loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 661 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tinh tấn chánh niệm tỉnh giác'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 06-12-2019

Câu hỏi:

Kính gởi sư ông,
Con được nghe sư ông giảng về cách nhìn trọn vẹn khi tham, sân nổi lên. Con không hiểu cách nhìn trọn vẹn này là thế nào mới trọn vẹn. Con xin trình bày cách của con mong sư ông xem xét và chỉ bảo cho con rõ. Những việc mà con tạm gọi là "khổ" (có cả buồn và vui luôn). Khi có 1 việc đến với con, con sẽ nhìn nhận 1 cách thật công tâm, sau đó con phân tích tại sao con buồn (hay vui). Cái cảm thọ này có phải làm con ghét (thích) do chạm vào bản ngã của mình không. Nếu như cảm thọ vui thì con sẽ tự phân tích 1 mình và trả nó về thực tại 1 cách dễ dàng, còn khi cảm thọ buồn thì con phân tích tiếp: nếu buồn do người ta hiểu sai về con (hoặc ai đó) thì con sẽ tìm cách cho họ hiểu đúng, cách này con thấy "rút ngắn" thời gian hiểu lầm, hờn giận, nhưng rất tốn thời gian và nói chuyện nhiều (giống như thanh minh, làm con mệt, mỏi miệng), nhưng được cái là mọi người vui vẻ hiểu nhau và dần dần cũng bớt chuyện (bớt pháp). Còn chuyện buồn là thật sự do con gây ra thì con cũng phân tích xem tại sao con làm vậy, chia chẻ nhỏ ra để thấy thật sự mình sai ở chỗ nào mà tự sửa chữa.
Nói chung là con không im lặng nhìn sự việc một cách hoàn toàn, mà tùy vào sự việc đến với con, cần nói, cần phân tích thì con cứ tích cực làm sao cho nó nhỏ đi nhất có thể. Sư ông cho con hỏi:

1. Việc con phân tích, chẻ nhỏ đó được gọi là gì, và như vậy thì kết quả lâu dài là ra sao, có tốt không sư ông?

2. Con hiểu cái nhìn trọn vẹn mà sư ông nói là sự im lặng, nhìn nhận có phải không ạ? Nhưng có 1 số sự việc trong cuộc sống mà im lặng thì sẽ đem lại hậu quả lớn cho cuộc sống người đó ví dụ như con thấy chị dâu con bị hiểu lầm, nếu con không lên tiếng giúp thì chị và các anh, chị em sẽ hiểu lầm, ghét nhau, dần dần trở thành hiềm khích bằng mặt mà không bằng lòng... mà người đời gọi là thành kiến (các mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu, anh chị e dâu, rể...) cũng xuất phát từ các thành kiến, sự im lặng, nhẫn nhịn nhau mà thành, và con là người trong nhà phá đi cái thành kiến này khi con học đạo, và anh em nhà con ít có chuyện giận hờn, nói xấu nhau (chí ít là đối với con, họ không dám nói xấu ai khi có con, con cũng không biết là họ "sợ" con giảng đạo hay sợ con "phân tích" hay thật sự là hiểu nhau... Nhưng có con là họ bớt nói xấu nhau.

3. Mẹ con qui y hơn 30 năm (theo Tịnh độ). Khi ba con mất mẹ con xuất gia (làm lễ cạo tóc) nhưng vì mẹ già 70 tuổi nên vẫn ở nhà. Hàng ngày bà đọc sách, và niệm Phật và mong muốn vãng sanh. Bà chỉ đọc những sách nói về cảnh tịnh độ, của những quý sư tu tịnh độ, không coi sách bất kỳ của sư thầy nào khác (thiền, mật...), hễ sách nào ai nói hay là bà hỏi thầy đó tu gì, nếu mẹ biết không phải tịnh độ là nhất định không xem, nên con khó "dụ" bà nghe pháp sư ông giảng dù rất hay, rất dễ hành (con xin nói thêm là mẹ con sinh 1942, là nữ sinh trường Trịnh Hoài Đức xưa kia chứ không phải "bà già trầu" không hiểu biết, thế mà theo tịnh độ gần 40 năm giờ gần như lẩm cẩm luôn rồi sư ông ạ). Nhìn mẹ mà con xót xa quá. Con phải làm sao giúp mẹ đây, sư ông cứu con?
Con cám ơn sư ông nhiều lắm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy!
Con xin trình pháp ạ.
Theo cái thấy của con thì Tinh tấn chính là cùng ý nghĩa với “con đường trung đạo”.
Tinh tấn là không phóng dật, không chạy theo cái ta tham, sân....là buông mọi ý đồ tạo tác của bản ngã, chỉ để yên mà thấy.
Để yên mà thấy không có nghĩa là chỉ ngồi không không làm gì, chỉ ngồi nhìn. Bởi vì như thế gọi là làm biếng thì đúng, không phải tinh tấn.
Tinh tấn cũng ngược lại với giải đãi. Ngược lại với giải đãi không phải là nỗ lực cố gắng để chống lại giải đãi. Trong trường hợp này thì phải tuỳ vào từng tình huống cụ thể. Nếu lúc nhận ra đang giải đãi là lúc đang nghỉ ngơi không có gì cần giải quyết thì chỉ cần quan sát lại xem giải đãi nó đang như thế nào, nếu không được thì chỉ cần thấy đang giải đãi là được. Nếu đó là lúc có việc cần giải quyết thì phải tuỳ mức độ cần cố gắng của công việc đó để cải thiện bằng nhiều cách, như con thì con thường đi pha cà phê uống để tăng thêm sự tỉnh táo.
Như vậy Tinh tấn chính là trung đạo, không thiên bên này, cũng không thiên bên kia. Vậy nên sẽ không bị mắc vào bờ này hay bờ kia.
Nếu con có chỗ nào sai xin Thầy chỉ ra giúp con ạ.
Con xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-11-2019

Câu hỏi:

Thầy kính,

Con đã đọc nhiều lần 2 cuốn sách Thầy viết “Sống Trong Thực Tại” và “Thực Tại Hiện Tiền”, con thấy trân quý và biết ơn Thầy vô cùng. Con mới bước vào tu học mấy năm nay nên sự hiểu biết và trải nghiệm còn rất hạn chế. Con mong Thầy giải thích thêm cho con về chức năng và sự vận hành của Chánh Niệm và của Ý thức.
Trước nay con vẫn hiểu Chánh niệm là Ý thức, nay con đọc lại đoạn dưới đây Thầy dạy Chánh Niệm và Tỉnh Giác luôn đi cùng nhau và Tỉnh giác không chỉ giới hạn trong phạm vi Ý thức. Như vậy con hiểu trạng thái Chánh Niệm và Tỉnh Giác là tâm buông xả, không còn phân biệt chủ thể và đối tượng nhận thức, không cần tập chú (trụ) vào cụ thể một đối tượng nào có đúng không ạ? Còn khi ý thức một đối tượng nào thì tâm ta vẫn còn phân biệt có đúng không ạ? Phân biệt với trạng thái vô thức thì thế nào ạ?
Con kính mong Thầy chỉ dạy và dẫn ra ví dụ trải nghiệm nào đó để con được hiểu rõ hơn và có thể tự quan sát thực chứng được. Con cảm ơn Thầy nhiều ạ
Con, Hoàng Lan

“Bạn cần lưu ý là hai yếu tố chánh niệm và tỉnh giác không thể tách rời nhau trong thiền Vipassanā, nên nhiều người cho rằng hai yếu tố này không có gì khác biệt. Thực ra, tuy chúng hỗ trợ cho nhau và có chung một đối tượng thực tánh, nhưng có đặc tính và chức năng hoàn toàn riêng biệt. Chánh niệm là tâm trọn vẹn với đối tượng thực tại (không còn năng sở), trong khi tỉnh giác thấy biết đối tượng ấy một cách trung thực và trong sáng (không còn tư niệm). Như một tấm gương, hướng vào đối tượng đủ vững vàng và trọn vẹn, thì lập tức phản ánh rõ ràng trung thực đối tượng ấy. Tấm gương quay qua hướng khác ví như thất niệm, tấm gương bị rung động ví như tạp niệm, và mặt gương không bằng phẳng ví như vọng niệm, thì không thể soi thấy vật gì rõ ràng trung thực được. Cũng vậy, tâm thiếu chánh niệm sẽ không có tỉnh giác để soi chiếu đối tượng đúng với thực tánh của nó.”
“Nhiều người nhầm lẫn thái độ tỉnh giác với trạng thái ý thức, vì vậy đã đề cao vai trò của ý thức trong việc hành thiền! Thậm chí còn cố gắng giữ ý thức liên tục mà họ cho như vậy là miên mật! Ý thức chỉ là một tâm sinh diệt theo đối tượng của nó, nghĩa là khi có đối tượng thì nó sinh, khi không có đối tượng thì nó diệt. Vì lệ thuộc vào đối tượng như vậy nên đưa đến quan niệm sai lầm thứ hai là quá xem trọng đối tượng đến nỗi nếu không có thì phải dựng lên đối tượng để nuôi dưỡng sự liên tục của ý thức, nhưng thực ra sự miên mật đó chỉ là nỗ lực kéo dài sự tồn tại của cái ta ảo tưởng mà thôi.
Tỉnh giác là phẩm chất của tánh biết rỗng lặng trong sáng, nó có khả năng thấy được hoạt động của ý thức – thấy được sự sinh diệt của tâm ý thức đó. Chính vì thế mà Đức Phật dạy trong Kinh Tứ Niệm Xứ là có thể tỉnh giác trên thực tại thân, thọ, tâm và pháp mà không nương tựa, không dính mắc vào pháp nào. Vi tế hơn nữa là thấy được trạng thái tâm ngay khi nó khởi lên trên một đối tượng nào đó. Ví dụ, khi thấy một đóa hoa, tâm ưa thích khởi lên, nhưng ý thức của bạn bị thu hút vào màu sắc, hình dáng, hương thơm của đóa hoa, nên không ý thức được chính mình, nhưng tỉnh giác lại thấy được toàn bộ diễn biến khi tâm ưa thích của bạn đã khởi lên rồi diệt đi lúc nào và như thế nào, nếu không làm sao thấy được tính chất vô thường, vô ngã của tâm. Cũng vậy, đối với những trạng thái tâm khác như từ ái hay hận thù, ổn định hay tán loạn, trói buộc hay thanh thoát, vướng mắc hay tự tại v.v... tỉnh giác đều thấy biết như một tấm gương phản ánh trung thực, không xen vào đó bất cứ phản ứng tâm lý chủ quan nào. Ý thức có thể bị bản ngã xen vào chấp là ta và của ta, còn tỉnh giác thì cái ta không thể chấp thủ được, đơn giản chỉ vì tỉnh giác thấy được các pháp là vô ngã. Nói cách khác, khi vắng bóng cái ta ảo tưởng thì mới thật sự có tỉnh giác.
Tóm lại, tỉnh giác không bị giới hạn trong phạm vi ý thức, ngược lại chính nhờ tỉnh giác mà nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức mới thấy như thực, nghe như thực, giác như thực, tri như thực. Kiến văn giác tri hoàn toàn trung thực được gọi là tri kiến thanh tịnh.”

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-11-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Thấm thoát 5 mùa Dâng Y, con chưa gặp lại Thầy và viếng thăm Chùa Bửu Long. Con vẫn nhớ nơi đây lắm.
Trình Thầy, Hôm nay 25/11/2019 lúc Thiền định (hơi thở) như mọi buổi sáng, Tâm con có thấy ra thời gian này là vô hạn, con nghĩ gần hơn chút là trước đây mình hay nghĩ tuổi sắp cạn rồi phải chạy đua với thời gian, phải chánh niệm tinh cần hơn. Khi con thấy ra điều này thì lại nghĩ rằng: Chánh niệm tỉnh giác có mặt nơi Tâm con ở khắp thời gian vô hạn đó.
Thật tri ân Thầy khi cho con biết được điều đó. Chúc Thầy luôn luôn nở nụ cười Từ bi và bác ái.
Con - Trương Minh Hùng

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-11-2019

Câu hỏi:

Kính bạch sư. Trong kinh Đoạn trừ lậu hoặc, Đức Phật có dạy nhiều pháp để hành như Đoạn trừ, né tránh, thọ dụng, tri kiến, tác ý, phòng hộ... Trong các bài Pháp thoại sư thường dạy: Phải thấy rõ và trải nghiệm với các pháp như nó đang là mà không khởi tâm động dụng theo ý định của bản ngã. Vậy thì có sự đồng nhất giữa hai ý trên không và pháp hành sẽ như thế nào thì mới xuyên suốt? Kính mong sư khai thị.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-11-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con có một thắc mắc về chánh niệm tỉnh giác, kính nhờ Thầy giải cho con hiểu. Khi con để một vật gì đó trước cửa và có chánh niệm ngay lúc đó, nhưng khi về con lại quên đem nó về. Như vậy khi về con đã không chánh niệm, đúng không Thầy? Nếu con nghĩ như vậy thì chánh niệm nó bao gồm luôn quá khứ (tâm ghi nhớ những việc làm đã qua như để món đồ trước của). Con cám ơn Thầy giảng nghĩa cho con biết.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-11-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy:
- Nếu thận trọng, chú tâm quan sát mà vẫn chưa giác ngộ thì mình mình sẽ phải như thế nào tiếp ạ?
- Và điều gì sẽ mang lại phước đức to lớn nhất cho người tại gia ạ?
Con xin cảm ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-11-2019

Câu hỏi:

Dạ, thưa Sư Ông có phải ngay cả trong giấc mơ mình cũng có thể chánh niệm tỉnh giác? Sau một thời gian con quay lại thận trọng để thấy mình trong đời sống thì xảy ra hiện tượng là trước đây trong những giấc mơ nhất là ác mộng con thấy mình mơ trong cảm giác bị động, còn bây giờ trong giấc mơ cũng ác mộng bất an, con thấy được gần rõ ràng các trạng thái phản ứng của mình khi đối diện các cảnh trong mơ đó, mặc dù lúc đó con không ý thức được mình đang mơ mà thấy cảnh trong mơ đó gần như thực, như mình đang ở trong đó và thấy được mình có trạng thái đối diện như thế nào. Và chỉ trong tích tắc con cảm nhận được ngay cả trong giấc mơ mình có thể chánh niệm tỉnh giác trước những điều đang mơ, phản ứng hay không phản ứng, đau khổ hay lặng lẽ chấp nhận v.v...
Cái thấy ra này của con có gì sai không ạ? Con xin cám ơn Sư Ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2019

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ. Trong lúc mơ con thấy 1 con rắn trườn qua người con, lúc đó con biết rất rõ ràng là con rắn và con kệ nó trườn qua. Như vậy có được gọi là chánh niệm tỉnh giác không ạ. Con cảm ơn thầy nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-10-2019

Câu hỏi:

Con kính chào thầy!
Thầy có dạy cách thiền trong cuộc sống khi hữu sự: Thận trọng chú tâm quan sát. Con biết để thấy ra sự thật là khi lục căn tiếp xúc với lục trần ko để cho bản ngã chen vào (thấy sự thật như nó đang là). Trong cuộc sống cần phải suy nghĩ rất nhiều để ứng xử trong cuộc sống. Khi suy nghĩ thì ý căn khởi lên liên tục theo bối cảnh, vậy con phải làm gì để thấy như nó đang là trong dòng suy nghĩ liên tục đó.
Con xin cảm tạ thầy.

Xem Câu Trả Lời »