loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1793 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 07-12-2021

Câu hỏi:

Nắm giữ, càng thêm khổ
Buông ra, lòng nhẹ tênh
Cớ chi cầu như ý
Giữa cuộc đời mong manh!

Dạ thưa Thầy! Con cũng tập làm mấy câu thơ để diễn tả suy nghĩ của mình.
Xin Thầy góp ý giùm con. Con cảm ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-12-2021

Câu hỏi:

Thưa Sư Ông, con xin trình bày Sư Ông trạng thái hôm nay ạ, mấy ngày nay là cao điểm mùa kinh doanh nên con nhiều việc phải xử lý, việc và tình huống đến dồn dập nên dẫn đến nhiều khi lãng quên tỉnh thức, trọn vẹn, quên chánh niệm nhiều - mà lại chạy theo ngoại cảnh, theo tình huống, con lại có nhiều việc chưa hoàn thành, nhiều việc còn sơ sót nên tâm sinh ra không an.
Để tỉnh táo làm việc con uống hơi nhiều lá trà xanh, do vậy dù thức khuya nhưng đêm ngủ đến tầm 3 giờ sáng là thức giấc, không ngủ lại được, cũng còn quá sớm để làm việc nên con ngồi Thiền (việc mà lâu lắm rồi từ khi theo Pháp Sư ông con không cần ngồi nữa)!
Con ngồi dậy thế bán già, buông thư cho cơ thể nghỉ ngơi. Thường khi buông thư con hay dùng kĩ thuật là tự nhủ mình đã chết, tự nói với lòng: “người chết thì phải thật thả lỏng, người chết thì không có quá khứ, không có tương lai, không còn hiện tại, không có kế hoạch, không cần thành công, không sợ thất bại, không sợ bị chê cười nhục nhã, người chết chỉ đơn giản là nằm chết thôi - xin Sư Ông đừng cười - đó chỉ là câu tự kỉ ám thị của riêng con nhưng con thấy hiệu quả - con chỉ ngồi xem cái thân tâm đó nó diễn biến ra sao thôi!”
Một lúc thì hơi thở con nhẹ dần, ổn dần, êm dần dịu dần, rất nhẹ. Con cảm nhận được trọn vẹn hơi thở với thân thể nó như thế nào, không diễn tả được nhưng có thể tạm gọi là “cảm nhận toàn thân sự thở vô ra” như trong kinh nói vậy. Con vẫn tỉnh táo, nghe rõ tiếng ve ve trong đầu, nghe rõ các tiếng động xung quanh, tiếng xe chạy sớm, tiếng người nói chuyện khi đi tập thể dục vọng lại, nhưng cơ bản là Tâm không có phản ứng gì, rất rỗng lặng, cơ thể và tâm trí nhẹ nhàng lâng lâng, thỉnh thoảng cảm nhận được trạng thái lắc lư nhưng rất thoải mái. Rồi các dự định, các kế hoạch trong ngày thỉnh thoảng vẫn hiện lên trong trí óc nhưng Tâm cũng không phản ứng, không nôn nao, không nóng ruột như bình thường vẫn thế khi nghĩ về công việc. Mọi thứ cứ vậy rồi lại quay lại trọn vẹn với sự thở, rồi các kế hoạch lại hiện về, có lúc nó làm cho Tâm con hơi phản ứng, lập tức hơi thở hết nhẹ đều, thở mạnh ngay. Ngay lúc đó con lại tự nhắc: “hãy buông thư, mình đang chết!”, thì lại trở về với trạng thái lặng lẽ trong sáng đó. Cứ như vậy con cảm thấy mình có thể ngồi mãi cũng được, mà muốn dừng lại lúc nào cũng được. Khi thấy đủ, con liền dừng lại để làm vài động tác thư giãn thì thấy ngồi đã được 1 tiếng, chân rất tê mà trong lúc ngồi con không hề cảm thấy tê – vậy là có yếu tố định xuất hiện. Ngày xưa nếu con ngồi 1 tiếng như thế là con rất “vật vã”, chân tê là nó kêu réo ầm lên phản đối chứ không như thoải mái như lần này.
Cũng nhiều lần khi buông thư nghỉ ngơi con cũng có cảm giác rỗng lặng như thế này nhưng nó không rõ rệt như hôm nay, và con cũng không có cảm giác là mình tự chủ với cảm giác này như hôm nay. Con cảm thấy mình hoàn toàn có thể buông thư để đưa thân tâm về trạng thái đó được tiếp tục nhiều lần nữa. Đêm qua con ngủ rất ít, (nếu bình thường là con sẽ thiếu ngủ rất mệt) nhưng đang viết trình cho Sư ông giờ này là 2 giờ trưa con cảm thấy rất khỏe khoắn.
Con cũng không cảm thấy tự hào, hay quyến luyến gì cảm giác này, hay muốn lặp đi lặp lại nó, mọi thứ đến rất tự nhiên ạ! Như vậy trạng thái này có ổn không ạ? Có sai điểm nào hay có cái Ngã chen vào không ạ?
Nguyện chúc Sư Ông mạnh khỏe, an vui ạ!
Con

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-12-2021

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con xin trình thầy một trải nghiệm của con gần đây:
Mấy ngày gần đây con rơi vào trạng thái u uất, chán nản vì con cảm thấy thất vọng trong cách cư xử của người thân mình. Con cảm thấy mệt mỏi khi dòng suy nghĩ cứ ùa đến rằng: "đáng ra cha mẹ nên là người dạy con sống chân thành, vị tha và trung thực, đằng này họ lại hướng con tới việc nghi ngờ, gian dối với người khác, và thật cay đắng khi ba con gọi sự gian dối với người khác là 'mưu trí'".
Đến sáng sớm nay con dường như nghĩ mình trầm cảm mất rồi thì công việc yêu cầu con vác khoảng 20 bao đất và thế là con làm, kỳ diệu thay trong khi con đang vác bao đất thì con thấy rõ rằng "trong bước chân này không hề có khổ đau", tựa như bừng tỉnh sau cơn mê, con thấy rõ cái làm con khổ không phải là cách cư xử của người thân mà sự thất vọng, mệt mỏi xuất hiện khi những kỳ vọng nơi người thân xung đột với thực tại đang là, con khổ vì con không muốn chấp nhận thực tại, con khổ vì đánh mất chánh niệm và chìm vào trong những dòng suy nghĩ.
Rồi đến tối nay, tự dưng con có suy nghĩ rằng: "Nếu ông hàng xóm làm việc không đúng tốt thì lòng mình rõ là rất bình thản, nghiệp họ, họ gánh, mình lo việc mình đi. Nhưng khi người thân cư xử không đúng tốt thì con lại đâm ra mệt mỏi, khổ sở, phải chăng đó chính là sự dính mắc trong một mối quan hệ?"

Con nhận thức như vậy có chỗ nào sai sót mong Thầy từ bi chỉ bảo.
Con cảm ơn Thầy, con chúc Thầy thường mạnh khỏe ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2021

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Chúng con kính đảnh lễ Thầy ạ.
Dạ Con xin được chia sẻ với Thầy câu chuyện nhỏ vừa xảy ra.
Con và con gái 4 tuổi đang ngồi trên bàn ăn cơm trưa. Theo thói quen, con mở Pháp của Thầy. Khi nghe Thầy nhắc đến câu: “Tại đây và bây giờ” thì bé nói: mẹ ơi, ăn biết ăn, ngồi biết ngồi nhưng không có nói là "ăn" hay "ngồi".
Tiếp đến, bé chỉ vào trái bưởi trên bàn ăn và nói: “mẹ ơi, khi nhìn vào nó (trái bưởi) thì nó không có nói nó là “trái bưởi” hay là “cái đang là”, bởi vì thấy chỉ là cái thấy. Tại đây và bây giờ, trong sự yên lặng của cái Thấy này, không có suy nghĩ, không có sinh, diệt, không có quá khứ và tương lai.
Bé nói tiếp: “Khi mẹ sinh lên suy nghĩ như là hôm qua hay ngày mai thì mẹ đã có quá khứ và tương lai. Quá khứ cũng là tương lai, vì đều là suy nghĩ (thought). Khi có suy nghĩ thì mình “thấy” cái suy nghĩ đó nhưng nó không có nói nó là “suy nghĩ”.

Con nghe xong, con lặng người đôi phút… trong cái “đang là”… thật là vi diệu… nó không hề bị giới hạn hay che lấp bởi xác thân vật lý (như bé mới có 4 tuổi đời)!
Chúng con cảm niệm công Đức của Thầy ạ. Kính chúc Thầy sức khỏe và Phật đạo viên thành.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-11-2021

Câu hỏi:

Thầy kính mến!

Hôm nay con đọc trên "Kinh Lăng Già Tông Thông" có trích dẫn lời khai thị của Tổ Hoàng Bá, con tóm tắt lại thành một bài kệ ngắn. Xin phép Thầy được đăng trên trang nhà để các bạn đồng tu cùng biết.

"Muốn học để thành phật
Chỉ học cái không cầu
Và cái không bám chấp
Không cầu tâm chẳng sinh
Không chấp tâm chẳng diệt
Không sinh diệt là Phật"

Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-11-2021

Câu hỏi:

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật
Con kính đảnh lễ Thầy
Kính thưa Thầy, mấy năm nay, con vẫn nghe và thực hành theo lời Thầy dạy, có nhiều lúc có những trạng thái tâm mát mẽ, dễ chịu.
Vậy mà 1 năm nay con bị rối loạn lo âu, con không tự lý giải được tại sao mình vẫn thường quán sát và cảm nhận rõ ràng về thân, tâm, cảnh, mà vẫn bị bệnh này, những đêm có cảm giác khó chịu, bức bối trên thân, khó thở._., con vẫn cảm nhận rõ ràng, khó chịu là khó chịu và cái biết nó vẫn ở đó, tách biệt hẳn, vậy mà nó cứ lặp đi lặp lại, con chưa thể trọn vẹn với những cơn bức bối trên thân như lời Thầy dạy, nhưng con vẫn kiên trì thấy nó và uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để hỗ trợ.
Cách đây hơn 1 tháng, con thấy có sự thay đổi trong cách thực hành lời Thầy dạy, nó đến một cách tự nhiên, đến sáng nay thì con đã rõ vì sao Thầy dạy việc gì đến, đi thì cứ thấy thôi mà ko làm gì cả, thì ra sau một thời gian thấy và chỉ thấy thì sẽ đến giai đoạn thấy và buông một cách tự nhiên ko có sự nỗ lực nào ở đây hết, như hết lớp 1, sẽ tự lên lớp 2 ạ, con cảm giác như mình đã hiểu hơn một chút những lời dạy của Thầy.
con xin cám ơn Thầy vì qua sự việc lần này, con thấy mình có thể đón nhận các pháp đến đi có phần nhẹ nhàng hơn một chút so với trước đây.
Không biết những trải nghiệm của con vừa qua có đúng không ạ.
Một lần nữa con kính đảnh lễ Thầy ạ.
Con Đồng Thảo

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-11-2021

Câu hỏi:

Thầy kính mến,
Sáng nay con nhận ra một vài điều nho nhỏ nên xin trình pháp với Thầy ạ.

Con thấy pháp thật là hay Thầy ạ. Khi con học pháp và căng thẳng khi hành pháp, con bỗng thấy đầu nhức và khó chịu. Nhờ cơn nhức đầu mà con như được cảnh báo rằng con đã để lý trí can thiệp nhiều quá, nên con ngồi buông thư vô sự, không muốn hết nhức đầu mà cũng không định vào đâu cả. Con cứ nhắm mắt, ngồi thư giãn vô sự, thì dần dần tự dưng con cảm nhận được buông là như thế nào, nó nhẹ nhàng và dịu dàng lắm Thầy, cứ có suy nghĩ nào khởi sinh là con thấy, rồi nhẹ nhàng tự buông. Có lúc con không thấy suy nghĩ nào khởi sinh, con cũng nhẹ nhàng quan sát rồi buông cái không thấy đó chứ không có ý níu giữ hay đi tìm cái để thấy,... Cứ thế, dần dần tâm như lắng dịu, cơn đau đầu cũng còn nhưng con cảm nhận trọn vẹn nó và tự dưng rồi nó cũng dần lắng dịu.

Trong lúc ấy, con nhận ra hình như bản ngã lăng xăng đôi lúc cũng nhút nhát Thầy ạ. Khi tâm ta dao động như nước hồ bị khuấy đục thì bản ngã chạy lăng xăng không sợ sệt, nhưng khi tâm ta lắng lại như nước được khơi trong, thì bản ngã cũng nhút nhát ít xuất hiện hơn. Tự dưng lúc đó con mỉm cười, thấy bản ngã cũng dễ thương như đứa trẻ nhỏ vậy.

Ngồi yên vô sự và quan sát chính mình, con thấy cũng thú vị chứ không căng thẳng như khi cố gắng ngồi thiền quan sát hơi thở trước đây, dù thật ra lúc ngồi yên nhắm mắt vô sự con vẫn thấy được hơi thở dù không chủ đích chú tâm. Con mới trực nhận ra tại sao Thầy hay dặn chúng con không nên chủ đích ngồi thiền rồi ạ.

