loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 302 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thiền tuệ, thiền Minh Sát - Vipassanā'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 20-06-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy.
Xin Thầy giảng giải cho con hiểu rõ khi gặp chuyện khó chịu thì nhìn tâm là nhìn như thế nào?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-06-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy cho con hỏi 2 câu sau:
1. Nếu hành giả minh sát thấy được sandiṭṭhiko, akāliko (thực tại hiện tiền luôn trôi chảy, đang duyên khởi không bị hạn chế bởi thời gian) thì có tương đương với Trí tuệ thiền tuệ thứ 4: Thấy được sự sinh diệt của danh pháp, sắc pháp ngay hiện tại không ạ?
2. Liên hệ giữa bài kinh Bàhiya và tiến trình ngũ uẩn để "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri".

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-06-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy.
Hiện tại con sống thận trọng chú tâm quan sát để thấy rõ thân thọ tâm pháp trong cuộc sống hàng ngày. Con thấy cái gì khởi lên như kiểu là nó thế nào thì là thế chứ cũng không cố gắng định nghĩa nó là cái gì. Vì con cảm thấy lúc con cố định nghĩa thì lại khởi tâm chủ quan rồi. Giờ con cũng không biết con đang thiền gì, chỉ làm sao canh canh cái tâm để thấy nó. Không biết con tu như vậy đã đúng hướng chưa Thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-06-2016

Câu hỏi:

Con xin kính chào Thầy.
Thầy cho con hỏi khi con hành thiền, con trọn vẹn với từng chuyển động khi thở vào và ra, con thấy một cảm giác bình an, nhẹ nhàng, nhưng vẫn còn những chuyện đến đi, thì con vô tình tập trung ánh mắt về giữa chân mày, cảm giác toàn thân thay đổi, cảm giác khác hoàn toàn khi con không tập trung mắt về giữa chân mày. Lúc đó con cảm thấy tâm con định và đi rất sâu. Con thấy động thái thở tự nhiên không có sự điều khiển của thân và hơi thở như là đang ở xa mà con chỉ nhìn thấy rất nhẹ nhàng.
Xin Thầy góp ý cho con, hôm nay con mới nhớ và mở lại pháp thoại của Thầy về Hơi thở và Sự thở mà lúc trước con có nghe. Con cảm ơn Thầy, kính chúc Thầy nhiều sức khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-06-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy.
Cho con xin trình pháp mà con đã trải nghiệm trong hôm nay như sau:
Đó là căn bệnh đầy hơi chướng bụng của con, bệnh này đã theo con 1 năm nay mặc dù con đã dày công điều trị nhưng không hết. Con vẫn đang uống thuốc nhưng bệnh không thuyên giảm, con nghĩ mình sẽ sống chung với nó nên thôi mặc kệ nó. Nhưng tự nhiên trong ngày hôm nay tâm con lại khởi sanh lên bất an và lo sợ (lo sợ cảm giác khó thở). Mặc dù con quan sát thì con thấy sự thở tương đối bình thường, nó chỉ hơi khó thở 1 chút vì bụng căng cứng quá. Từ sáng tới chiều con tiếp tục quan sát sự bất an ấy, tự nhiên tới tối nay trong đầu con tự nói "quyết không sợ hãi nữa" tự nhiên tâm con trở nên nhẹ nhàng thanh thoát 1 cách lạ thường, cơ thể con nó rần rần như có 1 luồng điện đang chạy từ đầu xuống ngực và 2 cánh tay. Con vẫn theo dõi những diễn biến đang khởi sanh trên thân tâm con và mọi lo âu sợ hãi chúng biến đi đâu mất tiêu luôn, con thấy rất ngộ nghĩnh. Đôi khi con muốn tìm hiểu đó là gì nhưng con nhớ Thầy dạy không cần tìm hiểu nó mà chỉ "Thấy" là được nên con tiếp tục quay về để thấy chúng. Nhiều khi con nghĩ bệnh cũng giúp mình quay về nhìn kỹ chính mình hơn để thấy được Pháp nhiều hơn.
Con xin trình sự thấy của con ngày hôm nay. Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-06-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Thưa Thầy gần đây con thấy có nhiều đạo hữu hỏi về Thiền. Hôm nay con xin trình pháp với Thầy về Thiền Minh Sát.
Thuật ngữ Thiền Minh Sát thực ra chỉ là một từ ngữ, khái niệm. Thiền Minh Sát không phải là một loại Thiền để đem so sánh với Thiền Định hay thiền nào khác rồi lựa chọn để hành.

Một người nếu sống thực đúng thì đời sống người đó chính là sống Thiền Minh Sát. Thuật ngữ Thiền Minh Sát nhiều lắm chỉ nói lên đời sống của một người biết sống với sự thật. Một người không biết gì về Thiền Minh Sát vẫn có thể giác ngộ. Một người lựa chọn Thiền Minh Sát như một pháp môn tu tập thì chưa chắc giác ngộ được sự thật.

Cốt lõi của Thiền Minh Sát là phát huy tánh biết chứ không phải rèn luyện tánh biết. Tánh biết phát huy đến mức nào thì thấy sự thật ở mức đó. Phát huy tánh biết bao hàm: Giới – Định – Tuệ, cho nên khi biết niệm thân, thọ, tâm thì sẽ bắt đầu thấy ra trói buộc giữa thân tâm với đối cảnh bên ngoài (niệm pháp).

Niệm pháp bao hàm tất cả niệm thân, thọ, tâm, pháp. Niệm Pháp là chuyển hóa mối quan hệ về với sự tương giao. Khi động thì Thận trọng - Chú tâm - Quan sát là bước đầu đề một hành giả ngay chính nơi đời sống của mình phát hiện ra chính mình mà không tách bạch mình ra khỏi đời sống này để tìm phương pháp giải thoát hoàn hảo (bất khả thi). Khi tĩnh thì buông xả thư giãn (ngồi thiền là một hoạt động của buông xả thư giãn). Khi tánh biết được thắp sáng thì thường biết mình (niệm thân, thọ, tâm, pháp) và thấy ra trói buộc, biết sử dụng tâm (chánh tư duy).

Con chỉ mới thấy tới đây thôi thưa Thầy. Con cảm ơn Thầy đã nhiều lần khai thị cho con.
Con Trí Chơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-06-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy.
Các oai nghi chính như đi, đứng, nằm, ngồi hoặc các oai nghi như co tay, duỗi tay, gắp thức ăn, nhai, nuốt... trước khi thực hiện mỗi hành động có cần phải ghi nhận ý muốn tác ý trong tâm rồi mới thực hiện hành động đó không ạ? Hay cứ thực hiện hành động tự nhiên mà không cần quan sát ý khởi lên trước khi thực hiện một hành động ạ?
Trong khi đi kinh hành, ta thấy có cái tâm đang quán sát và sự đi đang diễn ra một cách tự nhiên. Có khác với cách đi chú ý tới bước chân từng giai đoạn dở, bước, đạp để thấy đặc tính của tứ đại như nặng, nhẹ, chuyển động hay sự sanh diệt vô thường... không ạ? Tuệ giác đạt được của mỗi một cách đi này là gì ạ, có khác nhau không ạ?
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-06-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy kính mến!
Trải qua thời gian thực hành theo lời Thầy chỉ dạy, con muốn chia sẻ pháp hành mà con đã trải nghiệm ngay tại thân thọ tâm pháp này cùng với các bạn đồng hành tu tập thiền Vipassana như sau:

Thận trọng chú tâm quan sát, thư giãn buông xả, tùy duyên thuận pháp là những yếu tố cơ bản cho mọi hành giả đang tiến hành thực tập thiền Vipassana.
Khi tiến hành quan sát thân tâm của mình khởi sanh lên như thế nào thì cứ thấy như vậy (không can thiệp hay thêm bớt gì cả), cứ thấy tự nhiên vô tâm. Nếu sự thấy không tự nhiên mà cố gắng để thấy thì ngay lập tức có sự phản ứng trên thân làm cho bạn mệt mỏi và căng thẳng, đó là dấu hiệu báo sự thấy của mình sai thì ngay lập tức nên thay đổi lại thái độ.
Không nên sợ phiền não khởi sanh vì chính nhờ có phiền não mới giúp tánh biết soi sáng hơn. Khi tham thì cứ thấy tham, khi sân cứ thấy sân, khi phóng dật thấy phóng dật, bất an lo âu thì cứ thấy bất an lo âu, tất cả chỉ thấy thôi. Không nên khởi tâm loại trừ chúng nếu loại trừ chúng thì cũng không được vì đó chính là trò chơi trốn tìm của bản ngã.
Khi chúng ta thấy rõ và hiểu được tướng dụng của chúng thì chúng tự nhiên sẽ diệt mà chúng ta không cần khởi tâm diệt trừ chúng đó chính là điều kì diệu của pháp.
Chúng ta thường khổ vì muốn loại trừ những gì không thích và muốn lấy những gì chúng ta thích nên mới sanh khổ. Vì thích hay không thích đều là khổ cả.
Trong trường hợp thân bệnh thì sao?
Khi thân bệnh chúng ta cũng nên kiên nhẫn và nhẫn nại với cái bệnh vì đó là định luật vô thường mà ai cũng phải trải qua. Khi bệnh thì cứ thấy thân đang thọ khổ. Khi bệnh chúng ta thường xen tưởng vào nhiều quá nên làm cho tâm trở nên bấn loạn nên sinh ra khổ, chúng ta tưởng hết bệnh này bệnh kia cho nó như thế này thế kia nên tự mình làm cho tâm trở nên bất an và lo sợ nên sinh ra khổ. Nếu chúng ta chỉ coi cái bệnh như nó đang là thì không khổ mà tâm vẫn an lạc. Vì chúng ta cũng khởi tâm muốn loại bỏ nó cho mau mau nên sinh ra khổ mà không chịu nhẫn nại xem nó sinh diệt ra sao.
Khi xúc chạm việc đời chúng ta chỉ cần điều chỉnh lại cái nghe cái thấy cho trung thực thì sẽ không khổ bằng cách nghe như thực thấy như thực xúc như thực.
Giai đoạn đầu chúng ta cảm thấy rất khó thực hành vì khi nghe những lời không hay chúng ta liền khởi tâm sân hận bực bội, khi tâm như thế nào chúng ta cứ thấy như thế rồi dần dần pháp sẽ tự điều chỉnh lại mà không cần chúng ta điều chỉnh đó là sự kì diệu của pháp.

Đây là những gì con đã thực hành mà thấy được con muốn tóm tắt lại để cho các bạn dễ thực hành hơn.
Có gì sai mong Thầy hoan hỉ cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-06-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con đang tham dự khoá tu với sư Ajahn Brahm, cách sư dạy Thiền quán cũng giống như cách Thầy hướng dẫn trong các bài pháp thoại mà con nghe trên internet. Điểm khác biệt là sư Ajahn Brahm dạy thiền Tứ Niệm Xứ thông qua Thiền Định với mục đích có được chánh niệm mạnh mẽ để thực hành thiền quán sau đó. Con thực tập theo cách của sư Ajahn Brahm và đồng thời thực hành theo cách Thầy dạy đều thấy rất có kết quả. Nhưng có 1 người bạn cho rằng con chỉ có thể chọn 1 cách để thực hành thôi, xin Thầy từ bi chỉ cho con cách thức đúng để thực tập.
Con cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-06-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Sau một thời gian con nghe pháp của Thầy. Hiện tại tình trạng của con như sau, kính mong Thầy giải đáp giúp con ạ.
Con thấy rất nhiều người học Thiền chỉ để cố loại bỏ tâm tham. Ví dụ như cố loại bỏ ham muốn tiền, danh vọng...
Tuy nhiên hiện tại con thấy thực sự không cần phải loại bỏ. Không nên dùng chữ muốn, mà nên dùng chữ hướng tới. Ví dụ trong cuộc sống, hướng tới điều gì thì cứ hướng tới, miễn là không vướng mắc là được. Nghĩa là có cũng được mà không có cũng không sao, nhưng nói như thế cũng không phải là buông xuôi. Mà là trọn vẹn từng phút dây để hướng tới điều đó.
Kính mong thầy giải đáp giúp con là ý kiến của con như vậy đã phù hợp chưa ạ?

Xem Câu Trả Lời »