loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 142 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trong thấy chỉ có thấy'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 16-08-2018

Câu hỏi:

Con kính chào thầy
Thời gian qua con đã thực hành như lời thầy dậy qua video, lúc đầu con còn hoài nghi lời thầy dậy thiền là dễ nhất không phải làm gì chỉ thấy thôi, sau đó con cứ thấy biết như thầy đã dạy và con đã thấy kết quả rõ rệt. Con vẫn còn tham sân si sợ hãi nhưng càng nhìn trọn vẹn thì tham sân si sợ hãi càng ít đi, con đã tự tin và binh thản hơn. Nhưng khi trọn vẹn với thân tâm thì con thấy thân con nhẹ và tê nhè nhẹ toàn thân vậy có đúng không thưa thầy và con cứ nhìn như nó đang là thôi phải không thầy? Mong thầy chỉ dạy cho con.
Con xin cám ơn thầy, mong thầy luôn luôn khỏe mạnh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-07-2018

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Con nghe phật pháp đã lâu, lại được nghe những bài giảng từ chính thầy, con thấy thật gần gũi, rõ ràng. Nhưng con tự thấy hổ thẹn, vì mình nghe thì nhiều mà ứng dụng để điều phục tâm thì chưa được bao nhiêu. Những lúc tham, sân, si nổi lên con hay bị cuốn theo, dù cố gắng nhìn lại tâm mình để nhận diện những cảm thọ mà hầu như không thể phân biệt tách bạch đâu là cảm thọ đâu là tâm mình. Vậy là con đành phải khống chế cảm thọ bằng cách tự khuyên răn mình rằng không nên đi theo những cảm xúc tiêu cực vì như vậy thì không tốt như thế này hay như thế kia... Con biết đó không phải là phương pháp chính yếu như thầy đã dạy rằng phải nhìn thấy cảm thọ đến rồi đi. Hơn nữa, tập khí sâu dày cứ khiến cho con luôn bị tạp niệm, vọng niệm, dù đã cố buông bỏ không nghĩ đến nhưng chỉ cần con không chú ý là tâm lăng xăng lại kéo đến. Có lúc tâm con khoan khoái vì rỗng lặng, có lúc lại ủ dột vì tâm mình còn ngổn ngang bao tâm tư, cảm xúc mà chưa có cách hoá giải được. Con mong thầy hoan hỉ chỉ dạy để mở lối cho con tu tập đúng hướng, mang lại sự thanh thản, an lành cho tâm. Con kính chúc thầy luôn mạnh khoẻ. Xin chân thành cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-07-2018

Câu hỏi:

Con kính chào thầy ạ.
Con xin được đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con có đọc K và ông nói rằng "Người kiểm soát là cái bị kiểm soát. Người suy nghĩ chính là tư tưởng. Tư tưởng đã tạo ra người suy nghĩ tách biệt với suy nghĩ, cái mà nói rằng: tôi phải kiểm soát."
Đây chắc là một điểm then chốt trong những bài nói của K, với con thì nó khó hiểu.
Thầy có thể chỉ giúp con và lấy ví dụ thực tế để con được sáng rõ hơn không ạ.
Con xin cám ơn thầy và chúc thầy thân tâm luôn được an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-06-2018

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy, con có bài thơ đúc kết việc tu học ạ:
Thấy thì chỉ Thấy thôi
Còn chi để tìm cầu
Còn chi mà tranh luận
Còn hỏi gì chậm mau?!
Con xin kính chúc Thầy sức khỏe. Cảm ơn Thầy đã từ bi chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-06-2018

Câu hỏi:

Bạch Thầy!
Con hiểu rằng trong hai trạng thái đối đãi của tâm (buồn vui, thương ghét...) thì tốt và đúng là không nên phản ứng gì cả (chỉ thấy thôi). Điều này có đồng nghĩa với vô cảm không ạ. Kính mong Thầy chỉ dạy. Tạ ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-03-2018

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Sư.
Xin Sư khai thị cho con về các pháp như sau:
Buổi sáng, trong lúc thiền ngồi, có chim hót, thì có sinh khởi: "có tiếng chim hót". Nhưng cũng có cái biết có "âm thanh". Nhưng nó đã qua rồi. Xin sư từ bi khai thị tiếp để con có sự đúng như trong pháp của Phật.
Con xin đảnh lễ và cám ơn Sư.
Nam Mô Bôn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-03-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy.
Con có một điều không rõ trong thực hành Tánh Thấy khi lái xe.
Trong câu "Trong cái Thấy chỉ là cái Thấy...", tức là khi thấy thì không để khái niệm hoặc ý thức về cái thấy chi phối sự thấy.
Trong trường hợp khi con đang lái xe thì khi thấy bảng hiệu chỉ dẫn trên đường mà không để bị chi phối bởi ý nghĩa, khái niệm chỉ dẫn của nó thì sẽ xảy ra tai nạn.
Trong trường hợp này thì Tánh Thấy là phải như thế nào?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-03-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Thầy cho con biết thế nào là tâm "Rỗng lặng, trong sáng" ạ?
Vì nếu khi con làm việc gì thì con có thể tập trung vào công việc, nhưng khi không làm gì cả là con lại nghĩ đến người này hoặc người kia, hoặc việc gì đó. Những lúc như vậy thì con nên làm gì để Tâm được tĩnh lặng ạ?
Con cám ơn Thầy và kính chúc Thầy mạnh khỏe ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-02-2018

Câu hỏi:

Dạ kính bạch Thầy,
Con hiểu về thấy như thị như thế này có thiếu sót gì không thưa Thầy. Thấy như thị không chỉ là nhìn mà là thấy bằng các giác quan, cảm xúc cảm giác và con còn thấy tâm cũng có một cái thấy. Và như thị là nó như thế nào mình thấy như thế. Tuy nhiên không phải cái thấy của cái tâm hôn trầm thuỵ miên hay là cái tâm nó yếu yếu lờ đờ thiếu tỉnh thức. Hay cũng không phải cái tâm của lý trí thiếu sự tự nhiên. Hay cũng không phải cái thấy bị chi phối bởi định kiến ví dụ như tốt xấu... Dạ, con cũng không biết tả sao nhưng như là trọn vẹn với cái thấy mà không bị chi phối bởi bất cứ điều gì. Khi đó con lại thấy con làm đúng nhiều hơn. Kính mong Thầy chỉ dạy thêm cho con. Con cảm ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-01-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy, nhờ Thầy giải đáp dùm con:
- Hai cách nói: Khi thấy chỉ thấy, khi nghe chỉ nghe, khi biết chỉ biết... và Thấy như không thấy, nghe như không nghe, biết như không biết... ý nghĩa có giống nhau không?
- Sự khác nhau của Phân đoạn sinh tử và Biến dịch sinh tử.
Con cảm on Thầy và con kính chúc Thầy luôn Vui Khỏe, Hạnh Phúc trong năm 2018.

Xem Câu Trả Lời »