loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 16-11-2021

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông!
Trước đây có những thất bại, mất mát trong cuộc sống, con trở nên buồn chán, bực bội ... dần dần con bị rơi vào trầm cảm không muốn gì kể cả được sống. Nhưng chính lúc đó, qua pháp của thầy, con lại ngộ ra Chân lý từ trong tuyệt vọng của bản ngã và dần từ đó con chiêm nghiệm cuộc sống.
Cuộc sống trở nên tươi đẹp, an nhiên và bệnh trầm cảm dần đỡ hơn. Mọi khúc mắc của cuộc sống gần như tháo bỏ hết, đó là điều mầu nhiệm và rất tuyệt vời.
Đúng là mọi thứ đến đi đều có lý do và đều giúp ta ngộ ra Chân lý cuộc sống. Và đó là lý do chúng ta có mặt trên cuộc đời.
Với con lúc đau đớn nhất lại mang đến điều ngọt ngào nhất.
Chúc Quý Phật tử nương theo pháp Sư Ông dạy thấy ra chân lý mầu nhiệm tuyệt vời trong đó.
Chúc Sư Ông luôn mạnh khoẻ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-11-2021

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con thấy Bát chánh đạo bắt đầu từ Thấy Biết đúng cho tới cuối cùng là Tâm không dao động (Tâm Kim Cang). Cứ vậy tiếp tục xoay vần như bánh xe lăn tròn gọi là Chuyển Pháp Luân.
Các chi trong Bát Chánh Đạo còn lại là Suy nghĩ phân tích đúng, Nói đúng, Hành động đúng, Nghề nghiệp đúng, Nhiệt tâm đúng, Chú tâm đúng. Nhờ thực hành tròn đầy thì sẽ phát sinh Tuệ giác thấy rõ Bốn Sự Thật rốt ráo.
Đôi điều tâm đắc ở Pháp học của con.
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-11-2021

Câu hỏi:

Con kính bạch trên Sư Ông,
Gần đây con thấy có một chị kể chồng chị ta ngoại tình mà vẫn nghe Pháp của Sư Ông. Con xin xác nhận với Sư Ông rằng kiểu người này là có thật, con cũng đã từng là như thế (và sẽ phải đủ tỉnh giác và sáng suốt mới không còn như vậy nữa). Những người như vậy, sau một số trải nghiệm cay đắng trong cuộc sống (mà một phần là do không có nhận thức rõ ràng, minh bạch về thiện-ác, tốt-xấu), lại được đọc sách của các nhà tư tưởng tự do như Lão Tử, Trang Tử, Epicurus, Nietzsche, Jung, Tổ sư Thiền,... sẽ ngộ nhận lệch lạc rằng thiện-ác, đúng-sai là do thế gian quy ước nên để ràng buộc và nô dịch con người (như trường hợp của con thì... điều này phản ánh sự non nớt của mình về thiện-ác thì đúng hơn), và vì vậy họ cho là con người nên tự do tự tác "sống thật với mình", thấy thích thế nào là làm nấy, chả cần giới luật, thiện-ác gì hết... Và như vậy là tưởng là được giải thoát mà thực ra là càng chịu sự thao túng sâu sắc của bản ngã ảo tưởng ạ, để rồi chỉ càng tự cô lập và đau khổ thêm mà thôi. Con đã đọc một số sách của Sư Ông, và mặc dù còn chưa vững lắm nhưng con thấy mình đủ sức xác nhận rằng Sư Ông luôn giảng đúng theo Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, 12 nhân duyên, lợi ích của giới luật, sự nhẫn nại, định tĩnh, sáng suốt và sự nguy hại của bản ngã ảo tưởng, và như vậy người nào còn hiểu theo kiểu "chủ nghĩa tự do" do bản ngã phóng tác là hiểu sai Sư Ông và Sư Ông không chịu trách nhiệm gì về hành vi của họ ạ. Con xin được nói như vậy để cho các vị nào có người thân hiểu sai lời Sư Ông được rõ!
Nguyện Sư Ông và chư đệ tử trọn thành Phật đạo!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-11-2021

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Tự nhiên con có một cái thấy rất lạ, là mỗi cảm xúc của mình nó đều có vị trí riêng, mình không thể nắm bắt, thay đổi vì nó được tạo thành rất nhiếu yếu tố. Mình cũng không nên xem đánh giá xấu tốt một cách chủ quan. Ví dụ như buồn, mình không thể nào bắt nó vui lên, hoặc tìm cách nào đó để lắp đầy, đó chỉ là niềm vui giả tạm, một lúc nào đó nỗi buồn kia sẽ quay trở lại, quan trọng là mình phải thấy gốc rễ của nó.
Con cũng thấy ra không có cái vui nào giống cái vui nào, cũng một yếu tố đó hôm nay mình vui 10 phần, nhưng lúc khác thì là 9 hay tận 11 phần. Con đã hiểu được câu nói, không ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông.
Con cũng thấy được cái tâm tưởng làm con có thành kiến với mọi người trước khi con có thể nắm bắt được thực tại.
Con xin trình thầy. Con xin tri ân thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-11-2021

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con thấy danh sắc, ngũ uẩn là nguyên nhân gây khổ. Niết-bàn có trong danh cũng là một trạng thái nếu chấp vào trạng thái đó cũng là nguyên nhân gây khổ. Trạng thái muốn độ người, trạng thái cầu học đạo,... nếu chấp vào trạng thái là nguyên nhân gây khổ. Duy chỉ có cái Thấy - Tánh biết - Tánh không là không khổ tập diệt đạo. Nên từ đầu thầy dạy là chỉ thấy và thấy ra. Đây lại là một vòng lớn con quay lại khởi điểm ban đầu.
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-11-2021

Câu hỏi:

NAMO SAKYA MUNI BUDDHA!
Con xin chấp tay, cúi đầu, đảnh lễ Thầy.
Dạ kính Thầy, hôm nay con viết bài chia sẻ vì con nghe Thầy thuyết pháp đến đoạn có người bạch Phật rằng:
- Bạch Đức Thế Tôn, có phải tu là diệt khổ phải không ạ?
- Không phải.
- Vậy mục đích tu là gì?
- Là thấy khổ, biết khổ, hiện quán khổ, thực chứng khổ.

Nghe đến đây, vì có chữ "Khổ", nên con liên tưởng đến tam pháp ấn, tứ diệu đế và cuối cùng Pháp Thầy hay dạy: "Tùy duyên thuận Pháp, vô ngã vị tha".
Con xin lấy ví dụ bản thân con, những bài viết trước con có nói công việc con đi giao gas, thật ra công việc này giúp con trang trải trong mùa dịch, vì mọi nhà dù muốn hay không vẫn phải nấu ăn nên nó là công việc cho con tiền vừa để sống trong mùa dịch vừa để tích góp, con có mục tiêu và dự định cho mình khi tích lũy một số vốn nếu như tiếp tục gắn bó công việc này đến sang năm.
Nhưng sự không thành, vì tính chất công việc lao động nặng nên tay của con bị bong gân, cảm giác đau về cánh tay có hiện diện, và con buộc phải có quyết định ngay, bằng không con sẽ hối hận sau này, bao nhiêu dự tính, dự định con phải dẹp bỏ hết. Đầu tháng 11 con phải xin nghỉ việc để dành thời gian uống thuốc, điều trị, nghỉ ngơi. Lúc tối khi nghe đến đoạn Thầy thuyết Pháp thì con mới liên tưởng:
1) Tam pháp ấn: Chính vì cái tay bị đau mới thấy được cuộc sống vô thường, cái tay này không hằng thường khỏe mạnh, cứng cáp như mọi ngày mà bây giờ nó cần được điều trị, nghỉ ngơi.
2) Tứ diệu đế: Vì cái tay bị đau (Khổ), nguyên do cũng vì lao động nặng và nhiều (Tập), cần phải điều chỉnh lại công việc, chế độ chăm sóc nghỉ ngơi (Diệt), và đó là điều tất yếu tự nhiên (Đạo).
3) Tùy duyên thuận Pháp, Vô ngã vị tha: vì Pháp bản chất là vô thường, khổ, vô ngã nên cần phải sống có thái độ nhận thức và hành vi đúng với bản chất đó, như vậy Thuận Pháp, còn nếu mang thái độ sống thường, lạc, ngã như vậy là Nghịch Pháp.
Cái tay bị đau nếu như mình vẫn tiếp tục thì có khả năng bệnh trầm trọng hơn, khi đó sẽ là nỗi khổ của cả gia đình khi chữa chạy. Sống không chỉ riêng mình, mà còn vì mọi người trong gia đình nữa, bây giờ nghĩ lại, con mất công việc, mất tiền lo điều trị nhưng con hạnh phúc, không hối hận, vì con đã quyết định đúng đắn.
Con xin chia sẻ ạ.
NAMO BUDDHAYA!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-11-2021

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, Phật đến để khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến, đó là giải thoát cho luân hồi sinh tử trong nội tâm của con người, do chưa thấy cái đẹp của vô thường bên trong và bên ngoài mình mà chống đối gây tai hại và khổ đau.
Khi nhận ra cái đẹp của vô thường bên trong và bên ngoài là sự vận hành hoàn hảo tự nhiên chứ không phải do toan tính của bản thân mà có. Đó là sự "toan tính" tự nhiên hay Bát chánh đạo tự vận hành theo vũ trụ (hay gọi là pháp trôi chảy) thì không còn đau khổ trầm kha, vui khổ chỉ là nhất thời và đóng góp vào bài ca chung của toàn thể.
Không thoát ra một cái gì cả. Thoát ra luân hồi sinh tử khổ đau của nội tâm chứ không thoát ra khỏi sự vận hành của cái toàn thể. Như con sông hòa nhập vào biển rồi lại bốc hơi, trở thành nước rồi lại ra biển...
Con xin trình cái thấy của con. Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-11-2021

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Theo con học lý thuyết thì phần ngoài cơ thể mình là phần hòa vào cái toàn thể, ví như con cá trong đại dương đi tìm nước hay đúng hơn mình là nước mà lại đi tìm nước.
Nếu thực sự thông suốt điều này thì vượt qua mọi khổ ách, ngay tại đây và bây giờ.
Con chưa thông suốt, chỉ nói điều mình tâm đắc.
Cầu mong thầy khỏe mạnh.
Con xin kính trình thầy, con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-11-2021

Câu hỏi:

Thưa Thầy quý kính,
Sáng hôm nay hai dì cháu con đã đến đảnh lễ Thầy với lòng biết ơn vô hạn.
Từ ngày con đủ phước duyên biết đến những lời dạy giản dị mà uyên thâm của Thầy, con như biết được hướng đi mặc dù còn yếu kém.
Con có đứa con gái duy nhất mà nó bỏ học giữa chừng, ăn chơi đàn đúm. Con vô cùng đau khổ và tuyệt vọng, con không ngừng tìm kiếm: nào là những vị nỗi tiếng hiện tại về thiền tâm lý trị liệu và rất nhiều nơi khác. Cuối cùng con cũng về được nương tựa vào những lời Pháp nhũ từ Thầy.
Con gái của con như vậy rất khổ đau, nhưng nhìn lại thật kỹ là do điều đó mà con mới được biết đến Thầy, có lẽ con nên biết ơn nghịch cảnh đó.
Giờ này đây con biết con sẽ còn đối diện với rất nhiều khó khăn trên con đường sanh tử. Nhưng con thật sự có phước báu vô cùng mới đủ duyên mà gặp được những lời khai ngộ đầy lòng từ ái của Thầy.
Sau cùng Thầy cho con được cung kính đảnh lễ Thầy, con có ước nguyện nếu kiếp sau con đủ phước được làm người Ngài chứng minh cho con được tiếp tục gặp được Giáo Pháp của Ngài.
Con không có khả năng viết lên hết được những điều tâm của con, xin Ngài bi mẫn chứng minh cho con nhé.
Co kính nguyện Ngài nhiều sức khỏe, khinh an và trụ thế dài lâu cho hàng hậu học chúng con được thấm nhuần mưa Pháp.
Con Tâm Liễu Như.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-11-2021

Câu hỏi:

Sự Thật và Bát Chánh Đạo

Học Phật khó nhất là thấy ra Sự Thật, khi Ngộ ra thì thấy hết mọi thứ, thấy ra thế giới xung quanh ta thật sự là gì, thấy ra sự ảo hoá của cái ta, cái khác ta, của quan niệm,... tất cả do vô minh và ái dục tạo ra.
Khi thấy ra nó (Chánh Kiến), chỉ cần nhẫn nại, trầm tĩnh, sáng suốt để có suy nghĩ, nói năng, hành động (Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng) đúng đắn trên Sự Thật.
Luôn nghiêm túc (Chánh Tinh Tấn), trọn vẹn (Chánh Niệm, chánh định), rõ biết (tỉnh giác) trên thực tại thì thường thấy ra Sự Thật, Phật pháp là như vậy phải không Thầy?
Vậy Sự Thật là gì? Chỉ đơn giản là mọi thứ xung quanh và trong ta khi ta xúc chạm. Tất cả cùng xuất hiện cùng biến mất (Vô ngã) liên tục như dòng sông luôn trôi chảy (vô thường), không gì là ta, khác ta... tất cả là một (Tánh Không của vạn pháp).
Sự Thật chỉ có thể tự mình chiêm nghiệm, nó là chân lý, là tuyệt đối không thể diễn tả bằng bất cứ thứ gì.
Khi sống trên Sự Thật mọi phiền não đến và đi như bao cơn gió. Cuộc sống trở nên Tự do và Hạnh phúc giữa những ràng buộc và khổ đau của cuộc đời!
Một Sự Thật tuyệt vời không thể diễn tả!
Kinh Thầy luôn mạnh khoẻ!

Xem Câu Trả Lời »