loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 70 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Sinh tử & Niết-bàn'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 07-11-2014

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy. <p>
Lúc trước có một anh bạn hỏi con (anh này chưa biết nhiều về Phật pháp) hiểu như thế nào gọi là Niết bàn, lúc đó con khá là bối rối, con trả lời theo cảm nhận của con Niết bàn là mình cảm thấy thoái mái không có tham sân hận oán ghét bất kì ai và không si. Nhưng khi trả lời xong thì con lại thấy áy náy vì không biết con nói vậy có đúng không vì con sợ hiểu sai vấn đề. Kinh mong thầy hoan hỉ chỉ dạy cho con hiểu. <p>
Chúc thầy luôn an lành và nhiều sức khỏe.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-10-2014

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy! <p>
Một giọt nước ở trong đại dương thì ai cũng hiểu, nhưng cả đại dương ở trong một giọt nước lại là điều không dễ gì hiểu được. <p>
Thưa Thầy, Khi tâm ta bung ra phủ trùm lên cả không gian và thời gian thì đó là "cả đại dương ở trong một giọt nước" có phải không ạ? Kính xin Thầy hoan hỉ chỉ dạy! Con thành kính đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-09-2014

Câu hỏi:

Kính Thầy, con cũng đã thấy được cái lòng vòng của bản ngã như bạn nào đó rồi, khoẻ rồi Thầy ạ, dù con biết khi con đang viết thế này có thể đang trở lại với vọng. Tâm đã thay đổi rất nhiều, từ lúc quay cuồng đến tuyệt vọng với những suy nghĩ về cuộc đời suốt mười mấy năm trời, để rồi nhận ra chẳng thể tìm thấy hạnh phúc gì ở bên ngoài cả, cho đến lúc tự tách được ra khỏi vọng mà ngắm nhìn, và giờ là lúc thấy bắt đầu nhàm chán những huyên thuyên thì thầm không dứt và nhìn thấy thấp thoáng tự do. <p>

Trước đây tâm vẫn hay lo sợ khi tu rồi thì không được ăn ngon, không được nghe nhạc hay, sợ cô đơn, sợ mất những kỷ niệm đẹp... Hay đọc những lời khuyến tu cũng luôn cảm giác đau khổ, buồn bã... Giờ con mới nhận ra là mọi thứ vẫn ở đấy thôi, còn lại chỉ là ảo giác, một cảm giác nhẹ tênh... <p>

Kính Thầy, như vậy là: Giữ giới - Phòng hộ các căn - Thực hành chánh niệm - Đoạn trừ năm triền cái - Và cuối cùng là các bậc thiền. Thưa Thầy bốn bậc thiền này trong kinh ghi lại có đúng không, hay chỉ là do người đời sau thêm vào? <p>

Con thấy hoan hỷ nên con trình pháp với Thầy. Kính lạy Thầy và chúc Thầy an lạc!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2013

Câu hỏi:

Bạch thầy, xin thầy giải thích giùm con câu: "Niết-bàn sinh tử thị không hoa".

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-11-2013

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ chào ngài Viên Minh! <p>
Thưa sư, con là một tu sĩ 6 hạ đang ẩn tu tại Thailand. Kính xin ngài hoan hỷ dạy cho con được rõ: Phải hiểu thế nào cho đúng, không bị lọt vào Đoạn Kiến về việc nhập Niết Bàn của Đức Phật. <p>
Con kính đảnh lễ chào Ngài. <p>

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-04-2013

Câu hỏi:

Nam Mô A Di Đà Phật.<p>
Con bạch thầy. Con là một Ni trẻ. Con xin hỏi thầy những nghi vấn trong lòng con, xin thầy hoan hỉ. Thưa thầy năm nay con 25 tuổi, con ở chùa từ nhỏ nhưng con mới xuất gia lúc 20 tuổi. Thầy ơi, mọi người đi tu ai cũng có lý tưởng, mục đích tu hành rõ ràng. Còn con sao con thấy mình không có mục đích gì cả. Đôi khi để ngày trôi qua không làm gì được cả. Đôi lúc con làm biếng, giải đãi, con biết có những việc không nên làm nhưng con lại không tự chiến thắng mình con tái phạm lần này đến lần khác. Con buồn lắm. Thầy ơi con phải làm sao đây?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-08-2011

Câu hỏi:

Thưa Thầy, nếu Niết-bàn không phải là thường, lạc, ngã, tịnh thì tại sao ta phải quay về với Niết-bàn? Con cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-12-2010

Câu hỏi:

Kính thưa sư, trong thời gian con hành pháp buông xả con hiểu Tập đế là bị bản ngã thao túng, Đạo đế là pháp hành xả bản ngã, Diệt đế là thấy các pháp như nó đang là. Con xin sư chỉ dạy thêm cho con. Con xin cám ơn sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-12-2010

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! Con đã có duyên đọc được những trang trả lời thắc mắc của các vị đồng tu khắp năm châu gởi về nhờ thầy chỉ dạy. Đây là những bài học ngàn vàng mua không nổi. Nhờ đâu mà thầy có thể thấu triệt Phật pháp một cách rốt ráo như vậy? Trong những bộ Kinh đại thừa, ví dụ như Kim Cang kinh, nếu con đọc hiểu và ứng dụng vào hoàn cảnh sống hiện tại thì như vậy có phải là con đang tu không? Xin thầy từ bi chỉ dạy thêm cho con hiểu một cách cụ thể là làm sao để buông cái bản ngã đang lăng xăng tạo tác? Đạt vô ngã tức đạt Niết-bàn phải không thưa thầy? Nói như thế có phải là con đang tham không? Con mong tin thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-11-2010

Câu hỏi:

Kính thưa Sư. Cho con hỏi: 1. Trong khóa giảng thiền Thầy nói rằng Niết-bàn ở trong tâm ta không ở đâu cả. Vậy khi Đức Phật tịch về cõi Niết-bàn mà kinh sách thường nói là ở đâu? Theo con nghĩ Niết-bàn là 1 cõi mà Đức Phật đã về ở vì Ngài đã thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác thì không thể thành tro bụi được, cũng như bên Bắc Tông quý Thầy nói cõi Cực lạc Tây phương của Đức Phật A-di-đà vậy. Theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy tu như PHẬT sẽ thành PHẬT rồi về đâu? 2. Trong phần mở đầu bài giảng thiền Thầy có nói bà hoàng hậu (con cũng không biết tên) sai người chờ Đức PHẬT kinh hành đến thành trì sẽ chửi Đức PHẬT, mà Ngài vẫn đến, sau cùng giáo hóa được họ. Trong khi đức vua cha của nàng Da-du-đà-la cũng chờ Đức PHẬT đến để chửi mà Ngài lại rẽ sang đường khác vì không muốn đức vua mang thêm nghiệp. Sao con thấy có 2 cách hành xử khác nhau thế. Vì thời giờ eo hẹp con không dám hỏi Thầy trong khóa học. Xin Thầy hoan hỷ chỉ dẫn con. Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »