loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 77 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'khổ đế'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 10-09-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Sự Ông,
Khổ do cảm thọ tự nhiên
Khổ là hệ quả của nhận thức và hành vi sai xấu
"Khổ mà cái ta ảo tưởng sinh ra (hữu ái, phi hữu ái, dục ái)" cũng là do nhận thức và hành vi sai xấu phải ạ?
Kính xin Sư Ông từ bi chỉ bày.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-09-2020

Câu hỏi:

Kính thầy, con đã hiểu câu Như Lai có ra đời hay không thì Pháp vẫn vậy, hay thầy dạy mọi thứ đều đã có sẵn chỉ có nhận thức và hành vi của mình đúng hoặc sai. Con thấy rõ, cũng cùng một tình huống mà có sự đau khổ hay có sự bình thản. Tất cả do mình, đổ lỗi cho bên ngoài thì sự đau khổ sẽ không dứt.
Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-07-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Phật dạy chánh niệm tỉnh giác trong từng sát-na, biết pháp thực tại đang là. Như vậy có hoãn lại sự phát triển của kỹ nghệ khoa học không? Giả sự muốn chế tạo một chiếc xe, chúng ta phải tưởng tượng mô tả hình thù chiếc xe, máy gì, mã lực... rồi đặt ra giả thuyết và thí nghiệm sai lên sai xuống mới có được một chiếc xe tương đối. Nếu không có suy tư tưởng tượng như vậy mà chỉ biết sống với những gì đang xảy ra bây giờ thì chúng ta sẽ không có chiếc xe để sử dụng? Xin Thầy hoan hỷ khai thị cho con rõ. Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-03-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con muốn hỏi Thầy một câu hỏi này ạ
Ai cũng biết Dukkha dịch ra tiếng Việt là khổ, nhưng con đọc trên mạng còn thấy có vẻ như từ "khổ" chưa thực sự hết nghĩa của Dukkha.
Theo Thầy thì việc thích thú khi hưởng thụ dục lạc có được gọi là Dukkha hay không ạ?
Bát Chánh Đạo là pháp hữu vi, có thể được gọi là Dukkha hay không?
Có thể câu hỏi của con hơi xa rời thực tế. Mong Thầy có thể chia sẻ thêm về vấn đề này ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-03-2020

Câu hỏi:

Kính thưa thầy! Thầy cho con hỏi một việc - con đã được nghe một số bài giảng của Thầy, trong đó có bài thầy giảng "bản chất cuộc đời là vô thường, khổ, vô ngã"; có bài thầy giảng là "đời không phải là bể khổ mà mỗi người tự tạo ra bể khổ cho chính mình". Con thấy chưa hiểu, kính mong thầy chỉ bảo. Con thành kính tri ân thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-01-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Trong tam tướng Vô thường, Khổ, Vô Ngã thì Khổ nên hiểu như thế nào cho đúng ạ?
Con cảm ơn thầy rất nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-05-2019

Câu hỏi:

Kính bạch thầy! Con có 1 vấn đề thắc mắc mong được thầy giải đáp giúp con. Con đã đọc 1 bài báo có tiêu đề: "Nếu chúng ta chưa bao giờ được sinh ra...", phản ảnh 1 góc nhỏ của triết học hiện đại, đó là thuyết phản khuyến sinh, nêu ra 1 ý tưởng là: Nếu cuộc đời này vốn là bể khổ, thì liệu sự tồn tại có thật sự là hạnh phúc hơn việc chưa bao giờ được sinh ra? Hoặc là: Cuộc đời này có đáng sống hay không?

Bài báo có dẫn 1 câu chuyện trong Kinh điển Phật giáo: Một tử tù vượt ngục và bị đuổi gấp, anh ta rơi xuống vực sâu, nhưng bám được vào 1 cành cây leo và treo lơ lửng trên vách đá, cứ nghĩ thế là may, nhưng rồi có 2 con chuột, 1 đen, 1 trắng đang gặm dần cành cây leo mà anh ta đang bám vào, trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó, người tử tù bỗng nhìn thấy có nhánh cây trên đầu anh ta có 1 bầy ong đang làm tổ trên đó và tự dưng có mấy giọt mật ngọt rơi vào miệng tử tù, vào đúng lúc đó, mọi nguy khốn của anh ta dường như đi vắng, chỉ còn vị mật ngọt tan trong miệng.

Câu chuyện trên ngụ ý rằng: Khi con người ta sống với tâm thế chịu đựng thực tại, vì mải chăm chú vào khoái lạc nhất thời, từ đó bị đánh lừa và không thể hài lòng với những gì đang có. Không thể chấp nhận được rằng đời sống này là vô thường, mọi thứ chỉ là tạm thời, cho đến khi ta qua đời. Bất cứ ai sinh ra cũng bắt đầu từ sự ngây thơ, rồi lớn lên, vật lộn với những lo toan để đạt được tiền bạc, địa vị, những mối quan hệ, nhưng rồi có ý nghĩa gì không khi tất cả những gì ta làm được, những buồn vui yêu ghét đến 1 ngày rồi cũng phải "để gió cuốn đi". Bài báo dẫn nghiên cứu của 1 nhà khoa học nói về cơ chế não bộ được di truyền qua hàng triệu năm giải thích vì sao chúng ta sẽ không bao giờ hạnh phúc. Chúng ta luôn hy vọng và đạt được thì lại bắt đầu thất vọng. Con người sẽ không bao giờ được hạnh phúc vĩnh cửu.

Đọc xong bài báo, tâm tư con cứ suy tư và cảm thấy rối bời, và con rất mong thầy, bằng quan điểm của 1 nhà Phật giáo, 1 vị thiền sư, và hơn nữa là 1 con người đã trải qua hầu hết thời gian ở cõi nhân sinh với kinh nghiệm sống phong phú, hãy giúp con giải đáp thắc mắc này, rằng nếu đã chót được sinh ra và "đành" phải sống trong thế giới này nên 1 lần suy ngẫm đến giá trị của sự tồn tại và lựa chọn cách sống, cách suy nghĩ như thế nào để cuộc sống của mình không trở nên vô nghĩa.

Xin thầy thứ lỗi vì câu hỏi hơi dài. Con xin cảm ơn thầy và kính chúc thầy dồi dào sức khoẻ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-03-2019

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con đã thấy ra nguyên lý đoạn tận khổ. Thực ra khổ là phần rất nhỏ trong toàn bộ hoạt động đời sống của một người. Tập đế và khổ đế không phải là hai sự kiện riêng lẻ mà là một trong một chuỗi của tiến trình tâm. Khổ chỉ cái ngọn của hoạt động tướng biết, là cái ngọn của cái khởi lên xuất phát từ tiến trình tâm tự hư cấu. Đoạn tận khổ thì phải làm cho tướng dụng của tâm (tướng biết) đúng như thực, cụ thể là tánh biết soi sáng giúp cho ý thức nhận biết pháp đúng như những gì mà mắt, tai, mũi, lưỡi, thân cung cấp. Tánh biết giúp tướng biết thanh tịnh thì thực ra chủ yếu là thấy ra cái khởi lên tự hư cấu của tiến trình tâm. Vì cái này là cái làm hỏng đi tướng biết trung thực. Khi tướng biết hoạt động trung thực thì khổ biến mất vì cơ chế đưa đến khổ không còn nữa.
Về lý là như vậy nhưng trên thực tế thì đơn giản hơn. Tánh biết rỗng lặng, trong sáng ngay trên thân, thọ, tâm, pháp. Cái hư cấu tự khởi lên hay phản ứng trên đối tượng bên ngoài hay nó tự phản ứng trên chính nó mà thấy nó như nó đang là thì hư cấu khởi lên từ tiến trình này sẽ tự diệt đi. Con nhận thấy trong sự điều chỉnh này thì tánh và tướng đều quan trọng. Tướng biết phải trải nghiệm thì mới không bị lừa, tánh phải phát huy thì mới giúp tướng đủ sáng suốt mà không nhầm lẫn. Con thấy điều này là chỗ vi tế hơn một chút đúng với câu nói của thầy: “Tu là điều chỉnh nhận thức và hành vi”.
Khi một người phải sống với những thuận cảnh, nghịch cảnh trong đời thì đó chính là cái duyên bên ngoài khi được đưa vào trong làm cho tiến trình tập đế, khổ đế khởi lên nhờ vậy mà tánh biết phát hiện ra được cái gì đang thực sự diễn ra nơi thân, thọ, tâm, pháp. Vì vậy mà thầy nói: “Cuộc đời là một trường thiền, sống trong cuộc đời ý nghĩa thực sự chỉ có một, đó là học ra bài học mà pháp đem đến cho mỗi người”.
Tóm lại khổ không phải ở bên ngoài mà nó ở ngay sân khấu tâm của chính mình. Con có nhiều bài muốn chia sẻ với mọi người nhưng vì thầy quá nhiều việc nên con hạn chế tối đa, mong thầy thông cảm.
Con xin cám ơn thầy đã đọc
Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-01-2019

Câu hỏi:

Kinh mong Sư chỉ day cho con. Con nghe giảng các hành la khổ, Sư cho con một vài ví dụ được không ạ. Kính chúc Sư an vui.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-08-2018

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,
Thầy cho con hỏi tại sao có những khoảng khắc con thấy mình như chạm đến sự thực như nó là, cảm được cái nhẹ như thinh không ở thân tâm cảnh. Vậy mà rồi con vẫn nhiều khi quay lại tình trạng như chưa tu học gì, vẫn đầy kì vọng đau khổ bất toại nguyện. Nhiều người nói giác ngộ rồi sẽ không thấy khổ, còn thấy khổ là còn tu sai đường. Con hoang mang quá thầy ạ. Con biết rất rõ những lúc con chạm được vào sự thực, cũng biết rõ những lúc thân tâm nặng nề vướng bận đầy tham ái, và như thầy dạy thì cứ biết vậy thôi, tu không phải để diệt tận mọi cái khổ. Con hiểu sai lời thầy hay hiểu sai câu "giác ngộ là không còn thấy khổ", xin thầy chỉ dạy cho con bớt vô minh với ạ.
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »