loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 661 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tinh tấn chánh niệm tỉnh giác'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 17-06-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
- Chánh kiến, tỉnh giác, tuệ tri. Ba từ này giống nhau vì đều có nghĩa là hiểu biết rõ ràng phải không ạ?
- Chánh niệm khi kết hợp với tầm tứ thì đưa tới định, còn khi kết hợp với tỉnh giác thì đưa tới tuệ. Trong thiền tuệ khi chánh niệm - trọn vẹn với thực tại thì đồng thời tỉnh giác xuất hiện. Hai pháp này khi đó gắn kết hòa vào với nhau chứ không phải có chánh niệm - trọn vẹn mà lại không có tỉnh giác hay ngược lại. Do vậy khi tập thì tâm biết tự nhiên chứ mình cũng không thể chia ra đâu là chánh niệm hay đâu là tỉnh giác. Con hiểu như vậy có đúng không ạ?
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2016

Câu hỏi:

Nhân tiện có bạn hỏi: "khi một mình thì tinh tấn chánh niệm tỉnh giác dễ hơn khi giao tiếp". Con xin hỏi tiếp thắc mắc tương tự mong Thầy giải đáp:
- Khi làm việc trên máy tính, con thường có sự tập trung chú ý một cách tự nhiên, cái này có được coi là chánh niệm không?
- Cũng là việc trên máy tính nhưng khi có một ý thức chủ tâm "chánh niệm" thì hình như mất đi sự tự nhiên của việc chú tâm làm việc. Trường hợp này có phải thường gặp ở những người đang bước đầu học tập như con không, làm sao để mất đi ý thức chủ tâm về "chánh niệm"?
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
Sau khi nghe qua vài bài giảng của Thầy con hiểu như sau:
Chánh niệm tỉnh giác = Trọn vẹn tỉnh thức trong hiện tại. Tỉnh giác bất cứ cái gì khởi trên nhận thấy và biết sự hiện diện của nó không cần tìm hiểu xem đề mục thuộc loại nào hay chọn đề mục nào để quan sát. Dù cái gì nổi lên trong 4 xứ này, thì chỉ cần chánh niệm tỉnh giác, ghi nhận để khỏi tham đắm, dính mắc hoặc ưu phiền sân hận trên đối tượng mà mình đang quan sát này. Ðể khỏi bị tham, sân, si chi phối phải tinh tấn chánh niệm tỉnh giác.

Nhưng thưa Thầy, hình như cái Thầy nói là chánh niệm, trong Bát Chánh Đạo có Chánh Định tức là Tứ Thánh Định... Xin hỏi Thầy tu tập chánh niệm như vậy đến khi nào mới có thể tu tập Tứ Thánh Định ạ?
(Theo con hiểu Thiền ngoại đạo khác với Tứ Thánh Định của PG)

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-06-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy, cho con hỏi, sao con thấy khi chỉ có một mình thì tinh tấn chánh niệm tỉnh giác dễ hơn rất nhiều khi giao tiếp với người khác?
Con cảm ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-06-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con cho là con còn thiếu trải nghiệm nên con chủ động đi tìm, như vậy là sai không thầy, vì đó bắt đầu từ sợ hãi nên tìm xong cũng quay về với chính mình. Nhưng nếu để hết mọi thứ tự nhiên cho pháp dẫn dắt rồi sinh ra ỷ lại cũng không đúng, vậy mình nên chủ động hay bị động thế nào? Xin thầy chỉ bảo giúp con, con xin cảm ơn thầy và chúc thầy nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-05-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, con thiền hay bị cứng hàm răng, và cả mũi của con cũng hơi cứng, thỉnh thoảng nó cứ đưa qua đưa lại, trong khi con chỉ thiền quán thân thọ tâm pháp chứ không chú tâm bất cứ thứ gì. Hoặc là con đọc sách hay nghe pháp hay làm gì thì cũng tương tự như vậy, khi ít vọng tâm là nó tự định con không có ý định gì cả. Nhưng con không biết tại sao hay bị cứng hàm và cả sống mũi. Thầy có thể chỉ cho con biết con sai chỗ nào không. Con xin tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-05-2016

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy! <p>
Thưa Thầy, hôm trước con có gặp lại một cô cùng tham dự khoá thiền thứ 15 với con, cô chia sẻ là lúc tham sân si cô biết cô tham sân si nhưng nguyên nhân dẫn đến tham sân si thì cô quan sát hoài không thấy. Con biết mình chưa thể chia sẻ những trải nghiệm của mình làm sao để cô có thể hiểu mà không bị rối nên con khuyên cô nên vào mục hỏi đáp trên trang trungtamhotong.org để đặt câu hỏi và được Thầy hướng dẫn. Hôm nay con xin phép chia sẻ điều này lên mục hỏi đáp với những gì con thấy ra hi vọng có thể giúp ích phần nào cho cô ấy và nếu như có điều gì đó cần điều chỉnh xin Thầy chỉ dẫn thêm cho con ạ. <p>
Thưa Thầy, từ khi con biết ứng dụng Thận trọng chú tâm quan sát trong đời sống một cách đúng đắn con dần phát hiện ra nhiều điều mới mẻ nơi mình. <p>

Nguyên nhân dẫn đến tham sân si đó là thói quen trong đời sống, thói quen của nhận thức, chính những thói quen này tạo nên những hành động cho là, nên là, phải là... với mong muốn mọi sự đạt được như ý. Mới đầu nghe Thầy hướng dẫn Thận trọng chú tâm quan sát bằng ví dụ uống nước, thời điểm đó con hiểu và áp dụng trong đời sống của con là làm việc gì thì chú tâm thận trọng quan sát trong việc đó như rửa bát, nấu cơm... Thời gian đầu là sự Thận trọng chú tâm quan sát của lý trí nhưng hành một thời gian đi vào tự nhiên không có sự cố gắng nhắc nhở từ lý trí, rồi hành thêm một thời gian nữa thì tâm con mở ra nhận thấy Thận trọng chú tâm quan sát không phải chỉ là trên một việc, một đối tượng nhất định nào mà là Thận trọng chú tâm quan sát tổng thể của thái độ tâm trong đời sống. <p>

Khi con trở về Thận trọng chú tâm quan sát nơi thái độ tâm con dần phát hiện ra trước nay con toàn sống ảo, ảo trong công việc, ảo trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, ảo trong mối quan hệ vợ chồng... Lúc đầu sẽ thấy những nguyên nhân thô, từ từ sẽ phát hiện ra những nguyên nhân vi tế hơn và đó là một quá trình quan sát, chiêm nghiệm trong đời sống của chính mình. Tu là không phải là một điều gì to tát, lớn lao, chỉ đơn giản là trở về quan sát thái độ tâm nơi mình rồi từ đó tâm sẽ tự mở ra phát hiện nhiều điều vô cùng thú vị nơi chính mình, và nơi cuộc sống thực tại. <p>
Thưa Thầy, đôi lời chia sẻ của con, con cảm ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-05-2016

Câu hỏi:

Con xin thành tâm đảnh lễ thầy. Mong quí thầy cô lúc nào cũng dồi dào sức khỏe. <p>
Đợt rồi khi thầy nói con nên quên hơi thở đi mà chỉ tập trung vào sự thở vào thở ra của thân, kèm với việc ngủ đủ giấc. Con đã cố gắng thực tập 2 điều trên kèm với tiếp tục thực hiện chánh niệm và buông xả theo lời thầy, con ghi nhận các điều sau đây: <p>
1. Trước kia lúc nào cũng cố gắng tập trung vào hơi thở nên con rất mệt và nhức đầu, giờ này con chỉ chú tâm nhẹ nhàng vào thân với sự thở ra thở vào nhẹ nhàng nên nó rất dễ chịu và nhẹ nhàng.
Nhưng đôi lúc con thấy nó kỳ kỳ, vì hồi trước chú tâm miên mật thì nó rất an lạc, còn bây giờ con cứ có cảm giác là nhẹ nhẹ, nhàn nhạt như ăn cơm trắng.
Xin thầy cho biết con phải làm sao? <p>

2. Con vẫn thực tập sự chánh niệm và buông xả theo lời thầy, con thấy khi con ăn cơm, đánh răng hoặc mặc quần áo thì con tập trung tự nhiên vào những công đoạn trên hơn, không còn phải cố sức như trước nữa. Và con cũng thấy rằng chánh niệm là hạnh phúc, suy nghĩ lăng xăng là khổ. Khổ nỗi con vẫn thích lăng xăng, và tự tạo ra những việc lăng xăng... <p>
Xin thầy cho con biết con nên làm gì tiếp theo ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2016

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ thầy. <p>
Thưa thầy, xin thầy cho con hỏi: hàng ngày con vẫn thường thực tập chánh niệm tỉnh giác, qua quá trình thực tập con hiểu biết thêm về cách hoạt động của tâm mình. Trong quá trình đó con thấy ra, đôi khi mình quá chú tâm lại không hay. Nó làm mình mệt mỏi và quên mất bản thân mình lúc đó. Chú tâm quá mức làm cho mình "đánh mất" hiện tại. Con nghe lại pháp thoại và đọc trên mục hỏi đáp thì thấy vấn đề của con có thể là ở chỗ con chú tâm qua mức mà chưa vô tâm. Nhưng mong muốn vô tâm là đã sai rồi phải không ạ? Chỉ có thể cứ thế mà vô tâm thôi thì nó là vậy. <p>
Con còn thắc mắc là trong câu "thận trọng, chú tâm, quan sát" thì chú tâm ở đây là thế nào ạ? <p>
Khi con làm việc thì nên dụng tâm thế nào cho phải ạ? <p>
Con thấy khi mình thoải mái nhẹ nhàng thì rất sáng suốt, việc gì cần biết sẽ tự biết, cần làm thì tự làm. <p>
Con còn nhiều suy tư chưa được rõ ràng, xin thầy tháo mở gút mắc cho con ạ. <p>
Con thành kính đảnh lễ thầy, con xin Tam Bảo gia hộ cho thầy nhiều sức khỏe để chúng con có nơi nương nhờ, thắc mắc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-05-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, <p>

Con thực hành thiền đi được khoảng 1 tháng vào buổi tối. Như Thầy dạy, con tập đi trong chánh niệm - bình tĩnh - thận trọng - sáng suốt (ngoài ra các sinh hoạt hàng ngày con đều ý thức làm như vậy). Tuy nhiên, con nhận thấy có nhiều vọng niệm sinh khởi và nhận thấy mất chánh niệm. <p>

Con niệm danh hiệu Phật Thích ca Mâu ni tương ứng cho mỗi bước chân mình đi thì có được không và nếu vẫn không yên (mất chánh niệm) thì làm thế nào? <p>

Mong Thầy hoan hỉ chỉ dạy!

Xem Câu Trả Lời »