loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 162 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tâm sân'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 24-05-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Trước tiên con xin vọng bái đảnh lễ Thầy! Kính chúc Thầy luôn thân tâm an lạc ạ.
Thưa Thầy! Con thường xuyên nghe pháp Thầy giảng. Và thường cả lúc con ngủ. Nhưng những lúc nghe hiểu và thấm nhất là vào khoảng từ 4h đến 6h30. Và hầu như con cũng đã điều chỉnh được nhận thức và hành vi trong cuộc sống. Và thấy rõ mỗi khi bản ngả khởi lên như khi tham, sân giận, tự ái, tự cao, ngã mạn, tự cho mình là người nhiều tuổi hoặc là cha là chú là ông và mà ai không tôn trọng là bực mình... cho đến việc này mình hiểu hơn, giỏi hơn có kinh nghiệm hơn v.v... hay khen thì mừng mà bị chê thì buồn phiền... tóm lại nhờ thấy ra như vậy nên thấy ra được nguyên nhân của khổ. Khi bản ngả sinh và tâm mát lành nhẹ nhàng thanh tịnh khi tâm bình thường khi bản ngã không khởi. Con cũng không tạo tác để mong sở đắc như trước nữa. Không ngồi thiền. Không niệm Phật trì chú cầu vãng sanh Tây Phương nữa (vì biết rằng đó là cái ngã vi tế vô minh ái dục. Con chỉ sống bình thường và luôn quay về soi sáng trên thân, thọ, tâm, pháp. Thấy cuộc đời rất giá trị. Thấy vui vẻ và an lạc hơn. Những tưởng từ đây khó có điều gì lôi cuốn con dính mắc và khổ nữa . Nhưng không hiểu sao hôm qua tự nhiên con lại nổi giận đùng đùng rất bản năng như một con thú. Khi sân con vẫn biết con đang sân khi hết sân con biết hết sân. Tâm lại trở lại mát mẻ như cơn sân chưa từng xảy ra.
Con chỉ muốn hỏi Thầy: tại sao con bị cơn sân bột phát nhanh và mạnh đến mức rất khó kiềm chế? Ngoài nguyên nhân lúc đó con thất niệm và khi sân lại quá chú ý vào đối tượng mà không quay trở về ngay để cảm nhận cơn sân. Con cảm thấy như là nó bùng lên từ tập khí phải không Thầy? Và nó có yếu dần và hết được không ạ? Kính xin Thầy giúp con.
Con kính chào Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-02-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Sư,
Kính sư giảng giải giúp con:
1/ Tâm ghi nhận, tâm quan sát, tâm hay biết khác nhau thế nào?
2/ Tâm hay biết cùng phát sinh cùng tâm tham hoặc sân chăng?
3/ Tầm và tứ là gì, trong thiền Minh sát có tầm và tứ không?
Con cảm ơn Sư và kính chúc Sư nhiều sức khỏe.
Con chào Sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-02-2020

Câu hỏi:

Thưa thày con xin trình pháp và mong thày chỉ dẫn thêm cho con. Con xin đảnh lễ cảm ơn thày.
Con nghe thày giảng pháp (trên Youtube) đã 3 năm nay. Khi làm việc con chú tâm vào những hành động của thân và công việc đang làm. Nhờ thế con làm việc hiệu quả hơn trước. Khi trong tâm con khởi niệm gì con cũng đều nhận biết. Con ít khi sân nhưng vẫn còn tham nhiều. Khi niệm tham khởi lên, con biết là tham. Đa phần là tham tự diệt. Tuy nhiên thỉnh thoảng tham khởi lên, con nhận biết rõ là tham nhưng con ko thể kiềm chế hoặc cứ để kệ cho tham phát khởi rồi sau đó ăn năn tự trách rằng đạo lực của con còn quá kém, rằng con còn bị thói xấu lôi kéo như thế thì thật là đáng xấu hổ.
Thày dạy: không dính mắc vào tốt, xấu. Con không hiểu rõ lắm, làm thế nào để không dính mắc ạ? Con vẫn quen chọn cách sống tốt và muốn bỏ thói xấu của con. Con làm thế có phải là dính mắc không ạ? Xin thày hoan hỉ khai thị cho con. Con cảm ơn thày.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-01-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy, trước một lời khẳng định rất chủ quan và sai lệch việc riêng tư của con ngay giữa nơi đông người, đã khiến con rất ngạc nhiên bối rối không biết nói năng giải thích như thế nào, chỉ cười cho qua chuyện. Việc này đã theo con về nhà suốt vài giờ sau đó, cuối cùng, con phải đem lời dạy của Thầy ra để suy ngẫm: "việc gì xảy ra cũng là bài học cho chính mình". Con nghĩ việc này xảy ra để giúp con thấy tâm sân, tâm nhẫn nại của con ra sao, cho con thấy cần phải thận trọng tâm ý như thể nào, cho con thấy có thể tránh làm điều ác, thường làm việc lành, nhưng để tâm thanh tịnh, tâm không động khi xúc chạm việc đời là không dễ.
Sau khi suy ngẫm như trên, con có thể xem câu nói chủ quan và sai lệch vừa qua chỉ như lời nói đùa không có cố ý, và con cũng không có ý định gặp riêng người này để giải thích điều gì.

Thưa Thầy, thái độ và suy nghĩ của con sai đúng ra sao, xin Thầy từ bi day thêm cho con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-01-2020

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy!
Thầy ơi cho con hỏi làm sao để mình có thể kìm chế được cơn giận ạ. Con không thể nào kìm chế khi con tức giận. Con biết rằng giận giữ mang lại khổ đau cho mình và cho người khác. Nhưng mỗi khi người khác làm gì không đúng ý con, mặc dù con biết giận dữ là xấu, nhưng con không biết làm thế nào để đuổi cơn giận đó đi, hay kìm chế nó cả. Mong thầy giúp con, con cảm ơn thầy nhiều ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2020

Câu hỏi:

Con kính chào Sư ạ. Con có vấn đề này, mong thầy từ bi chỉ bảo giúp con.
Hiện tại thì con đang sống và làm việc tại một nơi xa nhà, xa quê hương nơi cha mẹ con đang sinh sống. Cha mẹ muốn con về quê nhà sống và làm việc để ở gần cha mẹ. Con thì không muốn về nhà mà ở lại thành phố lớn. Vậy nếu con làm trái ý bố mẹ thì có mang tội bất hiếu không ạ?

Thứ hai, con là nhân viên y tế, làm việc phải tiếp xúc với bệnh nhân hàng ngày, thời gian đầu con rất là có tâm bi, thương bệnh nhân mang bệnh thân là đã bị khổ thân rồi, nhưng sau vài tháng làm việc, gặp nhiều bệnh nhân thái độ rất không lịch sự, thậm chí còn hạch sách, làm tâm bi của con giảm dần, và hiện nay thì hầu như không còn, chỉ còn tâm sân, tâm bất thiện thôi ạ. Sư từ bi cho con xin lời khuyên nên làm như thế nào trong trường hợp này ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-01-2020

Câu hỏi:

Con Kính chào Thầy
Tu là để thấy ra sự thật chứ không phải đi tìm bình an. Vì Tâm bình thì thế giới bình, không tìm cầu, không chế ngự tâm, mà phải tự nhiên thấy ra, trải nghiệm rồi chiêm nghiệm lại thì sẽ có được bài học thật sâu sắc.
Con thấy rõ tâm con đang tức giận, con nổi sân vì sự việc xảy ra là con không được vào nhà dù là về đúng giờ. Chờ đợi rất lâu trong tâm trạng giận dữ, sau khi vào được nhà là con la lên, rồi đập cái nón bảo hiểm xuống đất, lúc đó con thấy biết rõ ràng nhưng con không kềm chế cứ để cho bộc phát ra hết, la một hồi con thấy mình mệt mà người kia cứ bấm điện thoại ung dung. Xong con thấy sao mình ngu dữ vậy, người ta không cần mình mà sao mình phải tức giận chi cho mình mệt vậy. Nhìn lại con thấy vô thường vì mới lúc chiều thôi còn vui vẻ nói cười giờ tối lại như vậy, thấy khổ vì tủi thân khi bị người ta ích kỉ với mình. Nhưng tất cả sự việc rồi cũng trôi qua rồi cũng trở thành quá khứ, con thấy pháp đến là đến để mình học ra bài học cho mình chứ không thể né tránh được. Và học ra là thái độ nhận thức của mình về sự việc đó như thế nào, cũng bình thường thôi mà sao lúc đó mình sân dữ vậy?
Xin Thầy chỉ dạy con thêm. Cảm ơn Thầy rất nhiều.
Thầy là người thắp sáng niềm tin cho con biết chánh niệm trong cuộc sống này. Con thành tâm tri ân Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-01-2020

Câu hỏi:

Con kính bạch thầy
Con cũng mới chập chững bước vào con đường tu học, quay về quán chiếu thân tâm nhưng con thấy sự tu tập của con không tiến triển, đặc biệt là tính khí nóng nảy của con không được cải thiện. Cứ gặp cảnh là tâm sân nổi lên và không thể kiểm soát.
Con xin thầy chỉ cho con phương pháp để con nhận diện và chế ngự được cơn nóng giận, không để xảy ra hành động vô minh gây thêm đau khổ cho tâm mình và cho người khác.
Con xin cảm ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-01-2020

Câu hỏi:

Dạ con kính thưa Thầy. Con từng nghe pháp Thầy giảng dạy là người âm họ không thể hại người dương được nếu không có ân oán.
Sao con đi đến nơi nào có âm khí là con chóng mặt xây xẩm, ở nhà sáng nào ngủ dậy con cũng thấy cơ thể lạnh và khi đó con niệm Phật thì con ngáp và chảy nước mắt nhiều lắm.
Thường họ không áp vào thân thì con không có sân nhiều, nếu có thì con thấy mình có sân, nhưng khi khí âm bám vào con sân lên và khó kiềm chế lời nói suy nghĩ. Con kính xin Thầy từ bi giúp con. Con bị vậy từ khi con đi chùa và giờ con không còn đi chùa nữa chỉ ở nhà nghe pháp của Thầy thôi. Từ lúc bị vậy sức khoẻ con yếu rất nhiều, đến nỗi đôi lúc việc nhà con làm cũng không nổi. Con cũng nhìn lại mình như Thầy chỉ dạy, thay đổi những cái sai của mình.
Dạ con thành kính tri ân Thầy nhiều lắm.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-01-2020

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Sư Ông!
Xin sư Ông giúp con nhìn rõ hơn chuyện này ạ.
Con từ nhỏ lớn lên trong cảnh ba mẹ cãi nhau và ôm một nỗi sân hận với ba mẹ và hoàn cảnh và muốn trốn đi thật xa để tìm quên trong công việc và các mối quan hệ xã hội. Sau này khi được biết đến lời Phật dạy thì con hiểu rằng đó là do nhân duyên nghiệp quả của mình và phải có cái nhìn mới mẻ trong hiện tại nên có bớt đi sân hận nhưng con vẫn thấy đó chỉ là lý trí đang đánh lừa, mặc dù con cố gắng hướng mình vào khuôn khổ để đối xử với cha mẹ cho phải đạo nhưng hình như nó rất giả tạo vì sâu trong tâm con rất muốn nổi loạn để to tiếng cãi lời ba mẹ. Trước đây con đã bị ba ép làm những chuyện con không thích và bị đánh chửu thậm tệ và con đã rất ghét ba của con. Con đã thấy là với người khác con rất nhẹ nhàng nhưng với ba mẹ con, con nói như muốn hét toáng lên cho thoả bao bức xúc mà con đã chịu đựng trong những năm thơ ấu. Con ở xa ba mẹ nhưng khi có dịp con mới về, hôm nay con đã to tiếng và lên giọng với ba, lúc con sân con cảm nhận được cơn sân và sự lên giọng của mình và có quan sát nó. Sau đó con thấy mình thật xấu xa và nghĩ rằng lần sau mình phải nhẫn nại hơn. Con vẫn nghe pháp sư Ông mỗi ngày và nhìn lại thân tâm mình để điều chỉnh, xin sư Ông cho con lời khuyên để con biết chỗ sửa sai. Con kính tri ân sư Ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »