loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 27 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'hữu thức hóa vô thức'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 26-11-2019

Câu hỏi:

- Kính bạch Sư

- Con có hiểu về tính không của mọi việc, con cũng có thực tập chánh niệm, tỉnh thức, chú tâm... nhưng nhiều lúc vẫn có những suy nghĩ rất xấu ác đột nhiên diễn ra.

- Vậy điều gì làm cho con khởi lên những điều xấu ác đó và con phải làm gì để nó không khởi lên nữa ạ

- Con xin cảm ơn Sư

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Làm thế nào để đưa những tâm hành tiêu cực, phiền não trong vô thức lên trên mặt ý thức để nhận diện, soi sáng được chúng.
Kính cảm ơn Thầy.




Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-09-2018

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy
Con xin trình Pháp ạ.
Thưa Thầy, từ lúc nơi con nhận ra và có sự trải nghiệm về thấy Pháp cả bên trong và bên ngoài, con bắt đầu có sự khám phá về vô thức. Trong đời sống mặt hữu thức thực ra chỉ là hoạt động bề nổi và là một phần rất nhỏ mà thôi, còn lại phần lớn là vô thức hoạt động và chi phối, nơi con thấy các chủng tử trong vô thức cũng đầy đủ các đặc tính của cái ta ảo tưởng, cũng là duyên nghiệp trong quá khứ tạo thành. Tuỳ duyên mà chủng tử vô thức tương ứng sinh lên chi phối phần hữu thức thực tại. Vô thức có hai lớp (con tạm diễn đạt như vậy)
Một là: phần sâu ẩn khuất bên trong.
Hai là: phần tiếp giáp với hữu thức, phần này liên tục hoạt động dưới dạng ngủ ngầm. Và khi thân tâm tiếp xúc và tương tác với cảnh duyên những thái độ hành vi thể hiện ra bên ngoài (hữu thức) thực chất vẫn bị dẫn dắt và chi phối bới phần vô thức bên trong. Tuy nhiên cho dù là dưới hình thức nào thì Tánh biết vẫn âm thầm soi sáng. Vô thức có thể chi phối hữu thức, nhưng hữu thức thì không biết vô thức, vô thức hay hữu thức đều có sinh có diệt, còn Tánh biết hoàn toàn độc lập không sinh không diệt và thấy biết được cả hai vô thức và hữu thức. Khi thường biết mình với nội tâm trong sáng quá trình hữu thức hoá vô thức vẫn âm thầm diễn ra nhờ tuệ giác từ Tánh biết.
Con kính tri ân Thầy, chúc Thầy mạnh khỏe và bình an.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-05-2017

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy vợ con nói khi lên chùa làm việc thường không biết mệt mỏi, tâm thanh thản. Do hoàn cảnh sống của con và vợ con khác biệt nên có nhiều chỗ khi vợ con chia sẻ con không hiểu lắm. Khi con trải nghiệm qua những điều này thì con hiểu ra được nhưng ngôn ngữ có thể không chính xác, con nhờ thầy chỉ rõ giúp con.
- Khi làm một việc thì đây là hoạt động của tướng biết sẽ có 2 tình trạng xảy ra. Một là nếu thái độ lúc làm là ta làm thì tướng biết đang bị bản ngã che lấp, trói buộc trong những khái niệm, quan điểm nhận thức… Trong thiền gọi là thất niệm, bất giác (biết việc mình làm nhưng bị cục bộ trong khuynh hướng đẩy và kéo mà không biết mình hoặc thái độ biết mình còn lờ mờ). Hai là thái độ lúc này là chú tâm, thận trọng, quan sát hoàn toàn tự nhiên thì đây là hoạt động của tướng biết không bị bản ngã che lấp, trói buộc, không bị đẩy và kéo. Còn tình trạng tâm lúc này là sáng suốt, định tỉnh, trong lành không sinh diệt. Nói theo cách khác là tánh biết soi sáng cho tướng biết hoặc ngược lại là tướng biết nhận ra tánh của tâm là sáng suốt, định tỉnh, trong lành nên trở về trọn vẹn với tâm sáng suốt, định tỉnh, trong lành. Nhờ vậy mà tướng biết buông ra và không chạy theo, bám víu, dính mắt vào cái bản ngã lăng xăng tạo tác nên tướng biết thanh tịnh trong tình trạng tánh của tâm rỗng lặng trong sáng (tánh biết).
- Khi tướng biết hoạt động (chú tâm, thận trọng, quan sát) trong tình trạng tâm sáng suốt, định tỉnh, trong lành thì đây cũng là điều chỉnh nhận thức và hành vi ở mức độ hữu thức hóa vô thức (Dễ nhận ra nhất là lúc buông xả thư giãn tâm liền trở về trọn vẹn với thực tại).
- Thiền chỉ là nhận ra, trở về, mọi thứ sẽ tự chuyển hóa. Chứ không có đấu tranh, đấu tranh ở mặt ý thức thì căng thẳng, ở mức độ tinh vi là rèn luyện sở tri, sở đắc nên vẫn nằm trong luân hồi sinh tử phiền não khổ đau.
- Một trong những giá trị mà phiền não khổ đau đem lại đó chính là giúp tướng biết không sai lầm nữa. Vì khi trải nghiệm mà thấy ra thì không còn lặp lại sai lầm nữa thì trên phạm vi đó không còn luân hồi sinh tử. Đó là lý do tại sao một người học chưa hết thì phải học lại, điều gì chưa học thì khó mà thấy ra vị ngọt và sự nguy hại cho nên bản ngã còn có chỗ sinh lên dụ dỗ đi một vòng rồi thì mới chịu đầu hàng. Khi nhận ra rồi mới thấy giá trị lớn lao của pháp còn cái bản ngã vừa nhỏ hẹp vừa chật chội và hoàn toàn ảo không thật.
Con hi vọng những lời này hữu ích cho vợ con và đạo hữu.
Con thành kính tri ân thầy. Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-12-2016

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy,
Xin Thầy giảng cho con được hiểu rõ hơn: trong quá trình thiền tập, vịệc hữu thức hóa vô thức có ích lợi và cần thiết không ạ?
Con xin tri ân Thầy và kính chúc Thầy nhiều sức khỏe sau chuyến hoằng pháp dài ngày trở về.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-07-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Sư, <p>

Sáng nay ở Trà Đàm, con có hỏi một câu hỏi, nhận được câu trả lời của Sư, đã hiểu nhưng nghĩ lại thì thật sự vẫn chưa hiểu. Mong Sư từ bi giải thích rõ hơn. <p>

Khi đứa con 5 tuổi của con chạy ra ngoài đường rất nhiều xe hơi, con nổi sân, mắng nó và con biết là mình đang sân. Khi con giữ được tay đứa nhỏ thì cái sân nó biến mất và con cũng biết nó biến mất. Quá trình sinh diết của tâm sân, con có thể theo dõi được nhờ thường tình sống chánh niệm. Quả thực con có muốn dẹp cái sân đi và như trả lời của Sư thì biết được trọn vẹn tâm sân sinh diệt thì đã là chánh niệm, tỉnh giác rồi nhưng muốn dẹp trạng thái sân ấy đi thì lại là phóng dật thất niệm và không còn tỉnh giác nữa. Con cũng đồng ý luôn. <p>

Con cũng hiểu là nguyên nhân của sân là vì con muốn đứa nhỏ nó hành xử như mình mong muốn. Nguyên nhân tận cùng của đau khổ là bản ngã tham sân si, nhưng mình phải hành xử như thế nào với cái bản ngã ấy? Cái tâm muốn dẹp bản ngã cũng là tâm sân,chỉ thêm dầu vào lửa, tức là một hình thức khác của bản ngã tham sân si, hay là tập sống chung với lũ? <p>

Sư dạy là nên tùy cơ ứng biến để điều chỉnh nhận thức và hành vi theo đúng hoàn cảnh, như vậy thì con nên điều chỉnh sao khi đứa nhỏ chạy ra đường nhiều xe hơi. <p>

Phải chăng con có hai loại Tham Sân Si, một loại là do phản ứng tự nhiên theo nhu cầu cần thiết, mình chỉ cần biết và nó tự động biến mất, giống như khi mình bị thương thì đau mà thôi. Loại Tham sân si thứ hai là không thấy biết rõ ràng mà phản ứng theo tư kiến tư dục của bản ngã. <p>

Như Sư có nhắc tới, đây là một bước rất khó khăn, một lỗi rất dễ vướng phải, mong sư chỉ dạy thêm để giúp con vượt qua bước khó khăn đó. <p>

Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ, nếu được thì mong Sư giải thích để chúng con có thể vận dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. <p>

Kính tri ơn Sư.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-02-2015

Câu hỏi:

Thầy cho con hỏi: khi con đang ngồi đây bất giác một ý nghĩ về việc gì đó, hay là nghĩ về việc trong tương lai, nhưng rồi con nhận ra điều đó, như thế có bị coi là "lấy đá đè cỏ" hay "làm nó ẩn vào vô thức" không ạ? Và nhận ra như thế có được gọi là "tỉnh giác" không? Con xin thầy chỉ bảo cho con. Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-12-2014

Câu hỏi:

Bạch Sư, xin Sư giải thích về tâm hộ kiếp. <p>
1. Tâm này có phải là tử tâm của kiếp trước hay không? <p>
2. Tâm hộ kiếp có phải là cái unconscious mind (vô thức) không? <p>
3. Tùy theo mức độ tu tập mà tâm này có thay đổi hay không? Có người cho rằng tâm này không thay đổi nhưng theo con nghĩ thì nó có thay đổi. <p>

Xin Sư hoan hỉ giải thích cho con được rõ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-12-2014

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ sư. Con có những điều chưa rõ trên đường tu học. Kính xin sư giải thích cho con: <p>
1- Nếu tu theo phép chỉ có cái Biết quan sát mọi sự mọi việc đến rồi đi thì GIỚI (sát, đạo, dâm, vọng) trong đạo Phật có cần đề ra và tuân thủ không? <p>
2- Con thấy vọng tâm cứ sinh, diệt rồi lại sinh. Nếu không dùng cách để ngưng dứt mà chỉ Biết thì biết bao giờ tâm mới được an? <p>
3- Mỗi người nhìn mọi sự mọi việc theo lăng kính riêng của mình. Họ bị chi phối bởi giống loài, giới tính, nghề nghiệp, học thức, địa vị xã hội, tuổi tác. Như vậy con thấy vẫn còn chưa nhìn và sống bằng sự thật, do đó vẫn còn như trong mơ. <p>
Thành tâm kính xin sư giải đáp và dạy cho con cách làm sao để được nhìn vạn vật bằng cái nhìn chơn thật và sống với tánh giác vốn có. Con mong sư luôn khỏe mạnh. Kính thư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-11-2013

Câu hỏi:

Kính Thầy! <p>
Mỗi khi ngồi tĩnh lặng để quán hơi thở hay quán tâm mình con thường hay bị mất chánh niệm. Khi có một suy nghĩ (thất niệm) khởi lên con không nhận ra được nó ngay, chánh niệm chỉ trở lại khi dòng suy nghĩ đã "đi được một đoạn". Thưa Thầy, như vậy có phải chánh niệm của con còn quá yếu? Có phương pháp nào để tập luyện gia tăng chánh niệm không?
Mong Thầy từ bi hoan hỷ chỉ dạy cho con. Con chúc Thầy có nhiều sức khỏe!

Xem Câu Trả Lời »