• Nền Tảng Phật Giáo - Quyển VI

    PHÁP HẠNH BA-LA-MẬT

    (Tập 2)

  • Soạn giả: Hộ Pháp

 

Vấn Đề Của Người Tại Gia

 

Đức Vua Dhanañcaya Korabya nghĩ rằng:

Sau khi chàng trai trẻ này dẫn bậc Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita đi rồi, ta không còn cơ hội nghe bậc Đại Pháp Sư thuyết pháp nữa. Cho nên ngay bậy giờ, trước khi vị  Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita rời khỏi kinh thành, ta nên thỉnh bậc Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita thuyết giảng về các vấn đề người tại gia.

 Nghĩ xong, Đức Vua Dhanañcaya Korabya thưa Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita rằng:

- Kính thưa bậc Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, sau khi Đại Pháp Sư rời khỏi kinh thành này rồi, Trẫm không còn cơ hội nghe bậc Đại Pháp Sư thuyết pháp nữa.

Nay, kính thỉnh bậc Đại Pháp Sư lên ngồi trên pháp toà thuyết pháp tế độ Trẫm, giảng giải cho Trẫm hiểu biết về vấn đề của người tại gia.

- Kính thưa bậc Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita,

 Trong đời này:

*Người tại gia thực hành pháp như thế nào để được

sống an lành, tránh được mọi tai hại?

*Người tại gia thực hành pháp tiếp độ mọi người như thế nào?

*Người tại gia không làm khổ mình, không làm khổ chúng sinh khác như thế nào?

*Người tại gia nói như thế nào gọi là người thường nói lời chân thật?

*Người tại gia thực hành pháp như thế nào để tránh khỏi tái sanh kiếp sau trong bốn cõi ác giới: địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh, mà chỉ được tái sinh kiếp sau trong các cõi thiên giới: cõi người, các cõi trời mà thôi?

Nghe Đức Vua Dhanañcaya Korabya truyền hỏi những câu hỏi về người tại gia, Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita có trí tuệ siêu việt tâu giải đáp rằng:

- Tâu Đại Vương Dhanañcaya Korabya, trong đời này:

* Người tại gia là người có ngũ giới trong sạch và đầy đủ, không hay nói lời vô ích, là người biết làm tròn mọi bổn phận của mình như nuôi dưỡng cha mẹ, vợ con v.v… là người không nên dễ duôi trong mọi thiện pháp, là người có trí tuệ biết suy xét đúng đắn, biết sắp xếp công việc nên làm trước và công việc nên làm sau theo thứ tự, là người không có tính ngã mạn, có đức tính khiêm tốn.

Người tại gia thực hành các pháp như vậy thì cuộc sống được yên lành, tránh được mọi tai hại.

* Người tại gia nên thực hành 4 pháp tiếp độ mọi người là:

- Nên tạo phước thiện bố thí đến mọi người tuỳ theo khả năng của mình.

- Nên nói lời hay ngọt ngào dễ nghe.

- Nên làm việc đem mọi sự lợi ích đến cho mọi người.

- Nên sống hoà mình với mọi người.

* Người tại gia nên tránh xa 10 ác nghiệp bằng thân, khẩu, ý, đồng thời nên thực hành 10 thiện nghiệp bằng thân, khẩu, ý với thiện tâm trong sạch.

Như vậy, người tại gia sống không làm khổ mình, không làm khổ chúng sinh khác.

* Người tại gia là người nói như thế nào thì làm như thế ấy, làm như thế nào thì nói như thế ấy.

 Như vậy, gọi là người thường nói lời chân thật.

*Người tại gia là người nên biết tạo phước bố thí, cúng dường các thứ vật dụng cần thiết như vật thực, y phục, chỗ ở, thuốc trị bệnh, đến Sa-môn, Bà-la-môn có giới đức trong sạch, là người thường đến gần gũi thân cận với bậc thiện trí có trí tuệ, lắng nghe chánh pháp của bậc thiện trí, thường đến học hỏi rằng:

- Kính bạch Ngài, thiện pháp là gì? ác pháp là gì? Pháp nào nên thực hành? Pháp nào không nên thực hành ? v.v… một cách cung kính.

- Tâu Đại Vương, trong đời này, người tại gia nào là người có giới trong sạch và đầy đủ, biết làm tròn bổn phận như vậy, biết tiếp độ mọi người như vậy, biết tránh xa 10 ác nghiệp, biết tạo 10 thiện nghiệp như vậy, thường nói lời chân thật như vậy, biết làm phước bố thí cúng dường đến các bậc Sa-môn, Bà-la-môn, biết nghe chánh pháp, học hỏi chánh pháp của các bậc thiện trí  như vậy.

Sau khi người tại gia ấy chết, có thể tránh khỏi tái sinh kiếp sau trong cõi ác giới: địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh, mà chỉ có thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh kiếp sau trong các cõi thiện giới: cõi người hoặc các cõi trời mà thôi.

Sau khi Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita thuyết pháp giảng giải những câu hỏi của Đức Vua Dhanañcaya Korabya về vấn đề của người tại gia xong, bước xuống pháp toà đến đảnh lễ Đức Vua Dhanañcaya Korabya xin phép trở về tư thất của mình.

Đức Vua Dhanañcaya Korabya cùng 101 Đức Vua trong toàn cõi nam thiện bội châu vô cùng hoan hỷ ngự trở về chỗ ở của mình.

Sau khi thuyết pháp xong, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka thưa với Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhura-paṇḍita rằng:

-Thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, xin Ngài hãy đi với tôi ngay bây giờ, Đức Vua Dhanañcaya Korabya đã ban Ngài cho tôi rồi. Vì sự lợi ích hợp pháp của tôi, xin Ngài không nên chậm trễ. 

Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita bảo rằng:

- Này chàng trai trẻ Puṇṇaka! Ta biết Đức Vua Dhanañcaya Korabya đã ban ta cho ngươi, bây giờ ta  thuộc về của nhà ngươi.

Ngươi nên biết rằng: “Ta là người đã giúp nhà ngươi thắng cuộc với Đức Vua Dhanañcaya Korabya, bởi vì ta đã nói lời chân thật, không nói theo ý của Đức Vua Dhanañcaya Korabya.

Vậy, ta xin mời ngươi đến tư thất của ta nghỉ lại ba ngày đêm, để ta dạy dỗ vợ con thân quyến của ta, rồi ta sẽ đi với nhà ngươi.

Nghe Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita nói như vậy, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka nghĩ rằng: “Bậc Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita nói đúng, Ngài đã giúp ta thắng cuộc với Đức Vua Dhanañcaya Korabya. Nếu Ngài yêu cầu ta nghỉ lại tư dinh của Ngài bảy ngày hoặc nữa tháng thì ta cũng nên chờ đợi được, huống hồ chỉ có ba ngày mà thôi.”

Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka thưa rằng:

- Thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, tôi xin chấp thuận theo lời yêu cầu của Ngài, tôi sẽ nghỉ lại tại tư dinh của Ngài ba ngày đêm, kể từ ngày hôm nay xin Ngài dạy dỗ vợ con của Ngài.

Đức Bồ Tát  Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita đưa chàng trai trẻ Puṇṇaka lên lâu đài nghỉ trên tầng thứ bảy có đầy đủ tiện nghi, Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita truyền bảo 500 cô gái xinh đẹp như thiên nữ đến phục vụ đờn ca nhảy múa làm cho chàng trai trẻ Puṇṇaka rất hài lòng hoan hỷ.

Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita đến gặp phu nhân của Ngài báo cho biết sự việc xảy ra đối với Ngài, rồi bảo với phu nhân rằng:

- Này Anojā em yêu quý! Em nên gọi các con trai gái của chúng ta đến nghe anh dạy bảo.

Nghe Đức phu quân trình bày sự việc xảy ra như vậy, phu nhân của Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita phát sinh nỗi khổ tâm sầu não khóc đầm đìa nước mắt, nên bà không thể đi gọi các con, mà nhờ người con dâu đi gọi các con đến nghe Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita dạy bảo.

Các người con trai, gái đến tụ hội đầy đủ tại căn phòng lớn, nhìn thấy thân phụ bước vào, các người con đều lên tiếng khóc.

Khi ấy, Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita đến an ủi vỗ về các con của Đức Bồ Tát rồi ngồi lên trên pháp toà khuyên dạy các con rằng:

- Này các con yêu quý! Đức Vua Dhanañcaya Korabya bị buộc phải giao cha cho chàng trai trẻ Puṇṇaka rồi, cha xin phép nán lại được ba ngày, rồi chàng trai trẻ ấy sẽ dẫn cha đi theo y.

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, trước khi từ biệt các con, cha sẽ dạy dỗ các con các pháp nương nhờ, che chở bảo vệ các con.

Vậy, các con hãy nên ghi nhớ kỹ lời dạy của cha.

Khi ấy, Đức Bồ Tát  Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita dạy dỗ các con của Đức Bồ Tát phép làm quan trong triều đình, căn dặn cặn kẽ từng ly từng tý, từ việc nhỏ cho đến việc lớn trong triều đình chớ nên dễ duôi.

Khi biết tin Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita sẽ bị chàng trai trẻ Puṇṇaka dẫn đi xa, toàn thể những ngươì trong gia đình dòng họ của Đức Bồ Tát gồm có cha mẹ, các bà con thân quyến, những người tôi tớ, những người làm công đều cảm thấy khổ tâm sầu não, khóc than thảm thiết, Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita khuyên bảo rằng:

- Kính thưa cha mẹ và quý bà con thân quyến, kính xin quý vị từng khóc than nữa, nên có trí tuệ biết mình, chớ nên dễ duôi. Tất cả các pháp hữu vi có sinh rồi có diệt, có rồi lại không, đều là vô thường, nên có sự khổ tâm là vậy.

Đức Bồ Tát  Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita có trí tuệ siêu việt dạy dỗ vợ con, toàn gia quyến dòng họ cho đến các người tôi tớ, người làm công xong đúng vào ngày thứ ba hết hạn.

Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita tắm rửa sạch sẽ dùng vật thơm ngon lành rồi dẫn vợ con thân quyến đến chầu đãnh lễ Đức Vua Dhanañcaya Korabya đứng một nơi hợp lẽ rồi tâu rằng:

- Tâu Đại Vương, hạ thần xin phép ở nán được ba ngày để dạy dỗ vợ con thân quyến xong vừa hết hạn. Sáng ngày hôm nay, hạ thần dẫn vợ con thân quyến đến đảnh lễ Đại Vương, xin nương nhờ nơi Đại Vương.

Kính xin Đại Vương từ bi tế độ vợ con, các thân quyến, cùng các gia nhân được sống an lành như lúc hạ thần còn tại tư dinh.

-Tâu Đại Vương, hạ thần xét thấy mình có lỗi với Đại Vương bởi hạ thần nói sự thật với chàng trai trẻ Puṇṇaka rằng:

“Hạ thần chỉ là vị quan Đại Pháp Sư giảng dạy Đức Vua Dhanañcaya Korabya mà thôi” hạ thần không nói theo ý của Đại Vương.

Đó là lỗi của hạ thần, ngoài ra hạ thần không còn thấy lỗi nào khác, hạ thần kính xin Đại Vương tha tội lỗi ấy cho hạ thần.

Nay, hạ thần kính xin đảnh lễ Đại Vương, xin phép Đại Vương hạ thần phải đi theo chàng trai trẻ Puṇṇaka.

Nghe Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita tâu như vậy, Đức Vua Dhanañcaya Korabya truyền bảo rằng:

- Thưa bậc Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, xin Đại Pháp Sư không nên đi theo chàng trai trẻ Puṇṇaka ấy. Trẫm truyền lệnh giết chàng trai trẻ Puṇṇaka chết, rồi chặt thành nhiều khúc chôn trong kinh thành này.

Như vậy, Đại Pháp Sư vẫn ở lại với Trẫm như trước.

Nghe Đức Vua Dhanañcaya Korabya truyền bảo như vậy, Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita tâu rằng:

- Tâu Đại Vương cao thượng nhất trong đất nước Kururaṭṭha này, xin Đại Vương không nên nghĩ điều ác nghiệp mà nên nghĩ điều thiện nghiệp. Bởi vì ác nghiệp

là nghiệp thấp hèn mà chư bậc thiện trí đều chê trách.

Người nào tạo ác nghiệp, nếu ác nghiệp cho quả thì người ấy phải chịu quả xấu, quả khổ trong kiếp hiện tại. sau khi người ấy chết, nếu ác nghiệp có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau, thì sinh trong cõi ác giới: địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sinh chịu quả khổ lâu dài cho đến khi mãn quả của ác nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi ác giới.

- Tâu Đại Vương, không nên vì hạ thần mà Đại Vương tạo ác nghiệp sát sinh. Hạ thần kính đảnh lễ Đại Vương xin phép từ biệt Đại Vương.

Sau khi từ biệt Đức Vua Dhanañcaya Korabya, Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita đến gặp bà Chánh cung Hoàng hậu cùng các cung phi mỹ nữ, các hoàng tử, Công chúa, những người trong hoàng gia v.v… Đức Bồ Tát  Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita thuyết pháp giảng dạy họ rồi khuyên họ chớ nên dễ duôi trong mọi thiện pháp.

Rời khỏi cung điện của Đức Vua, Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita đến gặp số đông dân chúng trong kinh thành Indapattha, gồm có các Bà-la-môn, các phú hộ, các đoàn binh, các dân chúng, Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita khuyên dạy mọi người rằng:

Tất cả các pháp hữu vi có sự sinh, sự diệt, đều là vô thường, nên sắc thân này không bền vững lâu dài. Vậy, các người chớ nên dễ duôi trong mọi thiện pháp.

Sau khi khuyên dạy xong, Đức Bồ Tát  Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita trở về tư dinh của mình, nhìn thấy đứa con trưởng Dhammapāla cùng đàn em đứng chờ đón bên ngoài tư dinh, Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita cảm động rơi nước mắt đến ôm đứa con trưởng vào lòng rồi bước vào tư dinh.

Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita có một ngàn người vợ, một ngàn đứa con trai, một ngàn đứa con gái, bảy trăm tớ gái và vô số tớ trai, người làm công v.v… 

Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita bước lên lâu đài tầng thứ bảy gặp chàng trai trẻ Puṇṇaka báo cho y biết rằng:

- Này chàng trai trẻ Puṇṇaka! Ngươi đã nghỉ trong tư dinh của ta suốt ba ngày qua, việc cần làm ta đã làm xong. Nay, ta sẵn sàng đi cùng với ngươi.

Nghe Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita báo như vậy, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka thưa rằng:

Xin mời Ngài đi ngay bây giờ, bởi vì đường xa.

 

Đức Bồ Tát Vidhurapaṇḍita Từ Giã

 

Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka cỡi ngựa báu, còn Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita nắm cái đuôi con ngựa báu.

Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka hỏi rằng:

- Thưa Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, Ngài có sợ hay không?

- Này chàng trai trẻ Puṇṇaka! ta không có hành ác bằng thân, bằng khẩu, bằng ý thì tại sao ta phải sợ!

Đức Bồ Tát hai tay nắm cái đuôi con ngựa báu trong tư thế chắc chắn.

- Này chàng trai trẻ Puṇṇaka! Ta đã sẵn sàng, ngươi hãy cho con ngựa phi đi!

Khi ấy, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka ra hiệu cho con ngựa báu bay lên hư không đi thẳng đến ngọn núi Kāḷapabbta y nghĩ rằng: “Ta nên giết Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita bằng cách cho thân thể của Ngài đụng vào cây to, hoặc va chạm vào vách đá trong rừng núi Himavanta này, Ngài chết, rồi ta sẽ mổ lấy trái tim thịt của Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita. Ta ném thi thể xuống mặt đất, chỉ đem trái tim thịt ấy đến cõi long cung, dâng lên Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī mà thôi, rồi ta xin rước Công chúa Irandhatī trở về cõi trời.”

Nghĩ xong, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka ra lệnh con ngựa báu bay băng qua các cây to, vách đá, nhưng do oai lực của Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, con ngựa bay đến đâu thì các cây to, vách đá tránh đường cho con ngựa báu bay qua, cho nên thân thể của Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita hoàn toàn không hề va chạm chút nào cả.

Thống tướng Dạ xoa nhìn lại sau xem Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita đã chết, thì thấy gương mặt của Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita vẫn trong sáng, tươi tỉnh tự tại như thường.

Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka ra lệnh cho con ngựa báu bay qua lại ba lần như vậy, nhưng Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita vẫn không chết.

Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka ra lệnh cho con ngựa báu bay vào vùng gió to, để làm cho thân thể của vị Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita chết tả tơi, nhưng do oai lực của Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, con ngựa báu bay đến đâu, ngọn gió to rẽ làm đôi không hề tiếp xúc với thân thể của Đức Bồ Tát.

Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka quay lại nhìn thấy Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita vẫn chưa chết, gương mặt của Đức Bồ Tát vẫn còn trong sáng tự tại.

Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka ra lệnh con ngựa báu bay qua lại bảy lần như vậy, nhưng Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita vẫn không chết.

Thống tướng Dạ xoa ra lệnh con ngựa báu bay vào vùng gió giữ dội Verambhavatā, nhưng do oai lực của Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, gió dữ dội rẽ ra làm đôi không tiếp xúc với thân thể của Đức Bồ Tát, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka quay lại nhìn thấy Đức Bồ Tát vẫn không chết, gương mặt vẫn tươi tỉnh.

Thống tướng Dạ xoa ra lệnh cho con ngựa báu trở lại đỉnh ngọn núi Kāḷapabbata, rồi đặt Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita ngồi trên đỉnh núi.

 

Tư Dinh Của Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita.

 

Nhìn thấy Dạ xoa Puṇṇaka cỡi con ngựa báu, Đức Bồ Tát hai tay nắm cái đuôi con ngựa bay trên hư không, những người vợ người con, những người thân quyến của Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita khóc than thảm thiết rằng: “Dạ xoa hoá ra cháng trai trẻ Puṇṇaka dẫn Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita đi rồi!”

Các bà cung phi mỹ nữ, các hoàng tử các công chúa, những người trong hoàng gia, các Bà-la-môn, các đoàn binh, toàn thể dân chúng trong kinh thành và ngoài kinh thành cũng đều khóc than rằng: “Dạ xoa hoá ra cháng trai trẻ Puṇṇaka dẫn Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita của chúng ta đi rồi!”

Họ dẫn nhau đến trước cửa cung điện của Đức Vua Dhanañcaya Korabya khóc than, từ trên lâu đài nhìn qua cửa sổ thấy và nghe họ khóc than, Đức Vua  Dhanañcaya Korabya truyền hỏi rằng:

- Này các ngươi! Các ngươi khóc than chuyện gì vậy?

 Dân chúng tâu rằng:

- Muôn tâu Đại Vương, chàng trai trẻ Puṇṇaka kia không là loài người mà là loài Dạ xoa hóa ra thành người, Dạ xoa kia cỡi con ngựa báu, còn Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita hai tay nắm cái đuôi đằng sau con ngựa báu bay trên hư không, dẫn Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita của chúng ta đi rồi. Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita của chúng tiện dân không biết sống chết  thế nào!

Nếu bậc Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita trong vòng bảy ngày không trở lại kinh thành Indapattha thì chúng tiện dân không còn muốn sống, bởi vì sống mà không được nghe pháp của Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita thì sống có ích lợi gì nữa đâu! 

Thật vậy, trong thời kỳ Ngài Đại Pháp Sư Vidhura-paṇḍita, 101 Đức Vua trong toàn cõi Nam thiên bộ châu, những người trong hoàng gia, các quan trong triều đình, các đoàn quân, toàn thể dân chúng trong kinh thành và khắp mọi nơi một lòng kính yêu Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, bởi vì Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita thuyết pháp giảng dạy tất cả mọi người được sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc lâu dài.

Nghe dân chúng tâu như vậy, Đức Vua Dhanañcaya Korabya truyền hỏi an ủi rằng.

- Này hỡi các thần dân! Các ngươi chớ nên khóc than sầu não khổ tâm nữa! Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita là người có trí tuệ siêu việt thuyết pháp hay đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối, có ý nghĩa sâu sắc văn chương hay, thuyết pháp giảng dạy Dạ xoa Puṇṇaka kia hiểu biết chánh pháp, biết phân biệt được thiện nghiệp với ác nghiệp, pháp nên hành với pháp không nên hành… thuyết phục Dạ xoa Puṇṇaka kia bỏ tà kiến theo chánh kiến, bỏ ác pháp hành thiện pháp, Dạ xoa kia sẽ trả lại tự do cho Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, rồi y sẽ đem Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita trở lại kinh thành Indapattha.

Nghe Đức Vua Dhanañcaya Korabya truyền lời an ủi như vậy, tất cả mọi người đều cảm thấy yên tâm trở về chỗ ở của mình.

 

Thống Tướng Dạ Xoa Chọn Cách Giết Đức Bồ Tát

 

Đặt Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita ngồi trên đỉnh núi Kāḷapabbata, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka nghĩ rằng: “Nếu Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita còn sống thì ta chẳng có lợi ích gì cả.

Vậy, ta phải giết chết Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita lấy trái tim thịt của Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita đem đến cõi long cung, dâng lên bà Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī, rồi đón rước Công chúa Irandhatī đem về cõi trời của ta.

Ta không nên giết chết Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita bằng đôi bàn tay của ta, mà ta nên giết chết bằng cách làm cho Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita hoảng sợ khiếp vía kinh hồn mà chết.

*Thống tướng Dạ xoa hoá ra một Dạ xoa to lớn hung dữ nhào đến vồ Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhura-paṇḍita nằm ngã xuống, nắm đôi chân bỏ vào hai hàm răng trong miệng làm như ăn thịt, nhưng Đức Bồ Tát  Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita không một chút sợ hãi nào.

*Tiếp theo thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka hoá ra con sư tử chúa chạy đến gầm gừ như muốn cắn xe Đức Bồ Tát để ăn thịt, nhưng cũng không làm cho Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita sợ hãi chút nào.

* Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka hoá ra một con voi chúa có đôi ngà nhọn chạy xuống đến như đâm vào Đức Bồ Tát, nhưng Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita không hề tỏ ra sợ hãi chút nào.

* Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka hoá ra con rắn hổ mang chúa to lớn và dài bò đến quấn vào thân hình Đức Bồ Tát, phùng mang trước mặt Đức Bồ Tát, dù làm như vậy, Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita vẫn tự nhiên không hề biết sợ hãi gì cả.

* Tiếp theo thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka hoá ra trận bão lớn thổi đến để làm cho Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita rơi xuống núi chết tan xương nát thịt, do oai lực của Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita trận bão lớn ấy không thể làm một sợi tóc Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita lay động.

* Đức Bồ Tát  Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita vẫn nằm trên đỉnh núi Kāḷapabbata, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka làm cho núi Kāḷapabbata rung chuyển, làm nghiêng qua nghiêng lại,  do oai lực của Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita vẫn nằm yên không hề bị xê dịch chút nào.

* Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka hoá ra trận sấm sét dữ dội trên hư không làm cho núi, mặt đất rung chuyển với mục đích làm cho Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhura-paṇḍita vỡ tim ra chết vì tiếng sấm sét ấy, do oai lực của Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita tiếng sấm sét ấy không làm cho Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhura-paṇḍita run sợ chút nào cả.

Thật ra, Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita biết rõ những cảnh tượng ấy do chàng trai trẻ Puṇṇaka ấy biến hoá ra như tên Dạ xoa hung dữ, con sư tử chúa, con voi chúa, con rắn hổ mang chúa, trận bão lớn, làm núi rung chuyển, tiếng sấm sét, chứ không phải ai khác.

Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka nghĩ rằng: “Ta không thể giết chết Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita bằng cách nhờ năng lực bên ngoài, thì ta sẽ giết chết Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita bằng đôi tay của ta vậy.” 

* Lần thứ nhất, đứng trên đỉnh núi Kāḷapabbata, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka nắm thân hình Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita ném rơi xuống sâu khoảng 15 do tuần, thì thống tướng Dạ xoa đưa tay nắm hai chân của Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita đưa lên cao cái đầu chút xuống đất, nhìn thấy gương mặt của Đức Bồ Tát vẫn chưa chết.

Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka đem Đức Bồ Tát trở lại lên đỉnh núi.

* Lần thứ nhì, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka nắm thân hình Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, ném rơi xuống sâu khoảng 30 do tuần, thì thống tướng Dạ xoa đưa tay nắm hai chân của Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita đưa lên cao cái đầu chút xuống đất, nhìn thấy gương mặt của Đức Bồ Tát vẫn chưa chết.


Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka đem Đức Bồ Tát trở lại lên đỉnh núi.

* Lần thứ ba, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka nắm thân hình Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, ném rơi xuống sâu khoảng 60 do tuần, thì thống tướng Dạ xoa đưa tay nắm hai chân của Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita đưa lên cao cái đầu chút xuống đất, nhìn thấy gương mặt của Đức Bồ Tát vẫn chưa chết.

 Khi ấy, Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka nghĩ rằng: “Dù ta đã tự tay ném Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita rơi xuống núi đến 3 lần vẫn không chết.

Vậy, ta nên nắm chặt đôi chân của Ngài, rồi đập cái đầu của Ngài xuống đỉnh núi cho bể nát đầu, thì chắc chắn Ngài phải chết thôi.”

Nghĩ xong, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka đưa tay nắm hai chân của Đức Bồ Tát đưa lên cao cái đầu chút xuống đem trở lại lên đỉnh núi.

Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita nghĩ rằng:  “Chàng trai trẻ này lần thứ nhất, ném ta rơi xuống sâu 15 do tuần, lần thứ nhì, ném ta rơi xuống sâu 30 do tuần, lần thứ ba, ném ta rơi xuống sâu 60 do tuần. Ta muốn biết do nguyên nhân nào mà y cố gắng giết ta chết như vậy.”  

Khi ấy, đang bị thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka nắm hai chân đưa lên cao cài đầu chút xuống, nhưng không hề sợ hãi, Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita bình tĩnh truyền hỏi Dạ xoa rằng:

- Này chàng trai trẻ Puṇṇaka! Ngươi có vẻ cao thượng, nhưng chẳng cao thượng chút nào, ngươi có vẻ thu thúc, nhưng chẳng thu thuc chút nào.

Nếu ngươi đã tạo ác nghiệp sát sinh thì ngươi là kẻ ác đáng chê trách. Bây giờ ngươi định đập cái đầu ta trên đỉnh núi này, để cho ta chết, ngươi có được sự lợi ích gì?

- Này chàng trai trẻ Puṇṇaka! Ta biết ngươi thuộc hàng chư thiên. Vậy, ngươi thuộc hàng chư thiên nào?

Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka thưa rằng:

- Thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, tôi thuộc hàng Dạ xoa, tên là Puṇṇaka, thống tướng của Đại Thiên Vương Kuvera.

- Thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, sở dĩ tôi cố gắng giết Ngài là vì tôi yêu say đắm Công chúa Irandhatī rất xinh đẹp tuyệt vời của Đức Long Vương

Varuṇanāgarājā cõi long cung.

Nghe thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka thưa như vậy, Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita bảo rằng:

- Này thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka! Ngươi là kẻ si mê, sai lầm. Ngươi yêu say đắm Công chúa Irandhatī xinh đẹp tuyệt vời. Vậy, do nguyên nhân nào mà ngươi lại giết ta chết. 

Xin ngươi hãy nói rõ cho ta biết nguyên nhân ấy?

- Thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, tôi yêu say đắm Công chúa Irandhatī xinh đẹp tuyệt vời của Đức Long Vương Varuṇanāgarājā có nhiều oai lực cõi long cung, tôi xin làm lễ thành hôn với Công chúa Irandhatī, thì Đức Long Vương Varuṇanāgarājā đặt điều kiện truyền bảo tôi rằng:

“- Này thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka! Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī của Trẫm muốn được trái tim của vị Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, nếu ngươi có khả năng đem trái tim của vị Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita đến cõi long cung này một cách hợp pháp thì Trẫm sẽ ban Công chúa Irandhatī xinh đẹp tuyệt vời cho ngươi làm phu nhân.

Trẫm chỉ cần trái tim của vị Đại Pháp Sư Vidhura-paṇḍita mà thôi, ngoài ra, Trẫm không cần một thứ của cải nào khác.”

- Thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, tôi không phải là kẻ si mê, tôi không phải là kẻ sai lầm gì cả. Nếu khi tôi được trái tim của Ngài một cách hợp pháp, tôi đem dâng trái tim của Ngài đến Đức Long Vương Varuṇanāgarājā thì Đức Long Vương Varuṇanāgarājā và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī sẽ ban Công chúa Irandhatī xinh đẹp tuyệt vời cho tôi làm phu nhân.   

Do đó, tôi cố gắng giết Ngài chết, rồi lấy trái tim của Ngài, để tôi được thành tựu điều mong ước của tôi, là được thành hôn với Công chúa Irandhatī xinh đẹp tuyệt vời ấy.

Nghe Dạ xoa Puṇṇaka trình bày nguyên nhân như vậy, Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita nghĩ rằng:

“Chắc chắn đó là sự hiểu sai ý của bà Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī, bà ấy không phải muốn trái tim thịt của ta.

Sự thật, Đức Long Vương Varuṇanāgarājā nghe pháp của ta phát sinh đức tin trong sạch đem dâng viên ngọc maṇi báu đến ta gọi là lễ vật cúng dường pháp.

Khi trở về cõi long cung Đức Long Vương Varuṇa-nāgarājā thuật lại cho bà Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī về chuyện ta thuyết pháp hay, rồi tán dương ca tụng ta làm cho bà Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī cũng muốn nghe pháp của ta, lại nói muốn được trái tim của Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita.

Đức Long Vương Varuṇanāgarājā hiểu sai ý là “trái tim thịt” của Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita khiến cho thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka cũng hiểu sai lầm theo Đức Long Vương Varuṇanāgarājā, cho nên Dạ xoa Puṇṇaka đã cố gắng giết ta chết, để lấy trái tim của ta.

Nay, ta đã tìm ra được nguyên nhân như vậy, thế mà thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka đã hành hạ ta chịu bao nỗi khổ thân như thế ấy!

Thật ra, nếu thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka giết ta chết, y chẳng được ích lợi gì.

Vậy, ta nên khuyên bảo cho y hiểu biết đúng sự thật.”

Khi ấy, Dạ xoa Puṇṇaka vẫn còn nắm hai chân của Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita đưa lên cao, cái đầu chút xuống đất.

Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita truyền bảo thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka rằng:

- Này thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka! ta biết pháp Sādhunaradhamma: Pháp của người thiện. Ngươi hãy để cho ta ngồi trên đỉnh núi.

Hôm nay, ta sẽ thuyết giảng các pháp của người thiện cho ngươi nghe trước, sau đó ngươi hãy giết ta chết, rồi lấy trái tim của ta.

Nghe Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita bảo như vậy, Dạ xoa Puṇṇaka nghĩ rằng: “Pháp của người thiện là pháp chưa từng nghe.”

Vậy, ta nên đặt Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita trên đỉnh núi, để cho Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita thuyết giảng các pháp của người thiện cho ta nghe xong, rồi ta sẽ giết Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita chết, sẽ lấy trái tim của Ngài sau.”

Nghĩ xong, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka đặt Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita ngồi trên đỉnh núi. Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita bảo rằng:

- Này thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka! Ta cần tắm rửa sạch sẽ trước.

Dạ xoa Puṇṇaka đem nước sạch đến cho Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita tắm rửa sạch sẽ.

Sau khi Đức Bồ Tát tắm xong, Dạ xoa Puṇṇaka dâng đến Đức Bồ Tát một bộ y phục cõi trời, mang vật thực đến mời Đức Bồ Tát dùng, còn Dạ xoa Puṇṇaka đi tìm các thứ hoa đem về làm một pháp toà xinh đẹp và trang hoàng xung quanh đỉnh núi Kāḷapabbata.

Dạ xoa Puṇṇaka thỉnh Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita lên ngồi trên pháp toà.

 

4 Pháp Của Con Người Thiện

 

Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita thuyết giảng 4 pháp của con người thiện (Sādhunaradhamma) rằng:

- Này thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka!

* Người hành theo con đường mà người xưa đã hành.

* Người không nên đốt bàn tay mềm mại.

* Người không bao giờ làm khổ bạn..

* Người không nên rơi vào năng lực của người đàn bà.

Nghe 4 pháp của người thiện (Sādhunaradhamma) thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka không hiểu rõ, xin Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita giải rộng ra,  nên thưa rằng:

- Thưa Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita.

*Hành như thế nào gọi là người hành theo con đường mà người xưa đã hành?

*Thế nào gọi là người không nên đốt bàn tay mềm mại?

*Thế nào gọi là người không bao giờ làm khổ bạn?

*Thế nào gọi là người không nên rơi vào năng lực của đàn bà?

 

Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita giảng giải rộng pháp của người thiện cho Dạ xoa Puṇṇaka rằng:

- Này thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka! Người nào mời, tiếp đãi tử tế người chưa từng quen biết, chưa từng thấy nhau. Người được mời, được tiếp đãi tử tế ấy phải có bổn phận biết ơn và đền ơn người mời ấy.

Chư bậc thiện trí dạy rằng: “Người hành theo con đường người xưa đã hành” có nghĩa là người trước đã làm ơn giúp đỡ, tiếp đãi tử tế người nào, người ấy phải có bổn phận biết ơn và đền đáp công ơn người trước, hay người ấy phải biết bắt chước noi gương người trước.”

- Này thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka! Hành như vậy, gọi là người hành theo con đường mà người xưa đã hành.

Đó là pháp thứ nhất của người thiện.

- Này thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka! Người đến nương nhờ nhà của người nào được tiếp đãi tử tế, dù chỉ một đêm, vẫn không nên nghĩ xấu đến người ấy.

Như vậy, gọi là người không nên đốt bàn tay mềm mại.

Đó là pháp thứ nhì của người thiện.

- Này thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka! Người nào ngồi hoặc nằm dưới bóng mát của cây nào, thì không nên bẻ cành, ngắt lá của cây ấy. Cây thuộc về thực vật không có tâm thức mà người ấy không làm tổn thương đến cây ấy, huống hồ là con người, người ấy chắc chắn không bao giờ làm hại bạn được.

Như vậy, gọi là người không bao giờ làm khổ bạn. 

Đó là pháp thứ ba của người thiện.

- Người đàn bà nào được người chồng yêu quý nhất, được người chồng hết mực thương yêu chiều chuộng. Tuy người chồng cho các thứ ngọc ngà châu báu, nhưng khi người đàn bà ấy có cơ hội gặp người đàn ông khác, thì người đàn bà ấy vẫn phụ bạc chồng, đi theo người đàn ông khác.

Dù người đàn ông sống chung với người đàn bà ấy vẫn không tạo ác nghiệp.

Vì vậy, người đàn ông không nên rơi vào năng lực của người đàn bà ấy.

 Đó là pháp thứ tư của người thiện.

- Này thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka!

* Người hành theo con đường mà người xưa đã hành như vậy.

* Người không nên đốt bàn tay mềm mại như vây.

* Người không bao giờ làm khổ bạn như vậy.

* Người không nên rơi vào năng lực của người đàn bà như vậy.

Đó là bốn pháp của người thiện.

- Này thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka! Ngươi hãy nên từ bỏ ác nghiệp theo hành thiện nghiệp, từ bỏ tà kiến theo chánh kiến thì ngươi sẽ được sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc trong kiếp hiện tại và những kiếp vị lai.

 

Thống Tướng Dạ Xoa Puṇṇaka Tỉnh Ngộ

 

Sau khi nghe Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhura- paṇḍita thuyết 4 pháp của người thiện, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka tỉnh ngộ, phát sinh đức tin trong sạch nơi Đức Bồ Tát, có trí tuệ biết mình là người sai lầm nên nghĩ rằng: “ Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita này đã tiếp đãi ta rất tử tế, cho người phục vụ ta đầy đủ mọi thứ cần thiết, đờn ca múa hát làm ta rất hài lòng trong suốt ba ngày đêm tại tư dinh của Ngài, nhưng ta không biết ơn Ngài mà còn hành hạ Ngài đủ mọi cách, cốt để giết Ngài chết, rồi lấy trái tim của Ngài, bởi vì ta yêu say đắm Công chúa Irandhatī của Đức Long Vương Varuṇanāgarājā và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī, khiến cho ta tạo mọi ác nghiệp, hại bạn như vậy.

Ta không chỉ làm khổ Ngài Đại Pháp Sư Vidhura-paṇḍita ân nhân của ta mà còn làm khổ vợ con thân quyến của Ngài cùng toàn thể dân chúng trong kinh thành Indapattha và dân chúng trong đất nước Kuru nữa. 

Nếu ta không hành theo pháp của bậc thiện trí thì ta là kẻ ác, ta tạo ác nghiệp vì yêu say đắm Công chúa Irandhatī, rồi phải chịu quả khổ trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai.

Vậy, lợi ích gì ta muốn thành hôn với Công chúa Irandhatī của Đức Long Vương Varuṇanāgarājā và bà Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī nữa.”

 

Nghĩ xong, Dạ xoa Puṇṇaka thưa với Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita rằng:

- Kính thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, tôi đã nương nhờ nơi tư dinh của Ngài suốt ba ngày đêm, Ngài đã ân cần tiếp đãi tôi hết mực tử tế.

Thật ra, tôi vốn là người mà trước đây Ngài chưa từng quen biết bao giờ, lẽ ra tôi phải là người biết ơn Ngài, nhưng tôi lại làm khổ Ngài bằng nhiều cách.

Nhờ nghe 4 pháp của người thiện mà Ngài thuyết giảng, nên tôi được tỉnh ngộ, nhận ra được sự sai lầm của tôi. Vậy, tôi thành tâm sám hối tội lỗi ấy với Ngài.

- Kính thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, lời dạy của Ngài thật là hay kỳ diệu, làm cho tôi tỉnh ngộ không dám làm ác nghiệp tội lỗi nữa. Ngài cũng được thoát chết.

Ngay bây giờ, Ngài không còn thuộc về tôi nữa, Ngài hoàn toàn được tự do. Dù Công chúa Irandhatī xinh đẹp tuyệt vời như thế nào, tôi cũng không còn quan tâm mong ước nữa, dù bà Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī bệnh hoạn thế nào, tôi cũng không còn quan tâm nữa.

- Kính thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, ngay bây giờ, kính mời Ngài lên ngồi phía trước con ngựa báu, tôi ngồi phía sau, sẽ tiễn đưa Ngài trở về kinh thành Indapattha, đáp xuống trước giảng đường trong cung điện của Đức Vua Dhanañcaya Korabya.

Nghe thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka thưa như vậy, Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita bảo rằng:

- Này thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka! Ngươi chớ vội đưa ta trở về kinh thành Indapattha, ta nhờ ngươi đưa ta đến cõi long cung mà tôi chưa từng thấy, để gặp Đức Long Vương Varuṇanāgarājā và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī.

Nghe Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita bảo như vậy, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka thưa rằng:

- Kính thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, Ngài

là bậc đại thiện trí có trí tuệ siêu việt không nên đến cõi long cung ấy rất nguy hiểm đến tính mạng của Ngài, bởi vì nơi ấy, kẻ thù đang chờ đợi trái tim của Ngài.

- Này thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka! Ta biết rõ điều đó, nhưng ta không sợ. Trước đây ngươi là thống tướng Dạ xoa hung ác mà ta đã thuyết phục ngươi trở thành thống tướng Dạ xoa thiện trí, thì ta cũng có khả năng thuyết phục Đức Long Vương Varuṇanāgarājā và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī trở thành thiện trí vậy.

Nghe Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita nói như vậy, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka nhận lời yêu cầu của Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita. 

 

Đức Bồ Tát Vidhurapaṇḍita Đến Cõi Long Cung

 

Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka mời Đức Bồ Tát lên con ngựa báu ngồi sau, còn thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka ngồi trước, để bảo vệ Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhura-paṇḍita, rồi bay thẳng đến cõi long cung do oai lực của thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka.

 Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita nhìn thấy cảnh long cung có các lâu đài bằng các loại ngọc quý, các long nam long nữ rất xinh đẹp từng đoàn từng đoàn đờn ca múa hát vui vẻ với nhau, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka đưa Đức Bồ Tát đến trước cung điện của Đức Long Vương Varuṇanāgarājā.

Nhìn thấy thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka trở về mà không thấy Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita (bị che khuất) Đức Long Vương Varuṇanāgarājā truyền hỏi rằng:

- Này Puṇṇaka! Ngươi đến cõi người tìm trái tim Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita có trí tuệ siêu việt đến cõi long cung này được hay không?

Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka tâu rằng:

- Tâu Đức Long Vương Varuṇanāgarājā, hạ thần đã thỉnh được Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita có trí tuệ siêu việt đến cõi long cung này một cách hợp pháp rồi.

- Tâu Đức Long Vương Varuṇanāgarājā, Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita là bậc đại thiện trí, có trí tuệ siêu việt, thuyết pháp hay ở phần đầu, phần giữa, phần cuối, đầy đủ ý nghĩa sâu sắc với giọng hay làm cho người nghe tỉnh ngộ từ bỏ ác nghiệp, tạo mọi thiện nghiệp, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc trong kiếp hiện tại lẫn những kiếp vị lai. Cho nên, được gần gũi thân cận với bậc đại thiện trí như Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita mới đem lại sự an lạc thật sự. Tâu Đức Long Vương.

 

Sau khi tâu xong, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka mời  Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita vào yết kiến Đức Long Vương Varuṇanāgarājā.

Nhìn thấy Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, Đức Long Vương Varuṇanāgarājā vô cùng hoan hỷ mới truyền bảo rằng:

- Kính thưa  Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, Ngài là loài người đến cõi long cung là nơi chưa từng thấy, Ngài không sợ tai hoạ sự chết xảy đến với Ngài hay sao? Tại sao Ngài không chu đảnh lễ Trẫm. Như vậy, Ngài có xứng đáng gọi là bậc đại thiện trí hay không?

Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita tâu rằng:

- Tâu Đức Long Vương Varuṇanāgarājā, tôi là người không biết sợ tai hoạ là cái chết xảy đến với tôi, cũng không một thế lực nào có thể khuất phục tôi được.

- Tâu Đức Long Vương Varuṇanāgarājā, người tử tù không nên đảnh lễ tên đao phủ sắp giết mình chết, hoặc tên đao phủ cũng không nên bắt buộc người tử tù đảnh lễ mình. Bởi vì, sự đảnh lễ của người tử tù không đem lại sự lợi ích gì!

- Tâu Đức Long Vương Varuṇanāgarājā, tôi biết rằng: “Đức Long Vương truyền lệnh giết tôi chết. Vì vậy, tôi đảnh lễ Đức Long Vương sao được. Vả lại, sự đảnh lễ cũng không đem lại sự lợi ích gì cho tôi cả.”

Nghe Đức Bồ Tát  Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita tâu như vậy, Đức Long Vương Varuṇanāgarājā vô cùng hoan hỷ tán dương ca tụng Đức Bồ Tát  Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita rằng:

- Kính thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, lời tâu của Ngài thật là hợp lý. Người tử tù không nên đảnh lễ tên đao phủ sắp giết mình chết, hoặc tên đao phủ cũng không nên bắt buộc người tử tù đảnh lễ mình. Bởi vì, sự đảnh lễ của người tử tù không đem lại sự lợi ích gì!

Đức Long Vương Varuṇanāgarājā rất hài lòng hoan hỷ trong lời tâu của Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư. Đức Long Vương Varuṇanāgarājā với Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita vấn an với nhau. Khi ấy, Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư tâu hỏi rằng:

- Tâu Đức Long Vương Varuṇanāgarājā, Đức Long Vương trị vì cõi long cung này có các lâu đài bằng vàng bạc, có các thứ ngọc quý được trang hoàng các lâu đài nguy nga tráng lệ này, có được do nhờ ai không? Hoặc các lâu đài này phát sinh lên tự nhiên? Hoặc tự tay Đức Long Vương xây dựng lên? Hoặc do chư thiên hoá ra rồi dâng lên Đức Long Vương?

Kính xin Đức Long Vương truyền bảo cho tôi biết được không?

Đức Long Vương Varuṇanāgarājā truyền bảo rằng:

- Kính thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, Trẫm trị vì cõi long cung có được các lâu đài nguy nga tráng lệ này không phải do nhờ ai cả, cũng không phải phát sinh lên tự nhiên, cũng không phải tự tay Trẫm xây dựng lên, cũng không phải do chư thiên hoá ra rồi dâng đến Trẫm.

Sự thật, Trẫm có được các lâu đài nguy nga tráng lệ này, đó chỉ là quả của phước thiện mà Trẫm đã tạo trong tiền kiếp mà thôi.

- Tâu Đức Long Vương Varuṇanāgarājā, trong tiền kiếp của Đức Long Vương đã từng tạo những phước thiện nào? Đã thực hành phạm hạnh như thế nào? Mà cho quả tái sinh kiếp hiện tại này sinh làm Đức Long Vương Varuṇanāgarājā trị vì cõi long cung này, có nhiều phép thần thông biến hoá, có sức mạnh phi thường, có các lâu đài nguy nga tráng lệ như thế này?

- Kính thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, trong tiền kiếp của Trẫm và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī, sinh làm người trong kinh thành Kāla-campā, đất nước Aṅga.  Hai chúng tôi là người có đức tin nơi nghiệp và quả của nghiệp, thường làm phước thiện bố thí cúng dường vật thực, y phục, chỗ ở thuốc trị bệnh v.v… đến chư Sa môn, chư Bà-la-môn một cách cung kính. Đó là những phước thiện mà kiếp trước hai chúng tôi đã từng tạo.

Và tiền kiếp của hai chúng tôi là người có giới, giữ gìn ngũ giới trong sạch và đầy đủ.

Đó là pháp hạnh mà tiền kiếp của hai chúng tôi đã từng hành.

Sau khi tiền kiếp chúng tôi chết, thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh kiếp hiện tại trong cõi long cung này, làm kiếp Đức Long Vương Varuṇanāgarājā và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī như thế này.

Đó là quả của phước thiện mà tiền kiếp của hai chúng tôi đã từng tạo phước thiện trong kiếp người.

- Tâu Đức Long Vương Varuṇanāgarājā, Đức Long Vương trị vì cõi long cung này có các lâu đài bằng vàng ngọc nguy nga tráng lệ như thế này. Đó là quả của phước thiện bố thí, giữ giới mà Đức Long Vương đã từng tạo trong tiền kiếp.

 - Tâu Đức Long Vương Varuṇanāgarājā, những quả của phước thiện này thuộc về các pháp hữu vi có sự sinh sự diệt, đều là vô thường, không bền vững lâu dài. Bởi vậy cho nên, xin Đức Long Vương chớ nên dễ duôi trong mọi thiện pháp. Đức Long Vương phải nên tạo các thiện nghiệp bằng thân, khẩu, ý, để kiếp hiện tại hưởng mọi sự an lạc trong cõi long cung này, và những kiếp vị lai.

Nghe bậc Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita thuyết giảng, Đức Long Vương Varuṇanāgarājā vô cùng hoan hỷ truyền thưa rằng:

- Kính thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, trong cõi long cung này không có chư Sa môn, Bà-la-môn để

cho chúng tôi làm phước bố thí, cũng dường vật thực, y phục, v.v…

Vậy, chúng tôi tạo các thiện nghiệp bằng cách nào? Kính xin Ngài chỉ dạy cho chúng tôi.

- Tâu Đức Long Vương Varuṇanāgarājā, trong cõi long cung, Đức Long Vương có thể tạo mọi phước thiện như Đức Long Vương không nên làm khổ các loài long như các long nam, các long nữ, các quan quân, các hoàng tử, Công chúa, các cung phi mỹ nữ, các hoàng hậu, Chánh cung Hoàng hậu v.v…bằng thân, bằng khẩu, bằng ý. Đức Long Vương nên rải tâm từ đến tất cả các loài long trong cõi long cung này.

Đức Long Vương chớ nên dễ duôi trong mọi thiện pháp, cố gắng thọ trì bát gới trong những ngày giới hằng tháng cho đến hết tuổi thọ.

Như vậy, Đức Long Vương sẽ hưởng được mọi sự an lạc trong cõi long cung này cho đến hết tuổi thọ.

Sau khi Đức Long Vương băng hà, thiện nghiệp ấy sẽ cho quả tái sinh kiếp sau lên cõi trời, được hưởng mọi sự an lạc cao quý hơn cõi long cung này.

Nghe Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita thuyết dạy như vậy, Đức Long Vương Varuṇanāgarājā vô cùng hoan hỷ nghĩ rằng: “Ta nên thỉnh Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita đến gặp Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī, để Ngài thuyết pháp tế độ cho Chánh cung Hoàng hậu của ta hầu phát sinh thiện tâm hoan hỷ trong lời dạy của Ngài mà diệt tâm tham muốn trước kia, rồi sẽ tiến đưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita trở lại kinh thành Indapattha gặp lại Đức Vua Dhanañcaya Korabya đang ngày đêm trông ngóng.”


Đức Long Vương Varuṇanāgarājā truyền hỏi Đức Bồ Tát rằng:

- Kính thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, kính xin Ngài tâu cho Trẫm biết rõ, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka có dùng sức mạnh bắt Ngài, đưa đến cõi long cung này hay không? Hay bằng cách nào có hợp pháp hay không?

- Tâu Đức Long Vương Varuṇanāgarājā, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka không dùng sức mạnh bắt tôi, đưa đến cõi long cung này. Sự thật, thống tướng Dạ xoa chơi đánh cờ súc sắc với Đức Vua Dhanañcaya Korabya, tại cung điện của Đức Vua Dhanañcaya Korabya.

Kết cục thống tướng Dạ xoa đã thắng, Đức Vua Dhanañcaya Korabya bị thua, nên Đức Vua Dhanañcaya Korabya đã ban tôi cho thống tướng Dạ xoa.

Như vậy, thống tướng Dạ xoa dẫn tôi đến cõi long cung này một cách hợp pháp.

Nghe lời tâu của Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhura-paṇḍita, Đức Long Vương Varuṇanāgarājā rất hài lòng hoan hỷ nắm tay Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư ngự đến thăm Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī, rồi truyền hỏi rằng:

- Này ái khanh Vimalādevī yêu quý, ái khanh bệnh tình như thế nào mà nằm yên như vậy?

- Này ái khanh yêu quý, Ngài Đại Pháp Sư Vidhura-paṇḍita là bậc đại thiện trí có trí tuệ siêu việt đem lại ánh sáng trí tuệ cho chúng sinh trong đời, ái khanh mong ước được trái tim của Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita.

Nay, Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita đã đến cõi long cung, sẽ đem ánh sáng trí tuệ cho ái khanh.

Vậy, ái khanh nên nghe Ngài thuyết pháp tế độ ái khanh, có cơ hội được thân cận gần gũi với Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita thật là một diễm phúc lớn lao!

Nghe Đức Long Vương Varuṇanāgarājā truyền bảo đến tên Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, bà Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī liền ngồi dậy nhìn thấy Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita liền phát sinh thiện tâm hoan hỷ chưa từng có, bà chắp hai tay lễ bái Ngài  Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita có trí tuệ siêu việt, rồi truyền bảo rằng:

- Kính thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, Ngài là loài người đến cõi long cung là nơi chưa từng thấy, Ngài không sợ tai hoạ sự chết xảy đến với Ngài hay sao? Tại sao Ngài không chịu đảnh lễ ta.

Như vậy, Ngài có xứng đáng gọi là bậc đại thiện trí hay không?

Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita tâu rằng:

- Tâu Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī, tôi là người không biết sợ tai hoạ là cái chết xảy đến với tôi, cũng không một thế lực nào có thể khuất phục tôi được.

- Tâu Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī, người tử tù không nên đảnh lễ tên đao phủ sắp giết mình chết, hoặc tên đao phủ cũng không nên bắt buộc người tử tù đảnh lễ mình. Bởi vì, sự đảnh lễ của người tử tù không đem lại sự lợi ích gì!

- Tâu Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī tôi biết rằng: “Chánh cung Hoàng hậu truyền lệnh cho người giết tôi chết. Vì vậy, tôi đảnh lễ Chánh cung Hoàng hậu sao được. Vả lại, sự đảnh lễ cũng không đem lại sự lợi ích gì cho tôi cả.

Nghe Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita tâu

như vậy, Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī vô cùng hoan hỷ tán dương ca tụng Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita rằng:

- Kính thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, lời tâu của Ngài thật là hợp lý. Người tử tù không nên đảnh lễ tên đao phủ sắp giết mình chết, hoặc tên đao phủ cũng không nên bắt buộc người tử tù đảnh lễ mình. Bởi vì, sự đảnh lễ của người tử tù không đem lại sự lợi ích gì!

Chánh cung Hoàng hậu rất hài lòng hoan hỷ trong lời tâu của Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita.

Sau đó, Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī và Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư vấn an sức khoẻ với nhau.

Khi ấy, Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita tâu hỏi Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī với lời lẽ nội dung giống như tâu hỏi Đức Long Vương Varuṇa-nāgarājā, và bà Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī trả lời với nội dung giống như lời lẽ của Đức Long Vương Varuṇanāgarājā trả lời cho Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, chỉ có khác nhau về cách bà xưng hô mà thôi.

Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita tâu cho bà Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī biết rõ thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka đưa Ngài đến cõi long cung này một cách hợp pháp, theo sự yêu cầu của Ngài muốn thấy cõi long cung chưa từng thấy, để đến yết kiến Đức Long Vương Varuṇanāgarājā và bà Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī.

Biết rõ như vậy, nên bà Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī rất hài lòng, phát sinh thiện tâm hoan hỷ truyền bảo lính hầu dẫn Ngài Đại Pháp Sư Vidhura-paṇḍita đi tắm với 1000 bình nước thơm.

Sau khi tắm sạch sẽ xong, mặc bộ trang phục trời, dùng vật thực có vị ngon như vị trời.

Chánh cung Hoàng hậu truyền lệnh trang hoàng một pháp toà sang trọng lộng lẫy tại trong hội trường lớn, rồi kính thỉnh Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita có trí tuệ siêu việt lên ngồi trên pháp toà ấy, Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita thuyết pháp tế độ Đức Long Vương Varuṇanāgarājā, Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī các hoàng hậu, các hoàng tử, các công chúa, các hoàng gia, các quan quân cùng toàn thể long nam, long nữ trong cõi long cung.

Đức Long Vương Varuṇanāgarājā truyền hỏi những câu hỏi nào thì Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita giải đáp rõ ràng những câu hỏi ấy, làm cho Đức Long Vương Varuṇanāgarājā vô cùng hoan hỷ với lời dạy của Ngài Đại Pháp Sư.

Sau đó, Chánh cung Hoàng hậu hỏi câu hỏi nào thì  Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita giải đáp rõ ràng những câu hỏi ấy, làm cho bà vô cùng hoan hỷ theo lời dạy của Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita.

Đức Long Vương Varuṇanāgarājā và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī phát sinh đức tin trong sạch nơi Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, bậc đại thiện trí có trí tuệ siêu việt.

Khi ấy, Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita có trí tuệ sáng suốt, có định tâm trong sáng, không hề biết sợ, dõng dạc tâu rằng:

- Tâu Đức Long Vương Varuṇanāgarājā và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī, trước đây, hai vị mong ước được trái tim của tôi. Bây giờ, nếu Đức Long Vương Varuṇanāgarājā và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī không dám giết tôi chết, để lấy trái tim thịt của tôi, thì tôi sẽ tự nguyện hy sinh tự mổ lấy trái tim của tôi dâng đến Đức Long Vương Varuṇanāgarājā và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī, như điều mong ước của hai vị trước đây.

Nghe Đức Bồ Tát  Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita dõng dạc tâu như vậy, Đức Long Vương Varuṇanāgarājā và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī đã hiểu ý nhau truyền bảo rằng:

- Kính thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, bậc đại thiện trí có trí tuệ siêu việt, sự thật, Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī mong ước trí tuệ siêu việt của Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, mà nói mong ước  trái tim của Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita. Trẫm đã hiểu lầm là trái tim thịt, rồi khiến cho thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka cũng hiểu lầm theo Trẫm.

Nay, nghe Ngài Đại Pháp Sư thuyết pháp, giảng giải tế độ chúng tôi cùng toàn thể các loài long trong cõi long cung này, Trẫm và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī phát sinh thiện tâm vô cùng hoan hỷ  trí tuệ siêu việt là trái tim của Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita.   

 

Thống Tướng Dạ Xoa Puṇṇaka Thoả Nguyện

 

Hôm nay, Trẫm và Chánh cung Hoàng hậu ban công chúa Irandhatī cho thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka như đã hứa từ trước.

- Này thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka! Ngươi hãy đón rước công chúa Irandhatī yêu quý của Trẫm và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī đem về làm phu nhân.

Kể từ hôm nay, ngươi là phò mã của Trẫm và Chánh

cung Hoàng hậu Vimalādevī. Con nên thương yêu công chúa Irandhatī. Trẫm và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī cầu chúc hai con chung sống với nhau được hạnh phúc, an lạc suốt đời.

- Này phò mã Puṇṇaka! Con hãy đưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita trở lại kinh thành Indapattha dâng trở lại cho Đức Vua Dhanañcaya Korabya, cũng là trả lại cho thần dân thiên hạ đất nước Kuru vậy.

Tuân lệnh Đức Long Vương Varuṇanāgarājā và  Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka tiễn đưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita trở lại kinh thành Indapattha.

Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka được thành hôn với Công chúa Irandhatī, cảm thấy vô cùng sung sướng, bởi vì được thoả lòng mong ước của mình, nên thưa với Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita rằng:

- Kính thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, bậc đại thiện trí cao thượng có trí tuệ siêu việt, tôi có đức tin trong sạch nơi Ngài, nhờ Ngài thuyết pháp tế độ tôi từ bỏ ác nghiệp, tạo thiện nghiệp, trở thành thiện Dạ xoa.  Nay, Ngài giúp tôi thành tựu lòng mong ước thành hôn với công chúa Irandhatī như ý.

Tôi thành kính cảm tạ ơn Ngài, xin kính dâng lên Ngài viên ngọc maṇi báu này, món đồ trang sức của Đức Chuyển luân Thánh Vương.

Kính xin Ngài hoan hỷ thọ nhận viên ngọc maṇi báu này, và tôi sẽ tiễn đưa Ngài trở lại kinh thành Indapattha đất nước Kuru, ngay bây giờ.

Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita chúc mừng thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka rằng:

- Này thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka! Ta xin thọ nhận viên ngọc báu maṇi của ngươi, ta thành tâm cầu chúc cho ngươi và công chúa Irandhatī sống với nhau được hạnh phúc an lạc trọn đời.

 

Đức Bồ Tát Trở Lại Kinh Thành Indapattha.

 

Khi ấy, Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita xin phép Đức Long Vương Varuṇanāgarājā và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī cùng tất cả long nam nữ trong long cung, để trở về kinh thành Indapattha.

Phò mã Dạ xoa Puṇṇaka và công chúa Irandhatī đảnh lễ Đức Phụ Vương Varuṇanāgarājā và Mẫu hậu Vimalā-devī, rồi tiễn đưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita trở lại kinh thành Indapattha.

Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka thỉnh mời Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita cao thượng cỡi lên con ngựa báu Sindhava ngồi phía trước, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka ngồi ở giữa và công chúa Irandhatī ngồi phía sau, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka ra lệnh con ngựa báu bay lên hư không hướng thẳng đến kinh thành Indapattha như ý.

 

Đức Vua Dhanañcaya Korabya Nằm Mộng

 

Tại cung điện của Đức Vua Dhanañcaya Korabya vào canh chót đêm hôm ấy, Đức Vua Dhanañcaya Korabya nằm mộng thấy rằng: “Một cây lớn ở gần cửa cung điện, xung quanh có các voi, ngựa, có nhiều người đến lễ bái cũng dường cây lớn ấy. Khi ấy, một người khoẻ mạnh đến bứng cây lớn ấy đem đi nơi khác, trong khi mọi người đang khóc than thảm thiết.

Thời gian ít ngày sau, chính người khoẻ mạnh ấy đem cái cây lớn ấy trả lại, trồng ngay chỗ cũ y nguyên như xưa không có gì thay đổi, rồi bỏ đi.”

Đức Vua Dhanañcaya Korabya suy đoán giấc mộng ấy rằng: “Một cây lớn đó là Ngài Đại Pháp Sư Vidhura-paṇḍita, còn người khoẻ mạnh đến bứng cây lớn ấy đem đi nơi khác, đó là chàng trai trẻ khoẻ mạnh dẫn Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita đem đi nơi khác, trong khi vợ con thân quyến dân chúng khóc than thảm thiết.

Thời gian ít ngày sau, người khoẻ mạnh ấy đem cây lớn ấy trả lại, trồng ngay chỗ cũ, y nguyên như xưa không có gì thay đổi, rồi bỏ đi, đó là ngày mai chắc chắn chàng trai trẻ ấy thỉnh Ngài Đại Pháp Sư Vidhura-paṇḍita đến trả lại, rồi bỏ đi.

Sau khi suy đoán mộng như vậy, nên Đức Vua Dhanañcaya Korabya tin chắc chắn rằng: “Ngày mai, ta sẽ gặp lại Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita.” 

Sáng hôm ấy, Đức Vua Dhanañcaya Korabya vô cùng hoan hỷ truyền lệnh dân chúng trang hoàng kinh thành Indapatta đẹp đẽ để đón rước Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, đặc biệt trang hoàng hội trường lộng lẫy có pháp toà đặc biệt.

Đức Vua Dhanañcaya Korabya ngự đến ngồi tại hội trường cùng với 101 Đức Vua trong toàn cõi Nam Thiện Bôi Châu, các người trong hoàng gia, các quan quân  toàn thể dân chúng trong kinh thành và ngoài kinh thành tụ hội tại hội trường chờ đón rước Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita.

Thấy mọi người đang nóng lòng chờ đợi, Đức Vua Dhanañcaya Korabya truyền bảo an ủi mọi người rằng:

- Này tất cả các ngươi! Các ngươi hãy an tâm, hôm nay tất cả mọi người chúng ta chắc chắn sẽ gặp lại Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita.

Khi ấy, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka tiễn đưa Ngài   Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita đến trước cung điện của Đức Vua Dhanañcaya Korabya, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka ra lệnh cho con ngựa báu đáp xuống trước cửa hội trường, thỉnh mời Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita bước xuống ngựa, đi vào hội trường, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka và công chúa Irandhatī lễ bái Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita rồi xin phép lên ngựa dẫn Công chúa Irandhatī trở về cõi trời của mình.

 

 Đức Vua Dhanañcaya Korabya Đón Rước Đức Bồ Tát

 

Nhìn thấy Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita từ ngoài đi vào cửa hội trường, Đức Vua Dhanañcaya Korabya vô cùng hoan hỷ đứng dậy ngự ra cửa với hai tay ôm choàng Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita giữa đám đông, rồi nắm tay Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư đến ngồi trên pháp toà trước mặt Đức Vua.

Khi ấy, Đức Vua Dhanañcaya Korabya truyền hỏi rằng:

- Kính thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, Ngài là bậc đại thiện trí thuyết pháp dạy bảo chúng tôi tạo mọi phước thiện.

Từ khi chàng trai trẻ Puṇṇaka dẫn Ngài đi rồi, chúng tôi không có cơ hội nghe Ngài thuyết pháp nữa.

Nay, Ngài trở về, Trẫm cùng toàn thể mọi người tại hội trường này cảm thấy vô cùng hoan hỷ gặp lại Ngài.

- Thưa Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, Ngài đã thoát khỏi tay chàng trai trẻ Puṇṇaka ấy bằng cách nào? Ngài trở về đây bằng cách nào?

Nghe Đức Vua Dhanañcaya Korabya truyền hỏi như vậy, Đức Bồ Tát Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita tâu rằng:

- Tâu Đại Vương cao cả trong đất nước Kuru, chàng trai trẻ Puṇṇaka ấy không phải là loài người mà là loài Dạ xoa tên Puṇṇaka là thống tướng của Đức Đại Thiên Vương Kuvera.

Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka yêu say đắm công chúa Irandhatī xinh đẹp của Đức Long Vương Varuṇa-nāgarājā và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī, cho nên thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka cố gắng hết sức giết hạ thần chết, để lấy trái tim của hạ thần, đem về cõi long cung dâng lên Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī, để được thành hôn với công chúa Irandhatī xinh đẹp ấy.

- Tâu Đại Vương, Đại Vương còn nhớ Đức Long Vương Varuṇanāgarājā nghe hạ thần giải đáp về vấn đề bát giới uposathasīla tại giảng đường.

Khi ấy, Đức Long Vương Varuṇanāgarājā có đức tin trong sạch nơi hạ thần, đem dâng một viên ngọc maṇi báu cho hạ thần, gọi là lễ vật cúng dường pháp.

Khi Đức Long Vương Varuṇanāgarājā trở về cõi long cung, Chánh cung Hoàng hậu không nhìn thấy viên ngọc maṇi báu đeo trên cổ của Đức Long Vương Varuṇa-nāgarājā, nên bà tâu hỏi rằng:

- Muôn tâu chúa thượng, viên ngọc maṇi báu của chúa thượng ở đâu mà thần thiếp không thấy?

- Này ái khanh Vimalādevī! Trẫm nghe Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita giải đáp vấn đề bát giới uposathasīla và thuyết pháp rất hay, Trẫm phát sinh đức tin trong sạch nơi Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, nên đem viên ngọc maṇi báu ấy dâng đến Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita, gọi là lễ vật cúng dường pháp.

Nghe Đức Long Vương Varuṇanāgarājā tường thuật lại buổi nghe hạ thần thuyết pháp, nên bà Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī tha thiết muốn nghe hạ thần thuyết pháp, giả lâm bệnh bà lại tâu với Đức Long Vương

Varuṇanāgarājā một cách khác rằng:

- Tâu chúa thượng, Thần thiếp muốn được trái tim của Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita.

 Đức Long Vương Varuṇanāgarājā hiểu sai ý của bà Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī, nên Đức Long Vương truyền bảo công chúa Irandhatī rằng:

- Này Irandhatī con yêu quý! Mẫu hậu của con bị lâm bệnh nặng, muốn được trái tim của Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita.

Vậy, con nên đi tìm một vị phu quân có khả năng lấy được trái tim của Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita một cách hợp pháp, đem về cõi long cung này, để cứu sống sinh mạng của Mẫu hậu con.

Vâng theo lời của Đức Phụ Vương Varuṇanāgarājā, Công chúa Irandhatī đi tìm phu quân, gặp lại thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka mà tiền kiếp vừa qua đã từng là vị phu quân của tiền kiếp công chúa. Cho nên, khi công chúa Irandhatī gặp lại thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka, cả hai bên liền phát sinh tình thương yêu say đắm với nhau.

Khi ấy, công chúa Irandhatī nắm tay thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka dẫn đến chầu Đức Phụ Vương Varuṇa-nāgarājā. Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka kính xin làm lễ thành hôn với Công chúa Irandhatī của Đức Long Vương Varuṇanāgarājā làm phu nhân của mình.

Đức Long Vương Varuṇanāgarājā truyền bảo rằng:

“- Này Puṇṇaka! Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī của Trẫm đang lâm bệnh, muốn được trái tim của Ngài  Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita. Nếu ngươi có khả năng lấy được trái tim của Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita đem về cõi long cung này hợp pháp, thì Trẫm và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī sẽ ban công chúa Irandhatī

xinh đẹp yêu quý của Trẫm cho ngươi làm phu nhân.

Ngoài ra, Trẫm không muốn được một thứ nào khác.”

Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka chấp nhận điều kiện của Đức Long Vương Varuṇanāgarājā, bởi vì muốn được công chúa Irandhatī làm phu nhân của mình.

Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka cỡi ngựa báu bay lên đỉnh núi Vepula lấy viên ngọc maṇi báu, đồ trang sức của Đức Vua Chuyển luân Thánh Vương.

 Thống tướng  Dạ xoa Puṇṇaka hoá ra chàng trai trẻ đem viên ngọc maṇi báu ấy đến lừa Đại Vương đánh cờ, kết thúc cuộc đánh cờ ấy, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka đã thắng, còn Đại Vương bị thua.

Thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka bắt buộc Đại Vương phải ban hạ thần cho y. Khi ấy, hạ thần thuộc về thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka.

- Tâu Đại Vương, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka đã cố gắng bằng nhiều cách giết hạ thần chết, để lấy trái tim của hạ thần, nhưng cách nào cũng không thể làm cho hạ thần chết được.

Khi ấy, hạ thần thuyết giảng cho thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka nghe 4 pháp của người thiện (sādhunara-dhamma). Sau khi nghe 4 pháp của người thiện xong, thống tướng Dạ xoa tỉnh ngộ, nên từ bỏ ác nghiệp, tạo thiện nghiệp. Thống tướng Dạ xoa xin lỗi hạ thần, rồi xin trả lại tự do và đưa hạ thần trở lại kinh thành Indapattha.

Khi đã được tự do, hạ thần yêu cầu thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka đưa hạ thần đến cõi long cung, để yết kiến Đức Long Vương Varuṇanāgarājā và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī.

Hạ thần đã thuyết pháp tế độ Đức Long Vương Varuṇanāgarājā và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī cùng các hàng long nam, long nữ tại cõi long cung. Đức Long Vương Varuṇanāgarājā và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī phát sinh thiện tâm vô cùng hoan hỷ trí tuệ siêu việt đó là trái tim của hạ thần.   

Khi ấy, Đức Long Vương Varuṇanāgarājā và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī truyền bảo với thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka rằng:

“- Này Puṇṇaka! Hôm nay, Trẫm và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī ban công chúa Irandhatī xinh đẹp yêu quý của chúng ta, cho ngươi rước đem về làm phu nhân của ngươi, như đã hứa từ trước.”

Như vậy, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka thoả lòng mong ước là được thành hôn với công chúa Irandhatī xinh đẹp, nên thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka cảm tạ hạ thần và kính dâng viên ngọc maṇi báu, đồ trang sức của Đức Vua Chuyển luân Thánh Vương đến cho hạ thần.

Khi ấy, Đức Long Vương Varuṇanāgarājā truyền lệnh cho thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka tiễn đưa hạ thần trở lại kinh thành Indapattha, đến cung điện của Đại Vương.  

Tuân theo lệnh của Đức Vua Varaṇarāgarājā, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka mời hạ thần lên ngựa báu ngồi đằng trước, thống tướng Dạ xoa ngồi giữa và Công chúa Irandhatī ngồi sau, con ngựa báu bay lên hư không phi thẳng về kinh thành Indapattha, đáp xuống trước cửa hội trường, hạ thần xuống ngựa, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka và Công chúa Irandhatī đảnh lễ hạ thần, rồi xin phép trở về cõi trời của mình.

- Tâu Đại Vương, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka yêu say đắm Công chúa Irandhatī xinh đẹp của Đức Long Vương Varuṇanāgarājā và Chánh cung Hoàng hậu Vimalādevī, muốn thành hôn với Công chúa Irandhatī, nên thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka đã cố gắng hết mình để giết hạ thần chết, để lấy trái tim thịt của hạ thần, bởi vì mê lầm.

Về sau, nương nhờ nơi hạ thần, thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka tỉnh ngộ, từ bỏ ác nghiệp, tạo thiện nghiệp, trở thành Dạ xoa thiện, và được thoả lòng mong ước thành hôn với công chúa Irandhatī làm phu nhân của mình.

- Tâu Đại Vương, hạ thần đã nhận viên ngọc maṇi báu, đồ trang sức của Đức Vua Chuyển luân Thánh Vương từ tay thống tướng Dạ xoa Puṇṇaka.

Nay, hạ thần xin kính dâng viên ngọc maṇi báu này lên Đại Vương. Kính xin Đại Vương nhận viên ngọc maṇi báu này.

Đức Vua Dhanañcaya Korabya vô cùng hoan hỷ nhận nhận viên ngọc maṇi báu, đồ trang sức của Đức Vua Chuyển luân Thánh Vương. Khi ấy, Đức Vua Dhanañcaya Korabya truyền bảo rằng:

- Này các khanh cùng thần dân thiên hạ! Trẫm xin thuật lại giấc mộng của Trẫm trong canh chót đêm qua: “Một cây lớn mọc trước cửa cung điện của Trẫm…” trùng hợp với chuyện chàng trai trẻ Puṇṇaka dẫn Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita đem đi, ít ngày sau đem Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita trở về lại như trước.

 - Này các khanh! Trẫm truyền lệnh cho toàn thể thần dân thiên hạ từ kinh thành cho đến các tỉnh thành trong  đất nước Kuru làm đại lễ ăn mừng Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita thoát khỏi chết trở về lại với chúng ta.

Đức Vua Dhanañcaya Korabya cho phép mọi người trong hoàng gia, các quan, các đoàn binh, các Bà-la-môn, các phú hộ, các thương gia, toàn thể dân chúng trong kinh thành ngoài kinh thành, dân chúng các tỉnh thành xóm làng đều được phép đem lễ vật đến cúng dường Ngài Đại Pháp Sư Vidhurapaṇḍita.




[ Ðầu trang][Trở về mục lục ][ Trở về trang Thư Viện ]

updated: 2024