loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 302 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thiền tuệ, thiền Minh Sát - Vipassanā'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 06-06-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, xin Thầy cho con hỏi:
Khi con nhìn thấy một cảnh tượng bất công, con lên tiếng phản kháng, một người bạn con bảo: nếu bạn nhìn với cái nhìn như thị, với tâm không phân biệt, bạn sẽ thấy bình thường, bạn sẽ không thấy là ác nếu bạn trong sáng từ trong tâm. Con thì nghĩ bạn ấy đã hiểu nhầm, con nghĩ chữ "không" ở đây phải hiểu là không có thái độ giận dữ, thù hằn với cái ác, nhưng vẫn phải thấy cái ác là cái ác, đó mới là thấy như thị. Khi mình thấy cái ác mà không giận dữ, thù hận nó, thì mình có thể lên tiếng hoặc hành động diệt trừ cái ác một cách hiệu quả hơn. Thưa thầy cho con hỏi, con nghĩ như vậy có đúng với lời Phật, lời thầy dạy không?

Trong trường hợp thấy điều bất công như vậy, nhiều người sẽ lựa chọn không can thiệp, không lên tiếng, để cho sự việc diễn ra như Pháp đang thị hiện, để mọi người học ra bài học của mình. Con biết chọn cách trở về với chính mình, chỉ học ra bài học của mình đã là việc không dễ dàng. Vậy nhưng thưa Thầy, nếu con chọn dấn thân, bỏ công sức để làm cái ác dần mất đi, miễn là con làm điều đó không vì cái tôi tham vọng gì hết, và làm trong sự tỉnh táo, không giận dữ, oán hận cái ác, thì đó cũng vẫn là lựa chọn đúng phải không Thầy?
Con kính tri ơn Thầy. Kính mong Thầy thật nhiều sức khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-05-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, mấy hôm nay con không còn ép buộc tâm mình, phải trốn chạy sự thật, phải tạo cảm giác ảo là không buồn. Con đã nhận ra sự thất vọng, sự đau khổ, không có gì là hạnh phúc mãi mãi khi con thấy mọi thứ chuyển biến từng ngày, mỗi lần tâm con gợi lên cảm giác buồn, con nghĩ: "tôi đang buồn", chỉ 1 lúc sau cảm giác đó tan biến. Cảm giác đau khổ khởi lên, con nghi đến: "tôi đang đau khổ", con lặp đi lặp lại câu nói 1 lúc sau cảm giác đó cũng không còn nữa. Thưa thầy, con thực hiện như vậy là đúng hay sai? Xin thầy chỉ dạy thêm cho con, con cảm ơn Thầy, con chúc Thầy luôn có sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-05-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, con đang bắt đầu nghiên cứu Thiền Minh Sát. Dựa trên những gì con hiểu, con tự đưa ra một số lý giải như sau. Mong thầy giúp con kiểm chứng hoặc chỉnh sửa lại những quan điểm chưa đúng. <p>

1. Thiền Minh Sát là phương pháp giúp Tâm Ý Thức quan sát, phân loại và ghi nhận lại trạng thái của tâm. <p>

2. Khởi điểm tu tập, hành giả có thể sẽ bắt đầu từ việc quan sát, phân loại và ghi nhận chuyển động của hơi thở, hoặc toàn thân - đây là quá trình "đồng bộ hóa" giữa thân và tâm. Đến khi "đồng bộ hóa" diễn ra hoàn toàn tức là thân tâm nhất như. <p>

3. Khi tu tập lên một cấp độ cao hơn, hành giả có thể quan sát, phân loại và ghi nhận sự biết cảnh của tâm khởi qua ngũ môn - đây là quá trình "đồng bộ hóa" giữa thức và tâm. Đến khi "đồng bộ hóa" diễn ra hoàn toàn tức là thức tâm nhất như. <p>

4. Ở cấp độ cao nhất, hành giả sẽ quan sát, phân loại và ghi nhận được tất cả các đối tượng của tâm khởi qua ý môn. <p>

Vậy nếu theo những gì con hiểu ở trên là đúng, thì quá trình thanh lọc tâm khi hành Thiền Minh Sát sẽ diễn ra vào lúc nào? Vì đây chỉ là quan sát, phân loại, ghi nhận. Bởi vì chắc chắn sẽ phải có thanh lọc, loại bỏ, hành giả mới có thể tiến bộ, dần dần đắc sơ thiền, nhị thiền, tam thiền...? <p>

Trên đây là những suy nghĩ và thắc mắc của con. Mong thầy chỉ dẫn và làm sáng tỏ giúp ạ. Cảm ơn thầy rất nhiều.



Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-05-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy!
Con cảm ơn Thầy đã cho con câu trả lời. <p>
Đến chỗ này con thấy mình thật tối tăm. Lý trí thì lý luận, lúc nào cũng lý do, có vẻ như là thông minh và ổn ào nhưng thực sự chỉ đưa đến rắc rối phiền não. Lúc đầu con chưa thấy gì, con cứ để nó biểu hiện dần dần rồi đến những ngày qua, con mới thấy bản thân mình trong công việc thật là phức tạp, lý trí quá nhiều, đôi khi con thấy mình cũng ghê gớm, rồi con thấy do con mong muốn mà khổ, tháo gỡ bao nhiêu cũng chưa hết, có lẽ con trói buộc nhiều quá. Con nói về người khác thì rất sắc sảo nhưng bản thân mình thì chưa giải quyết được. Con xin cảm ơn Thầy đã dạy cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-05-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy. <p>
Thưa thầy hôm nay con xin trình pháp về đề tài: Cái nhìn tổng quan về cuộc đời. <p>
Cuộc đời có thực và ảo. Khi chưa thấy ra sự thật, cuộc sống của con là cuộc sống ảo bị chi phối bởi 8 pháp thế gian. Vì vô minh ái dục nên tự trói buộc mình và tự tạo ra phiền nảo khổ đau. Trước đây con luôn thắc mắc không biết phải đi con đường nào vì những thành bại trong cuộc đời rõ ràng không đem đến hạnh phúc. Bây giờ con đã rõ ràng hướng đi con xin trình bày như sau: <p>
Hướng đi của cuộc đời là hướng đi đúng theo vận hành của pháp là trở về với sự thật, vì không nhận ra sự thật nên mới tạo tác sai lầm mong cầu hạnh phúc thế gian. Cái gì chưa đạt được thì mong muốn đạt được. Không đạt được theo ý muốn thì đau khổ. Đạt được rồi thì chán. Còn tiến trình thực hiện mong cầu toàn là những gán ghép khái niệm, phán đoán mơ hồ, căng thẳng, bắt an, lo sợ, kể cả những ham thích đạt được cái này cái nọ cũng là nguyên nhân của cái khổ cận kề. <p>
Sau một thời gian học đạo từ thầy con nhận ra được sự thật ở khắp mọi nơi mà cụ thể là ở thân, thọ, tâm, pháp. Con tạm chia sự thật hiện hữu trên 2 đối tượng, một là sự thật trên thân, thọ, tâm này và hai là sự thật ngoài thân, thọ, tâm này đó là pháp. Phát hiện sự thật nơi thân, thọ, tâm thì là trở về với thực tại thân, thọ, tâm. Phát hiện sự thật nơi pháp là phát hiện ra sự tương giao và mối quan hệ. Tuy phân chia như vậy nhưng cuối cùng rồi cũng chỉ còn lại là nội tâm thanh tĩnh thấy rõ các pháp. Trong đó nội tâm thanh tĩnh thì tất yếu sẽ thấy rõ các pháp, nhưng nội tâm thanh tĩnh là một tiến trình khám phá ra thái độ nhận thức của tâm đối với thân, thọ, tâm, pháp này. Đối với thân, thọ thì trọn vẹn như nó đang là, đối với tâm thì sáng suốt, định tĩnh, trong lành, đối với pháp thì không thêm bớt, không khái niệm hóa thực tại và không biết pháp bằng những khái niệm. quan điểm, thành kiến, tưởng tượng. <p>
Cuối cùng con xin tóm lại việc thấy LÝ của con: Một nội tâm thanh tĩnh trong sáng thấy các pháp như nó đang là thì đó là đang sống trong sự thật. <p>
Con xin cám ơn Thầy trong 2 ngày thứ 7, chủ nhật vừa qua con đã được trực tiếp nghe Thầy thuyết pháp. Con. Trí Chơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2016

Câu hỏi:

Con chào Thầy, con có một câu hỏi muốn hỏi Thầy về thiền Minh Sát, không biết con có hiểu đúng không. Con hiểu thiền Minh Sát là thái độ sáng suốt, định tĩnh, trong lành khi nhìn mọi sự mọi vật. Vì vậy trong lúc nhìn nhận một vấn đề cần nhìn lại thái độ thiền của mình có thiếu một trong ba yếu tố (sáng suốt, định tĩnh, trong lành) đó không, vì nếu thiếu một yếu tố thì không còn là Minh Sát nữa. Xin thầy hoan hỉ chỉ dẫn con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-05-2016

Câu hỏi:

Con kính chào thầy. Hôm nay cho con hỏi thầy thêm một vài điều nữa: <p>
Con đã thư giãn, buông xả, không nỗ lực theo dõi sự thở lúc ngồi thiền. Đến đây con lại thấy có hai hướng đi. <p>
- Theo dõi, ghi nhận về thân, thọ, tâm, pháp theo tứ niệm xứ. <p>
- Theo dõi, ghi nhận cái nào là sắc pháp cái nào là danh pháp (con đọc trong sách của Ngài Hộ Pháp) <p>
Vậy, hai hướng trên có khác nhau không thưa thầy? Mong thầy chỉ cặn kẽ cho con rõ thêm về hướng thứ 2.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-05-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, lúc trước con ngồi thiền thường chú tâm vào sự vào ra của sự thở nên ít bị vọng niệm hơn nhưng do con bị ảo tưởng vào việc hành thiền để được giải thoát nên vẫn còn dính mắc trong lý tưởng tương lai, nhưng may thay được thầy khai ngộ. Nay con cũng ngồi thiền mỗi ngày 1h-1h30. Nhưng con thấy tâm tự nhiên thoải mái, nó không muốn tập trung vào sự thở, mỗi lần quay qua sự thở là không được thoải mái lắm (con biết là do dính mắc nên buông). Còn trong sinh hoạt hàng ngày con vẫn quan sát thân tâm đến đi bình thường và con đang từng bước nhận chân và buông bỏ tham sân si. Con xin hỏi thầy lúc con ngồi thiền buông xả tự nhiên và chỉ quan sát cảm thọ trên thân, tâm như vậy có được không? Vì con được biết định tuệ song song, mà con hành như vậy e không có định thì sẽ khó mà soi chiếu được. Con mong thầy giải đáp. Con xin chân thành cám ơn thầy. Con xin chúc thầy sức khỏe và bình an.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-04-2016

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy,<p>
Hôm trước tết con có về Việt Nam tìm pháp môn Phật để tu. Con đã đến chùa và gặp thầy lúc buổi chiều và may mắn gặp được vị cư sĩ đã thức tỉnh con. Những lời vị cư sĩ đó nói cũng chính là hoàn cảnh của đa số cư sĩ sống tại gia như chúng con. Giờ thì con hiểu được phần nào thiền định và thiền tuệ. Lúc ngồi thiền có lúc ánh sáng trắng tràn ngập, con biết là đây là thiền định chứ không phải thiền tuệ thì tự nhiên ánh sáng đó mất. Giờ con cũng chẳng ham thích gì cảm giác nhẹ nhàng mát mẻ toàn thân nữa. Con cũng đang tập chánh niệm tỉnh giác (thầy thường gọi là thận trọng chú tâm quan sát) nhưng con chưa thuần thục. Phần nào con hiểu lời thầy dạy. Con cảm tạ ơn thầy và đặc biệc biết ơn sâu sắc đến vị cư sĩ con gặp buổi chiều hôm đó.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-04-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, có những lúc hành Thiền, con ở trong trạng thái mờ đục, bị xoáy vào một cái gì đó, không nhận biết được rõ ràng sự tương tác với các pháp dù tâm không khởi ý niệm, con phải nên làm gì ạ? Con đã theo khoá tu thiền Vipassana 10 ngày của ngài Goenka, họ dạy về quán những cảm giác trên thân theo một trình tự nhất định từ đầu tới chân, nhưng khi nghe thầy giảng thì thân thọ tâm pháp, khi nào khởi cái gì thì quán cái đó, vậy khi có quá nhiều cái khởi lên cùng một lúc thì cái phải quán như thế nào? Trong phần pháp thoại con có thể tìm được những bài giảng nào nói rõ về việc cách quán này không? Kính mong thầy hoan hỉ giải thích giúp con.

Xem Câu Trả Lời »