Đang ngồi yên nhìn ngắm tâm mình thì tiếng chuông điện thoại reo, nên con nhẹ nhàng mở mắt, nhẹ nhàng nghe điện thoại, và cũng nói ra những lời nhẹ nhàng. Sau khi cúp máy, tự dưng con nhận ra "À, cơn đau đầu mất tiêu rồi, thay vào đó là tâm mát mẻ". Bỗng, con thấy biết ơn cơn đau đầu lắm!

Con xin trình Thầy những điều con thấy, nếu con có gì chưa đúng trong thực hành hay nhìn nhận, xin Thầy khai thị và điều chỉnh cho con. Con chân thành biết ơn Thầy và chúc Thầy nhiều sức khoẻ để chúng con được nương nhờ ạ.

Con, GL.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-11-2021

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Con nghe pháp thoại của Thầy mấy hôm nay. Con rất thích vì phù hợp với tư tưởng phóng khoáng của con, muốn không bị ràng buộc, và cho đi là để nhận lại.
Con đang băn khoăn về tham sân si. Một đứa trẻ dù rất bé nhưng đã không muốn nhường bầu sữa của mẹ nó cho một người khác. Vậy thì làm sao mình có thể giác ngộ khi mình chưa trải nghiệm? Biết rằng phải sống trọn vẹn tỉnh giác từng giây phút, nhưng chưa có trí tuệ thì mình phải làm sao? Đâu phải lúc nào cũng có Thầy ở bên cạnh để cầm tay chỉ việc ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-11-2021

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Kính bạch thầy: Tận cùng của hạnh phúc là khổ đau, tận cùng của khổ đau là hạnh phúc. Chúng ta đa phần đều muốn trốn khổ tìm vui, muốn nắm giữ và chọn lựa những gì êm ái và tốt đẹp chứ không chấp nhận những gì khó khăn hay đau khổ, phiền não đến với mình. Như thầy đã từng dạy rằng cuộc đời vốn là bất toại nguyện, không có gì là hoàn hảo và tuyệt đối. Khi ta nắm lấy hạnh phúc thì đồng nghĩa với việc chấp nhận có đau khổ. Khi ta đau khổ thì chính cái đau khổ đó lại giúp ta thấy được đâu là hạnh phúc. Dù là hạnh phúc hay đau khổ thì cũng là vô thường, có rồi lại không, không rồi lại có. Nếu cứ bám víu và chấp giữ thì cứ mãi không thoát được vòng xoáy của sinh tử luân hồi của phiền não và khổ đau. Chỉ có thái độ bình thản, luôn trở về trọn vẹn tỉnh thức với tâm rỗng lặng trong sáng để quan sát, trải nghiệm và chiêm nghiệm thì mọi thứ thì sẽ giúp ta luôn học được nhiều thứ, thấy ra sự thật nhiều hơn và luôn sống an nhiên tự tại!

Nghịch cảnh không đối kháng
Thuận duyên cũng an nhiên
Thuận nghịch đều vi diệu
Tự tại hỏi chi thiền.

Hôm nay con có chút chia sẻ để trình thầy ạ! Kính xin thầy từ bi chỉ dạy thêm cho con ạ!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-11-2021

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông!
Trước đây có những thất bại, mất mát trong cuộc sống, con trở nên buồn chán, bực bội ... dần dần con bị rơi vào trầm cảm không muốn gì kể cả được sống. Nhưng chính lúc đó, qua pháp của thầy, con lại ngộ ra Chân lý từ trong tuyệt vọng của bản ngã và dần từ đó con chiêm nghiệm cuộc sống.
Cuộc sống trở nên tươi đẹp, an nhiên và bệnh trầm cảm dần đỡ hơn. Mọi khúc mắc của cuộc sống gần như tháo bỏ hết, đó là điều mầu nhiệm và rất tuyệt vời.
Đúng là mọi thứ đến đi đều có lý do và đều giúp ta ngộ ra Chân lý cuộc sống. Và đó là lý do chúng ta có mặt trên cuộc đời.
Với con lúc đau đớn nhất lại mang đến điều ngọt ngào nhất.
Chúc Quý Phật tử nương theo pháp Sư Ông dạy thấy ra chân lý mầu nhiệm tuyệt vời trong đó.
Chúc Sư Ông luôn mạnh khoẻ!

Xem Câu Trả Lời »