loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 16-04-2019

Câu hỏi:

Con kính chào thầy ạ!
Thưa thầy, con có một trải nghiệm khi nghe pháp thoại như sau: thường con nghe một bài pháp rất nhiều lần và con đều thấy cái mới mẻ và thêm sáng suốt khi nhìn vào tâm mình, nhưng thỉnh thoảng có những hôm con nghe tai nọ thì nó ra tai kia. Những lúc như vậy thường là tâm con không tịnh, như thể con nghe bằng lý trí, khi đó con thấy bài pháp nào cũng có nguyên lý giống nhau. Giờ đây khi hiểu ra điều này con càng cảm nhận rõ hơn sự hạn chế của lý trí, và cái tâm thấy biết vô ngã, tỉnh thức mới rộng lớn bao la làm sao, trong lành làm sao. Việc thực hành Phật pháp càng ngày càng làm con hứng thú hơn, cố gắng chánh niệm hơn. Con biết ơn thầy biết bao. Con xin đảnh lễ thầy và bày tỏ lòng biết ơn và tôn kính đến thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-04-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy sau khi trở về quan sát lại chính mình con thấy tâm mình thật sự không yên nó luôn luôn sanh diệt liên tục và bản ngã luôn xen vào quá nhiều, nó luôn luôn lừa đảo con, con không tin vào nó nữa (khi con có chánh niệm). Nhưng con lại thấy có 1 cái gì biết hoàn toàn những thứ này và giờ đây Thái độ của con dần dần cũng tự thay đổi theo sự vận hành mặt thuận và nghịch của pháp (cũng đỡ hơn trước). Con xin cảm ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-04-2019

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy! Đầu thư Thầy cho con gửi lời hởi thăm sức khỏe tới Thầy. Con chúc Thầy luôn luôn mạnh khỏe, an lạc.
Có lẽ không có lời nào tri ân hết tất cả những gì Thầy đã dạy bảo con. Nhờ Thầy mà con đã khai sáng được tâm trí của mình. Trước đây, khi con gặp khó khăn hay những trở ngại mà người khác gây ra cho mình, con cảm thấy rất bức xúc và đau buồn cho bản thân mình. Giờ đây, con thấy mình khôn lớn hơn, nhìn mọi việc với sự bình thản, không còn xốc nổi nữa và cũng chấp nhận mọi thứ xảy ra.
Con cũng tập quan sát Pháp đến và đi nhưng con cũng chưa thấy hết được các trạng thái. Có những Pháp con thấy (có thể do Pháp tác động mạnh) nhưng có Pháp thì con lại không cảm nhận được.
Con vẫn thực hành chánh niệm nhưng chưa được liên tục cả ngày, và thường xuyên con bị thất niệm. Con chỉ tập trung được một lúc rồi đầu óc con lại nghĩ linh tinh, những lúc thất niệm con cũng biết. Nhưng con thấy mình thất niệm, suy nghĩ rất nhiều, chánh niệm thì ít.
Hàng ngày, con vẫn thực hành thiền định. Hôm nào con bận không tập được con thấy đầu óc mình không được minh mẫn lắm. Trước đây khi con ngồi thiền con hay theo dõi và điều khiển hơi thở (kiểu như tập thở khí công), nhưng giờ đây thì con chỉ thở và tập quan sát hơi thở. Con cũng không biết mình có tiến bộ hơn về thiền định không nữa? Con chỉ nhận thấy một điều rằng, khi đứng trước những khó khăn, trái ngang của cuộc sống, rồi những cám dỗ về vật chất,...con cảm thấy rất là bình lặng, khi người ta nói không tốt với mình, con chẳng thấy buồn như trước kia nữa (cũng hơi bực chút nhưng rồi hết cũng nhanh). Con thấy khi ngoại cảnh tác động, con không bị vướng mắc nhiều lắm
Con xin phép Thầy cho con được dừng bút tại đây. Con rất biết ơn Thầy, con kính chúc Thầy luôn mạnh khỏe và an lạc.
Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-04-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy, sau một thời gian tu học, tự nhiên bây giờ con thấy mình như không học gì cả. Cứ không lo, không nghĩ, không muốn, không cầu. Cái gì đến thì mình cứ xử lý rồi trả về cái không làm gì cả, như thau nước đã xối đất cát trên đá trôi đi hết vậy. Thực ra, con phát hiện ra mình còn nhiều cái sai sót, nhưng nguyên nhân gốc rễ là mình chưa trọn vẹn với hiện tại. Bài học sẽ đến hoài cho đến khi nào mình thực sự hoàn toàn đang có mặt ở đây và bây giờ. Cốt lõi vẫn là trọn vẹn với hiện tại mà thôi.
Con cám ơn thầy và nguyện thầy luôn khỏe mạnh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-04-2019

Câu hỏi:

Dạ kính thưa thầy cho con hỏi: trong khi thiền tập con đã nhận ra là mình đang có cái tâm ganh tị với 1 đối tượng, con dùng chánh niệm để soi thẳng vào nó thì từ từ nó hết nhưng khi đối tượng đó quay lại thì tâm ganh tị đó cũng quay trở lại nữa. Con nghĩ rằng tâm ganh tị này thật sự không phải hết mà nó trốn đâu đó thôi. Thường thì những tâm khác ví dụ như cơn giận đi khi soi chiếu như vậy thì nó hết một cách tuyệt đối, 2 là khi có trở lại thì nó cũng mờ dần hơn trước và tới lần thứ ba thì nó cũng biến hết luôn. Còn cái tâm ganh tị này nó cũng mờ nhưng mà nó giống như là bị che mờ để chánh niệm chiếu soi không được chứ không phải là mờ dần rồi mất, dường như con có cảm giác mỗi lúc nó mạnh thêm, xin thầy chỉ dạy giúp con. Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-04-2019

Câu hỏi:

Con đảnh lễ Thầy!
Con xin trình pháp như sau:
Trước đây con thường quan sát tâm mình, mỗi khi có ý nghĩa phóng dật, tâm tham, tâm sân sinh khởi con nhận ra nó và quay về với thân tâm ngay hiện tại. Con thực hành như vậy và có tiến bộ nhiều trong đời sống và tu tập.
Tuần rồi con nghe lại bốn bài pháp của Thầy của khóa thiền thứ 11, trong đó Thầy dạy: buông bỏ, quay về, trọn vẹn và sáng suốt với hiện tại. Con thực hành trọn vẹn như sau: con không quan sát tâm mình, con chỉ cảm nhận thân tâm của mình ngay hiện tại như: đang ngồi con trọn vẹn trong sự ngồi, đang nghe pháp trọn vẹn trong nghe pháp… con thực hành như vậy và mỗi khi con buông lung phóng dật con đều nhận ra ngay và tự dưng con trở lại thực tại mà không cần phải quan sát thân tâm mình.
Con ví như trước đây con ngồi dưới gốc cây nhìn lên cây quan sát xem có chiếc là nào rụng xuống hay không? Bây giờ con chỉ ngồi dưới gốc cây, trọn vẹn sự ngồi, mỗi khi có chiếc là nào rụng xuống con liền biết là lá rụng cũng đồng thời luôn trọn vẹn trong sự ngồi của mình.
Xin Thầy chỉ bảo.
Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-04-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy. Con xin mạn phép gọi Ngài là Thầy để cho gần gũi, và quả thực con đã học hỏi được nhiều điều quý báu từ hai cuốn sách và các pháp thoại của Thầy. Thư con hơi dài mong Thầy từ bi xá lỗi.

Hôm qua 5/4 Thầy từ Huế về mạnh khỏe chứ ạ. Tình cờ con được biết Thầy có lịch ở Huế đến ngày 5/4 nên chiều 5/4 con ở Hà Nội vào đến Huyền Không, may quá kịp lúc khoảng 4g Thầy đang ban pháp thoại đến Đại Giới đàn. Có duyên lành được thấy được nghe Thầy trực tiếp, được đứng từ xa cảm nhận thực tại đang có hiện diện của Thầy ở không gian ấy, được xá tri ân Thầy đã từ bi viết sách và giảng pháp, và thấy Thầy đi, đứng, ngồi nhanh nhẹn mạnh khỏe con thấy vô cùng vui.
Con mong Thầy từ bi chỉ dẫn cho con hai điểm sau đây ạ.

Câu hỏi 1 là: Từ hồi giờ con có gặp một vấn đề băn khoăn khá "đau đầu". Là mặc dù bản tâm con luôn giữ tâm cung kính với một đối tượng nào đấy (đối tượng có thể khác nhau tùy hoàn cảnh tiếp xúc), nhưng đôi khi, khi con đang giữ tâm cung kính hoặc đang tự nhắc nhở phải giữ tâm cung kính thì bất chợt từ đâu nhảy ra một niệm có chút bất cung kính hoặc có ý đùa cợt. Mặc dù trong những trường hợp đó, con nhận ra ý niệm đấy và "xóa" nó đi (mà con hay dùng hai cách là niệm Phật hoặc nói thầm to lên "Bậy quá" "xóa nó đi", nhưng thường là nó sẽ kéo theo một loạt diễn biến trong tâm ví dụ như là: thôi chết rồi, mình lại mất cung kính, tội quá, phải sám hối, chắc tại mình tích lũy hạt giống suy nghĩ bất thiện v.v và v.v và kết quả là con bị cuốn vào dòng suy tư ấy một lúc lâu, và có sự băn khoăn, day dứt, tức là khổ thọ trong tâm. Tối qua lúc trên đường về lại Hà Nội, con lần giở lại các bài pháp của Thầy, con nghe đúng bài "Khóa giảng thứ 17 tại Bửu Long của Thầy Viên Minh - Ngày 3A: Đừng đặt giải thoát (đạo đức) trước giác ngộ - Thấy ra sự thật và thích ứng với sự thật" ở link http://trungtamhotong.org/index.php?module=phapthoai&function=detail&page=1&id=468
Con nghe và con học thấy ý: Niệm Thiện hay Bất Thiện không quan trọng, quan trọng là Thấy ra được cái niệm ấy tại đấy lúc đấy như nó đang là, thật ra khi Thấy như vậy tự nó đã bị quét đi, và ngay sau đấy vẫn duy trì trạng thái thấy các pháp như đang là, bám sát trên thời - vị - tính thì quả thật các dòng suy tư kéo theo như con kể ở trên sẽ không còn "chỗ" mà chen vào, mà khởi lên nữa. Hơn thế nữa con cũng thấy vì các pháp đều là vô ngã, vậy có cái ta nào đâu, có cái "đối tượng" nào đâu, có cái danh từ bất kính nào đâu để mà suy diễn, mà tất cả chỉ như một đám bọt nổi lên rồi đương nhiên lại tan biến đi như những chớp nháy điểm ảnh pixel trên màn hình tivi hay máy tính lóe rồi tắt liên tục. Vậy đương nhiên nó không thực. Và cái dòng suy tư "Tại sao mình lại có ý nghĩ bất kính, tội quá" v.v chỉ là biểu hiện rõ rệt của cái gọi là Khổ do mình tự dựng lên, tự chịu khổ. Trong khi thực tế thì thực tại thân - tâm - cảnh vẫn đang chảy đang trôi qua một cách trong sáng.

Vậy Thầy từ bi cho con hỏi cách thấy ấy của con có thuận pháp không ạ?

Câu hỏi 2 là: Mong Thầy chỉ cho con cách thấy sau có đúng không ạ:
Con thấy khi thực hành niệm Thân Thọ Tâm Pháp, phải thấy cả bốn xứ đồng thời trong một "cảm nhận" tổng quan. Ví dụ con đang ngồi, thì đương nhiên khi ngồi có cả diễn biễn nơi thân nơi thọ nơi tâm nơi pháp. Vậy con chỉ cần chú tâm quan sát tại thời điểm đang ngồi ấy, "cảm giác tự tri" thân ra sao, thọ ra sao, tâm ra sao, tương quan thân tâm cảnh ra sao phải không ạ?. Còn nếu khi quan sát tâm, mà dẫn đến một luồng suy tư thì có phải là đã "nhảy" ra khỏi thực tại thân tâm cảnh, đã bị "cuốn đi hoặc chìm đắm" phải không ạ?
Trường hợp con suy tư, nhưng biết mình đang suy tư, có phải là đang quan sát không? Tuy nhiên con thấy ý này hơi sai sai, vì chỉ "biết mình đang suy tư" nhưng không quay về bám sát trên Thân Thọ thì đã nhảy ra khỏi thực tại "Đang Ngồi" mất rồi. Con thấy trong Kinh sách hay kể lại việc có lần Ngài Xá Lợi Phất lấy quả Địa cầu làm chứng, con mạn phép liên tưởng đến ý như là phải y cứ trên thực tại thân đang ngồi, đang đứng.. trên Đất mẹ. Mà con thấy quả thật Đi đứng nằm ngồi trên Đất mẹ là một thực tại vĩ đại và vô cùng hiển nhiên.

