loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 21 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'không, vô tướng, vô tác, vô cầu'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-08-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con nghe pháp của Thầy được khoảng 2 năm rồi. Có lúc con thực hành thận trọng, chú tâm, quan sát theo như Thầy hướng dẫn. Nhưng khi thực hành thì con lại thấy tâm nặng nề, đôi khi khá là mệt mỏi. Khi mệt mỏi quá thì con lại ngưng một thời gian (tại con nghĩ thả trôi cho Pháp dạy con ạ). Dừng một thời gian thì con lại thực hành tiếp. Cứ như vậy lúc thực hành, lúc ngưng.
Hôm nay con nghe bài pháp: "Làm sao khi có tạp niệm" thì con nghe Thầy nói: thận trọng, chú tâm, quan sát là đối với thân thọ tâm pháp của chính mình, chứ không phải là trên đối tượng. Thì con mới hiếu ra là lâu nay con thực hành bị sai: con thực hành trên đối tượng. Thầy cho con hỏi: nếu mình thực hành thận trọng, chú tâm, quan sát trên thân thọ tâm pháp của mình, mà không trên đối tượng thì khi đó mình sẽ không tập trung vào đối tượng, lúc đó làm việc sẽ không chính xác nữa. Con hiểu như vậy bị sai chỗ nào ạ? Con mong Thầy chỉ bảo giúp con.
Con đê đầu đảnh lễ Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2018

Câu hỏi:

Con bạch Thầy
Từ hôm con nghe được bài giảng về hạnh phúc đích thực của Thầy và con nghe đọc về tập sách thực tại hiện tiền của Thầy viết, con cảm thấy trong lòng luôn có một niềm vui thầm lặng dù con không định nghĩa được đó là vì sao, con luôn giữ chánh niệm trong hiện tại thực tập buông bỏ mọi sự mong cầu, và thầy cũng dạy việc tu hành là phải để tự nhiên chứ không phải hết sức cố gắng gì cả nhưng Sư Bà con dạy người tu phải nỗ lực hết mình để vun bồi bốn món phước, đức, trí, tuệ... Nếu không như vậy thời giờ qua mau khi mất thân người rồi sẽ không đủ phước để kiếp sau còn gặp được Tam Bảo mà tu tiếp và có khi phải làm thân trâu ngựa để trả nợ thí chủ, vậy con xin Thầy chỉ dạy cho con làm sao để thật sự có được phước đức trí tuệ và không bị mang nợ thí chủ ạ, con rất cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-06-2018

