loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 181 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'như nó đang là'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 15-06-2011

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con có một thắc mắc trăn trở từ rất lâu rồi mong thầy giúp con tháo gỡ. Con nghe từ những bài giảng của thầy, đều nói tới nhiều lần “thiền là quan sát để thấy thực tánh của mọi vật”. con thực hành thiền, bắt đầu bằng việc quan sát hơi thở của mình, con có thể thấy rõ hơi thở ra vào ở khoang mũi, mạnh nhẹ, dồn dập và đôi lúc ngừng thở khi con đi bộ, chạy, leo núi và khi con có những cảm xúc khác nhau nhưng mọi việc đối với con cũng chỉ dừng lại ở đó. Thực lòng con thấy mình chẳng thấy gì hơn nữa, con bị rơi vào hôn trầm, con đọc về cách giải quyết, theo thiền sư Brahmavamso thì được khuyên là nên đặt cho mình những mục tiêu nho nhỏ, mỗi khám phá nho nhỏ từ việc quan sát sẽ cho ta những hứng thú mới trong khi hành thiền, giúp ta thoát khỏi hôn trầm. Nhưng thưa Thầy, con thật chẳng biết đặt những mục đích nho nhỏ ấy là thế nào nữa. Con thử quan sát để thấy thực tính của tấm rèm có vẽ hình con gấu nhỏ, nhưng bản ngã lại xen vào phân tích: tấm vải kia làm bởi những nguyên liệu bắt nguồn từ đất, thấy giống con gấu là do ta bám chấp vào hình ảnh con gấu (sắc), thọ, tưởng, hành, kiến thức về dáng vẻ con gấu chứ thực chất đó chỉ là tấm vải! Rồi thưa Thầy, con lại thấy mình chẳng hiểu gì và cũng chẳng quan sát được gì hết. Kính mong Thầy giúp con thấy rõ con nên làm gì, xin thầy cho con thêm ví dụ để con được sáng tỏ.
Thành kính tri ân Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-04-2011

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Hôm nay trong niềm hoan hỷ cháu Phương Nhi - con của Diệu Huệ - ra đời, con xin thành kính dâng lên thầy những cảm nghĩ và niềm an lạc mà con đã trải nghiệm được qua sự dìu dắt và dạy dỗ của thầy lâu nay.
Kính bạch Thầy! Nhờ thường thận trọng chú tâm quan sát, con đã phát hiện ra tính vô thường vô ngã của mọi hiện tượng trong mối tương giao thân - tâm - cảnh. Cái ta ảo tưởng tự khởi lên để tự tìm thấy khổ. Cái khổ đó là mong muốn sở hữu nên sinh ra tranh chấp để đạt được thừa hưởng cho riêng mình. Con đã rơi vào sinh tử trầm luân mười mấy năm qua, nay con trở về với thực tại đang là thì phiền não khổ đau cũng không còn quấy rầy nữa. Con đã cảm nhận một cái gì đó nhẹ nhàng, mới mẻ và an lạc nơi thân tâm mình. Lúc hữu sự con đã thận trọng chú tâm quan sát để điều chỉnh nhận thức và hành động cho tùy duyên thuận pháp. Đồng thời, con cũng bình thản đón nhận các pháp để thấy ra bài học chánh niệm tỉnh giác, tình nguyện giúp đỡ con cháu bằng tình thương và tâm tỉnh thức, không để rơi vào thói quen một cách vô thức hay đắm chìm trong lo âu phiền muộn, sống vị tha và trọn vẹn với chính mình nhưng không bị thời gian và ngoại cảnh chi phối. Đó là bài học nằm lòng mà con đã chiêm nghiệm hàng ngày. Và trong nièm hoan hỷ của chính bản thân và gia đình, con thành kính dâng lên thầy lòng biết ơn vô hạn.
Kính.
Con, Diệu Từ.


Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-03-2011

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Mấy ngày qua ngày nào con cũng lên mạng trông thư thầy nhưng không thấy, lòng con buồn buồn trộm nghĩ hay là thầy giận mình vì vẫn chưa giác ngộ, vẫn chưa hiểu ra được cái thực tại đang là mà thầy đã lao tâm khổ trí nhắc đi nhắc lại nhiều lần với chúng con.
Thưa thầy, hôm nay con lại lên mạng mục đích là để nghe thầy giảng pháp ở mục Pháp Thoại, rồi con nhấn chuột qua trang Thư Viện tính đọc lại lá thư của Phật tử Như Pháp một lần nữa thì thấy thư của thầy trả lời cho con. Thầy ơi, con xúc động lắm, nước mắt lăn dài trên má! Chắc thầy nghĩ: “Sao con nhiều nước mắt thế?” Nhưng thưa thầy, đây là những giọt nước mắt vui mừng tỉnh ngộ vì con đã nhận ra được sự vận hành của pháp tại đây và bây giờ, thấy ra được ánh hào quang ngời sáng mà thầy đã từ bi và kiên nhẫn khai thị cho chúng con.
Thầy ơi, trong cuộc đời của con, con chưa bao giờ có được niềm vui như hiện giờ. Con nhìn sự vật ngoài kia qua khung cửa sổ của chung cư Hoàng Anh, dòng sông Kênh Tẻ vẫn vô tình tuôn chảy, dưới những chiếc thuyền cuộc sống vẫn diễn ra. Và lòng con đang đón chào một cuộc sống vô ngã vị tha mà thầy đã thực sống và chỉ dạy cho chúng con với lòng từ bi vô lượng.
Kính thưa thầy, ngay tại đây, lúc này, con chợt sáng suốt thấy ra được cách hóa giải những lo âu phiền muộn của gia đình sao cho vẹn toàn đôi ngả dù mình có hy sinh một phần quyền lợi của riêng mình. Trước mắt con bỗng hiện ra ngôi Tổ đình Bửu Long thân thương trong đó có bóng dáng người thầy tôn kính với cốt cách ung dung tự tại, với tấm lòng tràn đầy vô ngã vị tha.
Cuối thư con cầu mong thầy sức khỏe dồi dào, thân tâm an lạc để dìu dắt chúng con. Con kính đê đầu đảnh lễ thầy với tất cả lòng tôn kính và biết ơn vô hạn.
Kính thư,
Con, Diệu Từ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-03-2011

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Sáng nay con thức dậy thấy trời Hà Nội vẫn lạnh, từng cơn gió thổi làm rung tán cây xanh trong vườn. Trong giây phút trở về, con thấy mọi thứ thật sống động xung quanh, cành cây, ngọn cỏ, tiếng chim hót xa xa và cả những đồ vật trong nhà... tất cả thật bình dị, mới mẻ như bao đời nay vẫn thế. Sự vô thường, và vô ngã vẫn hiển hiện mọi nơi. Và trong các pháp vô ngã đó, bấy lâu nay ảo vọng khởi lên và tự tìm lấy khổ. Và như thế, thưa thầy, sự khổ ở đây phải chăng do chính ảo vọng này mà ra. Còn tự các pháp thì vẫn bình dị, trần trụi, trong sáng một cách ngây ngô? Và ý của Thầy khi nói về Vô thường, Khổ và Vô ngã có phải như thế không ạ? Con chúc thầy luôn bình an!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-01-2011

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con đọc kinh sách ít, nên thấy không chắc mình hiểu đúng ý nghĩa chữ NHƯ trong cụm từ CHÂN NHƯ và VẠN PHÁP NHƯ THẬT. Thưa Thầy, có phải vì ta không thể nói "vạn pháp là thật" (vì "thật" sẽ phải đối đãi với "giả", mà cả thật lẫn giả đều không đúng) nên phải nói là "như thật"? Và có phải NHƯ THẬT là NHƯ VẬY ĐÓ, NHƯ NÓ ĐANG LÀ không ạ? Kính xin Thầy giảng rõ giúp con chỗ này.
Trân trọng cám ơn Thầy.
Ngọc Thu

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-01-2011

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con xin hỏi:
Chiêm nghiệm lại "bản vẽ" của mình từ hiện tại trở ngược về những gì đã xảy ra trong quá khứ, để nhìn ra bản ngã được tạo thành ra sao, để thấy rõ mình đã tham sân si ra sao..., từ đây sự hình thành của bản ngã được nhận rõ..., có phải việc làm nầy là chánh tư duy không?
Có cần làm điều nầy mới đánh bật được gốc của bản ngã và vô minh ái dục không? Chúc Thầy sức khỏe tốt.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-12-2010

Câu hỏi:

Thưa Thầy người hành thiền minh sát trông mặt cứ ngơ ngơ là đang hành đúng hay sai?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-12-2010

Câu hỏi:

Kính bạch Sư ông. Con vô cùng tri ân sư ông đã chỉ cho con thấy được giá trị của Pháp ngay nơi thực tại đang là. Nếu không được sư ông chỉ dạy, con sẽ cứ mãi chìm đắm trong lý luận sách vở không biết ngày nào thoát ra. Con có một số thắc mắc, kính xin sư ông chỉ dạy cho con.
Thứ nhất: Sau khi nghe sư ông dạy thiền vipassanà, con có tham khảo thêm Thiền Tông, thì thấy dung thông, không khác. Về "lý", nhờ sư ông chỉ dạy rõ ràng nên con đã khá thông suốt. Con cũng luôn thận trọng quay lại chính mình để ngay nơi pháp thực mà sống với "sự" để sự và lý dung thông.. Nhưng con nhận ra rằng có thể tập khí còn nặng nên con không dễ dàng thấy ra pháp và sống thuận pháp một cách thuần thục, nói cách khác là con hiểu nhưng "buông" không được. Vậy khi "lý" đi trước khá xa so với "sự" thì con cần thận trọng điều gì để không bị đi lạc vào con đường của lý trí ạ?
Thứ hai: Nếu như một người trong kiếp này thấu hiểu về lý, nhưng chưa thực sự vô được cái thực thì sau khi thân hoại mạng chung, việc thông lý đó có thể được duy trì ở kiếp sau không hay sẽ phải làm lại từ đầu? Và khi con đã nhận ra con đường sáng, có cách nào để những kiếp sau con sẽ không bị lạc đường nữa không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-10-2010

Câu hỏi:

Thưa thầy, con biết thiền là một việc cần thiết không những với những người tu hành, mà còn cả với những người theo học những bộ môn khác nữa. Theo con biết thiền cần phải tĩnh tâm và không suy nghĩ những chuyện vướng bận ngoài đời, nhưng con thì không thể không nghĩ gì dù chỉ 1 giây. Con phải làm thế nào để tĩnh tâm đây thưa thầy?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-07-2010

Câu hỏi:

Con thưa thầy. Có phải buông bỏ tất cả để trở về thực tại tức là xả bỏ hết phương tiện, niềm tin, niềm vui, mục đích... như con được đọc trong những cuốn sách của thầy không? Để giáp mặt với thực tại - trọn vẹn như nó đang là, với hai bàn tay trắng, không cần phải đòi hỏi thêm tài năng hay điều kiện gì cả. Ở đó mọi buồn vui được mất của cuộc sống muôn đời mà ta sống hòa trong đó - có những giọt nước mắt và có cả những nụ cười... Và điều quan trọng nhất còn lại sau khi đã bỏ phương tiện, bỏ cứu cánh đó là "tánh biết" thấy rõ những giọt nước mặt và nụ cười đó là 1 điều hiển nhiên của tự nhiên, của sự sống, của nhân quả muôn đời. Để rồi 1 ngày kia "tánh biết" đó đủ dũng lực, sáng suốt sẽ ôm trọn nước mắt và nụ cười trong trạng thái im lặng tuyệt đối, vô ngại đi vào dòng đời, sống có ích cho mình và những người xung quanh, chỉ với thực tại đang là và hai bàn tay trắng. Con thưa thầy đó có phải là mục đích của thiền?

Xem Câu Trả Lời »