loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 307 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tánh biết & tướng biết'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 14-07-2016

Câu hỏi:

Kính bạch hòa thượng, Ngài thường dạy tánh biết là thanh tịnh và biết 1 cách tự nhiên. Nếu 1 người biết tu nhưng không may bị bệnh mất trí hay bệnh quên thì khi đó tánh biết ở đâu? Họ có cảm nhận được điều gì không?
Bạch Ngài, năm nay khi nào là thời gian kiết hạ của Ngài? Đến năm 2017, chúng con có phước duyên được Ngài thuyết pháp ở USA không thưa Ngài?
Chân thành tri ân và kính chúc Ngài an khang.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-07-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con có xem môt tấm ảnh chụp lại hình Thầy vẽ trong buổi giảng ở Hà Nội vừa qua. Hình vẽ trình bày theo thứ tự ngoài vào trong là Xúc (sắc mắt), Thấy, Tưởng (Khái Niệm), Ý thức (Phản Ứng), và Tiềm thức (Lưu trữ). Và phần trong hết là Tánh biết.
Thưa Thầy có phải đó là hình trình bày về tướng biết và tánh biết không? Con thấy biểu đồ đó cũng có thể là cách trình bày về sự tương tác của ngũ uẩn: sắc (xúc), thọ, tưởng (khái niệm), hành (phản ứng) và thức (lưu trữ). Con thấy vậy có đúng không ạ?
Con cám ơn Thầy. Không biết buổi giảng đó có thu âm không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-07-2016

Câu hỏi:

Con có câu hỏi mong Thầy giúp đỡ.
Thưa thầy con vẫn chưa thông lý về Tướng nên vô sự vẫn chưa thông.
1) Tướng là do Tưởng sinh có phải là những gì mà mình gọi là: cái bàn, cái ghế...? (nó bao gồm có: hình tướng + khái niệm).
2) Tướng do tưởng sinh có phải là vọng tướng?
3) Cái mình thấy (là do giác quan tiếp xúc với trần cảnh) thuộc về giác tri, nó không có khái niệm, thấy chỉ thấy thì có phải là thực Tướng không?
4) Theo như con hiểu, khi vào sự chỉ thấy Thực Tướng KHÔNG Vọng Tướng là Vô Tướng đúng không ạ?
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-07-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, sáng suốt, định tĩnh, trong lành, có phải đó là những biểu hiện cụ thể của Tánh Biết không ạ? Có phải thực chất lời Thầy hướng dẫn là để chúng con nhận ra trạng thái của Tánh Biết? Và Thầy nêu ra 3 tính chất của trạng thái ấy là để diễn giải khế hợp với Giới Định Tuệ, vốn là ba tính chất của tu tập mà Phật tử chúng con xưa nay vẫn được giảng dạy, do đó sẽ làm cho chúng con thấy dễ hiểu hơn, và cũng dễ chấp nhận hơn có phải không ạ?
Con cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-07-2016

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy tôn kính.
Thưa thầy như con thấy cuộc đời mỗi người có 3 vị thầy và một người học trò.
1. Vị thầy thứ nhất là cuộc sống mà tâm điểm là luân hồi sinh tử phiền não khổ đau, nhờ có vị thầy này mà mỗi cá nhân trên trái đất này đến một lúc nào đó sẽ nhận ra mình không thể cứ tiếp tục chạy theo cuộc sống tưởng chừng như hạnh phúc mà sự thật lại là vô thường và phiền não khổ đau.
2. Vị thầy thứ 2 là những bật giác ngộ, ví dụ như Thầy chẳng hạn, nhờ có thầy chỉ dẫn nên con đường trở về với sự thật nhanh và chính xác. Nếu không có những vị thầy này thì không biết mỗi người phải mày mò đến bao lâu và không biết đến bao giờ mới hiểu ra được những bài học kỳ diệu mà pháp mang đến.
3. Vị thầy thứ 3 là bản ngã ảo tưởng nơi mỗi người. Tánh biết nhận ra sự thật là nhờ thấy ra bàn ngã ảo tưởng, thấy ra sự lầm lạc của bản ngã, thấy ra bàn ngã 100% là giả, nhờ vậy mà tánh biết nhận ra thế nào là vô ngã.
Người học trò mà con muốn nói chính là tánh biết.
Thầy dạy cho con rất nhiều về việc thấy pháp bằng thái độ vô ngã thông qua các bài giảng ở mục pháp thoại. Con xin trình bày thêm về đề tài “thấy’
Thấy pháp hay thực chứng pháp là điểm khởi đầu cho cuộc sống quay về, một cuộc sống hoàn toàn mới. Tiến trình thấy pháp với con có 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 là giai đoạn tánh biết thấy pháp nhưng vẫn có bản ngã chen vào, giai đoạn này là giai đoạn mang tính giáo dục bản ngã để bản ngã nhận ra sai lầm và xác định chính xác bản ngã là nguyên nhân gốc rễ của phiền não khổ đau chứ không phải đối cảnh bên ngoài.
- Giai đoạn 2 là giai đoạn tánh biết có thể độc lập thấy vận hành của bản ngã, ở giai đoạn này bản ngã dễ dàng bị phát hiện, bản ngã dần nhỏ nhoi và nhường chỗ cho tánh biết hoạt động. Khi tâm thực sự định tĩnh thì chỉ còn lại là tánh biết thấy các pháp và thấy bản ngã sinh, diệt. Con nhận thấy hoạt động đời sống là hoạt động tự nhiên, bản ngã chỉ chen vào đánh lạc hướng trong một phạm vi nào đó chứ bản ngã không bao trùm hết đời sống của bất kỳ ai, dù người đó không biết tu hay đang phiền não khổ đau. Ví dụ như một người đang đi thì hoạt động đi thực chất là hoạt động vô ngã, bản ngã chỉ chen vào gây ra chút rắc rối, vì vậy cho nên ít ai có thể chánh niệm trên hoạt động đi. Tóm lại khi bản ngã vắng mặt thì mọi hoạt động đời sống không hề thay đổi, chỉ có thái độ thay đổi, cho nên lúc này pháp tự vận hành và không có tôi hoạt động… Chánh niệm không phải là một nỗ lực quan sát thân, thọ, tâm, pháp mà chánh niệm là không có bản ngã chen vào, khi không có bản ngã chen vào thì tất yếu sẽ chánh niệm, tỉnh giác và đương nhiên là chánh niệm tỉnh giác trên thân, thọ, tâm, pháp vì thế giới của mỗi người chỉ có vậy.
Con xin cảm ơn Thầy vì đã đọc trình pháp hơi dài của con. Con chúc Thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-07-2016

Câu hỏi:

Con xin chào Thầy.
Con có câu hỏi này mong Thầy giúp đỡ.
Khi thiền tuệ tánh biết biết "cái đang là..." có nghĩa là tâm vô niệm vô ngôn nhưng tánh biết rõ ràng vẫn thấy TƯỚNG, vậy con muốn hỏi là khi thiền làm sao mà thấy được Vô Tướng?
Con xin chân thành cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-06-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy.
Thầy cho con hỏi có phải thái độ của mình là dụng của tánh biết đúng không ạ? Nó rất là khó thấy, phải thường xuyên chánh niệm tỉnh giác thì từ từ mới nhìn thấy rõ được phải không Thầy?
Con cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2016

Câu hỏi:

Nhân tiện có bạn hỏi: "khi một mình thì tinh tấn chánh niệm tỉnh giác dễ hơn khi giao tiếp". Con xin hỏi tiếp thắc mắc tương tự mong Thầy giải đáp:
- Khi làm việc trên máy tính, con thường có sự tập trung chú ý một cách tự nhiên, cái này có được coi là chánh niệm không?
- Cũng là việc trên máy tính nhưng khi có một ý thức chủ tâm "chánh niệm" thì hình như mất đi sự tự nhiên của việc chú tâm làm việc. Trường hợp này có phải thường gặp ở những người đang bước đầu học tập như con không, làm sao để mất đi ý thức chủ tâm về "chánh niệm"?
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy!
Thầy có giảng tấm thân này gồm có 6 yếu tố: Tứ đại, Hư không và Tánh biết. Vậy thành tố "Hư Không" có đặc tính như thế nào trong thân?
Thầy giảng thêm cho con về "tánh biết". Nó có phải là một tâm sở giống như các tâm sở khác không?
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-05-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! <p>
Thưa thầy! Thầy cho con trình lên thầy về sự nhận thức của con trên đường tu tập. Mong thầy lắng nghe và chỉ dạy cho con thêm. Con chân thành tri ân thầy! <p>
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta có vô vàn duyên cảnh thuận nghịch với thân tâm mình và chúng ta phải sống với chúng như một thể hòa hợp thì mới có sự ung dung tự tại, như thầy hay nói "ung dung trong ràng buộc", sự ràng buộc ở đây không phải cảnh trần bên ngoài mà ở ngay ý phân biệt bất giác bên trong chúng ta. Thực sự cảnh bên ngoài là sự vận hành của pháp thuận nghịch, thật sự nó rất hoàn hảo, trong thuận có nghịch mà trong nghịch có thuận, chỉ ở chỗ có khéo nhận biết và sống với pháp thôi. Tức khi duyên với cảnh bên ngoài cái sự phân biệt bắt đầu làm việc cho thế là sai-đúng, tốt-xấu,... sự phân biệt đó đưa đến sự động tâm và vọng theo ý phân biệt đó mà có hành động tạo tác tiếp theo, mà mất đi sự sáng suốt của sự giác tỉnh và dẫn đến sân hay hỷ mà có hành động theo vọng tâm ấy. Nhưng khi xúc chạm cảnh ý thức phân biệt phát sinh mà nhận thấy đang có phân biệt đúng-sai, tốt-xấu,... tự nhiên ta bật cười trong tâm mình một nụ cười nhẹ nhàng và không còn là tốt hay xấu nữa mà chỉ là nên hay không nên làm cho hợp với đạo mà thôi, lúc đó tâm trở nên định tĩnh sáng suốt không còn sự dính mắc bởi ý phân biệt nữa. <p>
Thật sự tâm của chúng ta ngày ngày niệm niệm liên tục không ngưng nghỉ do ý thức luôn làm việc, nếu diệt niệm mà trú trong định vô niệm thì khi xúc chạm việc đời liệu có diệt hết niệm được không? Các giác quan có duyên với cảnh thì niệm sinh, ta không thể trừ hết niệm, giống như có gió tiếp xúc với cành cây thì cành cây đung đưa thôi, ta đâu thể ngăn gió tiếp xúc với cành cây được vì điều kiện tự nhiên thì cây đâu sống thiếu gió được, cũng như chúng ta không thể sống mà không tiếp xúc bất kỳ cái gì trên thế gian này, chúng ta không thể mãi trú trong thiền định và cũng không thể hủy hoại thân này của chúng ta được. <p>
Vậy thưa Thầy! Thầy cho con hỏi, khi niệm sinh khởi ta biết niệm đang có và không vọng theo đó là sự giác tỉnh và không bị vọng dẫn đi mà tạo tác hành động. Lúc đó, có định của sự định tĩnh, có sự sáng suốt của giác tỉnh nhưng không trụ lại tức không lìa (diệt) niệm mà thấy nó như thực như vậy có phải là bản thể của Tự Tánh không ạ? <p>
Con cảm ơn thầy đã lắng nghe và hướng dẫn thêm cho con. Con xin tri ân Thầy!
Con, kính chào Thầy!

Xem Câu Trả Lời »