loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 302 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thiền tuệ, thiền Minh Sát - Vipassanā'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 20-02-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy! Sau khi con đọc bài Thiền Minh Sát, con khởi lên suy nghĩ sau: "Con đã đọc hơn 3 trong 5 bộ tạng kinh pali Nikaya không thấy Phật nhắc đến từ "Thiền Minh Sát" hay "Thiền Tứ Niệm Xứ". Và: <p>

"Chỉ có Thiền không có Thiền Minh Sát.
Chỉ có Minh Sát không có Thiền Minh Sát.
Chỉ có Tứ Niệm Xứ không có thiền Tứ Niệm Xứ...
Thiền Minh Sát phải chăng là Chánh Niệm trên Tứ Niệm Xứ" <p>
Vậy mong thầy có thể vui lòng giải đáp mối nghi ngại rất lâu sau của con vì mục đích tu học: <p>

1/ Thầy có thể trích đoạn kinh nào Phật nhắc đến từ "Thiền Minh Sát"? <p>
2/ Thiền Minh Sát nằm đâu trong Bát Chánh Đạo, cụ thể là 37 phẩm trợ đạo? <p>
3/ Con nhớ Tứ Thánh Định là Thiền định Phật tán thán phải không ạ? <p>
Mong thầy hoan hỉ trả lời cho con rõ ràng, những suy nghĩ trên của con đúng hay sai ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-02-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, xin Thầy cho con hỏi là: mối quan hệ giữa tỉnh thức trọn vẹn và tưởng là như thế nào?
Con xin cám ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-02-2016

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy,
Thưa thầy, Có phải nếu chúng ta luôn tỉnh thức trọn vẹn thì thoát được ngũ uẩn không? Khi thoát được ngũ uẩn thì chúng ta có thể sáng tạo nữa hay không? Có ngũ uẩn thì từ cái tưởng mới sinh ra được cái thật. Con ngu muội xin bạch thầy từ bi soi sáng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-02-2016

Câu hỏi:

Bạch thầy, con có học vi diệu pháp, theo con 6 căn là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt thân và ý thì ý căn hay ý vật thuộc về sắc, nhưng có người lại bảo ý thuộc về danh, con không thể lập luận được, xin thầy chỉ bảo.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-02-2016

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! <p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy! Kính bạch Thầy,
Con xin phép Thầy cho con được hỏi hai điều sau: <p>
1. Khi tâm khởi lên hình ảnh do tiếp xúc 6 trần thì hình ảnh này là pháp trần, không cần phải có thái độ tiêu diệt vì đó là việc của Pháp. Điều cần quan tâm là cảm xúc đối với hình ảnh này, lúc này con chỉ nhìn thôi, thì sau một lúc hình ảnh không còn mà cảm xúc cũng không phát triển thêm. Con hành như vậy đúng chưa ạ? <p>
2. Thưa Thầy, Tánh Biết còn được gọi là Chân Tâm, Bản Lai Diện Mục phải không?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-01-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy trong kinh có đoạn: <p>
NIỆM PHẬT.<p>
Đây là pháp môn được nhiều hành giả tu tập vì đem đến muôn vàn lợi ích trong việc đoạn giảm ác pháp, thiêu hủy những chướng ngại cản trở con đường đạt đến chân hạnh phúc. Khi được rèn luyện lâu dài sẽ đạt được trạng thái nhất tâm bất loạn từ đó sử dụng tâm an tịnh này quán chiếu bản chất của vạn pháp sẽ thành tựu được mục tiêu tối hậu y theo lời Phật dạy. Trong kinh điển có hướng dẫn cách niệm Phật như sau: <p>
"Ở đây, này Mahànàma, Thánh đệ tử tùy niệm Như Lai: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Khi nào, này Mahànàma, Thánh đệ tử niệm Như Lai, trong khi ấy, tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối; trong khi ấy, tâm vị ấy được chánh trực nhờ dựa vào Như Lai. Và này Mahànàma, một Thánh đệ tử, với tâm chánh trực, được nghĩa tín thọ, được pháp tín thọ, được hân hoan liên hệ đến pháp. Người có hân hoan, nên hỷ sanh. Người có hỷ, nên thân được khinh an. Với thân khinh an, vị ấy cảm giác lạc thọ. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh". <p>

Khi tâm được cột vững chắc vào một đề mục đắc được định thì năm thiền chi sẽ xuất hiện là tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm sẽ trấn áp các pháp đối nghịch là tham, sân, hôn trầm, trạo hối, nghi. Người có trí tuệ muốn giải thoát khỏi khổ đau sẽ dùng kiên cố định này làm nền tảng tu tập thiền quán để thấy rõ bản chất của vạn pháp hữu vi bằng việc quán chiếu thân tâm trên bốn đại niệm xứ nhằm thấy rõ tam tướng là vô thường, khổ, vô ngã để thành tựu mục đích tối thượng của việc hành đạo. <p>

Đoạn kinh trên có giống với cách chúng Phật tử cũng như hành giả tu tập là luôn trở về trọn vẹn trong sáng, thận trọng chú tâm quan sát mọi hoạt động của thân và tâm... dùng thiền tuệ tịch tịnh để tánh biết tự biết tất cả các pháp một cách chân thật nhất, như nó đang là không thầy? Sao con đọc đoạn đó thấy có sự mâu thuẫn! Kính bạch thầy nhận xét chỉ dạy. <p>
Con thành kính tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-01-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy con xin được hỏi. <p>
1. Khi mắt nhìn sắc, đủ duyên thấy có hình ảnh khởi lên. Ý thức khởi lên biết thấy hình ảnh và khởi lên niệm đây là hình ảnh gì. Xin Thầy chỉ cho con hỏi đâu là tánh thấy không do duyên sinh? <p>

2. Con thấy có hai tiến trình. Một tiến trình đủ duyên thì biết hình ảnh ở mắt khởi lên, không cần có ý niệm. Và một tiến trình ý thức khởi lên hướng về hình ảnh nhận xét có hình ảnh và hình ảnh đó là gì. Thưa Thầy con thấy như vậy có đúng không? <p>
3. Trước đây con cố gắng quan sát hay chọn lựa đối tượng nên thấy mệt và không tự nhiên nay con hiểu được lời dạy của Thầy, con chỉ ngồi xuống thư giãn và có niệm thì nó liền tự biết, có cảm thọ trên thân liền tự biết, không có gì sanh khởi thì liền tự biết toàn sự thở ra vô. Vì để tự nhiên như vậy nên mới thấy được cái gì sanh khởi thì tự biết không phải ta cố ý biết mà biết. Con cảm nhận được hai chữ Vô Ngã hơn. Thưa Thầy con hiểu như vậy đúng với lời dạy của Thầy chưa và xin Thầy cho con những chỉ dẫn thêm trong sự thực tập này. <p>
Con xin thành kính tri ân, đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-01-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, khi tâm tán loạn tuệ tri tâm tán loạn thì tâm tán loạn sẽ lặng yên hoặc ngồi định tâm thì tâm tán loạn cũng sẽ lặng yên. Như vậy dùng thiền định hoặc thiền tuệ cũng đều đối trị được. Theo con hiểu tâm định là tâm không tán loạn, nếu dùng thiền tuệ mình vừa có định lại vừa phát triển được tuệ thì thiền định có cần thiết nữa đâu ạ? nhưng sao thực tế tu học vẫn tu thiền định ạ? Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-01-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Sư.

Vipassana là: quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp.

Nhiều sách nói quán tâm là quán: tham, sân, si...

Thế nhưng theo con nghĩ, khi tâm sinh khởi lòng tham lam hay sự nóng giận (sân) thì đó là quán thọ chớ không phải là quán tâm.

Kính xin thầy cho biết quán tâm là quán điều gì?

Con chân thành biết ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-12-2015

Câu hỏi:

Bạch Thầy, con vừa mới thực tâp hành thiền 15 ngày. Trong 15 ngày ấy con tập sống trong hiện tại, quán sát tâm. Sau khi kết thúc khóa thiền con cảm thấy tâm con rỗng không. Khi về nhà con phải trau dồi viêc học, cũng như nghiên cứu viết luận văn, nhưng có lẽ dư âm hành thiền hay sao khiến con không thể viết được, không có ý tưởng để viết bài luôn, mọi thứ quên hết, hay đọc bài đó chỉ biết bài đó, con không có ý tưởng suy diễn để cho bài làm phong phú được. Ngược lại, bạn con cũng hành thiền nhưng trong tâm luôn nghĩ đến bài làm, khởi lên nhiều ý tưởng hay, sau 15 ngày thiền bạn ấy có nhiều ý tưởng làm bài. Vậy hai trường hợp này như thế nào, con mong thầy giải mối nghi giúp con. Con kính tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »