loading
Sống khỏe
Một số thực phẩm "xấu" nên ăn

Bạn có tránh ăn bơ đậu phộng vì nghĩ nó là loại siêu béo không? Bạn không ăn lòng đỏ trứng vì cho rằng như vậy sẽ tốt cho sức khỏe của tim? Hãy tìm hiểu sự thật về những thực phẩm dinh dưỡng vẫn thường bị hiểu sai và biết tại sao ta nên ăn chúng, tất nhiên là có chừng mực.

1. Bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng là loại thực phẩm siêu béo. Thế nhưng hàm lượng chất béo cao không có nghĩa là béo. Tăng hay giảm, mập hay ốm đều bắt nguồn từ việc cân đối lượng calo trong cơ thể. Bơ đậu phộng có chứa nhiều calo nên không cần phải ăn nhiều, chỉ cần 1 hoặc 2 muỗng cà phê là đủ để đáp ứng sự thèm ăn. Ngoài ra, nó còn cung cấp protein, folate và vitamin B giúp cho sự phát triển khỏe mạnh của tế bào mới.

2. Trứng

Nhiều người vẫn cho rằng nên hạn chế ăn lòng đỏ trứng vì nguồn cholesterol trong trứng không tốt cho sức khỏe của tim.

Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh rằng lượng chất béo bão hòa và trans fat làm tăng lượng cholesterol trong máu hơn là tăng cholesterol trong khẩu phần ăn. Ngoài ra, lòng đỏ trứng còn có chứa lutein và zeaxanthin – những hợp chất này có thể giúp giảm nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (ADM), là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở những người trên 50 tuổi.

3. Thịt bò

Thịt bò chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol nên người ta cho rằng, những người có vấn đề về tim nên tránh ăn thịt bò.

Nhưng thực tế thịt bò nạc là nguồn cung cấp protein và chất sắt rất tốt – nguồn khoáng sản cần thiết cho việc lấy oxy từ phổi đến các tế bào qua cơ thể - điều mà những phụ nữ mang thai thường thiếu.

4. Sô cô la.

Nhiều ý kiến cho rằng, sô cô la có nhiều chất béo, đường nên dù ăn ngon cũng không tốt cho sức khỏe.

Sự thật là sô cô la đen có chứa nhiều flavanols và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe tim mạch. Mới đây, các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ đã chứng minh rằng việc ăn sô cô la đen mỗi ngày (45g) trong 2 tuần sẽ giúp giảm hóc môn căng thẳng - bao gồm cả cortisol - có trong những người bị căng thẳng cao độ. Nhưng nếu ăn quá thì sẽ bị căng thẳng do tăng cân.

5. Khoai tây

Nhiều người hiểu lầm đây là loại thực phẩm có thứ hạng cao về chỉ số glycermic (GI – chỉ số giúp đo tốc độ làm tăng lượng đường trong máu của thực phẩm). Những thực phẩm có chỉ số này lớn thường gây tăng cao lượng đường trong máu và insulin – một hóc môn giúp đưa gluco đến các tế bào, một vấn đề gây khó khăn đối với những người bị tiểu đường.

Sự thật thì không phải vậy. Có nhiều chất xơ, kali và vitamin C trong khoai tây. Trừ việc bạn chỉ ăn toàn khoai tây thì chỉ số GI không có vấn đề gì cả. Có thể giảm chỉ số GI của khoai tây bằng cách thêm một ít dầu oliu, vì việc bổ sung các chất béo sẽ giúp làm chậm hấp thụ chất carbonhydrate có trong nó.

6. Cà phê

Rất nhiều người vẫn nghĩ, cà phê gây kích thích dữ dội, ảnh hưởng tới giấc ngủ nên không tốt cho sức khỏe.

Nhưng các nghiên cứu đã cho thấy hợp chất trong cà phê có thể giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, tiểu đường và ung thư gan. Uống 2 đến 4 tách cà phê mỗi ngày sẽ rất có lợi. Tuy nhiên, những phụ nữ mang thai nên hạn chế hấp thụ chất caffeine. Hội Khoa sản và phụ khoa Mỹ khuyên không nên uống quá 2 tách mỗi ngày khi đang mang thai hoặc đang được theo dõi.

7. Bánh mì

Được cho là không tốt vì có nhiều cacbohydrate.

Nhưng thực ra bánh mì không có hại cho sức khỏe vì nó là loại tinh bột đã được thanh lọc. Đó là lý do tại sao những hướng dẫn dinh dưỡng của Mỹ lại khuyên nên hấp thụ ít nhất một nửa tinh bột trong ngũ cốc mà bạn tiêu thụ. Ngoài ra, một nghiên cứu mới trên Archives of Internal Medicine, cho thấy những người nào ăn nhiều lương khô có thể sống lâu hơn người bình thường.

8. Bắp

Dù là rau nhưng bắp bị “cho” là không chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, dù không chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó lại rất dinh dưỡng. Cũng giống như những loại rau xanh hoặc vàng khác, bắp là nguồn cung cấp rất tốt lượng lutein và zeaxanthin.

(Sưu tầm)

 
Trở lại     Đầu trang