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp. Con viết trình pháp này là con xin tri ân thầy về những điều thầy đã không dạy cho con, mặc dù trước đây con rất muốn biết.
Con người với hình tướng, tài sản, địa vị, quyền lực, danh vọng hay những nhà tư tưởng, những vị thiền sư tiếng tăm trí tuệ lỗi lạc, đạo đức. Nếu chỉ dựa vào biểu hiện bên ngoài thì đúng là vô cùng rắc rối, không biết đâu mà lần. Khi trở về gốc mà quan sát thì thực ra chỉ có hai hướng là: Sinh, hữu, tác, thành hoặc là: Không, vô tướng, vô tác, vô cầu.
Trong các bài giảng của thầy, thời gian ngắn gọn mà thầy đã chỉ một cái là đi đến chỗ tận cùng của đạo. Mà thầy lại không chỉ ra cách thức để đạt được. Đặc biệt là thầy không nói về những điều mà hầu như thiền sinh nào cũng khao khác đó là các tầng tuệ, thành quả các tầng tuệ và cách thức đạt được.
Đi theo hướng sinh, hữu, tác, thành thì đúng là rất hợp với mong muốn của phần đông con người. Vì con người đã quá sâu dày trong nhận thức mình là ta. Mình tạo nên cái mình muốn và mình cũng sẽ xử lý hết những cái lẫn quẩn trong tâm trí của mình để tâm trí mình được trong sạch và hưởng được thành tựu an lạc do mình cố gắng làm nên. Trước khi đến với thiền thì đa số ai cũng phải sống với đời. Mà sống với đời thì sinh, hữu, tác, thành nên nhận thức về thiền cũng vậy. Điều này rất thực tế. Nếu đi theo hướng này cho dù đi tới tận cùng (Đại ngã) thì cũng chưa có gì là đạo. Cái gì mà nỗ lực tạo thành thì không phải là đạo. Đạo là cái có sẵn. Không nhận ra đạo là do có cái che lấp, thấy ra cái che lấp thì đạo sẽ hiển hiện. Người thấy đạo thì sống hài hòa với đạo, vậy thôi. Chứ không có tạo ra cái gì cả. Tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác hay đoạn tận tham, sân, si cũng không nằm ngoài nguyên lý vận hành của pháp.
Đi theo hướng: Không, vô tướng, vô tác, vô cầu. Thực ra không phải là một sự lựa chọn. Mà là bậc giác ngộ chỉ ra cho người còn đang loay hoay trong luân hồi sinh tử chưa biết đường ra. Nhận ra sự thật lý như nó đang là (Đạo). Hoặc vị ấy nhờ trải nghiệm đời sống, quan sát lại chính mình mà tự chứng.
Nhận ra sự thật nơi chính mình thì mỗi người phải tự mình nhận ra. Tuyệt đối không thể dựa vào một công thức để đi đến Niết bàn. Chính tánh biết sẵn có nơi mỗi người là tài sản vô giá mà pháp ban tặng để thực thi điều này. Chính vì vậy mà thầy không nói ra những điều vi diệu mà thầy đã chứng ngộ. Nếu thầy nói ra và chỉ ra từng bước để thực hiện thì thầy đã lôi chúng con chìm sâu trong luân hồi sinh tử. Dù là đạt được bất cứ thành tựu gì thì cũng là chìm sâu trong luân hồi sinh tử.
Điều con nghe được từ thầy cốt lõi là bài kinh Tứ diệu đế và nguyên lý vô ngã. Điều mà thầy không dạy giúp tánh biết nơi con phát huy ra mà không bị trở ngại bởi khái niệm. Cả hai đều nhiệm mầu. Con thành kính tri ân thầy.
Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-11-2017

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy,
Con cám ơn Thầy đã bỏ thời gian trả lời câu hỏi của con (ngày 4/11/2017). Con đã hiểu sự khác nhau của hai chữ "đắc". Chữ "đắc" đầu là không thể dùng trí để "đắc" được chân đế, còn chữ "đắc" sau là nhận ra "Phật tánh" của chính mình. Con hiểu như vậy không biết đã thật đúng chưa?
Kính thưa Thầy, con lâu nay vẫn bị lấn cấn cách hiểu chữ "Pháp", con thường hiểu "Pháp" là quy luật tự nhiên như "sinh, lão, bệnh, tử", "xuân, hạ, thu, đông" cứ vậy mà vận hành. Và con rất tâm đắc lời dạy của Thầy "tùy Duyên, thuận Pháp" không cơ, cầu. Nhưng như vậy lại có bóng dáng "vô vi" của Lão? Con nghĩ chữ "Pháp" của Phật phải thâm sâu hơn, nhưng mà con vẫn chưa thể hiểu ra. Con mạo muội viết ra những suy nghĩ chưa thấu đáo của con, mong Thầy chỉ dạy giúp con. Con thành kính cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-08-2017

Câu hỏi:

Con thưa Thây!
Ngồi thiền, ban đầu chưa có sự tự nhiên, ít nhiều có sự mong cầu. Nhưng có người bảo con mong cầu là bình thường. Nếu cứ hành ngồi thiền, dần dần mong cầu sẽ giảm và tự nhiên hơn. Thầy giúp con chỗ này ạ.
Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-06-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy.
Con tìm đến và hành theo Phật giáo đã trên 12 năm, trong đó thời gian theo lời chỉ dạy của Thầy trên trang Web này đã gần được 7 năm; thực hành của con là làm từ thiện cho trẻ em nghèo, cúng dường Tam bảo, ngồi thiền, luôn chánh niệm trong đời sống hàng ngày... (con không có đến chùa, không có bạn đồng tu vì quê con không có chùa theo Phật giáo Nam tông).

Kết quả, giờ này con thấy tham, sân trong mình giảm hơn nhiều; cuộc sống có chút an nhiên, tự tại hơn; trong tâm con thấy có tình thương với muôn loài, thấy mọi người đều thương mến dù người đó không đối xử tốt với mình, nếu có giận thì thoáng qua rồi hết, đặc biệt con thấy rất thương các loài vật; con không còn dám sát sanh dù đó là con vật nhỏ nhất; đọc nhiều cuốn sách hay của Thầy, các vị Sư và lời dạy của Đức Phật nhiều lúc con bật khóc; trong cuộc sống hàng ngày khi tâm con sân, tham nỗi lên hoặc chuẩn bị khởi lên con đều thấy, rồi chúng biến mất; con xin vô cùng biết ơn Thầy, các vị Thầy tổ; cảm ơn lời chỉ dạy của Đức Phật.

Tuy nhiên, có một điều con xin phép được thưa hỏi đến Thầy, mặc dù kết quả nhiều năm như trên, nhưng sao con thấy mình vẫn vậy, không tiến bộ lên; hàng ngày nhiều lúc con thấy mệt mỏi với suy nghĩ khởi lên trong con (phần lớn là vọng tưởng), con nghi ngờ không biết mình hành như vậy có đúng không? Có phải bản ngã tu không? Con nên phải làm gì? Kính mong Thầy chỉ dạy.
Con kính mong được nương tựa chân lý theo lời Thầy, theo Tam bảo chỉ dạy. Con kính chúc Thầy mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-05-2017

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Thầy dạy con ngồi thư giãn buông xả là làm như thế nào? Cho con hỏi thêm, trước khi nghe pháp Thầy con đã có thắc mắc về bản ngã. Làm việc gì cũng đầy bản ngã, ví dụ như ngồi thiền con bị muỗi cắn, con không giết nó không phải vì con thương nó mà vì con sợ mình có tội, sợ tổn phước. Con xin Thầy từ bi chỉ cho con làm thế nào để thoát khỏi bản ngã trong những việc làm tương tự như vậy?
Con ước nguyện được gặp và đảnh lễ dưới chân Thầy, qua những bài pháp con đã được Thầy khai ngộ rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-07-2016

Câu hỏi:

Con xin chào Thầy.
Con có câu hỏi này mong Thầy giúp đỡ.
Khi thiền tuệ tánh biết biết "cái đang là..." có nghĩa là tâm vô niệm vô ngôn nhưng tánh biết rõ ràng vẫn thấy TƯỚNG, vậy con muốn hỏi là khi thiền làm sao mà thấy được Vô Tướng?
Con xin chân thành cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-09-2015

Câu hỏi:

Thầy kính mến! <p>
Bài học "ngồi im" ghê gớm và mầu nhiệm quá thầy ạ! Ngồi im giúp cho ta học được khả năng kham nhẫn và nhìn thấy những nội kết nổi lên trong tâm. Chính khi ta "ngồi im" không can thiệp vào việc của người khác thì người khác mới có thể thực hiện được những công việc của riêng họ, mới trải nghiệm được những khó khăn thậm chí khổ đau để học được những kinh nghiệm tiến hóa quan trọng, để biết cảm thông với những công việc người khác, để biết trân trọng những hành động giúp đỡ của người khác cho mình. Nếu mình không chịu "ngồi im" thì mình phải trả giá vì dám "thọc gậy bánh xe pháp" phải không ạ? Ôi bài học "ngồi im" thật ghê gớm, đâu phải cứ lăng xăng giúp đỡ người này, làm hộ người kia thì mới là giúp đỡ họ đâu! <p>
Thưa thầy, thầy cố gắng giữ gìn sức khỏe, nguyện cầu thầy luôn đầy đủ sức khỏe, nhiều thiện duyên tu tập và có thật nhiều chúng sinh đã ít bụi trong mắt được gặp thầy để được thầy chỉ ra con đường đúng tốt không còn tạo tác luân hồi nữa ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-12-2012

Câu hỏi:

Thưa thầy cho con được hỏi, "VÔ HÀNH" là trạng thái cao nhất của tâm. Thì "VÔ HÀNH" ở đây không có nghĩa là không làm gì, mà là thái độ vô hành (làm mà không chấp, tâm vẫn rỗng lặng, trong sáng). Con hiểu như thế có đúng không ạ?

Xem Câu Trả Lời »