loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 91 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tông phái & pháp môn'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 28-12-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy, trước đây khi biết đến Phật giáo, con được mọi người hướng dẫn cho đi theo đường lối tu tập bên phát triển, cụ thể là Tịnh Độ tông. Sau đó do tính hiếu kỳ, con bắt đầu tìm hiểu thêm các hệ phái khác của Phật giáo như Mật tông, Tiếp hiện,... và gần đây nhất là Nguyên thủy. Con nhận ra sự khác biệt rõ rệt giữa bên phát triển như Tịnh, Mật so với Tiếp hiện và Nguyên thủy, đặc biệt là với Nguyên thủy. Rồi con đọc tới một cuốn sách tên là Đường về xứ Phật của một vị thầy, cuốn sách này cũng dựa trên Tứ đế, Bát chánh đạo giống như những gì thầy vẫn dạy nhưng trong đó có một sự quyết liệt hơn, tuyệt đối không mảy may chấp nhận lý luận của bên phát triển. Thực sự nó khiến con bị sốc, cảm giác một cái gì đó mất mát trong tâm, như thể mất bao nhiêu năm giờ lại phải bắt đầu lại từ đầu. Rồi nghĩ đến phải tự tu tập, "tự mình làm hòn đảo cho chính mình", lại sợ không có minh sư hướng dẫn sẽ tẩu hỏa nhập ma, sợ mình đời chưa bỏ mà đạo đã muốn vào thì cuối cùng sẽ chẳng được gì hết, nên tâm con bây giờ đang rất là phiền muộn. Tuy nhiên con đã tìm được niềm hy vọng nho nhỏ cho mình, ít nhất cũng thấy được con đường, đó là niềm an ủi duy nhất cho 7 năm qua của con, liệu rằng con có chọn đúng hướng đi không, mong thầy thật lòng chỉ dạy cho con với, vì con đang rối loạn lắm ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-06-2015

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con nay xin thỉnh Thầy một vấn đề.<p>
Trong Kinh A DI ĐÀ có nói đến niệm Phật đến nhất tâm bất loạn thì được vãng sanh Tây phương Tịnh Độ. Vậy, xin cho con hỏi: <p>
1- Thật có một Đức Phật qua đây rước ta về phương Tây không? Nếu có, thì rước cái gì về bên đó (chẳng lẽ là rước Thần Thức). Nếu không, thì theo nghĩa Kinh là ý muốn nói đến cái gì?
Xin Thầy tận tình chỉ rõ. Con thật thắc mắc.<p>

2- Thiển cận của con tự hiểu: <p>
Nói, vãng sanh là một phép Dụ, là Hoá Thành Dụ, dụ ta buông bỏ vạn duyên chuyên tâm Niệm Phật. Khi tâm đi vào chuyên nhất, tức Nhất Tâm, khi ấy tâm ta là Phật, Phật là tâm ta. Khi ấy, Thể Tánh của ta đồng với Chư Phật. A DI ĐÀ PHẬT cũng là THÍCH CA MÂU NI PHẬT, cũng là DƯỢC SƯ PHẬT... Tây cũng đây, Đông cũng đây vì chu biến khắp mười phương. Mục đích là để thành Phật vì Mười Phương Ba Đời Chư Phật đều chỉ dạy một Phật Thừa. Muốn chúng sanh Thành Phật. <p>
Ý thiển cận của con là vậy. Xin Thầy chỉ dạy cho con chỗ đúng sai.
Thành tâm xin Thầy chỉ dạy. Con thật biết ơn. Kính mong Thầy từ bi!<p>

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-05-2015

Câu hỏi:

Con kính thưa Thầy,
Con có 2 câu hỏi nhờ thầy giải đáp cho con: <p>
1) Chùa chỗ con không có giảng dạy như thầy, nay con muốn ở nhà nghe băng giảng, rồi tập thực hành từ từ, vậy có được không ạ? <p>
2) Con không tham gia Hội, tổ trưởng nói sẽ không ai đến giúp tụng niệm nếu nhà có hậu sự. Con thắc mắc, mình có thể bỏ qua khâu này được không? Con tu chưa tới, còn vô minh nên rất mong thầy giúp con. <p>
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-01-2015

Câu hỏi:

Mô phật thưa Sư cho con hỏi. Trong kinh sách nói rằng bồ tát Hộ Minh trải qua ba a tăng kỳ kiếp tu lục độ ba la mật đến kiếp hiện tại ngài làm thái tử và xuất gia thành đạo Ngài đã tuyên bố đây là kiếp sống cuối cùng của ngài để chứng nhập niết bàn không còn trở lại nữa. Cũng như các vị thánh đệ tử các vị ấy biết luân hồi đã chấm dứt, đời sống phạm hạnh đã hoàn tất, điều cần làm đã làm không còn bị sinh tử nữa. Có nghĩa là không còn sanh, hữu, tác, thành. Không còn tàng dư, như củi hết lửa tắt. <p>
Nhưng hôm qua 17/11. Lễ vía Phật di đà con lại nghe quý thầy giảng và cũng như báo giác ngộ viết đức Phật A-di-đà là hoá thân của một vị thầy Vĩnh Minh là người đứng đầu tông tịnh độ của đời thứ sáu. Nếu như vậy các vị Phật đã chứng quả A La Hán và nhập niết bàn rồi vẫn có thể phát nguyện xuống lại cõi đời này để độ sinh có nghĩa là sanh hữu tác thành theo chiều thuận của 12 nhân duyên. Con đang theo Phật giáo phát triển nhưng con vẫn còn luẩn quẩn giữa pháp tu và pháp học nên con mạn phép hỏi sư để cho con sáng tỏ thêm không có ý xuyên tạc. Vì đây là con đường mà con và đa số mọi người đang tu tập theo. Nên con rất lo sợ nếu không khéo chúng con có thể đi trong vòng luẩn quẩn của vô minh và ái dục. Con thành kính tri ân sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-12-2014

Câu hỏi:

Con kinh lễ Thầy. Sáng nay khi con ngủ vừa thức giấc lúc 3h, bỗng dưng con có một thắc mắc về quan điểm của pháp tịnh độ mà con đang tu tập. Theo con hiểu đó là một pháp mà các Tổ sư dẫn dụ những chúng sanh nào cần có một cảnh giới tốt đẹp để tu tập. Lúc mới vào Tịnh Xá (năm con 13 tuổi), lúc đó tâm hồn con còn ngây thơ trong trắng. Sư Phụ dạy con phải học giỏi, ăn chay, xem kinh sách, ngồi thiền, niệm Phật để làm chủ tâm... và cho con chép kinh sách về thiền rất nhiều. Lúc đó con rất mê kinh sách. Con luôn có thói quen niệm Phật khi rảnh rỗi trong các oai nghi đi đứng nằm ngồi lúc nào nhớ niệm thì niệm, mục đích con niệm Phật là để diệt trừ vọng tưởng. <p>

Khi lớn lên con niệm Phật cầu về cõi Phật, sau đó thị hiện vào các cảnh giới để độ chúng sanh. Theo con hiểu thì "tất cả các pháp đều do tâm biến hiện cả", cho nên pháp môn tịnh độ cũng vậy thôi, không biết con hiểu như vậy có đúng không. Sau này khi con nghe kỹ các bài pháp của Thầy giảng, nhất là trong bài 10 pháp Ba-la-mật, con rất thích và vỡ lẽ ra là từ bấy lâu nay con tu tập đều để bảo vệ cái BẢN NGÃ là nguồn gốc của vô minh, nó dẫn con phải trôi lăn sinh tử luân hồi đến nay. Vậy là con đi lệch hướng rồi. Con rất tâm đắc bài kinh Bát Nhã, nhưng con không thực hành nổi vì hiểu là chỉ thấy bản đồ chớ chưa đến nhà. Khi nào con thực sự BUÔNG TẤT CẢ CÁC NIỆM MONG CẦU LĂNG XĂNG, SỐNG VỚI THỰC TẠI HIỆN TIỀN, thì lúc đó mới đi đúng hướng mà Thầy đã khổ công giảng dạy. Con hiểu như vậy có đúng không? Xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con sáng tỏ thêm. Con xin thành tâm kính lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-10-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy cho con hỏi, vài năm gần đây rộ lên hiện tượng Thích Thông Lạc qua những tập sách Đường Về Xứ Phật và hiện tại rất nhiều người tu theo sự hướng dẫn để lại của trưởng lão này. Con muốn hỏi thầy những gì vị này nói có đáng tin cậy không ạ? Sư này có giác ngộ quả vị A-la-hán không ạ? Theo con đọc ngôn từ thầy dùng dễ làm người sơ cơ "nổi sân". Và nhiều người dính mắc vào nó mạt sát pháp môn Đại Thừa.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-10-2014

Câu hỏi:

Thưa sư cho con hỏi. <p>
Chúng con đa phần theo Phật giáo Bắc Tông. Ở các chùa chúng con đi đa phần là tu học theo niềm tin là chính. Như khi có người qua đời thì tụng kinh Di-đà cầu siêu, khi ốm đau hoạn nạn thì tụng kinh Dược Sư, kinh Phổ Môn để cầu nguyện theo đúng tâm nguyện của gia đình. Và niệm Phật để cầu vãng sanh sau khi chết. <p>

Nhưng chúng con có nghiên cứu vào kinh Nguyên Thuỷ và một số trong đại tạng kinh thì thấy chỉ có con đường của Bát Chánh Đạo mới đưa ta đến giải thoát theo tinh thần Tứ Diệu Đế. Qua phương pháp thiền Tứ Niệm Xứ, chúng con thực hành thấy rất lợi ich và có kết quả trong đời sống tu tập. <p>
Nhưng đa số quý thầy dạy, đời này mạt pháp chỉ có một pháp môn Niệm Phật mới được vãng sanh, còn lại các pháp môn khác thì không thể. Quý thầy còn nói tu Tịnh độ mười người tu mười người chứng, còn tu thiền mười người tu chín người lạc. Và còn nói xưa các tổ tu thiền tới lúc chứng mà còn phải quay về niệm Phật để cầu vãng sanh huống gì là kẻ phàm phu nếu không cầu vãng sanh thì biết đi về đâu sau khi chết. Con thì không tin những lời thiếu chánh pháp như thế, nhưng bạn đạo của con thì rất lúng túng và mơ hồ trên con đường học Phật. Mong sư hoan hỷ chỉ bày để giúp hàng Phật tử chúng con yên tâm trên con đường giác ngộ. <p>
Nam-mô Phật, Nam-mô Pháp, Nam-mô Tăng.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2014

Câu hỏi:

Kính bạch Tôn Sư, <p>

Trong niềm hân hoan, khi con được tham dự lễ dâng y Kathina sáng nay tại Tổ Đình Bửu Long. Con thấy hình bóng chư Tăng thật là thanh cao và tôn kính biết bao. Lúc làm lễ thọ y, Tôn Sư đứng dậy trình trước đại chúng, Tôn Sư có y mới. Hình bóng ấy thật là giản dị, đơn sơ nhưng thắm đượm tình Đạo Pháp. Hình bóng của một người Cha lành cho chúng con noi theo. <p>

Sau khi biết đến Phật giáo Nam truyền qua lời chỉ dạy của Tôn Sư và nhân duyên do con là Phật tử tu học trong môi trường Phật giáo Bắc truyền nên trong tận đáy lòng con, con thành tâm tri ân đến Tam Bảo - Phật, Pháp, Tăng ba ngôi báu bất khả tư nghì. Tự Tánh Giác ngộ, Tự tánh Thanh Tịnh và Tự tánh hòa hợp, trong lành. Ba ngôi báu tôn quí để chúng sanh quay về mà có suối nguồn an lạc nơi tại chính mình. Bằng đầy đủ các Pháp duyên phương tiện và tùy theo căn cơ, trình độ khác nhau của mỗi chúng sanh mà Chư Tăng - sứ giả Như lai - mang trọng trách thiêng liêng hoằng truyền chánh Pháp do Đức Đại Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni Phật đã chỉ dạy cho chúng sanh noi theo để đem lại sự an lạc, hạnh phúc cho mỗi người khi biết quay về nguồn cội. <p>

Tùy theo căn cơ mỗi người mà Chư Tổ đã dẫn dụ nhiều Pháp duyên phương tiện khác nhau để chỉ dạy cho chúng sanh Chánh Pháp. Vào thời Đức Phật còn tại thế - thời Chánh Pháp mà bây giờ Phật giáo Nguyên Thủy đang truyền thừa - thật tuyệt vời những vị thời ấy là những bậc thượng căn. Do đó chỉ qua một câu kệ, hay lời nói mà Phật dạy thì liền trực nhận và đắc Thánh Quả. Qua đến thời tượng Pháp, chư Tổ dùng nhiều Pháp duyên phương tiện khác nhau để hướng dẫn nhưng tiêu biểu là Thiền tông, Mật tông và Tịnh Độ tông. <p>

Mật tông thì dùng những những câu Chơn Ngôn để làm phương tiện dựa trên nguyên tắc tam mật tương ưng Thân, Khẩu và Ý. Thân thì trang nghiêm, khẩu thì trì Chơn ngôn và ý thì phải trong chánh niệm câu Chơn ngôn ấy. Và mỗi câu Chơn ngôn đều có công dụng riêng, ví dụ như Chơn ngôn Đại Bi khi trì thì có công dụng là hóa giải tâm sân của mỗi chúng sanh để về Tự Tánh Từ Bi mà mỗi người ai cũng có. Đức Chuẩn Đề Vương Bồ tát có 18 tay là tượng trưng cho 6 căn, 6 thức và 6 trần. Do đó, Chơn ngôn này có công dụng hóa giải những cấu nhiễm của căn, trần và thức để quay về Tự Tánh. Mỗi câu Chơn ngôn đều có công năng riêng biệt mà Chư Tổ đã chỉ dạy ngõ hầu chúng sanh phải biết sử dụng nhằm tẩy gội Tham, Sân và Si mà quay lại bổn gốc Tự tánh Giác Ngộ, Thanh Tịnh và Hòa Hợp, Trong Sáng mà tất cả ai ai cũng có. Nếu hành giả tu học không biết quay về thì sẽ rất dễ bị lầm đường lạc lối. Tịnh Độ Tông cũng vậy, Chư Tổ dạy ra nhiều Pháp môn niêm Phật để trở về nhất niệm, kế đến phải nhất Tâm và sau cùng là về lại Tự Tánh sẵn có của chính mình. <p>

Qua đó, con vô cùng trân quí và tri ân đến chư Tổ, chư Tăng. Các Ngài vì hàng hậu học mà tạo ra nhiều Pháp duyên phương tiện khác nhau để dẫn chúng sanh biết quay về Bổn gốc. <p>

Qua quá trình tu học, con có những thấy biết như trên. Kính mong Tôn Sư thùy từ chỉ dạy thêm cho con được tỏ tường. <p>
Kính nguyện xin Tôn Sư từ bi trụ thế lâu dài. Kính chúc Tôn Sư Pháp thể khinh an mãi mãi là ngọn đèn Chánh Pháp soi sáng cho hàng chúng sanh chúng con.
Thành kính tri ân Tôn Sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-09-2014

Câu hỏi:

Kính sư cho con hỏi là Đạo Phật Nguyên Thủy và Phật Giáo phát triển ngày nay (Mật tông, Thiền tông và Tịnh Độ tông) có gì khác nhau giữa cách tu? Con nghe bạn con giải thích là Đạo Phật Nguyên Thủy thì khi đi khất thực, nếu ai cho gì thì ăn nấy dù mặn hay là chay. Kinh xin sư giải thích cho con học hỏi thêm, xin đảnh lễ sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-06-2014

Câu hỏi:

Kính Bạch Sư,<p>
Con xin chân thành cảm ơn Sư giải tỏa cho con về Đại thừa, Nguyên thuỷ.<p>
Từ lâu con coi Đại thừa là ngoại đạo vì những thần thông biến hoá trong kinh điển cũng như những câu chuyện thiền huyễn hoặc làm cho người nghe bối rối và mặc cảm với sự hiểu biết thông thái của các vị ấy, trong khi đó thì các vị đó coi rẻ người khác. <p>
Con hiểu rằng chấp Nguyên thuỷ, Đại thừa như con thì cũng gây phiền não không kém. Khi con nói Đại thừa là ngoại đạo, thì con được gọi là Phật tử không thuần thành. <p>
Con thành kính cảm ơn Sư đã khai mở cho con.

Xem Câu Trả Lời »