Con vô cùng biết ơn Thầy đã từ bi đọc thư ạ. Kính mong Thầy khỏe mạnh để tiếp tục chỉ hướng Chánh Pháp cho nhiều chúng sinh được lợi lạc ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-04-2019

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy nhờ nghe pháp thoại và tự mình quan sát lại chính mình con nhận ra được điều này mà con thấy quá hay nên trình pháp với thầy, cũng như tự con thức tỉnh mình.
Bản ngã có 2 dạng, một dạng là hữu nhân và một dạng là ngủ ngầm. Bản ngã biểu hiện trong đời sống thường nhật của mỗi người gồm cả hai dạng này.
Bản ngã hữu nhân hiện hành thì ảo tưởng nhất. Có một loại ảo tưởng chấp thân, thọ, tâm và pháp bên ngoài là ta, của ta và khi hòa vào lý trí ý thức, sử dụng năng lực của ý thức (tư duy) để thực hiện các mưu đồ (khuynh hướng) nên gọi là hữu nhân. Trong mối quan hệ thì biểu hiện bản ngã dạng này rất dữ dội, nhưng trong cơ cấu của bản ngã thì bản ngã hữu nhân này rất khờ dại. Bản ngã ngủ ngầm cùng với vô thức thì tinh vi hơn nhiều vì nó hoạt động tự động và bản chất của nó lại là ảo. Nói cho chính xác thì bản ngã hữu nhân chỉ biết nghe và làm theo còn bản ngã tự động vô nhân mới là người phía sau xúi dục, định hướng… Tuy nhiên bản ngã hữu nhân hiện hành thì muôn đời không sao phát hiện ra được bản ngã ngủ ngầm, có lẽ nhiều nhất là tạm thời đóng băng bản ngã ngủ ngầm lại là hết sức cố gắng.
Tu là điều chỉnh nhận thức và hành vi, cũng là phát huy trí tuệ và đạo đức và cũng là giác ngộ giải thoát. Nhờ có bản ngã mà tánh biết phát huy và đồng thời cũng giúp tướng biết thanh tịnh. Cái bản ngã ở mức độ ngủ ngầm là một huấn luyện rất hay, để thấy ra thì đòi hỏi tánh biết phải trực nhận cái thực, để chuyển hóa, lập trình lại cái hoạt động của tướng biết cho đúng mức. Ngoài ra không thể nào khác. Con xin cám ơn thầy đã đọc.
Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-03-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy cho con hỏi, trong cuộc sống thì luôn có những điều như ý và bất như ý đem đến cho mình. Ví dụ khi bất như ý đến thì sẽ sanh ra tâm chống đối, không được thì dẫn đến khổ đau, hoặc việc như ý đến thì sanh ra tâm tham, tham chưa đủ thì cũng dẫn tới khổ đau, vậy trong quá trình thiền tập là con nhận rõ ra nguyên chuỗi tâm tâm thức đó mà không chen vào ý niệm nào khác đúng hơn là không bị kẹt vào nó đúng không?
Câu thứ 2 là khi mình có chánh niệm thì cái chuỗi tâm thức đó bị vô hiệu hóa từ chỗ tâm chống đối vừa mới sinh ra. Thưa thầy đúng không? Và đây là suốt quá trình công phu của con, con xin thầy nhận xét và chỉ thêm con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-03-2019

Câu hỏi:

Kính thưa thầy
Con xin trình thầy và các bạn đồng tu.
Trong khi tu tập dần dần con nhận ra mình phải có bi, trí, dũng mới vượt qua lưới ma được. Dù đã kiến tánh (lý) thì cũng chỉ ở giai đoạn đầu của sự tu tập thôi (sự). Phải dũng cảm đối diện với sự thật, thói hư tật xấu của mình và dũng cảm gánh trách nhiệm cho những gì mình làm thì mình mới chiến thắng tâm ma của mình được. Dù đường đi con đã thấy nhưng dũng cảm thì con cũng chưa có đủ nên chưa buông bỏ được tập khí của mình. Con thành tâm xin sám hối.

Thấy ra Phật tánh vẫn chưa xong
Tập khí dày sâu ẩn trong lòng
Tâm luôn giấu diếm điều gian dối
Luân hồi sinh tử vẫn long đong
Phải thắng chính mình trên tất cả
Lý sự vẹn toàn mới viên thông
Vô minh bản ngã đều dứt sạch
Trở về tự tánh vốn thong dong.

Xem Câu Trả Lời »