loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 77 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'khổ đế'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 21-07-2016

Câu hỏi:

Liên quan đến một câu hỏi về Khổ Đế trong buổi Trà Đạo, con xin gửi link để ai không biết tìm kiếm cũng có thể đọc được.
Nội dung "Đừng hiểu lầm Khổ Đế"
Link: http://coinguonhanhphuc.blogspot.com/2016/07/ung-hieu-lam-kho-e.html
Mọi người có thể tìm hiểu thêm những chủ đề mình quan tâm đã được đăng trên blog.
Cầu mong Tam Bảo gia hộ cho Thầy khỏe mạnh! Con chào Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-07-2016

Câu hỏi:

Kính Thầy!
Thưa Thầy, khi nói bản chất các pháp hữu vi là vô thường, khổ, vô ngã. Con không hiểu chữ khổ này phải hiểu như thế nào? Khổ này có thuộc khổ đế không thưa Thầy?
Con kính đảnh lễ Thầy. Con kính mong Thầy được nhiều sức khoẻ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-06-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Nhiều người nói Phật hết khổ về thân và tâm vì có 4 thần túc. Vậy nên Đạo Phật là đạo biết khổ, thấy khổ và diệt khổ (kể cả khổ về thân) trong hiện tại đúng không Thầy?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-06-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
Phật dạy Diệt đế hay thoát khổ. Rất nhiều người cho rằng mình cố tu hành để đến Thiên đàng hay Cực lạc nhằm mục đích được sung sướng, hết khổ. Cũng đồng nghĩa là tìm cách để đến chỗ sung sướng an vui như mình mong muốn.
Nhưng theo ý của con hiểu là mình phải tự thấy được cái khổ đó là khổ tự nhiên, khổ nghiệp hay khổ tâm lý để tâm mình chấp nhận, bằng lòng một cách vui vẻ. Chính yếu là thái độ tâm của mình trước cái khổ đó.
Khi mình biết cái khổ do duyên, do nghiệp, do quy luật vận hành tự nhiên thì mình chấp nhận, không đối kháng, không tìm kiếm, không trốn tránh mà vui vẻ chấp nhận thì nỗi khổ vẫn có nhưng tâm mình không ảnh hưởng, không bị chi phối, thì đó chính là thoát khổ thực sự.
Kính mong Thầy chỉ thêm cho con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-12-2015

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy!
Thưa Thầy con có 2 câu hỏi, xin Thầy từ bi chỉ bảo cho con. <p>
1. Chữ "khổ" trong Tứ Diệu Đế và trong tam pháp ấn có phải cùng một nghĩa không hay có sự khác nhau? <p>
2. Công việc của con làm con luôn bất an, không thích hợp với tính cách của con. Con muốn chuyển công việc khác nhưng con băn khoăn không biết chuyển như thế có phải là trốn tránh thực tại không, không chịu học bài học từ cuộc sống không? <p>
Con xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-10-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy, thầy cứu giúp con với, nghiệp ái của con nặng quá, con mệt mỏi lắm mà không làm cách nào thoát ra được, trót thương người ta quá nên giờ chịu đau khổ nhiều, con phải tu pháp gì cho nhẹ bớt nghiệp thưa thầy?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-09-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con kính lời hỏi thăm sức khỏe của Thầy. Nguyện mong sức khỏe của Thầy sớm mau bình phục. <p>
Thưa Thầy, cho phép con được hỏi Thầy điều này. <p>
1. Khi gặp phải những hoàn cảnh khó khăn cực kỳ bế tắc, chúng con có nên cầu nguyện với Tam Bảo không ạ? Nếu cầu nguyện thì nguyện như thế nào, xin Thầy chỉ cho chúng con được không ạ? <p>
2. Con đang ở trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và bế tắc. Con đã và đang tập quan sát thân tâm và hoàn cảnh hiện tại của mình. Cái gì cần làm con đã làm hết rồi nhưng vẫn thấy bế tắc và mệt mỏi quá! Thầy ơi, tâm con như có lửa đốt, xin Thầy chỉ dạy cho con! <p>
Con biết Thầy đang bệnh, đáng lẽ phải để Thầy nghỉ ngơi, nhưng vì con rối quá nên con đã làm phiền Thầy, con thành tâm xin sám hối với Thầy. Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-09-2015

Câu hỏi:

Con xin thành kính tri ân thầy đã dành thời gian để trả lời câu hỏi của con về đặc tính "Khổ" trong Tam Pháp Ấn. Tuy nhiên, con vẫn còn một thắc mắc xin thầy từ bi chỉ dạy thêm:
Như thầy nói, nếu chỉ là thân không thì không khổ hoặc là tự bản thân vật vô tri vô giác thì không có khổ. Vậy đặc tính "Khổ" trong Tam Pháp Ấn chỉ để nói đến pháp nào đã có sự tham dự của tâm vào đó thôi phải không ạ. Còn những pháp không có tâm tham dự vào như cái thân thuần túy hay cái bàn cái ghế thì chỉ có hai đặc tính là "Vô thường, Vô ngã", chứ không có đặc tính "Khổ" phải không ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-09-2015

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, con có điều này thắc mắc đã lâu, mong thầy từ bi giải đáp: <p>
Con không hiểu vì sao trong ba đặc tính Vô thường, Khổ, Vô Ngã của Pháp lại có "khổ"? Con xin chia làm hai trường hợp: <p>
1. Trong trường hợp con người hay động vật, nghĩa là những loài có cảm giác về sinh-vật lý nói chung, thì đặc tính "Khổ" của Pháp thể hiện qua việc con người (hay con vật) cảm giác cái đau khổ của thân khi bị thương, bị bệnh. Điều này con hiểu, nhưng cũng xin thầy cho con biết là con hiểu vậy đã chính xác chưa. <p>
2. Trong trường hợp những vật vô tri vô giác, như cái bàn, cái ghế chẳng hạn, thì con hiểu đặc tính Vô thường, Vô ngã, nhưng còn đặc tính Khổ của Pháp được biểu hiện như thế nào ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-04-2015

Câu hỏi:

Con thưa Thầy! Ở Mỹ không khí nhiệt độ có dễ chịu không thưa thầy?<p>
Thưa Thầy, lâu giờ cuộc sống con lắm cảnh nhưng con chưa bao giờ thổ lộ với thầy vì với con ý nghĩa nhất là sống dù đúng sai gì mà con vẫn nhớ luôn có thầy nên thôi.<p>
Cuộc sống có lắm màu muôn vẻ thật thưa Thầy! Thật quá nhiều điều con không thể nào nói hay phân biệt đó là đúng hay sai mà chỉ biết cười và gặm nhấm lấy. Học là một điều đã khó, nhưng sống thì muôn ngàn khó hơn. Nên mỗi hơi thở dài chỉ là biểu hiện của sự bế tắc <p>
Bên đó không khí có phần khác nên khi về chùa thầy hay bị viêm họng. Thầy giữ sức khỏe thưa thầy. Con có coi lịch của thầy do facebook của Huyền Không đưa lên thưa thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »