loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 47 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'sinh tử & sinh diệt'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-03-2017

Câu hỏi:

Thầy ơi, con nghĩ chỉ có cái chết mới giúp con người ta thực sự được giải thoát phải không thầy? Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-01-2017

Câu hỏi:

Con thưa Thầy,
Con có thắc mắc này xin Thầy giải đáp giúp con. Con thấy mọi người tu tập để mong thoát khỏi luân hồi sinh tử, vậy có phải vạn vật trong vũ trụ này đều phải luân hồi sinh tử không ạ? Kể cả cỏ cây, cát đá cũng đang luân hồi và tiến hóa đúng không ạ, vì vậy nếu không tu tập thì không có con đường nào khác để thoát khỏi luân hồi sinh tử? Liệu có thứ gì không trải qua luân hồi sinh tử trừ các vị đã giải thoát ạ? Câu hỏi của con mông muội, mong Thầy lượng thứ cho con.
Con xin tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-01-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con có một thắc mắc thế này. Cái chết của vị A-la-hán và cái chết của phàm nhân thực sự không khác gì nhau cả. Một mặt là chết đi, không còn tái sinh. Một mặt là chấm dứt đời sống của cái bản ngã này, lập tức tái sinh lại là cái bản ngã khác, do vô minh nên nó tự thấy mình độc lập, hoàn toàn không liên quan gì đến bản ngã của đời sống trước. Như vậy dưới góc độ của "bản ngã quan" hay nhân sinh quan, tất cả đều chấm dứt tại cái chết. Vậy thì chứng Niết-bàn hay không đâu khác gì nhau? Cái khác chỉ là một bậc A-la-hán sau khi chứng được Niết-bàn, sống thêm một thời gian nữa trước khi nhập diệt sẽ an lạc hạnh phúc hơn thôi. Nhưng nhìn tổng thể xuyên suốt trong một kiếp sống, thì cũng chưa hẳn là như vậy.

Vậy giải thoát để làm gì, khi mà ai sinh ra cũng đều bắt nguồn từ vô minh, nếu không tu thì có minh hơn chút nào đâu mà thấy cần phải giải thoát? Nếu giải thoát chỉ để diệt khổ trong thời gian còn lại của 1 kiếp sống, thì sẽ có quan điểm khổ đau, hạnh phúc, thậm chí cả sai lầm, nó làm nên ý nghĩa của cuộc sống này. Hay ý nghĩa của đạo đế là chỉ dành cho những người đã quá bế tắc với khổ và thực sự cần đến nó?

Không cần đến tu tập, phàm nhân cũng có thể thấy được vô thường, khổ não qua những thô tướng như là sinh, lão, bệnh, tử của kiếp người. Nhưng đâu phải vì thấy được mà họ trở nên chán ghét, muốn lìa bỏ kiếp sống này đâu? Tại sao khi hành giả thấy được cái vô thường, khổ của thực tính Pháp lại sinh ra yếm ly, và muốn ly tham, đoạn diệt?

Trên đây là những hoài nghi của con. Mong thầy soi sáng giúp. Con cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-01-2017

Câu hỏi:

Bạch Thầy! Con có ba thắc mắc, con mong thầy chỉ dạy cho con.
1. Phật pháp là kinh điển của đức Phật để lại hay là sự vận hành tự nhiên của pháp?
2. Vấn đề mình làm từ thiện hay giúp đỡ người đang gặp khó khăn có phải mình đang can thiệp vào quy luật nhân quả hay can thiệp vào sự vận hành hoàn hảo của pháp không?
3. Thầy cho con biết khi mình sắp lâm chung thì mình nên làm gì, suy nghĩ gì hay giữ tâm mình như thế nào?
Con xin tạ ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-12-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Sư,
Con chân thành cảm ơn Sư đã trả lời thư và chúc mừng con ạ. Con đọc tài liệu về Lục Tổ thì sau khi giúp Thượng toạ Minh ngộ qua câu "Không nghĩ thiện không nghĩ ác" và sau đó Thượng toạ có hỏi lại "Còn mật nào nữa không?" Thì Tổ trả lời, "Nếu ta vì ông nói thì không còn mật nữa, ông tự quán chiếu thì mật ở bên ông", vậy Sư cho con được hỏi là con ngộ ra chỗ đó rồi thì bây giờ con phải làm gì nữa ạ? Con xin tri ân Sư và kính chúc Sư thật nhiều sức khoẻ.

Kính,
Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-12-2016

Câu hỏi:

Thầy cho con hỏi về phạm trù giải thoát trong đạo Phật ạ? Giải thoát phải chăng là thoát khỏi sự luân hồi từ kiếp này sang kiếp khác ạ?
Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-08-2016

Câu hỏi:

Kính gửi Thầy!
Thầy cho con hỏi là Thầy đã hết phiền não, nhất là các phiền não do sinh lão bệnh tử chưa ạ? Con cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-08-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy.
Con đang bị bệnh viêm xoang và khớp gối, 2 bệnh này thuộc về mãn tính không thể trị hết, má con và chị con ở nhà cũng bị bệnh mãn tính, cứ ho đau nhức mình hoài, uống thuốc hoài không hết bệnh. Hiện giờ có bạn con rủ học thiền năng lượng để tự chữa bệnh mình và chữa bệnh cho người thân, nhưng thiền đó thì bắt phải mở luân xa, và thiền trong vô thức, con cũng muốn học để trị bệnh cho má và chị con, nhưng con lại sợ sẽ đi ngược lại với thiền Phật giáo và sợ cả mở luân xa. Kính Thầy cho con hỏi: con có nên vì người nhà để đi học không, vì con chấp nhận được bệnh của con nhưng con lại thấy tim con bị nhói mỗi khi nghe má con ho miết, con đang phân vân sẽ không học cứ để pháp tự vận hành, già phải bệnh là thường nhưng một mặt con lại nghĩ tại sao không học để về chữa cho má, nhưng nếu con học có bị đi ngược lại với lời nguyện suốt đời quy y Phât Pháp Tăng không. Con vẫn muốn thiền chánh niệm như thầy dạy, con sợ đi ngược lại chánh pháp, con phân vân quá.
Xin Thầy giúp con, con cám ơn Thầy, chúc Thầy thân tâm luôn an lạc!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-05-2016

Câu hỏi:

Kính thầy, <p>
Người ta muốn làm việc gì, bất kể việc đó là gì, người ta phải có năng lượng thúc đẩy, có năng lượng của tham muốn, của sân hận, của sự ngu dốt si mê, của sợ hãi, của tự ti, của tự tin... Rất nhiều hình thái năng lượng, tuy chúng vô hình nhưng nó tác động ghê gớm trong thế giới này. Thưa thầy, có phải tâm thức ô nhiễm lấy thân thể trong hình tướng để thoả mãn những khao khát dục vọng đó để rồi tiếp tục vướng vào mạng lưới này không bao giờ thoát ra cho đến khi họ thức tỉnh? <p>
Con nhận thấy có năng lượng của sự tĩnh lặng, không nghiêng trái nghiêng phải, không đạt tới, không sợ hãi, không... Nó vận hành vô cùng linh động mà tĩnh. <p>
Con thấy khi năng lượng trong câu nói, trong việc làm, trong đi đứng, trong mọi việc của đời sống,... không có bản ngã thì năng lượng đó không bao giờ bị dội lại bởi tâm thức ô nhiễm cùng dòng, không bị phản kháng lại như khi ta đấm vào bức tường. Thì ra có trật tự ẩn trong đời sống, trật tự của năng lượng tâm thức trong sáng, tĩnh lặng. <p>
Không có ai chết, không có ai sinh ra. Chỉ có tâm thức lấy dạng xác thân. (nhận định cuối cùng này có thể chỉ là tri thức do lý luận, con sẽ xem xét lại). <p>
Đôi điều con chia sẻ với thầy. Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-04-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy hôm nay con xin trình pháp mong thầy hoan hỷ chỉ dạy con và mong các anh chị em đạo hữu gần xa chia sẽ, đóng góp ý kiến.
Thưa thầy con nhận ra được nguyên lý của giác ngộ sự thật là mình cột ở chỗ nào thì phải gở ra ở chỗ đó, cho nên phiền não mới có giá trị.
Hạnh phúc là không có đau khổ. Phiền não chỉ đoạn tận khi thấy ra được phiền não chứ không thể tránh né phiền não bằng việc tạo ra hạnh phúc như: thành đạt, địa vị, quyền thế hay thiền định. Khởi đầu khi con tu con chưa thực sự hiểu hết được ý nghĩa các bài giảng ở các khóa thiền mà thầy đã hướng dẫn. Thì ra các bài giảng của thầy đều cùng một mục đích là khai thị sự thật giúp chúng con tự nhìn lại mình, tự thấy ra và tự giải thoát mà không nương nhờ một phương pháp cục bộ nào.
Một việc hết sức đơn giản đó là hãy nhìn sợi dây là sợi dây, đừng nhìn sợi dây là con rắn. Vì tưởng lầm sợi dây là con rắn nên sợ hãi và phản ứng bằng cách này hay cách khác và đương nhiên là tự mình tạo ra phiền não khổ đau cho chính mình. Như vậy đơn giản chỉ cần nhìn lại, quan sát lại để thấy ra sự thật mà không bị những ảo tưởng đánh lừa. Mỗi một tâm khởi lên mà không dựa trên cái thực thiết yếu thì tâm đó đưa đến phiền não khổ đau. Mà phiền não khổ đau cũng là do bản ngã tự tưởng tượng ra rồi kết luận rồi lo lắng, bất an, sợ hãi… Phiền não khổ đau là quá trình tất yếu của của bản ngã. Không thể diệt bản ngã để hết phiền não khổ đau mà phải thông qua phiền não khổ đau để phát hiện, khám phá ra bản ngã. Vì bản chất của bản ngã là ảo nên chỉ cần thấy ra cái ảo do bản ngã dựng lên thì sẽ tự chuyển hóa. Người tin vào bản ngã thì tạo tác để đạt được những mục đích nhằm tạo ra những hạnh phúc mà bản ngã cho là. Người học đạo mà không thấy ra nguyên lý thì tu tập sẽ tranh đấu với bản ngã để dành chiến thắng. Người hiểu nguyên lý thì chỉ cần trở về quan sát lại mình, quan sát lại những phản ứng nội tâm với hoàn cảnh sống, quan sát lại những thói quen, quan niện, khái niệm, tư tưởng, lòng tin… chỉ để thấy ra đâu là thực, đâu là giả. Thấy giả tức là thực và nhờ thấy ra giả nên không còn bị giả đánh lừa vì vậy mà giải thoát trên cái đã nhận ra. Nhận ra sự thật ít rồi thì sẽ nhận ra nhiều, nhận ra nhiều thì sẽ nhận ra toàn diện. Còn nếu đi sai đường mà tạo tác, rèn luyện thì chắc chắn sẽ phải học lại từ đầu. Tại sao vậy? đó là điều kỳ diện của pháp. Thuận theo ý pháp thì sẽ giác ngộ, nghịch theo ý pháp thì phải học lại từ đầu. Con thấy như vậy xin thầy khai thị cho con. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »