loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 50 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'giới định tuệ'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 16-07-2019

Câu hỏi:

Thầy kính mến! Thầy có chỉ bốn nguyên lý thiền. Khi hữu sự thận trọng, chú tâm, quan sát. Còn mấy nguyên lý sau con quên, mong thầy nhắc lại. Con xin cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-06-2019

Câu hỏi:

Con xin được đảnh lễ Thầy và kính chúc Thầy luôn được bình an ạ!

Thầy ơi! Trước đây, con có điều băn khoăn nên mạo muội viết thư cho Thầy. Và con đã rất nhanh nhận được hồi đáp chia sẻ của Thầy. Con thực sự biết ơn Thầy nhiều lắm.

Con nhận ra thân tâm con có nhiều chỗ đau. Từ lúc biết đến những điều Thầy chỉ dạy và với sự giúp đỡ của một người anh, con đã ý thức tự chữa cho mình. Khi nỗi đau khổ nào xảy đến với con, đó là lúc pháp đến dạy cho con bài học phải không ạ. Biết là vậy mà nhiều lần nó làm cho con cảm thấy kiệt sức. Thái độ là quan trọng, những lúc như thế, con đã thận trọng, chú tâm, quan sát và sáng suốt, định tĩnh, trong lành...

Thưa thầy! Nhưng chắc con chưa học được nhiều, chưa làm được đúng nên con vẫn chưa thể nào giải quyết được vấn đề của mình. Anh con nói có những điều con đã không nhận ra và đó có thể là nguyên nhân. Ví như tâm chống đối hay mong cầu của con vi tế, nỗi buồn khổ, lo lắng ẩn sâu trong tiềm thức...

Thầy ơi, làm sao để mỗi người có thể nhận ra những điều vi tế, ẩn sâu như vậy và khi nhận ra rồi thì có cách nào để buông không ạ!

Con kính mong Thầy vui lòng dành chút thời gian lắng nghe và cho con lời khuyên với ạ. Con chân thành cảm ơn Thầy và kính chúc Thầy thân tâm an lạc!
Kính thư
Con

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-11-2018

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ sư Ông.
Thưa sư ông. Ví như có một cơn sân mà ngay lúc đó ta cảm nhận được trạng thái của cơn sân đó. Ngày lúc đó là Cái Thực, là Pháp phải không ạ? Còn nếu sân mà không thấy, không cảm nhận được cái sân đó mà cứ mong cho nó hết rồi phản ứng theo thói quen mà không tỉnh thức thì dù biết gì đó cũng không phải là cái thực. Nhưng khi có tỉnh thức hay biết rõ cái ý mong cầu hết sân thì đó lại là pháp, là cái thực. Con hiểu như vậy có đúng không ạ?
Với lại khi thân tâm buông xả trong các oai nghi thì giới định tuệ hợp nhất chứ không tách riêng. Ví như khi con ngồi thiền cứ buông xả và tỉnh táo nhận biết pháp đang là thì tự nhiên cả giới, định và tuệ tự nó vận hành. Con hiểu như vậy có đúng không ạ? Xin sư Ông dạy con để con có thái độ đúng hơn trong sự tu tập.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-07-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con nhận thấy con là một người có căn cơ thấp, nên tốt hơn hết con nên tu theo giới định tuệ, mà trước hết là giới chứ định và tuệ con cũng chưa làm được đâu. Xin thầy chỉ cho con là con muốn tu theo giới của một người tại gia thì nên làm theo tài liệu về giới luật nào ạ. Con xin cảm ơn và đảnh lễ Thầy ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-03-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy, trong 45 năm hoằng pháp lúc cuối đời sắp nhập Niết-bàn thì Đức Phật dạy điều gì cuối cùng cho các đệ tử của mình ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-09-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Con đang ứng dụng yếu tố tự nhiên. Nhưng con thấy con cứ để tự nhiên thì đôi khi con rất hay bị rơi vào hôn trầm thụy miên hoặc tâm chạy đâu mất. Như trước con tinh tấn chánh niệm tỉnh giác bằng lý trí con thấy thời gian tỉnh thức trong ngày nhiều hơn. Mong thầy cho con một lời khuyên ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-09-2016

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy!
Đầu tiên, con xin kính chúc Thầy được nhiều sức khỏe và duyên lành!
Sau là, con xin Thầy hoan hỷ giải thích dùm cho con hiểu thêm về cụm từ: "Tự tại và Vô nhiễm" trong câu: "Khi xúc chạm việc đời/ Tâm không động không sầu/ Tự tại và vô nhiễm/ Là phúc lành cao thượng."
Con xin cám ơn Thầy ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, Giới Định Tuệ được thể hiện như thế nào trong Thiền Minh Sát ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-07-2016

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp.
1. Giới nói lên tình trạng của những sự trói buộc, giữ giới là buông ra những trói buộc. Giữ giới bằng nỗ lực của ý chí, lòng tin là đi từ tình trạng này sang tình trạng khác. Nhưng giới phải đi kèm với tuệ thì mới thấy ra được vấn đề và không còn chạy theo những dính mắc và đối kháng cho nên giới là một thuộc tính chứ không phải là những qui tắc.
2. Định là tình trạng tâm vô vi vô ngã nghĩa là nếu không có tâm nào làm cho bất định thì tâm sẽ là chính nó, mà chính nó thì luôn định chỉ có bản ngã lý trí sinh lên hay tập khí từ vô thức sinh lên mới che mờ tính chất định của tâm. Như vậy khi tâm bất định không phải là tâm bất định mà là bản ngã đang hoạt động theo sự mê mờ của bản ngã.
3. Tuệ luôn đi chung với định, nhờ có tuệ phát hiện ra các tình trạng tâm làm cho tâm bất định nên tâm sẽ trở về tự tánh định và nhờ tâm định nên tuệ mới ngày càng thấy rõ ra các vấn đề thuộc về thân tâm và trần cảnh.
Tóm lại giới, định, tuệ là một không thể tách rời, không thể phân chia ra từng giai đoạn. Tâm điểm của vấn đề là buông xả, buông xả đúng mức là ngay tại đó buông ra tình trạng dính mắc hay đối kháng. Buông xả là một hoạt động vô vi vô ngã, buông xả là tình trạng tánh biết nhận ra bản ngã đang hoạt động. Buông xả không có cách thức buông xả, không có phương pháp buông xả. Buông xả mà không thêm bớt thì tâm liền tự ổn định và tánh biết liền thấy rõ tình trạng của thân tâm. Nhưng bản ngã luôn luôn thêm bớt tức là bản ngã luôn sinh lên để che mờ lại tình trạng sau buông xả cho nên tâm chưa thể trở về với gốc. Nếu buông xả mà hoàn toàn vô vi vô ngã thì những tâm sinh lên tánh biết đều thấy và tâm tự ổn định hoặc không có tâm nào sinh lên để che mờ nữa. Như vậy buông xả rồi mà vẫn chưa trở về là do buông xả chưa thực sự vô vi vô ngã. Mà hoạt động buông xả vẫn còn là hữu vi hữu ngã có thể thô hoặc vi tế cho nên bản ngã mới có cơ hội chen vào.
Con chúc Thầy luôn mạnh khoẻ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-07-2016

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy!
Con có 2 câu hỏi mong Thầy giải đáp dùm con.
1. Con được nghe nhiều bài giảng của Thầy thường có câu "trong lành định tĩnh sáng suốt, thận trọng chú tâm quan sát và tinh tấn chánh niệm tỉnh giác". Theo trải nghiệm qua tu tập của bản thân con hiểu câu này là dù trong mọi hoàn cảnh thuận hay nghịch mình hãy có một thái độ phù hợp, vừa phải và không dính mắc vào hoàn cảnh cũng như thái độ ấy phải không ạ?
2. Theo con hiểu Thiền không phải chỉ ngồi toạ thiền, theo dõi hơi thở, trải nghiệm khi thực tập tĩnh toạ mà trong cuộc sống khi đối cảnh dù mình có cảm xúc nhưng không bị cảnh và cảm xúc chi phối, nhưng mình không hoàn toàn phải bỏ toạ thiền phải không Thầy. Con ví von tương đối cụm câu trong ngoặc kép phía trên như một bên bờ và toạ thiền là một chiếc đò. Muốn qua được bờ mình phải cần đò nhưng đến bờ mình để đò lại, không vất cũng không mang theo phải không ạ?
Mong Thầy giúp con hiểu rõ ạ!

Xem Câu Trả Lời »