loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 17 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'không bước tới, không dừng lại'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 24-08-2019

Câu hỏi:

Thầy cho con hỏi là trong ba yếu tố: tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác.
- Tinh tấn là trở về với thực tại.
- Chánh niệm là trọn vẹn với thực tại.
- Tỉnh giác là thấy biết rõ ràng thực tại.

Nó liên hệ như nào với một vấn đề mà Đức Phật nói là bước tới thì bị cuốn trôi, dừng lại thì bị nhấn chìm và ngay đó Như Lai ra khỏi bộc lưu. Câu của Đức Phật nói như vậy với ba yếu tố tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác mà thầy đã dạy và khai thị cho chúng con nó có liên hệ với nhau không? Và nó tương giao với nhau không?
Con xin thành kính đảnh lễ và tri ân thầy rất nhiều.
Con đệ tử của thầy: Tâm Thiện Tánh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-06-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy, “Không bước tới, không dừng lại Như Lai thoát khỏi bộc lưu”. Con xin Thầy từ bi chỉ dạy giúp con nghĩa “không dừng lại, không bước tới” với ạ. Con xin tri ân Thầy ạ, con kính chúc Thầy thật nhiều sức khoẻ ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-04-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy, con có một thắc mắc là khi mình nhìn ra cái khổ mình có hai cách nhìn, một là nhìn với cái tâm chán ngán để từ đó từ bỏ, hai là nhìn cái khổ đó với tâm lạc quan nhìn nó về một phương diện tốt hơn để nhìn cuộc sống tươi đẹp hơn. Có phải cách nhìn lạc quan là một tiến triển lớn không thưa thầy?
Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-05-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, trong quá trình thực hành con thấy khó nhất là việc buông xả. Bởi vì nếu buông quá thì thành buông lung, mà chỉ cần hơi có tác ý để "giữ" cho tâm được duy trì chánh niệm, tỉnh giác, thì cũng là có sự can thiệp của bản ngã, và nó thiếu đi sự tự nhiên. Con xin đưa ra ví dụ thế này. Trước một áp lực, con thường để cho tâm bình thản và không phán xét suy đoán gì vội, nhưng dường như làm thế vẫn khiến cơ thể con có một sự căng cứng nhè nhẹ và không hoàn toàn thả lỏng, chỉ đến khi giải quyết xong sự việc con mới trút ra một hơi thở dài, và lúc đấy con mới thấy đó mới thực sự là buông xả. Vậy thầy có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này không ạ?

Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, có thể con chưa được học nhiều nên hỏi những câu chưa tới.
Nhưng con mong được giải đáp vì con tìm thấy mình đâu đó trong từng bài giảng của Thầy.
Tùy duyên con được trả lời câu nào trước, vài câu hay tất cả. Tùy duyên thôi ạ.

Con tự mô tả mình:
Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không dùng các chất say. Ngũ giới này con biết đọc từ nhỏ và cũng không phạm.
Tham sân si: trước hết là có sân, sân đây là nhất định không chịu nhìn thấy, không chịu nghe thấy, không hiếu lễ.
Ba và mẹ con ở trong chùa, nhưng con không theo cái cách luôn nóng giận chửi mắng miệt thị người khác của ba; không cảm thấy luôn cần tiền, nhiều tiền để làm phước lớn tích tụ về sau theo cách của mẹ.
Con không ham muốn sở hữu tài sản, nhà cửa, cũng không mong có nhiều tiền, nhiều phước. Con biết đủ và cũng dạy các con biết đủ, không so sánh, đua đòi.
Cơn bão Chanchu năm nào một người phụ nữ vừa mất chồng vừa mất hai con trai đi biển, con hiểu những điều dù kinh khủng đến đâu cũng có thể xảy ra nên không ngạc nhiện, không hốt hoảng với bất cứ chuyện gì.
Con không còn khóc hu hu, mà cũng không cười ha hả, không thấy vui khi phải mừng sinh nhật, mừng cưới, mừng thọ…

Con đã sống khá bình yên, đơn giản. Cuộc sống khiến bạn bè yêu quý và ngưỡng mộ cho đến…
3 năm trước, ông về ở chung, mọi sinh hoạt đảo lộn, tình cảm gia đình xáo trộn.
Ông xem TV, ông nghe nhạc, ông nằm, ông ăn, ông uống theo cách của riêng ông, tự chủ, độc lập, không có ý hại ai, nhưng cũng không quan tâm đã ảnh hưởng không tốt gì đến con cháu trong nhà. Ông xem phim dài nhiều tập (tình cảm xã hội Đài Loan) trên TV sáng trưa chiều tối, bất kể các cháu nhỏ, ông tưới cây khi đến giờ bất kể trời vừa mưa hay sắp mưa. Ông bình tĩnh, chú tâm trong sinh hoạt của mình, không giận ai, gương nhẫn, như Phật, như lời giảng của Thầy
Vậy mà, con không muốn nhìn thấy, không muốn nghe thấy, từng ngày, hơn 3 năm nay. Và con không muốn về nhà.
Con biết mình bất hiếu với người lớn, với chồng, với con và với bản thân mình.
Thầy đã giảng Pháp là có sãn trong mỗi người và như nhau.
Khác nhau ở mỗi người ở cái bản ngã do mình tự dựng nên.
Người khác vui vẻ, kính trọng cha mẹ.
Con cứ phản ứng với những điều con không chiều được người lớn.
Phản ứng tiêu cực, không muốn nhìn, không muốn nghe, không làm gương cho con cái.
Không muốn đối diện, không thể thay đổi. Chỉ biết trốn tránh, không gặp mọi người thì không còn đối mặt với những thứ không muốn.
Con biết phải buông, nhưng chưa thể buông, hoặc không biết cách buông. Nên còn phải trốn né sự gặp.

Thậm chí khi con hiểu ra ông là Phật trong nhà con vẫn không muốn nhìn thấy ông, không muốn nghe bất cứ âm thanh nào của ông (tiếng nước, tiếng chén, tiếng ly, tiếng ghế, tiếng cửa…)

Cách con trốn người vẫn là cách dễ chịu nhất cho con lúc này, cho dù con biết nó sai. Còn đúng thì con chưa làm được.
Bảo con thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, không sân, con chưa làm được.

Con biết mình không muốn nhiều thứ, và con biết thêm “không muốn” này không muốn kia không muốn nọ của mình cũng là một dạng ham muốn, ham muốn cái không.
Không muốn nghe, không muốn thấy cũng khổ như muốn nghe, muốn thấy.
Ngay cả mong muốn được bình an cũng là một mong muốn mệt mỏi rồi.
Con mong được nghe lời dạy bảo.
Kính thư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-10-2016

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy.
Hôm trước con thấy được trong mục hỏi đáp là khi có chuyện buồn, thầy hướng dẫn chỉ cần trọn vẹn cảm nhận nỗi buồn là được. Con xin thầy hoan hỉ giải thích rõ hơn làm thế nào là trọn vẹn cảm nhận nỗi buồn để con có thể được học tập theo.
Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-10-2015

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy. Bạch thầy cho con hỏi: <p>
1) Ý nghĩa của CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC là gì? <p>
2) Hiểu như thế nào thì đúng như lời ĐỨC PHẬT dạy? <p>
3) Ý nghĩa những câu thơ sau là gì ạ: <p>
Hãy lắng nghe bước chân <p>
Bước chân qua thời gian <p>
Thời gian vô sở trụ <p>
Chân bước hề thênh thang. <p>
Con xin cám ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »