3 loại: tham lam, thù hận,

   tà-kiến.

 

Ác-Nghiệp Với Ác-Tâm

 

* 3 ác-nghiệp: ác-nghiệp sát-sinh, ác-nghiệp nói lời thô-tục, ác-nghiệp thù-hận phát sinh do năng lực của sân-tâm, có sân tâm-sở dẫn đầu.

 

* 3 ác-nghiệp: ác-nghiệp tà-dâm, ác-nghiệp

tham lam, ác-nghiệp tà-kiến phát sinh do năng lực của tham-tâm, có tham tâm-sở dẫn đầu.

 

* 4 ác-nghiệp: ác-nghiệp trộm-cắp, ác-nghiệp nói dối, ác-nghiệp nói lời chia rẽ, ác-nghiệp nói lời vô ích phát sinh khi do năng lực của tham-tâm ham muốn lợi lộc; khi do năng lực của sân-tâm như trộm-cắp đem vất bỏ, vì ghét người chủ nhân, nói dối, nói lời chia rẽ, nói lời vô ích để gây thiệt hại cho người khác.

 

Thật ra, 10 ác-nghiệp này phát sinh trực-tiếp do nương nhờ tham-tâm sân-tâm. Còn si-tâm tạo ác-nghiệp bằng thân, khẩu, ý, có 10 loại ác-nghiệp chỉ là cách gián-tiếp mà thôi, bởi vì 10 ác-nghiệp phát sinh đều do vô-minh làm nhân.

 

* Tham-tâm phát sinh có tham tâm-sở dẫn đầu, có si tâm-sở hỗ-trợ,

 

* Sân-tâm phát sinh có sân tâm-sở dẫn đầu, có si tâm-sở hỗ-trợ,

 

* Si-tâm phát sinh chỉ có si tâm-sở dẫn đầu mà thôi.

 

Nhân Sinh Bất-Thiện-Tâm

 

Bất-thiện-tâm gồm có 12 tâm phát sinh do ayonisomanasikāra: do si-mê biết sai lầm trong tâm không đúng theo thật-tánh của các pháp.

 

Đức-Phật dạy rằng:

- Này chư tỳ-khưu! Như-lai không thấy pháp nào khác làm nhân của bất-thiện-pháp chưa phát sinh thì phát sinh, thiện-pháp đã phát sinh, thì bị suy thoái như ayonisomanasikāra.

- Này chư tỳ-khưu! Người nào có ayoniso-manasikāra, bất-thiện-pháp chưa phát sinh thì phát sinh, thiện-pháp đã phát sinh, thì bị suy thoái.”([13]) 

 

Ayonisomanasikāra phát sinh do 5 nhân:

 

1- Pubbe akatapuññatā: Không tích luỹ phước-

    thiện trong kiếp trước,

2- Appaṭirūpadesavāsa: Sống ở nơi không

     thuận lợi (không có Phật-giáo).  

3- Asappurisupanissaya: Không gần gũi thân

    cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo,

4- Asaddhammassavana: Không lắng nghe

     chánh-pháp của bậc thiện-trí,

5- Attamicchāpanidhi: Tâm biết sai lầm trong 

     các pháp.

 

Ayonisomanasikāra phát sinh do 5 nhân này, nhân đầu tiên là không tích luỹ phước-thiện trong những kiếp trước, nên kiếp-hiện-tại sinh sống nơi chốn không thuận lợi, không có Phật-giáo, không được gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo, không có cơ-hội lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí. Cho nên, người ấy có si-mê biết sai lầm trong tâm không đúng theo thật-tánh của các pháp, làm nhân cho bất-thiện-tâm chưa sinh thì phát sinh, thiện-tâm đã sinh thì bị suy thoái.

 

Vì vậy, ayonisomanasikāra là nhân phát sinh bất-thiện-tâm.

 

Diệt Bất-Thiện-Nghiệp  

 

Bất-thiện-nghiệp ác-nghiệp nên diệt bằng 3 cách:

 

1- Tadaṅgapahāna: Diệt-từng-thời,

2-Vikkhambhanapahāna:Diệt bằng cách chế-ngự,

3-Samucchedapahāna:Diệt bằng cách đoạn-tuyệt,

 

Diệt từng thời như thế nào?

 

Bất-thiện-tâm gồm có 12 tâm tạo 10 bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) bằng thân, khẩu, ý.

 

* Thân-ác-nghiệp có 3 loại: Sát-sinh, trộm-cắp, tà-dâm,

 

* Khẩu-ác-nghiệp có 4 loại: Nói dối, nói lời chia-rẽ,  nói lời thô-tục,  nói lời vô-ích.

 

* Ý-ác-nghiệp có 3 loại: Tham-lam, thù-hận, tà-kiến

 

Hành-giả thực-hành pháp-hành-giớitác-ý  tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâm diệt từng thời 3 loại thân-ác-nghiệp: tránh xa sự sát-sinh, tránh xa sự trộm-cắp, tránh xa sự tà-dâm; diệt từng thời 4 loại khẩu-ác-nghiệp: tránh xa sự nói dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích.  

 

Như vậy, hành-giả pháp-hành-giới có khả năng diệt-từng-thời (tadaṅgapahāna) được thân-ác-nghiệpkhẩu-ác-nghiệp.

 

Diệt bằng cách chế-ngự như thế nào?  

 

Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-định

định-tâm trong đối-tượng-thiền-định, nên diệt bằng cách chế-nghự (vikhambhanapahāna) được tham-lam, thù-hận, tà-kiến ở trong tâm.

 

Diệt bằng cách đoạn-tuyệt như thế nào?  

 

Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, tiếp đến

 

1- Chứng đắc Nhập-lưu-Thánh-đạo, Nhập-lưu-Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được 5 loại ác-nghiệp sát-sinh, trộm-cắp, tà-dâm, nói dối, tà-kiến không còn nữa.

 

2- Chứng đắc Nhất-lai-Thánh-đạo, Nhất-lai-Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được 3 loại ác-nghiệp loại thô nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, thù-hận không còn nữa.

 

3- Chứng đắc Bất-lai-Thánh-đạo, Bất-lai-Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được 3 loại ác-nghiệp loại vi-tế nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, thù-hận không còn nữa.

4- Chứng đắc A-ra-hán-Thánh-đạo, A-ra-hán-Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được 2 loại ác-nghiệp còn lại là tham-lam, nói lời vô-ích không còn nữa.

 

* Diệt  Bất-Thiện-Tâm

 

Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế tiếp đến

 

1- Chứng đắc Nhập-lưu-Thánh-đạo, Nhập-lưu-Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được 5 loại bất-thiện-tâm 4 tham-tâm hợp với tà-kiến và 1 si-tâm hợp với hoài-nghi không còn nữa.

 

2- Chứng đắc Nhất-lai-Thánh-đạo, Nhất-lai-Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được 2 loại bất-thiện-tâm 2 sân-tâm loại thô không còn nữa.

 

3- Chứng đắc Bất-lai-Thánh-đạo, Bất-lai-Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được 2 loại bất-thiện-tâm 2 sân-tâm loại vi-tế không còn nữa.

 

4- Chứng đắc A-ra-hán-Thánh-đạo, A-ra-hán-Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được 5 loại bất-thiện-tâm còn lại là 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến và 1 si-tâm hợp với phóng-tâm không còn nữa.

 

 

Tâm Với Tâm-Sở

 

Tâm (citta) gồm có 89 hoặc 121 tâmtâm-sở (cetasika) gồm có 52 tâm-sở. Tâm với tâm-sở không thể tách rời nhau được, hễ khi có tâm nào phát sinh, ắt hẳn có một số tâm-sở tương xứng đồng sinh với tâm ấy, bởi vì tâm-sở có 4 trạng-thái là đồng sinh với tâm, đồng diệt với tâm, đồng

đối-tượng với tâm, đồng nơi sinh với tâm.

 

 

Bất-Thiện-Tâm Với Tâm-Sở

 

12 bất-thiện-tâm có 2 loại tâm-sở đồng sinh:

 

1- Aññasamānācetasika: đồng-sinh-toàn-tâm, đồng-sinh-tuỳ-tâm tâm-sở, có 13 tâm-sở, và

2- Akusalacetasika: bất-thiện-tâm-sở có 14 tâm-sở

 

Như vậy, chỉ có 27 tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm mà thôi.

 

* Tham-tâm có 8 tâm:

Trong 8 tham-tâm, mỗi tham-tâm có một số tâm-sở đồng sinh với tâm  như sau:

 

1- Tham-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với tà-kiến, không cần tác-động, có 19 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này 13 aññasamānā-cetasika + 4 mocatukacetasika + 1 lobha-cetasika + 1 diṭṭhicetasika, gồm có 19 tâm-sở.([14])

 

2- Tham-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với tà-kiến, cần tác-động, có 21 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này đó là 13 aññasamānācetasika + 4 mocatukacetasika + 1 lobhacetasika + 1 diṭṭhicetasika + 2 thīduka-cetasika, gồm có 21 tâm-sở.

 

3- Tham-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với tà-kiến, không cần tác-động, có19 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này đó là 13 aññasamānācetasika + 4 mocatukacetasika + 1 lobhacetasika + 1 mānacetasika gồm có 19 tâm-sở.

 

4- Tham-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với tà-kiến, cần tác-động, có 21 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này đó là 13 aññasamānā-cetasika + 4 mocatukacetasika + 1 lobhacetasika + 1 mānacetasika + 2 thīdukacetasika  gồm có 21 tâm-sở.  

 

5- Tham-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với tà-kiến, không cần tác-động, có 18 tâm-sở đồng

sinh với tham-tâm này đó là 12 aññasamānā-cetasika (trừ pīticetasika) +4 mocatukacetasika+

1 lobhacetasika + 1 diṭṭhicetasika gồm có 18 tâm-sở,

 

6- Tham-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với tà-kiến, cần tác-động, có 20 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này đó là 12 aññasamānācetasika (trừ pīticetasika) + 4 mocatukacetasika + 1 lobha- cetasika + 1 diṭṭhicetasika + 2 thīdukacetasika, gồm có 20 tâm-sở.

 

7- Tham-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với tà-kiến, không cần tác-động có 18 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này đó là 12 aññasamānācetasika (trừ pīticetasika) + 4 mocatuka- cetasika + 1 lobhacetasika + 1 mānacetasika, gồm có 18 tâm-sở,

 

8- Tham-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với tà-kiến, cần tác-động có 20 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này đó là 12  aññasamānā-cetasika (trừ pīticetasika) + 4 mocatukacetasika + 1 lobhacetasika + 1 mānacetasika + 2 thīdukacetasika, gồm có 20 tâm-sở.

 

* Sân-tâm có 2 tâm:

Trong 2 sân-tâm, mỗi sân-tâm có một số tâm-sở đồng sinh với tâm như sau:

 

1- Sân-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, không cần tác-động, có 20 tâm-sở đồng sinh với sân-tâm này đó là 12 aññasamānā-cetasika (trừ pīticetasika) + 4 mocatukacetasika + 4 docatukacetasika, gồm có 20 tâm-sở , 

 

2- Sân-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, cần tác-động, có 22 tâm-sở đồng sinh với sân-tâm này đó là 12 aññasamānācetasika (trừ pīticetasika) + 4 mocatukacetasika+4 docatuka- cetasika+2 thīdukacetasika, gồm có 22 tâm-sở.

 

* Si-tâm có 2 tâm:

Trong 2 si-tâm, mỗi si-tâm có một số tâm-sở đồng sinh với tâm như sau:

 

1- Si-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ xả, hợp với hoài-nghi, có 15 tâm-sở đồng sinh với si-tâm này đó là 10 aññasamānācetasika (trừ pīticetasika adhimokkha, chanda) + 4 mocatukacetasika + 1 vicikicchācetasika, gồm có 15 tâm-sở,

 

2- Si-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ xả, hợp với phóng-tâm, có 15 tâm-sở đồng sinh với si-tâm này đó là 11 aññasamānācetasika (trừ pīticetasika, chanda) + 4 mocatukacetasika, gồm có 15 tâm-sở.

 

* Diệt 14 Bất-Thiện Tâm-Sở

 

Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, nếu chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt-đoạn-tuyệt được 12 bất-thiện-tâm thì chắc chắn cũng diệt-đoạn-tuyệt được 14 bất-thiện tâm-sở đồng thời với 12 bất-thiện-tâm ấy. 

 

Để biết mỗi Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được bất-thiện tâm-sở nào như sau:

 

1- Nhập-lưu-Thánh-đạo-tuệ diệt-đoạn-tuyệt được 4 bất-thiện tâm-sởtà-kiến tâm-sở, hoài-nghi tâm-sở, ganh-tị tâm-sở, keo-kiệt tâm-sở không còn nữa.  

 

2- Nhất-lai-Thánh-đạo-tuệ diệt-đoạn-tuyệt được 2 bất-thiện tâm-sở loại thôsân tâm-sở, hối-hận tâm-sở không còn nữa.  

 

 

3- Bất-lai-Thánh-đạo-tuệ diệt-đoạn-tuyệt được 2 bất-thiện tâm-sở loại vi-tếsân tâm-sở, hối-hận tâm-sở không còn nữa.

4- A-ra-hán-Thánh-đạo-tuệ diệt-đoạn-tuyệt được 8 bất-thiện tâm-sở tham tâm-sở, ngã-mạn tâm-sở, si tâm-sở, phóng-tâm tâm-sở, buồn-chán tâm-sở, buồn-ngủ tâm-sở, không biết hổ-thẹn tội-lỗi tâm-sở, không biết ghê-sợ tội-lỗi tâm-sở không còn nữa.

 

*Trong 14 bất-thiện tâm-sở có 10 loại phiền-não (kilesa)tham, sân, si, tà-kiến, ngã-mạn, hoài-nghi, buồn-ngủ, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, đó là 10 loại phiền-não làm cho tâm ô-nhiễm, thân tâm nóng nảy khiến tạo mọi ác-nghiệp, rồi cho quả khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

 

Để biết mỗi Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được phiền-não nào như sau:

 

1- Nhập-lưu-Thánh-đạo-tuệ diệt-đoạn-tuyệt được 2 loại phiền-nãotà-kiến, hoài-nghi không còn nữa.  

 

2- Nhất-lai-Thánh-đạo-tuệ diệt-đoạn-tuyệt được 1 phiền-nãosân loại thô không còn nữa.  

 

 

3-Bất-lai-Thánh-đạo-tuệ diệt-đoạn-tuyệt được 1 phiền-não sân loại vi-tế không còn nữa.

 

4- A-ra-hán-Thánh-đạo-tuệ diệt-đoạn-tuyệt được 7 loại phiền-não tham, si, ngã-mạn, buồn-

ngủ, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi không còn nữa.

Dục-Giới Tịnh-Hảo-Tâm

(Kāmāvacarasobhaṇacitta)

 

Dục-giới tịnh-hảo-tâm (Kāmāvacarasobhaṇa-

citta) là tâm thường phát sinh trong cõi dục-giới, thuộc về tâm-tịnh-hảo bởi vì tịnh-hảo tâm-sở (sobhaṇacetasika) đồng sinh.

 

Dục-giới tịnh-hảo-tâm có 24 tâm chia 3 loại tâm:

 

1- Dục-giới đại-thiện-tâm có 8 tâm,

2- Dục-giới đại-quả-tâm có 8 tâm,

3- Dục-giới đại-duy-tác-tâm có 8 tâm.

 

Dục-giới tịnh-hảo-tâm có 24 tâm hợp với thiện nhân (kusalahetu) vô-tham (alobhahetu), vô-sân (adosahetu), và vô-si (amohahetu) gọi là trí-tuệ, chỉ hợp với tâm có trí-tuệ mà thôi.

 

Giảng Giải:

 

 Kāmāvacarakusalacitta: Dục-giới đại-thiện-tâm còn gọi là mahākusalacitta: đại-thiện-tâm.

 

Định-nghĩa kusalacitta rằng:

 

Kucchite pāpadhamme salayati kampeti viddhaṃsetīti kusalaṃ,

Tâm nào làm cho rung động hoặc tiêu diệt ác-pháp mà chư bậc thiện-trí ghê tởm, tâm ấy gọi là thiện-tâm (kusalacitta). Thiện-tâm là tâm tốt, không bị ô nhiễm, không nóng nảy, không có lỗi,

cho quả an lạc. 

 

Kusalacitta có 5 ý nghĩa:

 

1- Arogayattha: nghĩa không có bệnh là không

có phiền-não tham, sân, si,… làm khổ tâm. Phiền-não tham, sân, si, … gọi là bệnh, vì làm khổ tâm, khổ thân đối với chúng-sinh,

 

2- Sundarattha: nghĩa tốt lành là sự lợi-ích, sự an lạc đối với chúng-sinh,

3- Chekattha: nghĩa khôn ngoan, người có thiện-tâm nói năng hành động đàng hoàng tử tế,

4- Anavajjattha: nghĩa không có lỗi đáng chê trách nào cả,

5- Sukhavipāka: có quả an lạc đáng hài lòng.

 

Kāmāvacarakusala (Mahākusala)

 

Dục-giới đại-thiện-tâm (Mahākusala) phát sinh do nương nhờ 3 pháp là vedanā: thọ, ñāṇa: trí-tuệ, saṅkhāra: tác-động, nên dục-giới đại-thiện-tâm phân chia ra làm 8 loại tâm như sau: 

 

1- Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ    asaṅkhārikaṃ,

  Dục-giới đại-thiện-tâm thứ nhất đồng sinh với  thọ hỷ, hợp với trí, không cần tác-động,

 

2- Somanassasahagataṃ  ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-thiện-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí, cần tác-động,   

 

3- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ     asaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-thiện-tâm thứ ba đồng sinh với  thọ hỷ, không hợp với trí, không cần tác-động,

 

 4- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ      sasaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-thiện-tâm thứ tư đồng sinh với  thọ hỷ, không hợp với trí, cần tác-động,

 

    5- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ     asaṅkhārikaṃ,

  Dục-giới đại-thiện-tâm thứ năm đồng sinh với  thọ xả, hợp với trí, không cần tác-động,

 

6- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ     sasaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-thiện-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với trí, cần tác-động,

 

7- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ  asaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-thiện-tâm thứ bảy đồng sinh với  thọ xả, không hợp với trí, không cần tác-động,

 

8- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ  sasaṅkhārikaṃ.

Dục-giới đại-thiện-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí, cần tác-động.

Giảng Giải 8 Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm

 

* Somanassasahagata:Somanassa+sahagata

- Somanassa: thọ hỷ,

- sahagata: đồng sinh với

Somanassasahagataṃ: đồng sinh với thọ hỷ.

 

* Upekkhā sahagata:

- Upekkhā: thọ xả,

Upekkhāsahagataṃ: đồng sinh với thọ xả,

 

* ñāṇasampayutta: ñāṇa+sampayutta

- ñāṇa: trí-tuệ

- sampayutta: hợp với

ñāṇasampayuttaṃ: hợp với trí-tuệ,

 

ñāṇavippayutta: ñāṇa+vippayutta

- ñāṇa: trí-tuệ

- vippayutta: không hợp với

ñāṇavippayuttaṃ: không hợp với trí-tuệ,

 

* asaṅkhārikaṃ: không cần tác-động,

* sasaṅkhārikaṃ: cần tác-động.

 

Mahākusalacitta: Đại-thiện-tâm hoặc dục-giới đại-thiện-tâm có 8 tâm thuộc về dục-giới tịnh-hảo-tâm không có lỗi, cho quả an lạc, đặc biệt cho quả-tâm phát sinh nhiều hơn sức mình nghĩa là 8 dục-giới đại-thiện-tâm (mahākusala-citta) cho quả là 8 dục-giới đại-quả-tâm (mahā-vipākacitta)8 thiện-quả vô-nhân-tâm (ahetuka- kusalavipākacitta), gồm có 16 quả-tâm.

Dục-giới đại-thiện-tâm có khả năng biết 6 đối-tượng: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tốt đáng hài-lòng đối với các hạng chúng-sinh trong tam-giới gồm có 30 cõi từ cõi địa-ngục cho đến cõi trời vô-sắc-giới Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên (trừ cõi trời sắc-giới Vô-tưởng-thiên) tuỳ theo khả năng của mỗi cõi.

 

Dục-giới đại-thiện-tâm có thể phát sinh đối với các chúng-sinh trong cõi địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh, nhân-loại, chư-thiên trong 6 cõi trời dục-giới, phạm-thiên trong 15 cõi trời sắc-giới (trừ cõi trời sắc-giới Vô-tưởng-thiên) và phạm-thiên trong 4 cõi trời vô-sắc-giới.

 

Dục-giới đại-thiện-tâm là tâm làm nền tảng của pháp bố-thí, pháp-hành-giới, pháp-hành-thiền-định để chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới, 4 bậc thiền vô-sắc-giới; pháp-hành-thiền-tuệ để dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn.

 

Dục-giới đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ đạt đến gotrabhuñāṇa có khả năng đặc biệt tiếp nhận đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, và còn làm phận sự paccavekkhaṇañāṇa quán-triệt Thánh-đạo, Thánh-quả đã chứng đắc, Niết-bàn đã chứng-ngộ, phiền-não đã diệt-đoạn-tuyệt rồi, và phiền-não chưa diệt-đoạn-tuyệt được.

 

Cho nên, dục-giới đại-thiện-tâm với tác-ý thiện có khả năng đặc biệt biết rộng như vậy, nên gọi là đại-thiện-tâm (mahākusalacitta).  

 

Dục-giới đại-thiện-tâm  có 8 loại tâm do căn cứ vào 3 pháp: vedanā: thọ, ñāṇa: trí-tuệ, saṅkhāra: tác-động.

 

1- Đại-thiện-tâm có 8 tâm chia theo thọ:

    - 4 tâm đồng sinh với thọ hỷ,

    - 4 tâm đồng sinh với thọ xả.

 

2- Đại-thiện-tâm có 8 tâm chia theo trí-tuệ:

     - 4 tâm hợp với trí-tuệ,

     - 4 tâm không hợp với trí-tuệ.

 

3- Đại-thiện-tâm có 8 tâm chia theo tác-động:

     - 4 tâm không cần tác-động,

     - 4 tâm cần tác-động.

 

1- Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm Đồng Sinh Với 2 Thọ: 

 

- 4 tâm đồng sinh với thọ hỷ,

- 4 tâm đồng sinh với thọ xả.

 

* Nếu khi chúng-sinh đang tạo phước-thiện nào có đức-tin (saddhā) trong sạch nhiều, vô cùng hoan hỷ trong phước-thiện ấy phát sinh thì tâm ấy gọi là dục-giới đại-thiện-tâm đồng sinh với thọ hỷ (somanassavedanā),   

 

* Nếu khi chúng-sinh đang tạo phước-thiện nàođức-tin ít, hoan hỷ không nhiều trong phước-thiện ấy phát sinh thì tâm ấy gọi là dục-giới đại-thiện-tâm đồng sinh với thọ xả (upekkhāvedanā).

 

* Nhân Phát Sinh Thọ Hỷ

 

Dục-giới đại-thiện-tâm đồng sinh với thọ hỷ có 6 nhân:

 

1- Somanassapaṭisandhikatā: Tái-sinh-tâm đồng sinh với thọ hỷ,   

2- Saddhābahulatā: Có nhiều đức-tin.

3- Visuddhadiṭṭhitā: Có chánh-kiến thanh tịnh,

4- Ānisaṃsadassāvitā: Thấy rõ quả báu của thiện-nghiệp ấy,

5- Iṭṭhārammaṇasamāyogo: Tiếp xúc với đối- tượng tốt đáng hài lòng,

6- Kassacipiḷābhāvo: Không gặp điều bất lợi  nào cả.  

 

* Nhân Phát Sinh Thọ Xả

 

Dục-giới đại-thiện-tâm đồng sinh với thọ xả có 6 nhân:

 

1- Upekkhāpaṭisandhikatā: Tái-sinh-tâm đồng sinh với thọ xả,      

2- Appasaddhatā: Có ít đức-tin

3- Avisuddhadiṭṭhitā: Có chánh-kiến không thanh tịnh

4- Ānisaṃsa adassāvitā: Không thấy rõ quả báu của thiện-nghiệp ấy,

 5- Majjhattārammaṇasamāyogo: Tiếp xúc với  đối-tượng trung bình không tốt, không xấu,

6- Kassacipiḷikatā: Gặp điều bất lợi nào đó.

 

* Sự khác nhau của thọ hỷ, thọ xả trong đại-thiện-tâm và bất-thiện-tâm:

 

* Thọ hỷ đồng sinh với 4 dục-giới đại-thiện-tâmthiện-tâm vô cùng hoan hỷ nhiều trong phước-thiện hoặc thiện-nghiệp, nên thiện-nghiệp có nhiều năng lực, có nhiều quả báu đáng hài lòng nhiều.

 

* Thọ hỷ đồng sinh với 4 tham-tâmác-tâm hoan hỷ trong ác-pháp hoặc ác-nghiệp, nên ác-nghiệp nặng, có nhiều quả khổ đáng kinh sợ.

 

* Thọ xả đồng sinh với 4 dục-giới đại-thiện-tâmthiện-tâm hoan hỷ ít trong phước-thiện hoặc thiện-nghiệp, nên thiện-nghiệp có ít năng lực, có ít quả báu đáng hài lòng.

 

* Thọ xả đồng sinh với 4 tham-tâmác-tâm hoan hỷ ít trong ác-pháp hoặc ác-nghiệp, nên ác-nghiệp nhẹ, có ít quả khổ.

 

2- Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm Hợp Với Trí-Tuệ:  

 

- 4 tâm hợp với trí-tuệ,

- 4 tâm không hợp với trí-tuệ.

* Nếu khi chúng-sinh đang tạo phước-thiện nào với trí-tuệ hiểu biết rõ sự thật chỉ có nghiệp là của riêng mình mà thôi thì dục-giới đại-thiện-tâm ấy hợp với trí-tuệ (ñāṇasampayutta),

 

* Nếu khi chúng-sinh đang tạo phước-thiện nào chỉ có đức-tin (saddhā) mà không có trí-tuệ hiểu biết rõ sự thật chỉ có nghiệp là của riêng mình mà thôi thì dục-giới đại-thiện-tâm ấy không hợp với trí-tuệ (ñāṇavippayutta).

 

Trí-tuệ đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâm có 2 loại trí-tuệ là:

 

1- Kammassakatāñāṇa: Trí-tuệ hiểu biết rõ nghiệp là của riêng mình, nghĩa là trí-tuệ hiểu biết rõ chỉ có tất cả thiện-nghiệp và bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) là của riêng mình mà thôi. Ngoài tất cả nghiệp ấy ra, còn lại những gì khác trong đời này thuộc về của chung, nếu người nào có thiện-nghiệp bố-thí thì được thừa hưởng quả của nghiệp ấy một phần của chung nào trong khoảng thời gian lâu hoặc mau tuỳ theo quả của nghiệp ấy.

 

Ví dụ: Đất đai thuộc về của chung, người nào có phước thì được thừa hưởng phần đất đai với thời gian lâu hoặc mau tuỳ theo quả của thiện-nghiệp ấy, đến khi mãn quả của thiện-nghiệp, thì

đất đai ấy lại thuộc về của người khác.

 

Nếu người nào có trí-tuệ kammassakatāñāṇa biết sử dụng phần của cải nào mà mình đang sở hữu, đem ra làm phước-thiện bố-thí thì thiện-nghiệp bố-thí ấy thuộc về của riêng mình.

 

Như vậy, biến đổi của cải tạm thời trở thành tài sản quý báu vĩnh-viễn riêng mình.

 

Mỗi chúng-sinh sau khi chết chỉ có thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp nào của mình cho quả tái sinh kiếp sau mà thôi, kiếp sau của mỗi chúng-sinh thuộc về loại chúng-sinh nào trong 4 loài chúng-sinh, cõi nào trong 31cõi giới hoàn toàn tuỳ thuộc vào quả của nghiệp ấy mà thôi.

 

Mỗi kiếp mới của chúng-sinh đều tích-luỹ    đầy đủ tất cả mọi thiện-nghiệp, mọi ác-nghiệp từ vô số tiền kiếp của chúng-sinh ấy đã tạo từ vô thuỷ cho đến kiếp-hiện-tại không bỏ sót lại một nghiệp nhỏ nào cả. 

 

Người có kammassakatāñāṇa: trí-tuệ hiểu biết rõ nghiệp là của riêng mình là người có chánh-kiến thấy đúng, biết đúng theo 10 pháp chánh-kiến:

 

Dasavatthusammādiṭṭhi:

 

1- Atthi dinnaṃ: Chánh-kiến thấy đúng rằng:  Phước-thiện bố-thí có quả tốt an lạc.

2- Atthi yiṭṭhaṃ: Chánh-kiến thấy đúng rằng :

Phước-thiện cúng-dường có quả tốt an lạc.

3- Atthi hutaṃ: Chánh-kiến thấy đúng rằng:  Đón rước, tiếp đãi có quả tốt an lạc.

 

4- Atthi sukatadukkatānam kammānaṃ phalaṃ vipāko: Chánh-kiến thấy đúng rằng: Đã tạo thiện-nghiệp, ác-nghiệp rồi, thiện-nghiệp cho quả an lạc, ác-nghiệp cho quả khổ.

5- Atthi ayaṃ loko: Chánh-kiến thấy đúng rằng:  Có cõi giới này nghĩa là có chúng-sinh tái sinh đến cõi giới này,

 

6- Atthi paro loko: Chánh-kiến thấy đúng rằng: Có cõi giới khác nghĩa là chúng-sinh sau khi chết, nghiệp của họ cho quả tái sinh kiếp sau trong cõi giới khác.

 

7- Atthi mātā: Chánh-kiến thấy đúng rằng:  Đối xử tốt với mẹ có quả tốt an lạc, đối xử xấu với mẹ có quả xấu đau khổ,

 

8- Atthi pitā: Chánh-kiến thấy đúng rằng: Đối xử tốt với cha có quả tốt an lạc, đối xử xấu với cha có quả xấu đau khổ,

 

9- Atthi sattā opapātikā: Chánh-kiến thấy đúng rằng: Có các chúng-sinh loài hoá-sinh to lớn ngay tức thì như chư-thiên 6 cõi trời dục-giới, chư phạm-thiên 16 cõi trời sắc-giới, 4 cõi trời vô-sắc-giới, chúng-sinh địa-ngục, ngạ-quỷ, a-su-ra.

 

10- Atthi loke samaṇabrāhmaṇā samaggatā sammāpaṭipannā ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ abhiññā sacchikatvā pavedenti: Chánh-kiến thấy

đúng rằng: Trong đời này, có sa-môn, bà-la-môn thực-hành pháp-hành-thiền-định dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới, 4 bậc thiền vô-sắc-giới, chứng đắc các phép thần-thông, thấy rõ biết rõ cõi giới này, cõi giới khác, rồi thuyết giảng cho mọi người cùng biết, đó là điều có thật.

 

2- Lokiyavipassanāñāṇa: Trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới:  Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ có khả năng phát sinh từ trí-tuệ thứ nhất gọi là nāmarūpaparicchedañāṇa: trí-tuệ thấy rõ biết rõ phân tích rõ thật-tánh của danh-pháp, sắc-pháp đúng theo chân-nghĩa-pháp (paramattha-dhamma) là pháp-vô-ngã, không phải ta, không phải người, không phải đàn ông, không phải đàn bà, không phải chúng-sinh, v.v… chỉ là danh-pháp, sắc-pháp mà thôi.

 

Tiếp theo, đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ tư gọi là udayabbayānupassanāñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ thấy

rõ biết rõ sự sinh, sự diệt của danh-pháp, sắc-pháp hiện-tại do nhân-duyên sinh, do nhân-duyên diệt, nên hiện rõ 3 trạng-thái chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp, sắc-pháp hiện-tại, v.v… cho đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gọi là gotrabhu-ñāṇa: trí-tuệ-thiền-tuệ có khả năng đặc biệt tiếp nhận đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, mặc dù tâm vẫn còn là dục-giới đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ.

 

Trí-tuệ phát sinh có 3 cách:

 

1- Sutamayapaññā: Trí-tuệ phát sinh do lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí, học hỏi, nghiên cứu chánh-pháp, gọi là trí-tuệ phát sinh do học (sutamayapaññā).

 

2- Cintāmayapaññā: Trí-tuệ phát sinh do nghe nhiều hiểu rộng, học hỏi, nghiên cứu chánh-pháp của bậc thiện-trí làm nền tảng, rồi suy xét, tư duy sâu sắc về chánh-pháp, gọi là trí-tuệ phát sinh do tư duy (cintāmayapaññā).

 

3- Bhāvanāmayapaññā: Trí-tuệ phát sinh do thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ. Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi danh-pháp, mỗi sắc-pháp, hiện rõ 3 trạng-thái chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, gọi là trí-tuệ phát sinh do thực-hành (bhāvanāmayapaññā)

 

*Dục-giới đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ: 

 

* Nếu khi chúng-sinh đang tạo phước-thiện nào chỉ có đức-tin (saddhā) mà không có trí-tuệ kammassakatāñāṇa thì tâm ấy gọi là dục-giới đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ (ñāṇa-vippayutta).

 

Như trường-hợp người tạo phước-thiện với tác-ý thiện-tâm giữ gìn phong tục tập quán theo truyền thống của gia-đình, nên chỉ có đức-tin mà không có trí-tuệ đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâm ấy; hoặc khi có bạn thân đến tác-động làm phước-thiện bố-thí, người ấy có đức-tin làm phước-thiện bố-thí theo bạn thân mà không hiểu biết về kammassakatāñāṇa, nên tâm ấy gọi là dục-giới đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ, v.v…

 

* Nhân Phát Sinh Hợp Với Trí (1)

 

Dục-giới đại-thiện-tâm hợp với trí có 4 nhân:

1- Paññāsaṃvattanikakammupanissayatā: Tái sinh do nương nhờ thiện-nghiệp đồng sinh với trí-tuệ,

2- Abyāpajjalokupapattiyā: kiếp tái sinh không có phiền muộn, tâm mong mỏi trong thiện-pháp, 

3- Kilesadūratā: Tránh xa mọi phiền-não,

4- Indriyaparipākatā: Có tuệ-chủ đầy đủ.

 

* Nhân Phát Sinh Hợp Với Trí (2)

 

Dục-giới đại-thiện-tâm hợp với trí có 7 nhân:

1- Paripucchakatā: Thường tìm hiểu học hỏi trong chánh-pháp,

2- Vatthuvisuddhakariyatā: Thân tâm trong sạch lẫn các thứ vật dụng sạch sẽ,

3- Indriyasamattapaṭipādanatā: Giữ gìn 5 pháp chủ (tín, tấn, niệm, định, tuệ) đều đặn với nhau,

4- Duppaññapuggalaparivajjanā: Tránh xa người thiểu trí,

5- Paññāvantapuggalasevanā: Thường hay gần gũi thân cận với bậc thiện-trí,

6- Gambhīrañāṇacariyapaccavekkhaṇā: Ham thích suy xét, tư-duy các chánh-pháp sâu sắc,

7- Tadadhimuttatā: Thường hướng tâm tìm hiểu chánh-pháp, để phát sinh trí-tuệ.

 

 

* Nhân Phát Sinh Không Hợp Với Trí (1)

 

Dục-giới đại-thiện-tâm không hợp với trí có 4 nhân:

1- Paññā asaṃvattanikakammupanissayatā: Tái sinh do nương nhờ thiện-nghiệp không đồng sinh với trí-tuệ,

2- Sabyāpajjalokupapattiyā: Kiếp tái sinh có phiền muộn, không mong mỏi trong thiện-pháp,

3- Kilesādūratā: Không tránh xa mọi phiền-não,

4- Indriya aparipākatā: Có tuệ-chủ kém.

 

* Nhân Phát Sinh Không Hợp Với Trí (2)

 

Dục-giới đại-thiện-tâm không hợp với trí có 7 nhân:

1- Aparipucchakatā: Không thích tìm hiểu học hỏi trong chánh-pháp,

2- Vatthu avisuddhakariyatā: Thân tâm không

trong sạch lẫn các thứ vật dụng không sạch sẽ,

3- Indriya asamattapaṭipādanatā: Có 5 pháp chủ (tín, tấn, niệm, định, tuệ) không đều đặn, 

4- Duppaññapuggalasevanā: Thường hay gần gũi thân cận với hạng thiểu-trí,

5- Paññāvantapuggalaparivajjanā: Không gần gũi thân cận với bậc thiện-trí,

6- Gambhīrañāṇacariya apaccavekkhaṇā: Không thích suy xét các chánh-pháp sâu sắc,

7- Atadadhimuttatā: Không hướng tâm tìm hiểu chánh-pháp.

 

3- Đại-Thiện-Tâm Có 8 Tâm Chia Theo Tác-Động:

    

     - 4 tâm không cần tác-động,

    - 4 tâm cần tác-động.

 

* Nếu khi chúng-sinh đang tạo phước-thiện nào với sự hiểu biết, rồi tự tác-động bằng thân, khẩu, ý tạo phước-thiện ấy, không có người khác tác-động thì dục-giới đại-thiện-tâm này phát sinh không cần tác-động (asaṅkhārikaṃ).

 Dục-giới đại-thiện-tâm không cần tác-động có nhiều năng lực hơn cần tác-động.

 

* Nếu có bạn thân đến tác-động bằng thân, bằng khẩu làm phước-thiện nào thì người ấy mới phát sinh đức-tin làm theo phước-thiện ấy thì    dục-giới đại-thiện-tâm này phát sinh cần tác-động (asaṅkhārikaṃ).

 

Dục-giới đại-thiện-tâm cần tác-động có ít năng lực hơn không cần tác-động.

 

Trường-hợp có bạn thân đến tác-động, ta nên suy xét thế nào để cho dục-giới đại-thiện-tâm của mình trở thành không cần tác-động? 

 

Nếu khi nghe bạn thân đến tác-động làm phước-thiện nào thì ta nên suy xét rằng: Phước-thiện này là phước-thiện nên làm. Đó là cơ-hội tốt của ta, ta nên tạo phước-thiện ấy.

Khi ta suy xét như vậy, ta đã chuyển từ thế bị động sang thế chủ động, ta tạo phước-thiện ấy với dục-giới đại-thiện-tâm không cần tác-động.

 

Như trường-hợp Đức-Bồ-tát thiên nam Setaketu, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, đang an hưởng mọi sự an lạc trên cõi trời Tusita (Đâu-suất-đà-thiên). Khi ấy, Đức-vua trời trong cõi trời dục-giới cùng chư-thiên, chư Đức phạm-thiên trên các cõi trời sắc-giới ngự đến hầu, chắp tay cung kính thỉnh Đức-Bồ-tát tái sinh làm người để chứng đắc thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác, để thuyết-pháp tế độ chúng-sinh giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.  

 

Khi nghe lời thỉnh cầu của chư-thiên, chư phạm-thiên như vậy, Đức-Bồ-tát chưa nhận lời thỉnh cầu ấy, mà Ngài suy xét trong thời quá-khứ rằng: Đức-Bồ-tát kiếp chót tái sinh xuống làm người để trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác đã xem xét như thế nào?

 

Theo lệ thường, chư Đức-Bồ-tát kiếp chót tái sinh xuống làm người, thường xem xét 5 điều:

1-      Xem xét về thời kỳ tuổi thọ con người,

2- Xem xét về châu đến tái sinh,

3- Xem xét về xứ sở đến tái sinh,

4- Xem xét về dòng họ nơi tái sinh,

5- Xem xét về mẫu-hậu để tái sinh đầu thai.([15])

 

Sau khi xem xét đầy đủ 5 điều rồi, Đức-Bồ-tát Setaketu quyết định tái sinh xuống làm người, để trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác, nên Ngài truyền dạy rằng:

- Này chư-thiên, chư phạm-thiên! Ta đồng ý nhận lời thỉnh cầu của các ngươi, Ta sẽ tái sinh xuống làm người trong cõi Nam-thiện-bộ-châu, tại Trung-xứ, kinh thành Kapilavatthu, trong dòng dõi Sakya, Đức-vua Suddhodana là Đức Phụ-vương, Chánh-cung-hoàng-hậu Mahāmayādevī là mẫu-hậu của ta.

 

Nghe Đức-Bồ-tát Setaketu truyền dạy như vậy, tất cả chư-thiên, phạm-thiên vô cùng hoan hỷ cùng nhau tán dương ca tụng Đức-Bồ-tát, rồi chắp tay cung kính xin phép trở về cõi giới của mỗi vị. 

 

Đức-Bồ-tát thiên nam Setaketu quyết định chuyển-kiếp (cuti) từ cõi trời Tusita, tái-sinh (paṭisandhi) đầu thai với dục-giới đại-quả-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí, không cần tác-động làm phận-sự tái-sinh vào lòng bà Chánh-cung-hoàng-hậu Mahāmayādevī vào canh chót đêm rằm tháng 6 (âm lịch).

 

 * Nhân Phát Sinh Không Cần Tác-Động

 

Dục-giới đại-thiện-tâm phát sinh không cần tác-động có 6 nhân:

 

1- Asaṅkhārikakammajanitapaṭisandhikatā: Tái-sinh-tâm phát sinh từ dục-giới đại-thiện-tâm không cần tác-động,           

2- Kallakāyacittatā: Có thân tâm an lạc,

3- Sītuṇhādīnaṃ khamanabahulatā: Có đức-tính nhẫn-nại chịu đựng thời tiết nóng, lạnh, v.v…

4- Kattabbakammesu diṭṭhānisaṃsasatā: Đã từng thấy kết quả trong công việc mình sẽ làm,

5- Kammesu ciṇṇavasitā: Có tính chuyên môn trong công việc mình sẽ làm.

6- Utubhojanādīsappāyalābho: Được thời tiết tốt, vật thực đầy đủ, v.v…

 

 * Nhân Phát Sinh Cần Tác-Động

 

Dục-giới đại-thiện-tâm phát sinh cần tác-động có 6 nhân:

 

1- Sasaṅkhārikakammajanitapaṭisandhikatā: Tái-sinh-tâm phát sinh từ dục-giới đại-thiện-tâm cần tác-động,   

2-Akallakāyacittatā: Thân tâm không có an lạc,

3- Sītuṇhādīnaṃ akhamanabahulatā: Không có

đức-tính nhẫn-nại chịu đựng thời tiết nóng, lạnh, ..

4- Kattabbakammesu adiṭṭhānisaṃsasatā: Không  thấy kết quả trong công việc mình sẽ làm.

5- Kammesu aciṇṇavasitā:  Không    tính

chuyên môn trong công việc mình sẽ làm.

6- Utubhojanādī asappāyalābho: Găp thời tiết xấu, vật thực thiếu thốn, v.v…

 

Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm Chia Theo Nhân:

 

Dục-giới đại-thiện-tâm có 8 tâm chia theo nhân (hetu) có 2 loại:

 

1- Tihetukakusalacitta: 4 dục-giới đại-thiện-tâm có đủ tam-nhânvô-tham, vô-sân, vô-si (trí-tuệ),

 

2- Dvihetukakusalacitta: 4 dục-giới đại-thiện-

tâm chỉ có nhị-nhânvô-tham, vô-sân, không có vô-si (trí-tuệ).

 

* Dục-giới đại-thiện-tâm có đủ tam-nhân do nguyên-nhân nào?

 

Hành-giả khi đang tạo phước-thiện như bố-thí, giữ giới, thực-hành pháp-hành-thiền-định, pháp-hành-thiền-tuệ, v.v… do dục-giới đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ kammassakatāñāṇa hoặc lokiyavipassanāñāṇa, nên có đủ tam-nhânvô-tham, vô-sân, vô-si (trí-tuệ).  

 

* Dục-giới đại-thiện-tâm chỉ có nhị-nhân do nguyên-nhân nào?

 

Trong khi hành-giả đang tạo phước-thiện như bố-thí, giữ giới, thực-hành pháp-hành-thiền-định, pháp-hành-thiền-tuệ, v.v…do dục-giới đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ kammassakatā-ñāṇa hoặc lokiyavipassanāñāṇa, nên chỉ có nhị-nhânvô-tham vô-sân, mà không có vô-si.  

 

 Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm

 

Dục-giới đại-thiện-tâm có 8 tâm,  tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với 8 dục-giới đại-thiện-tâm gọi là 8 dục-giới đại-thiện-nghiệp.   

 

Dục-giới đại-thiện-nghiệp phát sinh có 2 cách:

 

1- Dục-giới đại-thiện-nghiệp do nương nhờ thân, khẩu, ý tạo 10 dục-giới đại-thiện-nghiệp (kāmāvacarakusalakamma),

2- Dục-giới đại-thiện-nghiệp tạo 10 phước-thiện (puññakiriyāvatthu).

 

1- Dục-Giới Đại-Thiện-Nghiệp Do Nương Nhờ 3 Môn:

 

Dục-giới đại-thiện-nghiệp phát sinh do thân gọi là thân-thiện-nghiệp, có 3 loại:

- Tránh xa sự sát-sinh,

- Tránh xa sự trộm-cắp,

- Tránh xa sự tà-dâm.

 

2- Dục-giới đại-thiện-nghiệp phát sinh do  khẩu gọi là khẩu-thiện-nghiệp, có 4 loại:

- Tránh xa sự nói dối,

- Tránh xa nói lời chia rẽ,

- Tránh xa nói lời thô tục,

- Tránh xa nói lời vô ích.

 

3- Dục-giới đại-thiện-nghiệp phát sinh do ý gọi là ý-thiện-nghiệp, có 3 loại: 

 

- Tâm không tham lam của cải người khác,

- Tâm không thù hận người khác,

-Tâm có chánh-kiến thấy đúng, hiểu đúng theo thật-tánh của các pháp .

 

2- Dục-Giới Đại-Thiện-Nghiệp Phát Sinh Từ 10 Phước-Thiện (Puññakiriyāvatthu):

 

Dục-giới đại-thiện-nghiệp phát sinh từ 10 phước-thiện (puññakiriyāvatthu):

1- Phước-thiện bố-thí,

2- Phước-thiện giữ-giới là giữ thân, khẩu ở trong giới của mình,  

3- Phước-thiện hành-thiền là thực-hành pháp-hành-thiền-định, pháp-hành-thiền-tuệ,  

4- Phước-thiện cung-kính những bậc tôn kính,  

5- Phước-thiện hỗ-trợ giúp đỡ người trong việc phước-thiện,  

6- Pattidānakusala: Phước-thiện hồi-hướng phần phước-thiện của mình đến cho những người khác, những chúng-sinh khác,  

7- Pattānumodanākusala: Phước-thiện hoan-hỷ nhận phần phước-thiện của người khác hồi-hướng, hoặc chia sẻ,

8- Dhammasavanakusala: Phước-thiện nghe pháp là lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật,

9- Dhammadesanākusala: Phước-thiện thuyết- pháp là thuyết giảng chánh-pháp của Đức-Phật,  

10- Diṭṭhujukammakusala: Phước-thiện chánh-kiến đó là kammassakatāsammādiṭṭhi:chánh-kiến

thấy đúng, hiểu đúng nghiệp là của riêng họ.    

 

Puññakiriyāvatthu có 10 pháp đều thuộc về ý-thiện-nghiệp đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâm có đối-tượng theo mỗi pháp ấy.

 

10 phước-thiện này được gom lại thành 3 nhóm:  

 

1- Nhóm phước-thiện bố-thí gồm có 3 pháp:

- Phước-thiện bố-thí,

- Phước-thiện hồi-hướng,

- Phước-thiện hoan-hỷ.

 

2- Nhóm phước-thiện giữ-giới gồm có 3 pháp:

- Phước-thiện giữ-giới,

- Phước-thiện cung-kính,

- Phước-thiện hỗ-trợ.  

 

3- Nhóm phước-thiện hành-thiền gồm có 4 pháp:

- Phước-thiện hành-thiền,

- Phước-thiện nghe pháp,

- Phước-thiện thuyết-pháp,

- Phước-thiện chánh-kiến.

 

Tuy nhiên, phước-thiện chánh-kiến rất cần cho cả 3 nhóm, để hỗ-trợ cho mỗi phước-thiện có nhiều năng lực.

 

Nhân Phát Sinh Dục-Giới Đại-Thiện-Tâm

 

Nhân phát sinh dục-giới đại-thiện-tâm cần phải nương nhờ ‘yonisomanasikāra’ do trí-tuệ biết rõ trong tâm đúng theo thật-tánh của các pháp. Để có yonisomanasikāra, cần phải nương nhờ cả nhân quá-khứ lẫn nhân hiện-tại, có 5 nhân:

 

1- Pubbekatapuññatā: Đã từng tạo phước- thiện tích luỹ từ những kiếp trước,

2- Paṭirūpadesavāsa: Sinh sống ở nơi thuận lợi có Phật-giáo,

3- Sappurisupanissaya: Được gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo,

4- Saddhammassavana: Lắng nghe chánh- pháp của Đức-Phật,

 5- Attasammāpaṇidhi: Tâm biết đúng trong  chánh-pháp.

 

Nhân phát sinh yonisomanasikāra gồm có 5 nhân, nhân đầu tiên nương nhờ phước-thiện đã từng tích luỹ từ những kiếp quá-khứ, còn lại 4 nhân nương nhờ phước-thiện kiếp-hiện-tại.

 

Cho nên, bậc thiện-trí biết mình đang sống ở nơi không thuận lợi vì không có Phật-giáo thì nên tìm đến sống nơi thuận lợi có Phật-giáo, để có cơ-hội gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo, được nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí, thực-hành theo pháp-hành-thiền-tuệ, để mong giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới.

 

Vipākacitta: Quả-Tâm

 

Ý-Nghĩa Quả-Tâm 

 

Định nghĩa:

Aññamaññavisiṭṭhānaṃ kusalākusalānaṃ pākāti vipākā.

 

Các pháp nào là quả của thiện-tâm, bất-thiện-tâm có tính chất đặc biệt khác nhau, các pháp ấy gọi là các quả (vipāka). 

 

Đặc biệt khác nhau là:

- Thiện-tâm có quả tốt, an lạc iṭṭhaphala,

- Bất-thiện-tâm có quả xấu, khổ aniṭṭhaphala.

 

Pháp gọi là quả có 2 loại:

 

1- Mukhyaphala: Quả-trực-tiếp đó là vipāka-citta: quả-tâm và tâm-sở đồng sinh với quả-tâm ấy thuộc về nāmadhamma: danh-pháp. 

 

2- Sāmaññaphala: Quả-thông-thường kammajarūpa: sắc-pháp sinh do nghiệp đó là    pasādarūpa (5 tịnh-sắc), bhāvarūpa (2 sắc-giới-tính), hadayavatthurūpa (1 ý-sắc-căn), jīvitarūpa

(1 sắc mạng-chủ), … thuộc về sắc-pháp.

 

Vipāka trong phần này là vipākacitta: quả-tâm và tâm-sở đồng sinh với quả-tâm ấy thuộc về nāmadhamma: danh-pháp.

 

Vipākacitta: quả-tâm gồm có 36 hoặc 52 tâm chia theo 4 cõi-giới như sau:

 

 

1-Dục-giới quả-tâm gồm có 23 tâm có 2 loại:

 

* Bất-thiện-quả-vô-nhân-tâm có 7 tâm là quả của 12 bất-thiện-tâm,

* Thiện-quả-vô-nhân-tâm có 8 tâm là quả của 8 dục-giới đại-thiện-tâm,

 

* Hữu-nhân dục-giới đại-quả-tâm có 8 tâm là quả của 8 dục-giới đại-thiện-tâm.

 

Như vậy, 8 dục-giới đại-thiện-tâm đặc biệt   có 16 quả-tâm là 8 hữu-nhân dục-giới đại-quả-tâm và 8 thiện-quả vô-nhân-tâm.

 

2- Sắc-giới-quả-tâm có 5 tâm là quả của 5 sắc-giới-thiện-tâm.

 

3- Vô-sắc-giới-quả-tâm có 4 tâm là quả của 4 vô-sắc-giới-thiện-tâm.

 

4-Siêu-tam-giới-quả-tâm có 4 hoặc 20 tâm là quả của  4 hoặc 20 Siêu-tam-giới-thiện-tâm.

Hay nói cách khác Thánh-quả-tâm có 4 hoặc 20 tâm, là quả của 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm. 

 

* Trong quyển sách nhỏ “Vi-diệu-pháp hiện thực trong cuộc sốngnày chỉ giảng giải về 12 bất-thiện-tâm và 8 dục-giới đại-thiện-tâm mà thôi, nên chỉ giảng giải quả-tâm của 20 tâm ấy  7 bất-thiện-quả-vô-nhân-tâm là quả của 12 bất-thiện-tâm, 8 thiện-quả-vô-nhân-tâm là quả của 8 dục-giới đại-thiện-tâm, 8 dục-giới đại-quả-tâm là quả của 8 dục-giới đại-thiện-tâm   thôi, không đề cập đến 5 sắc-giới-quả-tâm, 4 vô-sắc-giới-quả-tâm, 4 hoặc 20 siêu-tam-giới-quả-tâm đó là 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm.

 

Vipākacitta: Quả-Tâm

 

Vipākacitta: Quả-tâm có tính chất như thế nào?

 

* Vipākacitta: Quả-tâm là tâm không phải làm cho phát sinh, hễ có thiện-nghiệp (kusala-kamma) nào, bất-thiện-nghiệp (akusalakamma) nào là nhân thì chắc chắn có quả-tâm (vipāka-citta) ấyquả phát sinh.

 

* Vipākacitta: Quả-tâm là tâm không cần sự cố gắng tinh-tấn nào cả, có năng lực yếu, khác với thiện-tâm, bất-thiện-tâm, duy-tác-tâm có năng lực. 

 

* Dục-giới quả-tâm có 23 tâm:

 

- Dục-giới đại-quả-tâm có 8 tâm, là quả của 8 dục-giới đại-thiện-tâm.

- Thiện-quả-vô-nhân-tâm có 8 tâm, cũng là quả của 8 dục-giới đại-thiện-tâm.

- Bất-thiện-quả-vô-nhân-tâm có 7 tâm, là quả của 12 bất-thiện-tâm.

 

 

Dục-Giới Đại-Quả-Tâm

 

Sahetukakāmavacaravipākacitta: Hữu-nhân dục-giới đại-quả-tâm hoặc gọi là mahāvipāka- citta: dục-giới đại-quả-tâm, có 8 tâm quả của 8 dục-giới đại-thiện-tâm tương xứng với nhau về thọ (vedanā), về trí (ñāṇa), về tác-động (saṅkhāra).

 

Ví dụ: *Dục-giới đại-thiện-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí, không cần tác-động quả-tâm tương xứng là:

*Dục-giới đại-quả-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí, không cần tác-động.

 

Cho nên, dục-giới đại-quả-tâm cũng có 8 tâm như 8 dục-giới đại-thiện-tâm như sau:     

 

1- Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ  asaṅkhārikaṃ,

  Dục-giới đại-quả-tâm thứ nhất đồng sinh với  thọ hỷ, hợp với trí, không cần tác-động,

 

2- Somanassasahagataṃ  ñāṇasampayuttaṃ    sasaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-quả-tâm thứ nhì đồng sinh với  thọ hỷ, hợp với trí, cần tác-động,

 

3- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ      asaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-quả-tâm thứ ba đồng sinh với  thọ hỷ, không hợp với trí, không cần tác-động,

 

4- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ     sasaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-quả-tâm thứ tư đồng sinh với  thọ hỷ, không hợp với trí, cần tác-động,

 

    5- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ     asaṅkhārikaṃ,

  Dục-giới đại-quả-tâm thứ năm đồng sinh với  thọ xả, hợp với trí, không cần tác-động,

 

6- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ    sasaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-quả-tâm thứ sáu đồng sinh với  thọ xả, hợp với trí, cần tác-động,

 

7- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ      asaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-quả-tâm thứ bảy đồng sinh với  thọ xả, không hợp với trí, không cần tác-động,

 

8- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ     sasaṅkhārikaṃ.

Dục-giới đại-quả-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí, cần tác-động.

 

Dục-giới đại-thiện-tâm khác với dục-giới đại-quả-tâm như sau: 

 

* Dục-giới đại-thiện-tâm là tâm có dục-giới đại-thiện-nghiệp, do nương nhờ nơi 3 môn: thân, khẩu, ý, tạo 10 thiện-nghiệp, và tạo 10 phước-thiện (puññakiriyāvatthu) cho quả an lạc trong kiếp-hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.

 

* Dục-giới đại-quả-tâm quả-tâm của dục-giới đại-thiện-tâm không phải cố gắng tinh-tấn làm cho quả-tâm phát sinh, bởi vì dục-giới đại-quả-tâm đã thừa hưởng quả rồi, không còn cho quả tiếp tục nữa.

 

* Dục-giới đại-thiện-tâm có 38 tâm-sở đồng sinh. Trong  38 tâm-sở ấy có 5 tâm-sở là bi-tâm-sở, hỷ-tâm-sở, chánh-nghiệp-tâm-sở, chánh-ngữ-tâm-sở, chánh-mạng-tâm-sở, mỗi tâm-sở đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâm tuỳ theo mỗi đối-tượng mà tâm-sở ấy đồng sinh.

 

* Dục-giới đại-quả-tâm có 33 tâm-sở đồng sinh. Trong 33 tâm-sở ấy không có 5 tâm-sở là bi-tâm-sở, hỷ-tâm-sở, chánh-nghiệp-tâm-sở, chánh-ngữ-tâm-sở, chánh-mạng-tâm-sở đồng sinh với dục-giới đại-quả-tâm, bởi vì không có đối-tượng.

 

Tuy nhiên, 8 dục-giới đại-thiện-tâm 8 dục-giới đại-quả-tâm có tính-chất tương xứng với nhau về thọ-tâm-sở, trí-tuệ-tâm-sở và tác-động.

 

Phận-Sự Của Dục-Giới Đại-Quả-Tâm

 

Phận sự của 8 dục-giới đại-quả-tâm có 4 là:

 

1- Dục-giới đại-quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau, gọi là paṭisandhikicca,

 

2-  Dục-giới đại-quả-tâm làm phận sự giữ gìn bảo-hộ kiếp chúng-sinh ấy, gọi là bhavaṅgakicca.

 

3- Dục-giới đại-quả-tâm làm phận sự chuyển-kiếp ấy (chết), gọi là cutikicca,


4- Dục-giới đại-quả-tâm gọi là tadālambana-citta: tiếp-đối-tượng-tâm có 2 sát-na-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng (tadālambanakicca) của javanacitta: tác-hành-tâm còn sót lại 2 sát-na-tâm, đối với chúng-sinh trong cõi dục-giới, có đối-tượng dục-giới và dục-giới tác-hành-tâm, để chấm dứt lộ-trình-tâm ấy.

 

Giảng Giải Về Paṭisandhi, Bhavaṅga, Cuti

 

1- Dục-giới đại-quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau paṭisandhikicca:

 

Chúng-sinh nào đã từng tạo phước-thiện với dục-giới đại-thiện-tâm hợp với trí, hoặc không hợp với trí; chúng-sinh ấy sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp ấy cho quả là dục-giới đại-quả-tâm tương xứng gọi là paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm 1 sát-na-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikicca) bắt đầu kiếp mới.

Ví dụ thai-sinh làm người: đầu-thai sát-na đầu tiên trong bụng mẹ, hoặc hoá-sinh (ngay tức khắc) trở thành thiên-nam 20 tuổi hoặc thiên-nữ 16 tuổi trên 1 trong 6 cõi trời dục-giới.

 

Chúng-sinh ấy thuộc về hạng người nào hoặc chư-thiên hạng nào trong cõi giới nào hoàn toàn tuỳ thuộc vào dục-giới đại-quả-tâm ấy làm phận sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikicca).

 

 

2-  Dục-giới đại-quả-tâm làm phận sự giữ gìn bảo-hộ kiếp chúng-sinh ấy bhavaṅgakicca:

 

Sau thời-kỳ tái-sinh (paṭisandhikāla) với dục-

giới đại-quả-tâm nào làm phận sự tái-sinh kiếp sau diệt xong, liền tiếp theo thời-kỳ sau khi tái-sinh (pavattikāla) chính dục-giới đại-quả-tâm loại ấy gọi là bhavaṅgacitta: hộ-kiếp-tâm sinh rồi diệt liên tục tiếp-tục làm phận sự bhavaṅga-kicca giữ gìn bảo-hộ kiếp người ấy hoặc chư-thiên ấy cho đến cuối cùng của mỗi kiếp.

 

3- Dục-giới đại-quả-tâm làm phận sự chuyển-kiếp ấy (chết), gọi là cutikicca:

 

Mỗi kiếp chúng-sinh nói chung, con người nói riêng, bhavaṅgacitta: hộ-kiếp-tâm giữ gìn bảo hộ kiếp người ấy cho đến cuối cùng, cũng chính dục-giới đại-quả-tâm loại ấy gọi là cuti-citta: chuyển-kiếp-tâm hoặc gọi là tử-tâm làm phận sự cuối cùng chấm dứt kiếp người ấy gọi là cutikicca.

 

Paṭisandhicitta, Bhavaṅgacitta, Cuticitta

 

Ví dụ: *Trong một kiếp-hiện-tại loài người có

3 tâm là paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm, bhavaṅga-citta: hộ-kiếp-tâm cuticitta: tử-tâm cùng một loại dục-giới đại-quả-tâm giống nhau, chỉ có khác nhau theo 3 phận sự: phận sự tái-sinh-tâm, phận sự hộ-kiếp-tâm, phận sự tử-tâm trải qua 3 thời-kỳ khác nhau mà thôi.

* Tuy nhiên kiếp-hiện-tại (kiếp trước)kiếp sau kế tiếp, cả 2 kiếp đều sinh làm người, thì cuticitta: tử-tâm của kiếp-hiện-tại (kiếp trước) chắc chắn khác với paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm của kiếp sau kế tiếp, bởi vì 2 kiếp người khác nhau.

 

Trong bộ Chú-giải trình bày trường hợp Đức-Bồ-tát tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama rằng: 

 

Đức-Bồ-tát thiên nam Setaketu tiền-kiếp của   Đức-Phật Gotama quyết định chuyển-kiếp (cuti) từ cõi trời Tusita, tái-sinh (paṭisandhi) với dục-giới đại-quả-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí, không cần tác-động gọi là paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm 1 sát-na-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikicca) đầu-  thai sát-na đầu tiên vào bụng bà Chánh-cung-hoàng-hậu Mahāmayādevī vào canh chót đêm rằm tháng 6, tròn đúng 10 tháng, Đức-Bồ-tát đản sinh vào ngày rằm tháng 4 âm-lịch.

 

* Sau thời-kỳ tái-sinh (paṭisandhikāla) với dục-giới đại-quả-tâm thứ nhất làm phận sự tái-sinh kiếp sau diệt xong, liền tiếp theo thời-kỳ sau khi tái-sinh (pavattikāla) cũng chính dục-giới đại-quả-tâm thứ nhất loại ấy gọi là bhavaṅgacitta: hộ-kiếp-tâm sinh rồi diệt tiếp-tục làm phận sự bhavaṅgakicca giữ gìn bảo-hộ kiếp Đức-Bồ-tát Siddhattha đến năm 35 tuổi Đức-Bồ-tát Siddhattha chứng đắc thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác có danh-hiệu Đức-Phật Gotama, cũng chính dục-giới đại-quả-tâm thứ nhất loại ấy gọi là bhavaṅgacitta: hộ-kiếp-tâm của Đức-Phật Gotama cho đến năm cuối cùng 80 tuổi.

 

* Khi Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn, cũng chính dục-giới đại-quả-tâm thứ nhất loại ấy gọi là cuticitta làm phận sự cuối cùng cutikicca tịch diệt Niết-bàn chấm dứt khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới. (bởi vì Đức-Phật và chư Thánh-A-ra-hán đã diệt-đoạn-tuyệt được mọi phiền-não, mọi tham-ái không còn dư sót nữa, nên không còn dẫn dắt tái-sinh kiếp sau nữa.)

 

Xét Về Cuticitta Paṭisandhicitta

 

Cuticitta paṭisandhicitta 2 quả-tâm trong cùng cận-tử-lộ-trình-tâm (maraṇāsanna-vīthi), cuticitta: tử-tâm là quả-tâm cuối cùng của kiếp-hiện-tại và paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm là quả-tâm bắt đầu của kiếp sau không có thời gian khoảng cách, nghĩa là cuticitta: tử-tâm diệt liền tiếp theo paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm sinh, trong cùng cận-tử-lộ-trình-tâm (maraṇāsannavīthi).

 

Đồ Biểu Ý-Môn-Cận-Tử-Lộ-Trình-Tâm 

(Kāmajavanamanodvāramaraṇāsannavīthi)

           

                                          Kiếp hiện tại

 


    bha   na   da  ma   ja    ja    ja    ja    ja    ta     ta   cu   paṭ  bha bha

 

             Kiếp sau

Ý-Môn-Cận-Tử-Lộ-Trình-Tâm 

 

Dục-giới tác-hành-tâm ý-môn-cận-tử-lộ-trình-tâm (Kāmajavanamanodvāramaraṇāsannavīthi) có các tâm sinh rồi diệt liên tục như sau:

 

* Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm         viết tắt   bha

* Bhavaṅgacalana: Hộ-kiếp-tâm rung động   vt   na

* Bhavaṅgupaccheda: Hộ-kiếp-tâm bị ngưng  vt  da

* Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm  vt  ma

* Javanacitta: Tác-hành-tâm                      vt   ja

* Tadālambanacitta: Tiếp-đối-tượng-tâm  vt   ta

* Cuticitta: Tử-tâm                                    vt   cu

* Paṭisandhicitta: Tái-sinh-tâm              vt    paṭ

* Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm               vt    bha

 

Giải thích:

 

1- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm quả-tâm có đối-tượng cũ quá-khứ, theo hộ trì, giữ gìn kiếp hiện-tại này, sinh rồi diệt, (viết tắt bha), làm duyên cho tâm tiếp theo,

 

2- Bhavaṅgacalana: Hộ-kiếp-tâm rung động do 1 trong 3 đối-tượng mới là kamma, hoặc kam-manimitta, hoặc gatinimitta, nhưng vẫn còn giữ đối-tượng cũ quá-khứ, phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, (viết tắt  na), làm duyên cho tâm tiếp theo,

 

3- Bhavaṅgupaccheda: Hộ-kiếp-tâm bị ngưng đối-tượng cũ quá-khứ, bởi vì 1 trong 3 đối-tượng mới là kamma, hoặc kammanimitta, hoặc gatinimitta phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, (viết tắt  da), làm duyên cho tâm tiếp theo,

 

4- Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm tiếp nhận 1 trong 3 đối-tượng mới là kamma: thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp, hoặc kammanimita hiện tượng của thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp, hoặc gatinimitta: cõi ác-giới hoặc cõi thiện-giới, phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, (viết tắt  ma), làm duyên cho tâm tiếp theo,

 

5- Javanacitta: Tác-hành-tâm là tâm làm phận sự tạo nghiệp (thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp) có 1 trong 3 đối-tượng giống như Ý-môn-hướng-tâm trước, phát sinh chỉ có 5 sát-na-tâm yếu ớt rồi diệt, (viết tắt ja), làm duyên cho tâm tiếp theo,

 

6- Tadārammaṇacitta: Tiếp-đối-tượng tâm là tâm tiếp đối-tượng sót lại của tác-hành-tâm, phát sinh 2 sát-na tâm rồi diệt, (viết tắt ta), làm duyên cho tâm tiếp theo,

 

7- Cuticitta: Tử-tâm quả-tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại có đối-tượng cũ quá-khứ, làm phận sự chuyển kiếp (chết), chấm dứt kiếp hiện-tại, phát sinh 1 sát-na tâm rồi diệt, (viết tắt cu)  làm duyên cho tâm tiếp theo,

 

8- Paṭisandhicitta: Tái-sinh-tâmquả-tâm làm phận sự tái-sinh bắt đầu của kiếp sau kế tiếp, 1 trong 3 đối-tượng  kamma  hoặc kammanimitta hoặc gatinimitta giống như Ý-môn-hướng-tâm, phát sinh 1 sát-na- tâm rồi diệt, (viết tắt pat), làm duyên cho tâm tiếp theo,

 

9- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm quả-tâm có đối-tượng giống như tái-sinh-tâm (kiếp-hiện-tại mới), theo hộ trì, giữ gìn kiếp hiện-tại này, sinh rồi diệt, (viết tắt  bha), chấm dứt ý-môn cận-tử-lộ-trình-tâm.

 

Theo dục-giới tác-hành-tâm ý-môn-cận-tử lộ-trình-tâm thì cuticitta: tử-tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại diệt và tiếp theo paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm bắt đầu của kiếp sau kế tiếp sinh chỉ có cách nhau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt mà thôi, không có thời gian khoảng cách chờ đợi.

 

 

Cuticitta Paṭisandhicitta Đối Với Chúng-sinh

 

Tất cả mọi chúng-sinh trong 3 giới 4 loài đã sinh ra rồi đều phải đến lúc cuối cùng gọi là cuticitta: tử-tâm chấm dứt một kiếp sống như

nhau cả thảy.

 

* Các hạng phàm-nhân đã từng tạo và tích luỹ đầy đủ mọi thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp từ vô thuỷ trải qua vô số kiếp, còn đủ 108 loại tham-ái, 1500 loại phiền-não, nên vẫn còn tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

 

* Đối với hạng phàm-nhân nào thường tạo ác-nghiệp hơn thiện-nghiệp, sau khi chết, nếu ác-nghiệp có cơ-hội cho quả thì lúc cận-tử lộ-trình-tâm phát sinh, các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự đến cuticitta: tử-tâm sinh rồi diệt, chấm dứt kiếp-hiện-tại, làm duyên cho paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm bắt đầu kiếp sau kế tiếp, đó là suy-xét-tâm đồng sinh với xả là bất-thiện-quả-vô-nhân-tâm sinh trong 4 cõi ác-giới: cõi địa-ngục, cõi a-su-ra, cõi ngạ-quỷ, loài súc-sinh, thuộc về  loài chúng-sinh nào, trong cõi nào hoàn toàn tuỳ thuộc vào năng lực quả của ác-nghiệp ấy.

 

* Đối với hạng phàm-nhân nào thường tạo thiện-nghiệp hơn ác-nghiệp, sau khi chết, nếu thiện-nghiệp có cơ-hội cho quả thì lúc cận-tử lộ-trình-tâm phát sinh, các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự đến cuticitta: tử-tâm sinh rồi diệt, chấm dứt kiếp-hiện-tại, làm duyên cho paṭisandhi-citta: tái-sinh-tâm bắt đầu kiếp kế tiếp, đó là dục-giới đại-quả-tâm sinh, đầu thai làm người hoặc hoá-sinh làm chư-thiên trên cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an lạc cho đến hết tuổi thọ.

 

* Đối với bậc Thánh-Nhập-lưu đã diệt-đoạn-tuyệt được một phần tham-ái và phiền-não, không còn tà-kiến và hoài-nghi, nên vĩnh viễn không tái-sinh trong 4 cõi ác-giới: cõi địa-ngục, cõi a-su-ra, cõi ngạ-quỷ, loài súc-sinh, mà chỉ còn tái-sinh kiếp sau trong cõi người hoặc cõi trời dục-giới nhiều nhất 7 kiếp nữa mà thôi.  

 

Mỗi kiếp của bậc Thánh-Nhập-lưu đến khi hết tuổi thọ, thì cận-tử lộ-trình-tâm phát sinh, các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự đến cuticitta: tử-tâm sinh rồi diệt, làm duyên cho paṭisandhi-citta: tái-sinh-tâm đó là dục-giới đại-quả-tâm sinh đầu thai làm người (là bậc Thánh-Nhập-lưu) hoặc hoá-sinh làm chư-thiên (là bậc Thánh-Nhập-lưu) trên cõi trời dục-giới.

 

Đến kiếp thứ 7 của bậc Thánh-Nhập-lưu ấy, chắc chắn sẽ chứng đắc thành bậc Thánh-A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới.

 

* Đối với bậc Thánh-Nhất-lai còn một phần tham-ái, nên còn tái-sinh kiếp sau chỉ có một kiếp nữa trong cõi người hoặc cõi trời dục-giới mà thôi.

 

Đến khi bậc Thánh-Nhất-lai hết tuổi thọ, thì cận-tử lộ-trình-tâm phát sinh, các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự đến cuticitta: tử-tâm sinh rồi diệt, làm duyên cho paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm đó là dục-giới đại-quả-tâm sinh, hoá-sinh làm chư-thiên (là bậc Thánh-Nhất-lai) trên cõi trời dục-giới, rồi sẽ chứng đắc thành bậc Thánh- A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn tại cõi trời ấy. 

 

* Đối với bậc Thánh-Bất-lai đã diệt-đoạn-tuyệt được tham-ái trong cõi dục-giới, vẫn còn tham-ái trong sắc-giới, cõi vô-sắc-giới, nên vẫn còn tái-sinh kiếp sau, nhưng không sinh trở lại cõi dục-giới.

Đến khi bậc Thánh-Bất-lai hết tuổi thọ, thì cận-tử lộ-trình-tâm phát sinh, các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự đến cuticitta: tử-tâm sinh rồi diệt, làm duyên cho paṭisandhicitta: tái-sinh-tâm đó là sắc-giới quả-tâm sinh, hoá-sinh làm phạm-thiên (là bậc Thánh-Bất-lai) trên cõi trời sắc-giới, rồi sẽ chứng đắc thành bậc Thánh-A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn tại cõi trời sắc-giới.

 

* Đối với Đức-Phật  chư Thánh-A-ra-hán đã diệt-đoạn-tuyệt được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót nữa, ngay kiếp-hiện-tại, đến khi hết tuổi thọ, thì cận-tử lộ-trình-tâm phát sinh, các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự đến cuticitta: tử-tâm sinh rồi diệt gọi là tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ  tử sinh luân hồi trong tam-giới, bởi vì Đức-Phậtchư Thánh-A-ra-hán đã diệt-đoạn-tuyệt được mọi tham-ái mọi phiền-não không còn dư sót.

 

Năng Lực Của Dục-Giới Đại-Quả-Tâm

 

Tất cả mọi người sinh ra trong đời này đều do 8 dục-giới đại-quả-tâm, mà mỗi kiếp người chỉ có sinh ra do một đại-quả-tâm làm phận sự tái-sinh mà thôi. Trong mỗi dục-giới đại-quả-tâm của mỗi người đều có tích-luỹ đầy đủ tất cả mọi thiện-nghiệp, mọi ác-nghiệp, quả của mỗi nghiệp,

tâm tính, tật xấu, v.v… từ vô thuỷ trải qua vô số kiếp. Vì vậy, mỗi người không ai giống ai cả.  

 

Vấn: Do nguyên-nhân nào mà mọi người đều khác nhau trong đời này ?

 

Đáp: Sở dĩ mọi người đều khác nhau trong đời này là vì mỗi người có nghiệp là của riêng  mình, như Đức-Phật đã dạy:

 

“Kammassako’mhi kammadāyādo kammayoni kammabandhu kammappaṭisaraṇo, yaṃ kammaṃ karissāmi kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā tassa dāyādo bhavissāmi.”([16])        

 

Ta có nghiệp là của riêng, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sinh ra ta,

nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta. Ta sẽ tạo nghiệp nào ‘thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp’ chính ta là người thừa hưởng quả của thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp ấy.

Đối với tất cả mọi người chỉ nên có đức-tin nơi nghiệp và quả của nghiệp mà thôi. Chỉ có Đức-Phật mới thấy rõ biết rõ được nghiệp và quả của nghiệp của tất cả chúng-sinh mà thôi.

 

Ngoài Đức-Phật ra, không có một ai có khả năng biết được nghiệp và quả của nghiệp, cho nên nghiệp và quả của nghiệp là 1 trong 4 điều  bất khả tư nghì” đối với tất cả chúng-sinh.

 

Kiriyacitta: Duy-Tác-tâm  

 

Kiriyacitta: Duy-tác-tâm là tâm không phải thiện-tâm, không phải bất-thiện-tâm, cũng không phải quả-tâm, mà chỉ là tâm làm phận sự biết đối-tượng qua 6 môn mà thôi.

 

Kiriyacitta: Duy-tác-tâm có 2 loại:

1- Ahetukakiriyacitta: Vô-nhân-duy-tác-tâm 3 tâm thuộc về vô-nhân-tâm([17]), không phải thiện-tâm, bất-thiện-tâm, quả-tâm, chỉ là tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng qua 6 môn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) mà thôi.

 

2- Sahetukakiriyacitta:Hữu-nhân-duy-tác-tâm  

gồm có 17 tâm, có nhân của bậc Thánh-A-ra-hán không còn vô-minh và tham-ái, nên 17 duy-tác-tâm này cốt để hành-động bằng thân, nói-năng bằng khẩu, suy-nghĩ bằng ý của bậc Thánh-A-ra-hán, không tạo nghiệp, nên không có quả trong kiếp vị-lai.    

 

Kiriyacitta: Duy-tác-tâm  gồm có 20 tâm:

 

- Vô-nhân duy-tác-tâm có 3 tâm,

- Dục-giới đại-duy-tác-tâm  có 8 tâm,

- Sắc-giới duy-tác-tâm  có 5 tâm,

- Vô-sắc-giới duy-tác-tâm có 4 tâm.

 

* Trong quyển sách nhỏ này chỉ giảng giải về 8 dục-giới đại-duy-tác-tâm và 3 vô-nhân-duy-tác-tâm mà thôi.

 

Dục-Giới Đại-Duy-Tác-Tâm 

 

Sahetukakāmavacarakiriyacitta: Hữu-nhân  dục-giới đại-duy-tác-tâm hoặc gọi mahākiriya-citta: dục-giới đại-duy-tác-tâm có 8 tâm của bậc Thánh-A-ra-hán biết đối-tượng dục-giới, và cũng có khả năng phát sinh trong các cõi khác gồm có 26 cõi (trừ 4 cõi ác-giới và cõi trời sắc-giới Vô-tưởng-thiên vì không có bậc Thánh-A-ra-hán).

 

Dục-giới duy-tác-tâm có 8 tâm này hầu hết tương tự như 8 dục-giới đại-thiện-tâm, nhưng chỉ có khác nhau là 8 dục-giới duy-tác-tâm này chỉ phát sinh đối với bậc Thánh-A-ra-hán mà thôi, còn 8 dục-giới đại-thiện-tâm phát sinh đối với nhiều hạng chúng-sinh nhất là hạng thiện-trí phàm-nhân và 3 bậc Thánh-nhân: bậc Thánh-Nhập-lưu, bậc Thánh-Nhất-lai, bậc Thánh-Bất-lai.

 

Dục-giới đại-duy-tác-tâm nương nhờ 3 pháp:  đồng sinh với thọ (vedanā), hợp với trí (ñāṇa), tác-động (saṅkhārika), nên phân chia có 8 tâm:

 

1- Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ    asaṅkhārikaṃ,

  Dục-giới đại-duy-tác-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí, không cần tác-động,

 

2- Somanassasahagataṃ  ñāṇasampayuttaṃ  sasaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-duy-tác-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí, cần tác-động,

 

3- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ   asaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-duy-tác-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí, không cần tác-động,

 

 4- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ      sasaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-duy-tác-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí, cần tác-động,

 

    5- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ     asaṅkhārikaṃ,

  Dục-giới đại-duy-tác-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với trí, không cần tác-động,

 

6- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ    sasaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-duy-tác-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với trí, cần tác-động,

 

7- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ      asaṅkhārikaṃ,

Dục-giới đại-duy-tác-tâm thứ bảy đồng sinh với  thọ xả, không hợp với trí, không cần tác-động,

 

8- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ     sasaṅkhārikaṃ.

Dục-giới đại-duy-tác-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí, cần tác-động.

 

Giảng Giải

 

Bậc Thánh-A-ra-hán 3 bậc Thánh-nhân: bậc Thánh-Nhập-lưu, bậc Thánh-Nhất-lai, bậc Thánh-Bất-lai, các hạng thiện-trí phàm-nhân thậm chí còn có các chúng-sinh khác tạo mọi phước-thiện với tâm:

“Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ    asaṅkhārikaṃ. ….”

 

* Đối với bậc Thánh-A-ra-hán không còn vô-minh (avijjā) và tham-ái (taṇhā), chỉ có tạo mọi phước-thiện mà không thành thiện-nghiệp, nên không có quả trong kiếp vị-lai, do không có vô-minh làm duyên (avjjāpaccayā), nên các nghiệp (saṅkhārā) không phát sinh. Cho nên, đối với bậc Thánh-A-ra-hán tâm này gọi là mahākiriya-citta: dục-giới đại-duy-tác-tâm là tâm chỉ có tạo phước-thiện mà không có quả của phước-thiện trong kiếp vị-lai, bởi vì bậc Thánh-A-ra-hán kiếp này là kiếp chót, sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới.

* Đối với 3 bậc Thánh-nhân vẫn còn ít vô-minh (avijjā) và tham-ái (taṇhā), khi tạo mọi phước-thiện nào thì có thiện-nghiệp ấy, chắc chắn có quả của thiện-nghiệp ấy cả trong kiếp hiện-tại lẫn kiếp vị-lai, bởi vì 3 bậc Thánh-nhân vẫn còn tái-sinh kiếp sau có giới hạn tuỳ theo mỗi bậc Thánh-nhân, rồi chắc chắn sẽ chứng đắc thành bậc Thánh-A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới. 

 

* Đối với các hạng thiện-trí phàm-nhân và các hạng chúng-sinh khác vẫn còn đầy đủ vô-minh (avijjā) và tham-ái (taṇhā), khi tạo mọi phước-thiện nào thì có thiện-nghiệp ấy, chắc chắn có quả của thiện-nghiệp ấy cả trong kiếp hiện-tại lẫn kiếp vị-lai không có giới hạn.

 

 Mahākiriyacitta: Dục-giới đại-duy-tác-tâm có 8 tâm: 4 tâm hợp với trí4 tâm không hợp với trí.

 

Như vậy, bậc Thánh-A-ra-hán 4 dục-giới đại-duy-tác-tâm hợp với trí điều ấy dễ hiểu, còn trong trường-hợp nào bậc Thánh-A-ra-hán 4 đại-duy-tác-tâm không hợp với trí ?

 

 Trong trường-hợp bậc Thánh-A-ra-hán sử dụng những oai nghi bình thường theo thói quen hằng ngày như đi, đứng, ngồi, nằm, đại tiện, tiểu tiện, v.v… chỉ cần có saticetasika: niệm tâm-sở cũng đủ, nên dục-giới đại-duy-tác-tâm không hợp với trí-tuệ. 



[1] 3 tháng ở cõi người, so sánh với  thời gian trên cõi trời Tam-thập-tam-thiên khoảng 3 phút 36 giây, bởi vì 1 ngày 1 đêm trên cõi trời này bằng 100 năm ở cõi người.

  [2] Dī.,Sīlakkhandhavagga, Brahmajālasutta và Sāmaññaphalasutta.

[3] Xem lời giải thích trong quyển “Tìm hiểu Pháp-Hành Thiền-Tuệ” cùng soạn giả.

[4] Vinayapiṭaka, Bộ ParivāraPāḷi, Phần Samuṭṭhānasīsasaṅkhepa

[5] Dī. Sīlakkhandhavagga, Kinh Sāmaññaphalasutta

[6] Dī. Sīlakkhandhavagga, Kinh Sāmaññaphalasutta

[7] Dī. Sīlakkhandhavagga, Kinh Sāmaññaphalasutta

[8] Aṅguttaranikāya, DukanipātaPāḷi, Āsāduppajahavagga

[9] Tìm hiểu ý nghĩa 9 ân-Đức-Phật, 6 ân-Đức-Pháp, 9 ân-Đức-Tăng trong bộ Nền-Tảng Phật-giáo quyển II, Quy-Y Tam-Bảo cùng soạn giả.

[10] Tìm hiểu đầy đủ pháp này trong quyển “Tìm Hiểu Pháp-Hành Thiền-Tuệ” cùng soạn giả.

[11] 4 pháp trầm-luân: ngũ-dục trầm-luân, kiếp-trầm-luân, tà-kiến-trầm-luân, vô-minh-trầm-luân.

[12] Abhidhammapiṭaka, bộ VibhaṅgaPāḷi

[13] Aṅg, Ekakanipāta, Vīriyārambhādivagga

[14] Tìm hiểu nghĩa và tên tâm-sở trong phần giảng giải 52 tâm-sở sau

[15] Tìm hiểu giảng giải đầy đủ trong quyển I Tam-Bảo, phần thỉnh Đức-Bồ-tát giáng thế, cùng soạn giả,

[16] Aṅg. , pañcakanipāta, Abhiṇhapaccavekkhitabbaṭṭhānasutta

[17] Vô-nhân-tâm là tâm không hợp với 6 nhân: 3 ác-nhân là tham, sân, si và 3 thiện-nhân là vô-tham, vô-sân, vô-si (trí-tuệ).





[ Ðầu trang][Trở về mục lục ][ Trở về trang Thư Viện ]

updated: 2024