loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 661 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tinh tấn chánh niệm tỉnh giác'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 12-09-2019

Câu hỏi:

Dạ, bạch Sư Ông.
Con xin Sư Ông cho con mấy chữ ngắn gọn về Tinh Tấn, Chánh Niệm, Tỉnh Giác để con nhớ và hành theo ạ.
Con cảm ơn Sư Ông ạ.
"Pháp hộ trì người trì Pháp"
Con Pháp Hữu, kính thư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-08-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy, con xin được thầy chỉ rõ soi sáng giúp con.
Con có duyên đươc nghe pháp thoại của thầy, con thấy ra nhiều thói quen xấu, con nhận biết được mà chưa sửa đổi được thầy ạ. Đôi khi con bị mâu thuẫn: chỉ quan sát thấy biết nhưng sau không sửa được con lại giận mình. Đặc biệt có 2 thói quen xấu đang ảnh hưởng đến cuộc sống của con và gia đình nhiều, đó là: thói ham ăn, không quan trọng là ăn món gì nhưng con luôn bị ý nghĩ về việc chuẩn bị món ăn luẩn quẩn, vướng bận trong đầu, ngay cả khi con không đói thầy ạ.
Bên cạnh đó, những lần con gái con không như ý muốn của con (cách cháu cư xử hay cáu giận, cục tính, nghịch ngợm) con lại rất bực và buông những câu nói nặng lời (dù con biết rằng cháu chính là tấm gương phản chiếu hồi nhỏ của con và lỗi do con khi con mang bầu bé, con thường hay cáu giận, stress vì những vô minh không hiểu biết mà con chán ghét cáu giận mọi người, điều đó ảnh hưởng rõ rệt lên tính cách của cháu). Những khi yên lặng, bình tâm con thấy rất day dứt nhưng khi bị cuốn vào sân, con lại cáu gắt, buông lời khó nghe, dằn vặt cháu.
Xin thầy chỉ giúp cho con sửa được những thói quen xấu này. Con nghe Pháp thầy có nói đến niệm bất tịnh, niệm tâm từ nhưng con không biết bắt đầu từ đâu và cách làm đúng. Mong thầy chỉ giúp con. Con kính chúc thầy sức khỏe an vui cho chúng con được hưởng những phước báu thầy chia sẻ ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-08-2019

Câu hỏi:

Thầy cho con hỏi là trong ba yếu tố: tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác.
- Tinh tấn là trở về với thực tại.
- Chánh niệm là trọn vẹn với thực tại.
- Tỉnh giác là thấy biết rõ ràng thực tại.

Nó liên hệ như nào với một vấn đề mà Đức Phật nói là bước tới thì bị cuốn trôi, dừng lại thì bị nhấn chìm và ngay đó Như Lai ra khỏi bộc lưu. Câu của Đức Phật nói như vậy với ba yếu tố tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác mà thầy đã dạy và khai thị cho chúng con nó có liên hệ với nhau không? Và nó tương giao với nhau không?
Con xin thành kính đảnh lễ và tri ân thầy rất nhiều.
Con đệ tử của thầy: Tâm Thiện Tánh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-08-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, xin Thầy cho con cho con lời khuyên. Con nghe và hiểu Thầy giảng trọn vẹn với thực tại là gì. Nhưng đến giờ này vẫn chưa thực sự biết cái gọi là ứng dụng tánh biết vào sinh hoạt hằng ngày. Ngoại trừ lúc ngồi buông xả thư giản thì con thấy được các cảm thọ khởi lên nhưng không phản ứng thì nó mất đi. Nhưng con chỉ thấy được giai đoạn nó sinh lên, trụ lại, còn giai đoạn nó trụ lại bao lâu rồi diệt đi lúc nào thì tâm con buông lung nên không thấy. Con có nên lúc buông xả thư giãn nếu có cảm thọ hay suy nghĩ thì cố ý hướng tâm tới nó để quan sát nó một cách trọn vẹn để thấy ra sự sinh diệt của nó hay không?

Vấn đề thứ hai, như con nói con vẫn chưa thực sự hiểu ứng dụng tánh biết một cách tự nhiên vào đời sống là như thế nào. Con thử thận trọng chú tâm quan sát trong từng việc thì có vẻ như là cố làm vậy nên được một lúc thì tâm lại buông lung quên mất. Một phần tập khí của con là người cẩu thả, sống bừa bãi, rất dễ buông lung phóng dật. Vậy cho con hỏi nếu con chưa vào được thận trọng chú tâm quan sát nhưng trong mọi việc cuộc sống hằng ngày con cố ý làm chậm lại để tạm thời đối trị tập khí sống cẩu thả hấp tấp nóng vội bụp chụp có được không?

Và xin Thầy hướng dẫn chỉ con cách nào để thâm nhập vào được ứng dụng thận trọng chú tâm quan sát một cách tự nhiên, vì con nghe thì hiểu nhưng không hiểu phải làm như thế nào để thấy ra được điều này.
Con xin thành kính tri ân Thầy!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-08-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy, trước đây con nghĩ rằng cứ chánh niệm trong tâm là đủ, bây giờ con phát hiện chánh niệm cả trong lời nói và hành động cũng không kém quan trọng. Lúc trước con lờ mờ cũng đã nghe thầy giảng điều này rồi nhưng chưa đủ khả năng để thực hành. Giờ con đã lò mò được lối ra, còn một chặng đường dài phía trước nữa nhưng con vẫn hoan hỷ. Cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-08-2019

Câu hỏi:

Thầy ạ. Mấy hôm nay con cảm thấy vui vui, chắc cũng do hoàn cảnh thuận theo ý con nên lực chánh niệm của con tăng đáng kể. Đứng trước các bài học do Pháp mang đến con không đưa bản ngã ra phán xét, mà quyết định dựa trên tinh thần vô ngã vị tha. Con thấy ra Pháp thật từ bi, ngày đêm mang đến các bài học để mình sống trí tuệ và đạo đức hơn. Con cảm ơn Thầy đã đọc chia sẻ của con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2019

Câu hỏi:

Con kính thưa Thầy.
Khi bình thường con trở về được với tâm rỗng lặng trong sáng. Đối với người ngoài xử tệ với con thì con dùng tâm rỗng lặng trọn vẹn được dễ dàng. Nhưng hôm qua con của con nói với con một câu hỗn trong lúc con mới đi làm về đang ở trong trạng thái mệt mỏi, buông lỏng chánh niệm nên tâm sân của con khởi lên và nhanh chóng bốc lên. Cũng chỉ vì bản ngã vi tế bén nhạy bám vào tâm sân rồi bản ngã muốn thể hiện mình thông minh, mình là người bố phải chịu vất vả nuôi con mà con lại bất hiếu với mình. Chính vì vậy bản ngã mới làm cơn sân bùng phát và cơn sân dường như đẩy bản ngã vào ngõ cụt thôi thúc bản ngã đáp trả bằng cách ít nhất là quát lại con thì mới giải tỏa được. Nhưng may thay lực chánh niệm của con đến kịp nên đã giải tỏa được cơn sân mà không phản ứng gì với con của con cả. Có thể con không phản ứng gì thì cũng sai trong tục đế. Sau đó con nghĩ lại một mặt trong bất kỳ lúc nào mình cũng luôn sống chánh niệm tối đa, một mặt khi gặp tình huống bất ngờ như trên thì cần phát huy lực chánh niệm để trọn vẹn với cơn sân ngay thì sẽ hóa giải được nhanh chóng và dễ dàng hơn. Muốn vậy thì cần thêm sự nhẫn nại và ngay khi thấy sân nổi lên thì không thể hiện sự thông minh lăng xăng tìm cách giải quyết, cứ tạm gọi lúc đó mình là người ngu đi thì mình mới độ được khổ ách của mình. Con nghĩ vậy có gì sai không ạ. Con mong Thầy cho con lời khuyên. Con kính chúc Thầy thân tâm luôn an lạc ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-08-2019

Câu hỏi:

Kính thầy, khi chưa thấy thì bị cuốn theo thích và muốn, cách để đối trị là cứ làm ngược lại nhưng sau đó khi bị cuốn sẽ thấy ngay đang bị cuốn thì tâm bình thường trở lại không cần làm ngược lại nữa, sự cảnh giác là rất quan trọng. Con cảm ơn thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-07-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con kính đảnh lễ thầy.
Con có câu hỏi về tu tập tứ niệm xứ xin thầy hoản hỷ giải đáp cho con.
Khi mình dùng định lực để suy nghĩ một vấn đề gì đó (vd tập trung giải bài toán) thì có cần phải chánh niệm thấy lúc suy nghĩ không. Vì nếu có chánh niệm thì có phải là phân tâm không. Theo con suy luận thì việc suy nghĩ là công cụ, còn việc dùng công cụ thực hiện cho ý đồ gì là do tâm gì, thì cần phải quan sát. Khi quay lại không phải chú tâm suy nghĩ, thì tâm thả lỏng để quan sát tâm, còn khi chú tâm suy nghĩ thì khó để vừa chú tâm vừa chánh niệm quan sát. Mà khi có sự chú tâm thì có lẽ là không có tâm tham sân si, chỉ khi dừng chú tâm thì các loại tâm bất thiện mới chen vào. (Có đúng không thầy?). Con nghĩ bản ngã sử dụng sự chú tâm để phục vụ cho nó, chứ bản thân sự chú tâm thì là trung lập. Nhưng con không biết là nếu chú tâm mà không có chánh niệm trong lúc chú tâm để suy nghĩ vấn đề thì có sai không. Con xin thầy giải thích cho con. (Câu hỏi chú tâm của con trong định và khác với chú tâm trong cẩn thận chú tâm quan sát mà thầy hay dạy chúng con.)

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-07-2019

Câu hỏi:

Dạ, Thầy cho con xin lỗi con cứ hỏi lẻ tẻ như vậy là vì con đang nghe Pháp Thầy giảng nên chỗ nào con không hiểu con liền hỏi.
Thầy cho con hỏi thận trọng chú tâm quan sát, ban đầu tâm mình cứ buông lung đi thì mình cần tác ý để tâm quay lại trọn vẹn với hành động để thấy mình đang thận trọng chú tâm quan sát hay không? Còn về tinh tấn chánh niệm tỉnh giác thì khi bị vọng tưởng kéo đi rồi con sực tỉnh để đưa tâm về thực tại, nhưng trong quá trình tâm này con thấy có cảm giác lờ mờ là khi con sực tỉnh thấy mình buông lung vọng tưởng thì việc quay lại có sự tác ý của bản ngã để dừng vọng tưởng đó lại hơn là sực tỉnh để quay về thực tại một cách tự nhiên. Làm cách nào để quay lại một cách tự nhiên mà không cần tác ý bản ngã để dừng lại ạ? Dạ con xin cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »