loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 21-04-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Xin Thầy vui lòng chỉ dẫn cho con khi mới bắt đầu tu tập thì con nên làm gì và học gì trước ạ? Còn muốn học thiền thì con phải thực hành như thế nào cho có nền tảng căn bản tốt thưa Thầy?
Con thành kính cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-04-2018

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ. Thầy cho con được hỏi. Vô tướng tâm định hay bất động tâm là gì ạ? Những ai có thể nhập vào vô tướng tâm định? Con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-04-2018

Câu hỏi:

Namo Đức Phật Bổn sư Thích Ca Mâu ni
Con kính bạch Thầy.

Mỗi khi con nghe Thầy giảng Pháp con thấy rất hoan hỉ và an lạc. Tuy vậy con thấy nếu mình chỉ nghe vậy mà không thực hành quán chiếu Thân Thọ Tâm Pháp diễn ra từng giờ phút trong đời sống hằng ngày thì không thực thấy sâu sắc điều Thầy dạy. Cũng như Thầy đã chỉ Trăng mà chả chịu tự thấy, Thầy đã chỉ đường mà không tự đi. Con viết bài thơ nhỏ xin kính dâng Thầy ạ.

Tay Thầy chỉ Trăng
Chỉ là gợi mở
Chẳng chịu tự nhìn
Làm sao sáng tỏ.

Lối về đã rõ
Mình chẳng bước đi
Lăng xăng luận giải
Nào ích lợi gì.

Xin Thầy từ bi chỉ bảo thêm cho chúng con.
Con kính đảnh lễ Thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-04-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con dần quen với thận trọng, chú tâm, quan sát. Mỗi khi con đang làm gì thì con biết con đang làm gì, tâm lăng xăng lỡ có đi xa đến khi trực nhớ biết con lại nhắc con trở về với hiện tại. Với hiện tại con không đánh giá, thêm thắt việc đang xảy ra, nhớ biết là nhớ, buồn biết là buồn, vui biết vui mà không có những câu hỏi tại sao và nên làm gì. Con đang có cảm nhận vậy có đúng không Thầy? Nhưng hôm nay, con cãi nhau với bạn đời của con, lúc đó con thấy cơn giận của con, tim con đập nhanh, cổ họng con nghẹn lại. Và cuối cùng con không kiềm chế được, con lại hét và nói những lời buộc tội. Để rồi cả hai phải đau khổ không nhìn mặt nhau.
Thầy cho con hỏi, nếu chỉ quan sát cơn giận của mình lúc đó có khác nào một người đang bị cấp cứu mà không có thuốc đặc trị ngay. Có những sự việc có thể nhẹ nhàng quan sát và đợi nó tự lặng. Nhưng khi cơn sân nó lên đến đỉnh điểm, phải có cách nào giúp mình bình tĩnh hơn. Con quan sát, nhưng não con lúc đó nó bấn loạn, sân si ập tới con không cách nào định được thưa Thầy. Con xin Thầy chỉ dạy cho con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-04-2018

Câu hỏi:

Dạ thầy cho con hỏi làm cách nào để mình duy trì việc "thận trọng, chú tâm, quan sát" liên tục để ít bị mất chánh niệm trong sinh hoạt hàng ngày. Con cám ơn thầy đã chỉ dẫn pháp tu tập rất thiết thực cho cư sĩ tại gia như chúng con. Chúc thầy nhiều sức khỏe và an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-04-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con rất may mắn được nghe pháp của Thầy và thực hành theo lời chỉ dạy của Thầy thì con thấy được sự tu của mình càng ngày càng giảm đi những vướng kẹt vào sở đắc, những trong ngóng, những thao thức ở tương lai. Khi con buông ra đựơc những cái mong muốn trở thành đó, những hy vọng mình là một ai đó ở tương thì thân tâm con rất nhẹ nhàng, không còn nhiều suy nghĩ tính toán, suy nghĩ phải hành như thế nào để có kết quả như mình mong ước, phải thực tập Chánh Niệm như thế nào cho đúng không bị thất niệm. Thầy ơi tự nhiên con buông ra những tư ý, tư dục chủ quan của mình, tự nhiên con phát hiện ra mình Chánh Niệm rất dễ dàng không cần phải mệt nhọc gì hết. Các Pháp tự động ứng ra, tự động Thận Trọng, Chú Tâm, Quan Sát. Con phát hiện ra cái Nguyên Lý Vận Hành Tinh Tấn Chánh Niêm Tỉnh Giác giống Thầy hay nói là nó đã sẵn có trong mình rồi, chỉ cần buông ý đồ lăng xăng tạo tác của Bản Ngã ra là nó tự ứng ra trong mỗi hoàn cảnh. Con thấy mình thật là hạnh phúc, con chân thành biết ơn những Nguyên Lý Tu Tập mà Thầy đã chỉ dạy cho chúng con. Nguyện mong Tam Bảo gia hộ đến Thầy có nhiều sức khoẻ. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mô Ni Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-04-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Sư Ông.

Con là một tu sĩ trẻ. Hiện tại, nơi con đang cư trú xuất gia không đáp ứng được nguyện vọng của con về pháp học và pháp hành, con không gặp được người bạn tốt để đồng tu trao đổi và không gặp được một vị Thầy có giới hạnh để học theo. Con không thể giải quyết được những vấn đề về tâm lý (con bị trầm cảm), không có được thái độ bình tĩnh với mọi việc. Các vị ở đây, cao hạ hơn con nhưng giới luật của họ không nghiêm, hành vi cũng có nhiều cái không đúng đắn. Tuy họ có pháp học tốt nhưng pháp hành không tốt. Các vị còn tranh đua chức quyền, không sống đúng theo Lục hòa. Con cảm thấy hoang mang lắm. Con cảm thấy nơi này không hợp với con và con chưa phù hợp với đời sống xuất gia. Con không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh vì trong tự tâm con vẫn cảm thấy con còn sự ham muốn những thứ ngoài đời như tiền, tình cảm... Con vẫn cảm thấy tham lam về tiền bạc. Con cảm thấy con chưa phù hợp với đời sống xuất gia và con có ý định hoàn tục. Xin Sư Ông cho con lời khuyên.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-03-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Tính con hay nóng vội làm việc nhanh cho xong để làm việc khác quan trọng hơn. Ví dụ: ăn cơm, rửa mặt, rửa tay nhanh để nghe pháp, đọc kinh sách... nên con không trọn vẹn với việc mình đang làm. Mặc dù con biết là không đúng nhưng việc biết và thay đổi thói quen là xa lắm. Có những lúc con tỉnh thức biết là sai nhưng vẫn làm theo thói quen cũ.
Nhờ Thầy gợi ý chỉ dạy con thêm. Con cảm ơn Thầy.
Kính Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-03-2018

Câu hỏi:

Kính thầy,
Đọc trả lời của thầy ở đoạn: "Loại tư tưởng mô phỏng hay bắt chước sự lương thiện của Thánh nhân này đã làm hư hỏng chính lương tri nơi chính mình. Hãy buông xả mọi tư tưởng rập khuôn ấy để bắt đầu khám phá sự thật bằng chính lương tri (pabhassara citta) sẵn có nơi mỗi người. Kinh điển chỉ có giá trị khai thị chứ không phải là khuôn mẫu để bắt chước ", con chợt bừng tỉnh.

Thì ra lâu nay con bị tư tưởng phỉnh gạt mà không biết. Có lẽ từ thời còn bé con đã bị "nhồi sọ" theo kiểu "phải sống có đạo đức, có trách nhiệm, phải sống lương thiện, tránh làm việc ác v.v..." mà không ai giải thích vì sao lại phải sống như vậy. Cho nên bây giờ những tư tưởng đó điều khiển con trong vô thức khiến con cảm thấy căng thẳng. Con đã hiểu, chỉ có Tánh Biết mới là câu trả lời rốt ráo nhất cho việc sống có đạo đức và hơn thế nữa là lòng từ bi vô hạn. Bởi vì chỉ khi tánh biết hiển hiện rõ ràng thì tự nhiên mấy thứ kia đã tự có luôn rồi chứ không phải tạo tác, cố gắng thêm gì nữa. Con thấy nhẹ lòng hơn và thấy rõ ràng con đường đi của mình nhiều lắm rồi thầy ạ.

Vậy thì thưa thầy, đối với triệu chứng thứ nhất và thứ hai của "căn bệnh" là quá nhạy cảm với những sự thay đổi của thân tâm thì có sao không ạ? Nguyên nhân của chúng là gì? Kính xin thầy giải đáp tiếp thắc mắc của con với ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-03-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con là người cư sĩ hôm 23-3 đã hỏi thầy về sự chọn lưa giữa 2 con đường sống. Đọc trả lời của thầy và câu hỏi của một đạo hữu có trải nghiệm giống con, con cũng suy tư nhiều lắm. Nhìn lại mình, đúng là con có quyết tâm giải thoát thật, và con cũng chưa dám nghĩ tới chuyện mình sẽ giác ngộ. Nhưng ước muốn giải thoát của con rất đơn giản chứ con cũng chưa dám mơ tới chuyện mình sẽ đắc Tam Minh, thấy được Tứ Diệu Đế rồi vượt thoát sinh tử. Mong muốn giải thoát xuất phát từ việc con đang bị một "căn bệnh" đang ngày ngày dày vò con mà con tin thầy là vị bác sĩ có thể kê toa giúp con để chữa lành. Sau khoảng gần 2 năm thực hành sống chánh niệm, con thấy mình đang bị một căn bệnh mà trước đây chưa từng gặp. Triệu chứng của căn bệnh như sau:
- Hình như con đã trở nên quá nhạy cảm với từng đổi thay nhỏ trong tâm và thân. Ví dụ như mỗi lần nói chuyện vui, hưng phấn chỉ cần con cười thành tiếng thôi thì cảm thấy như trời long đất lở, từng thớ thịt, mạch máu căng ra, cảm giác rất khó chịu.
- Mỗi lần ngồi nói chuyện về đạo với người bạn, nói chuyện một cách thoải mái, không có tranh cãi gì con cũng cảm nhận được rõ ràng có tham sân trong lúc nói chuyện, biểu hiện bằng việc cảm nhận cơ thể có cảm giác khó chịu, căng thẳng, không yên, nhộn nhạo. (Có một lần con đã hỏi thầy về chuyện này).
- Khi làm một điều gì đó bất thiện trong cuộc sống đối giao với người khác thì trong người cảm giác bứt rứt chịu không nổi và phải sửa sai thì mới yên. Khi vẽ xong một công trình thì bản ngã muốn làm thật tốt, không muốn có chút sơ sót có thể tổn hại tới chủ nhà. Nhiều lúc con đang ngồi thiền thì một chi tiết trong ngôi nhà đã thiết kế tự nhiên chực hiện ra trong đầu, nếu sau đó kiểm tra lại chi tiết đó thì thế nào cũng lòi ra chỗ sai. Còn nữa, đang lúc định tâm, chợt tâm lo lắng hiện ra không rõ vì lý do gì, thì sau đó thế nào cũng có chuyện này chuyện nọ không hay xảy ra. Tóm lại con cũng thấy phiền não và mệt mỏi vì quá nhạy cảm với những điều như vậy và cảm thấy như bị quá tải.
- Chỉ trong những hoạt động bình thường và thiện lành trên mà con đã cảm thấy vậy rồi huống hồ là trong lúc va chạm với công việc, với vô số phiền não và bất thiện pháp hàng ngày. Đối với con bây giờ các phiền não đúng là cực hình thầy ạ.
- Chỉ có lúc đọc và nghe pháp hoặc buông xả thư giãn thì con mới thấy an lạc thật sự thôi. Còn lại gần như mọi hoạt động sống khác trong ngày đúng là chỉ có khó chịu và phiền não thôi.

Mong thầy hiểu cho con là chính vì những điều trực nhận trên mà con muốn giải thoát khỏi tình trạng đó chứ không phải vì muốn giải thoát mà có những cảm giác đó. Chính vì vậy mà bây giờ con đâm ra sợ chứ không phải là nhàm chán mọi thứ nữa thầy ạ. Con thấy Đức Phật nói đúng "tất cả trên thế giới này là căn nhà lửa".

Mong thầy chì dạy cho con: bây giờ bắt đầu tìm cách ra khỏi đám lửa hay là tiếp tục ở trong ngôi nhà đó để học tiếp? Con chưa đủ duyên để xuất gia thì có nên rút chân dần ra khỏi các ràng buôc không? Con cũng đã suy nghĩ kỹ về công việc mới để có thể vẫn làm tròn trách nhiệm với gia đình và có thể sống tùy duyện thuận pháp.
Con kính lạy Tam Bảo, kính lạy thầy.

Xem Câu Trả Lời »