loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 34 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thề nguyện & cầu nguyện'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-06-2017

Câu hỏi:

Kính thầy,
Khi thấu hiểu cuộc sống ngắn ngủi, thân tứ đại này sẽ trở thành tro bụi hoà vào dòng nước hay theo làn gió tan biến vào hư không thì mọi sự việc đột nhiên cảm thấy nhẹ tênh. Những lo âu tính toán, những thứ chất chứa trong lòng bấy lâu, những thứ trước kia khiến cho mình cảm thấy khổ quá giờ đây... bỗng trở nên vô nghĩa trước sự kiện trọng đại nhất trong đời người đó là sự chết. Con nghĩ vì vậy nên không cảm thấy khổ nữa. Không khổ nữa nên mới có câu "vô khổ - tập - diệt - đạo". Cuộc sống có rất nhiều điều để trải nghiệm, tuy nhiên trải nghiệm cái sự chết là bất khả thi. Đột quỵ thì sao? Đột nhiên cả không gian và thời gian như nhập lại chùng xuống, nhìn thấy người qua lại cười nói mình muốn cất tiếng kêu lớn nhưng không kêu được thành tiếng, cảm nhận một sự bất lực, nỗi cô đơn. Thật nhanh tất cả tối sầm lại và hoàn toàn vô tri giác. Nếu cấp cứu vô hiệu thì đó chính là diễn biến của cái chết. Đó là trải nghiệm của bản thân con. Không có một tích tắc thời gian nào để kịp nghĩ đến gì cả. Vậy làm thế nào để chánh niệm tỉnh giác? Cũng không thể. Tâm thức trú ngụ trong cái thân tứ đại này, thân này tan biến rồi lại lang thang trong cái vòng lẩn quẩn. Thầy dạy mỗi người có một sinh nghiệp nên phải tự học ra bài học của chính mình. Kính thưa thầy, bài học của con là phải lập nguyện thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn kia.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-03-2017

Câu hỏi:

Bạch Thầy con có xem một clip quay về một vị thầy đang bị bệnh nặng và các đệ tử của mình, con thấy trong clip có 10 vị đệ tử, và ông thầy có nói với các đệ tử của mình là, thầy có qua được hay không là một phần ở tâm nguyện của các con. Thưa thầy, tâm nguyện mạnh như vậy ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-03-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, gần đây con mới nhận ra rằng những những suy nghĩ của mình trước đây còn nhiều sai lầm. Con đi chùa hay cúng ở nhà thì thường đọc bài Tam Bảo và cầu cho gia đình là nhiều. Nhưng bây giờ con thấy mình cầu cho chúng sinh an lạc và không còn ích kỷ cá nhân mình. Tha thứ cho lỗi lầm người khác, bao dung cho họ hơn vì chính mình do vô minh cũng có thể hành động như họ vậy.
Con có những cái "thấy" như vậy, cám ơn thầy và bằng hữu đã lắng nghe. Mô Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-02-2017

Câu hỏi:

Thầy ơi, thầy cho con hỏi. Con vào chùa chỉ để sám hối và làm công đức hồi hướng cho những người đã quá vãng. Từ lúc con nghe pháp của Thầy, hầu như vô chùa con không cầu xin điều gì cả. Tết vừa rồi con về nhà thấy bố mẹ con tuy đã lớn tuổi mà vẫn phải lo lắng vì con. Con ly hôn và gởi bé 2 tuổi cho ông bà chăm. Nhiều lúc con thấy mẹ con bị mệt. Con muốn cầu xin cho bố mẹ con được sức khỏe thì có được không thầy?
Con Tâm Như Phúc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Chỉ mới gần đây, con được nghe các bài giảng của Thầy về Giới – Định – Tuệ. Con có hiểu ra một số vấn đề, hiểu được mình đang ở đâu, chuyện gì đang xảy ra với con.
Con hiểu được mình sống vô minh, nhiều sân, đầy bản ngã, chưa thấy pháp.
Con bắt đầu biết không phản ứng với xuân hạ thu đông, bình tĩnh với sinh lão bệnh tử, ngậm nghe cho đến hết kiếp này, nghiệm khổ để sáng ra nhiều thứ.
Thận trọng, chú tâm, quan sát
Sáng suốt, định tĩnh, trong lành
Hôm nay, con xin hỏi Thầy những điều con còn vướng về bản ngã mong muốn.

1. Nghe Thầy giảng, con dễ dàng phát tâm buông bỏ, vì trong con cũng không nhiều ham muốn.
Nhưng vì điều gì hơi khó là bỏ nên con dễ đứng yên, thậm chí là lùi lại phía sau, và tách khỏi mọi người.
Muốn chồng bớt vui tiệc tùng tiếp khách (cho dù là công việc), biết đủ với sắc dục.
Muốn dạy con cẩn trọng, chú tâm, quan sát.
Muốn người khác ngưng làm điều sai trái.
Muốn cha mẹ đừng yêu cầu, đừng làm những điều mà con cháu không chiều được (muốn này rất khó).
Ngay cả cái mong muốn chia sẻ điều tích cực cho những người thân cũng đã là bản ngã khó khăn và mệt mỏi. Buông bản ngã thì sống không tích cực, ôm bản ngã thì mệt, có khi như là ôm phao trên sông, và không thể buông phao tùy tiện.

2. Con người thường sống với bản ngã đầy tham vọng, mong muốn và sự nổ lực cố gắng không ngừng.
Con thì vẫn là người hay đứng ở lưng chừng đồi vì thiếu cố gắng đến cùng, dễ buông bỏ nữa chừng vì thấy mệt và biết đủ.
Nhưng con lại thấy khó khi dạy con cái, động viên học trò đi học phải nổ lực vượt khó để học giỏi hơn và học giỏi nhất. Khi học trò không đứng hạng nhất, con an ủi bạn nhường niềm vui cho gia đình và bạn bè của bạn đang đứng nhất, nhưng trò không nghe.
Nếu con là Thầy Cô giáo, con cũng cần nỗ lực dạy học và mong muốn học trò học giỏi.

3. Người khuyết tật.
Hơn ai hết, họ luôn cố gắng vượt qua số phận.
Đối với họ, thần chú là không có ước mơ nào không thể thực hiện nếu có niềm tin.
Vậy, bản ngã của họ lớn lắm sao? So ra họ sinh ra đã thiệt thòi lại còn còn khổ đồng hành với bản ngã vượt khó.
Thưa Thầy con hiểu sai hay hiểu chưa tới?

4. Đốt nhang niệm Phật cầu mong cho gia đình bình an đã mang màu mong muốn.
Sinh nhật, đám cưới phải nói lới chúc hạnh phúc cho dù biết hạnh phúc nào rồi cũng dẫn đến khổ đau, chẳng lẽ là “chúc khổ đau về sau”.
Tết là dịp chúc nhau ra rả, chúc người già sống lâu trăm tuổi (dù biết sống già sống dai sống dở), chúc người tu hành đắc đạo, Niết-bàn.
Con rất tiết kiệm lời chúc, phần vì lung túng, phần vì thấy sáo rỗng, ảo vọng.
Xin Thầy giảng thêm về lời chúc, cách chúc giữa những người biết Phật Pháp với nhau.

Kính thư.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2016

Câu hỏi:

Chào Thầy, con xin được hỏi một câu ạ. Có phải tin và nguyện cầu một điều gì đó tốt đẹp thiện lành từ đáy lòng thì điều đó sẽ thành hiện thực không ạ?
Với con nghĩ người theo đạo nào, theo tông phái nào thì đi trọn con đường của họ tin, cuối con đường đó sẽ là hoa trái họ mong cầu, tuy khác nhau nhưng con tin với một tấm lòng tốt và niềm mong ước dù không phải là cầu giải thoát thì trời Phật vẫn ban phước lành cho ta phải không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-05-2016

Câu hỏi:

Kinh bach Thay: Tu lau chung con lam phuoc chua bao gio chung con nguyen uoc mot dieu gi, theo chung con nghi, minh trong cam se duoc cam, trong chanh se duoc chanh, nhung sau khi nghe Phap Thoai cua mot vai vi giang Su, neu minh khong nguyen uoc coi nhu minh dem hat giong rai tren dat khong dat nhu y minh mong. Thua Thay, sau khi nghe Phap Thoai chung con chi nguyen duoc giai thoat neu con luan hoi cho chung sinh trong gia dinh chanh kien gap chanh Phap tiep tuc tu hanh. Kinh chuc Thay van cat tuong.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-11-2015

Câu hỏi:

Kính thầy, cầu nguyện là nhu cầu tâm linh của con người.
Thế nhưng Phật giáo Theravada không tin là có quyền lực linh thiêng nào có thể cứu độ chúng ta.
Như vậy khi gặp tai ương, tật ách thì Phật tử Theravada phải làm gì? <p>
Kinh xin thầy chỉ dạy cho con. Kính chúc thầy an khang.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-08-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy khi làm một điều phước thiện thì cầu nguyện cho mình và chúng sanh sớm thoát khỏi phiền não, đạt được trí tuệ, giác ngộ niết-bàn thì có được không ạ? Khi cầu nguyện thì cái phước đó sẽ đáp ứng đúng mục đích như mình mong muốn, nếu không thì sẽ không như mình mong muốn phải không ạ? Hay không nên cầu nguyện bất cứ điều gì ạ? Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-04-2015

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con có một thắc mắc về sự cúng dường. <p>
Con thấy Phật tử khi cúng dường biết là mình đang làm một điều phước thiện và qua việc làm thiện lành đó thường hay nguyện, hay cầu xin một điều gì đó. <p>
Cũng có những Phật tử khi làm phước cúng dường chỉ phát tâm hoan hỉ cúng dường hay cảm thương mà bố thí chứ không nghĩ đến việc chú nguyện gì cả. <p>
Con lọt vào nhóm thứ hai và không biết là mình có thiếu sót không? <p>
Xin Thầy khai thị. <p>
Kính,
Như Hoa

Xem Câu Trả Lời »