loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 114 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'chân đế & tục đế'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-03-2019

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Mong thầy giúp con vấn đề con còn băn khoăn với ạ.
Nhà chồng con sống phóng khoáng có phần buông thả, nhà con thì sống nề nếp kỹ lưỡng thái quá. Hai bên đều chấp vào thái độ sống của mình. Con thì ở giữa giữa thấy gì hợp lý thì làm nên dù vô tâm vẫn bị cả 2 phía trách móc.
Trong cái duyên như vậy con có cơ hội thấy ra các tâm sân, ngã mạn và tâm si của con sinh khởi như thế nào. Về lối sống con vẫn chăm lo quan tâm phía gia đình mình hơn phía nhà chồng với lý do như: con có tình thương, có cả ơn sâu với cha mẹ mình; cha mẹ con cũng có khái niệm người chịu ơn nên cũng có sự đòi hỏi con cái phụng sự; về cá tính nhà con cũng có nhu cầu vật chất cao hơn nhà chồng con. Con vừa là thương (si) vừa là sự phân biệt ơn nghĩa, đồng thời con cũng có xu hướng chiều người bên nhà mình để né tránh bị trách móc. Như vậy là con sống còn bản ngã có phải không thưa thầy? Trong đời sống con đã thấy cái hại của sự "thương yêu" là thế nào. Con thấy mình sống có hay không có bản ngã đều bất hiếu theo một cách nào đó. Con lại đang buông lung suy nghĩ quá nhiều rồi phải không ạ? Con thật sự không thoát khỏi ý nghĩ nên thương theo cách nào thưa thầy?
Con còn si mê ấu trí quá, mong thầy từ bi chỉ dạy. Con xin lỗi vì đặt câu hỏi trong lúc thầy đang nhiều công việc. Nếu không tiện thầy cứ trả lời con vào dịp khác nhé, con hay vào đọc mục hỏi đáp nên con sẽ tìm được.
Con cảm ơn thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-02-2019

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ Thầy!
Con có câu hỏi mong được Thầy khai sáng dùm con.
Con vẫn nghe lời Thầy thường để ý, chú tâm quan sát nhưng nay con có một số thắc mắc trong quá trình trải nghiệm:
1. Khi con thận trọng, chú tâm quan sát là con thận trọng, chú tâm vào cái tâm để biết tâm đang ở trạng thái như thế nào? ví dụ như con đang nổi sân, nổi tham. có chú tâm vào việc ăn, uống hay là đang nghĩ, chứ không phải là chú tâm vào việc con đang làm đúng không ạ?
2. Mấy ngày nay con đang quan sát và biết con đang có tâm lo sợ công việc nhiều quá con làm không kịp thời hạn. Con quan sát nó nhưng khi con làm việc thì con thấy con chú tâm vào công việc mà quên mất nó. Vậy là con chỉ cần quan sát nó sanh, rồi để ý nó diệt để bắt đầu sanh 1 tâm mới là chú tâm vào công việc hay như thế nào ạ?
Con có đang làm sai chỗ nào mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con sửa sai.
Con xin chúc Thầy thân, tâm luôn an lạc và khỏe mạnh

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-11-2018

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con đã thấy ra cái cách mà bản ngã sinh hoạt trong đời sống và cái cách mà bản ngã trở nên sâu dày, bành trướng. Đó chính là chu trình sinh diệt và tích lũy.
Con nhờ thầy xác thực điều này giúp con. Vì trong pháp thoại con chưa được nghe thầy đề cập đến. Trên đời này cái gì cũng thực ngoại trừ những khái niệm, ý niệm (định danh, cho là, phải là, sẽ là) là hoàn toàn không có thực. Tuy nhiên khi niệm tâm thấy bản ngã sinh rồi diệt thì tâm sinh lên rồi diệt đi là thực chứ không phải ảo (kết cấu của nó vẫn hiện hữu trong giai đoạn sinh diệt). Chỉ khi niệm pháp mới thấy ý niệm trong sự sinh khởi mới là cái ảo, ảo là vì nó không đúng và không có trên hiện hữu của pháp. Như vậy bản ngã chỉ là các ý niệm (cho là, phải là, sẽ là). Còn cấu thành của cái tâm sinh lên rồi diệt đi là thực chứ không phải ảo. Cho nên đối cảnh tâm vẫn cứ khởi đó là chuyện tự nhiên của pháp. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-10-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Gần đây đọc mục hỏi đáp trên Trung Tâm Hộ Tông con thấy nhiều bạn hay hỏi về chân đế và tục để. Có vẻ như nhiều bạn thiên nhiều về tích lũy kiến thức nên sinh nghi. Vậy con xin phép trình bầy một vài điều hy vọng có thể giúp các bạn thấy ra. Trên thực tế người thấy chân đế thì không chấp vào tục đế. Họ vẫn làm mọi việc một cách bình thường có điều làm với chánh niệm tỉnh giác, làm mà biết rõ mọi hoạt động của thân, thọ, tâm, pháp. Ví như 1 bác sĩ nắm rõ kiến thức y học để trị bệnh cho bệnh nhân nhưng khi trị khỏi bệnh thì thôi vị ấy không nhớ đến nữa, cũng không cho là ta hay ta giỏi nên ngã mạn cũng không sinh khởi (tất cả các nghề nghiệp khác cũng thế). Các bạn cũng không nên phân định quá rạch ròi đâu là chân đế, đâu là tục đế chỉ là việc đến thì làm và khi làm đừng mất mình là được.
Con chúc thầy luôn khỏe mạnh và chúc các bạn 1 ngày vui.
CS Tín Đức Thuần

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-10-2018

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ!
Thưa thầy con thấy mâu thuẫn thế này: Trong đời sống, nếu mình muốn giúp đỡ người khác thì mình phải giỏi việc gì đó trong tục đế, mới giúp họ về lĩnh vực đó được. Muốn giỏi về việc gì đó thì mình lại phải rèn luyện, mà nhiều khi mình thấy việc đó là vô nghĩa trong đời sống giác ngộ (con là giáo viên dạy môn toán, giúp học sinh giải bài toán khó, hay học thêm các thứ về toán, con thấy cũng chẳng có lợi gì cho đời sống các em nhiều. Để dạy học sinh giỏi thì con lại phải rèn luyện nhiều...). Nhưng nếu trong đời sống không làm gì thì lại thật vô nghĩa. Trong đời sống thì lại phải có thứ này thứ kia, muốn này muốn khác... Như đời tu của thầy hoặc các vị sư thì sự giúp đỡ người khác là giúp họ giác ngộ, như thầy đang giúp con đó là sự nghiệp, cũng là công việc của quý thầy. Nhưng như con thì muốn giúp người khác chỉ có giúp họ trong tục đế, không thể nói với họ về chuyện giác ngộ trong công việc hàng ngày của mình được. Vậy chẳng nhẽ con phải đi tu mới giúp được người khác chân chính?
Nên nhiều lúc con rất lưỡng lự, không có phương hướng!
Xin thầy chỉ cho con chỗ sai!
Con cảm ơn thầy ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-09-2018

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy,
Lần trước con được thầy trả lời cho câu hỏi về Chánh Kiến dẫn đến Tư duy, con xin cảm ơn thầy ạ.
Có đoạn thầy có trả lời là: quan sát để mà kinh nghiệm là không đúng, như vậy là mất đi quan sát, nên quan sát nó như nó đang là. Con vẫn chưa thông suốt chỗ này lắm thưa thầy.
Con xin ví dụ:
1. Một người đã đi trượt dầu trên sàn mà té. Anh ta biết mình té là do dầu. Lần sau anh ta thấy dầu trên sàn thì né ra. Đó chẳng phải là kinh nghiệm (đi trên dầu thì trượt té) đã giúp anh ta không té lần nữa hay sao?
2. Một người không biết trái ớt. Một lần anh ta ăn trúng một trái ớt nên cay quá, nước mắt nước mũi chảy tùm lum. Lần sau anh ta thấy trái ớt, anh ta không ăn nữa. Đó là nhờ anh ta kinh nghiệm ớt đó ăn sẽ cay mà thưa thầy.
3. Một người được nghe bảo con Hổ khi gặp người nó sẽ tấn công hoặc ăn thịt. Sau này người đó đi rừng gặp Hổ, nếu mà anh ta quên đi kinh nghiệm mà nhìn con Hổ như nó đang là - không có sự chuẩn bị gì cả thì anh ta bị nguy hiểm đến chừng nào.

Kính mong thầy giải thích giúp con ạ.
Con cảm ơn thầy nhiều lắm.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-09-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con mới theo ánh sáng Thầy soi rọi khoản gần 20 ngày. Con xin phép Thầy cho con hỏi 2 câu:
Câu 1/ Phải chăng Pháp không đúng không sai không thiện không ác? Còn con người đón nhận Pháp đến theo nghĩa "Tích cực" hay "Tiêu cực" là do "cái Ngã" của chính họ hình thành? Còn sự thật thì "Tích cực" hay "Tiêu cực" là do nghiệp báo hay nhân quả của con người gieo trồng và Pháp chỉ mang đến cho họ?
Câu 2/
2.1/ Thầy trong Tục đế là Thầy, là Hoà Thượng, là Trụ trì, là Viện chủ, là...
2.2/ Thầy trong Chân đế:
Đối với con là Ánh sáng định hướng cho con lần theo trong cõi vô minh tăm tối. Còn con đường thì con phải nhấc chân lên tự đi. Con nhìn Thầy trong Chân đế như vậy không biết có đúng không xin Thầy soi sáng cho con (vì trong Chân đế thì đâu có Thầy hay Hoà thượng hay Viện chủ...)
Con kính chào Thầy và con kính chúc Thầy luôn dồi dào sức khỏe.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-09-2018

Câu hỏi:

Thầy kính mến! Con có một vài hiểu biết về chân đế và tục đế mong thầy từ bi xem lại giúp con có sai lệch gì không. Anh A mua một chiếc xe máy để làm nghề xe ôm đương nhiên theo luật pháp chiếc xe máy đó thuộc sở hữu của anh A. Trong chân đế thì không, nhưng tánh biết của anh A biết mình mua xe máy để làm nghề nên anh A vẫn cẩn thận giữ gìn bảo quản xe tốt để đi làm. Hàng tháng anh tính thu nhập của gia đình là cần 10 triệu nhưng gần hết tháng anh mới kiếm được 7 triệu còn thiếu 3 triệu dẫn đến anh lo sợ không đủ tiền chi tiêu cho gia đình. Theo con hiểu cái lo sợ này là bản ngã được tạo ra bởi quan điểm cho rằng phải đủ 10 triệu mới sống được duyên với thực tế chỉ làm được 7 triệu. Còn trong chân đế thì không có đủ và thiếu, nên khi ta tác ý là thiếu rồi nó dẫn đến mâu thuẫn xung đột làm cho ta lo sợ - tim đập nhanh, ăn không ngon, mất ngủ, buồn bã, chán nản, cáu kỉnh... Điều này là vọng tưởng không thật có chỉ do thói quen tham sân si của bản ngã duyên với cảnh hiện có mà ra.
Để không nhầm tục đế và chân đế trong trường hợp này con xử lý như sau. Khi phiền não đến mình cứ quan sát thật rõ không nhận nó là ta tự ngã của ta vì nó chỉ là nhân duyên sinh ra nó tự hết (điều này vô cùng khó khăn có lúc con làm được có lúc không). Còn trong tục đế mình vẫn xem xét lại cách phục vụ cũng như tìm hiểu thị trường để có thêm khách hàng. Có thể thiếu 3 triệu mình đi vay hoặc chi tiêu giảm đi. Ý con muốn thầy góp ý cho con trong công việc hàng ngày mình không lầm lẫn giữa chân đế và tục đế. Con cảm ơn thầy rất nhiều.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-09-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Thầy cho con hỏi trong chữ tuỳ duyên có lý trí trong đó không ạ. Vì con thấy trong cuộc sống nếu chỉ tánh biết nhiều khi con không hiểu hết ý của mọi người. Ví dụ một ai đó tuy nói không nhưng thực ra họ lại muốn có. Nếu trong nghe chỉ có nghe, không xen bản ngã vào thì không hiểu được ạ. Kính mong Thầy khai thị.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-08-2018

Câu hỏi:

Dạ kính thưa Thầy, trong việc điều chỉnh nhận thức và hành vi con thấy được là khi mình nhận thức sai mà cố điều chỉnh lại cho đúng thì cũng sai luôn, vì mình cố gắng điều chỉnh là đã có ý đồ của bản ngã trong đó rồi có khác nào thay đổi bản ngã này thành bản ngã khác đâu. Mà khi mình nhận thức sai thì liền phát sinh lên phiền não khổ đau mình chỉ thấy sinh diệt của phiền não khổ đau ấy rồi tự nhiên pháp tự điều chỉnh lại sự nhận thức cho đứng tốt với sự vận hành của pháp (điều quan trọng là mình phải thấy ra được cái sai). Vì con trải nghiệm con thấy ra được điều này. Vì bản ngã nó luôn luôn thiên biến vạn hóa Thầy ạ. Mọi thứ cứ để yên mà nhìn thấy chúng thôi còn mọi thứ tự động có pháp tự điều chỉnh cả rồi. Xin Thầy cho con ý kiến không biết con thấy vậy có được không ạ. Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »