loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 504 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Hỏi & Đáp về Phật giáo'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 01-12-2019

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ!
Thưa thầy con thấy thế này:
Cuộc đời sinh ra để con người giác ngộ, con cũng tương đối thấm rồi ạ, nhờ thầy!
Nhưng từ đầu khởi sự, tại sao vũ trụ không ở trong sự lặng yên, hoàn hảo của nó mà lại sinh ra con người để rồi trầm luân rồi mới giác ngộ lại sự vĩnh hằng của vũ trụ rồi lại trở về lặng im vĩnh hằng? Cũng như Đức Phật, giờ ngài đã triệt ngộ, thì sự vĩnh hằng trong sự vận hành của vũ trụ (Pháp) cũng vậy thôi, cũng biết và im lặng... vậy ngay từ đầu vũ trụ hình thành cũng đã vĩnh hằng im lặng, chỉ là không có ai biết tới điều đó... Vậy cũng đâu có ý nghĩa gì cho sự giác ngộ ạ?
Con nhớ có lần thầy nói đứa bé từ đầu đã có cái biết nhưng không có sự biết lại nó.
Có phải là vũ trụ cũng như đứa bé, từ đầu đã giác ngộ vĩnh hằng, cũng đã ở trong niết bàn nhưng không có cái biết lại (Giác ngộ). Nó cũng như nếu chỉ có vũ trụ thì chẳng ai biết nó, nó cứ vậy mà tồn tại... không có nhận thức lại! Nhưng rồi sự nhận thức lại (giác ngộ) đó cũng không có ý nghĩa gì cả bởi vì nó cũng vậy thôi: Vũ trụ tự vận hành và có sự nhận thức về sự vận hành đó rồi cũng vậy!
Vậy sự vận hành tự nhiên của Pháp và sự biết lại này đâu có ý nghĩa gì trong tổng thể? Hay nó đang phục vụ cho điều gì của vũ trụ hay tất cả chúng ta (vũ trụ và cái biết) đang trong một nhiệm vụ gì đó của Đấng tối cao nào đó sử dụng vũ trụ và cái biết để làm gì đó trong đó Pháp như một cỗ xe và cái biết điều khiển chúng?
Con cảm ơn thầy, xin thầy từ bi giải nghi dùm con!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-11-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! Con từng nghe các vị Sư đọc câu kinh này: "Imam Buddharūpam adhiṭṭhāmi”. Mỗi lần con thắp hương trên bàn thờ Phật, con thường niệm câu kinh trên. Niệm như vậy có đúng không? Rất mong Thầy hoan hỷ chỉ bảo. Con thành tâm cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-11-2019

Câu hỏi:

Kính thưa thầy.
Ăn ngũ vị tân có ảnh hưởng gì đến sự tu tập không? Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2019

Câu hỏi:

Con xin thỉnh thầy giải đáp giúp con 2 câu hỏi ạ:
- Thế nào là ‘Độ’ trong câu ‘nguyện độ tất cả chúng sinh’? Con đang hiểu sơ qua là không để các tâm của mình hay của người khác ảnh hưởng đến mình, biết chứ không theo, nhưng cụ thể để hoá giải như thế nào thì con chưa rõ.
- Con mới gặp một tình huống như sau: Chỗ làm của con có các anh chị kĩ thuật nên nói chuyện rất suồng sã, con cảm thấy như vậy là không tôn trọng người khác. Nhiều lần con muốn góp ý nhưng con nhận thấy động cơ của con vẫn còn chưa tâm sân nên con vẫn chọn im lặng, con chỉ nhận biết tâm sân trong tâm con. Nhưng có lúc con lại sợ như vậy là mềm yếu nhu nhược, người ta sẽ càng được nước. Thầy cho con hỏi những cái ứng xử, góp ý lại ấy có cần thiết không, hay coi tác động bên ngoài đó là một pháp, không bị chạy theo là được thưa thầy?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-11-2019

Câu hỏi:

Con kính bạch Sư Ông,
Ở đây, con muốn hỏi là chứng Sơ quả trong đời này có thể nỗ lực tu tập có thể chứng được quả vị cao hơn cũng trong đời này không? Con cũng xin được phép hỏi về mối liên hệ giữa Tứ Thánh quả và Tứ thiền ạ.
Con xin cảm niệm công đức.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-10-2019

Câu hỏi:

Thưa Thầy con suy nghĩ nhiều về 2 chữ vô thần và tự hỏi có phải đạo Phật là vô thần?
Xin thầy chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-10-2019

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Con kính tri ân những khai thị của Thầy đã giúp con tháo gỡ được nhiều tà kiến và có chuyển biến tốt lên trong việc sống thuận pháp tùy duyên.
Con có một thắc mắc này khiến con bị vướng kẹt. Con xin Thầy từ bi khai thị. Như con được biết thì chỉ có Đức Phật toàn giác mới là bậc chánh biến tri và có đủ khả năng để thành lập Tam Bảo ở thế giới chưa có Tam Bảo. Để làm được điều đó thì vị bồ tát cần tu ba-la-mật rất lâu dài và nhiều gian khó. Thêm nữa như con nghe nói là bồ tát trong quá trình tu tập chưa thể thấy được thực tánh chân đế, chỉ tới khi thành Phật mới thấy được thực tánh. Liệu có phải vì những điều đó mà Phật giáo Nam truyền không chủ trương tu bồ tát đạo? Con thấy rằng nếu không có các vị bồ tát thì đâu có chư Phật vị lai. Cho con hỏi, làm thế nào để phát nguyện tu bồ tát đạo?
Con kính xin Thầy từ bi khai thị!
Con kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-10-2019

Câu hỏi:

- Con xin phép hỏi Thầy: Phật A di đà và quan thế âm bồ tát có thật không ạ?
Con cảm ơn Thầy nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-10-2019

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Sư Ông. Con có đọc một cuốn sách có nội dung như vầy
"Trong phép tu thiền định, từ: Tầm, sát, hỷ, lạc, tịnh, định, là từ con đường của nhân loại bước tới Niết Bàn.
Định là NIẾT BÀN. Tịnh là TỊNH ĐỘ. Lạc là CỰC LẠC hay cõi trời VÔ SẮC GIỚI. Hỷ là cõi trời SẮC GIỚI. Tầm sát là cõi trời DỤC GIỚI.
Đó là những nấc thang tấn hóa của nhân loại. Nghĩa là:
1.- BẬC SƠ THIỀN phải tu năm phép này: Lấy TẦM SÁT làm gốc vốn, để đến hỷ, lạc, tịnh, định. Có tầm sát là tầm tõi quán xét, dục muốn sự thiện, mới dứt qua khỏi ác nhơn tội lỗi, mà đến lần được, hỷ, lạc, tịnh, định, nên kêu gọi là Dục giới thiên, cái cảnh dục của lớp trên nhơn loại.
2.- BẬC NHỊ THIỀN còn tu bốn phép này: Lấy HỶ làm chỗ ở, để đến với lạc, tịnh, định. HỶ là sự mầng, mầng sống trong sự thiện lành tốt đẹp, đúng theo lẽ có có, nên kêu gọi là Sắc giới thiên, lớp trên cao hơn cảnh dục muốn. Trình độ của nguời đã qua khỏi sự tầm sát.
3.- BẬC TAM THIỀN còn tu ba phép này: Lấy LẠC làm chỗ ở, để đến với tịnh, định. Lạc là sự vui, vui sống trong cảnh không không tất cả, cũng không còn có thiện nữa, nên kêu gọi là Vô sắc giới thiên. Vô sắc giới thiên là tên gọi nơi người cư sĩ, chớ nếu xuất gia, thì kêu là Cực Lạc. Lớp trên cao hơn cảnh sắc có có. Trình độ của người đã qua khỏi sự hỷ.
4.- BẬC TỨ THIỀN còn tu hai phép này: Lấy TỊNH làm chỗ ở, để đến với định. Tịnh là sạch, là sống trong sạch, trong sự giải thoát xuất gia, nên gọi là Tịnh độ, Tịnh độ là lục độ thanh tịnh, lớp cao trên hơn cảnh Vô sắc và Cực Lạc. Trình độ của người đã qua khỏi sự lạc.
5.- BẬC NGŨ THIỀN hay ĐẠI ĐỊNH là còn một phép này: Lấy ĐỊNH làm chỗ ở, không còn đi đâu nữa cả. ĐỊNH là yên lặng, sự sống yên lặng hoàn toàn nên gọi là Niết Bàn, Niết Bàn là đứng ngừng hưu trí, ngưng việc rốt ráo, không còn chỗ đến, đến đây là kết quả mục đích. Lớp trên cao hơn Tịnh độ, cao trên hơn hết. Trình độ của người đã qua khỏi sự tịnh sạch.
ĐÓ LÀ PHÉP TU TRÊN NHƠN LOẠI:
Sơ định là: Tầm sát, hỷ, lạc, tịnh, định.
Nhị định là: Hỷ, lạc, tịnh, định
Tam định là: Lạc, Tịnh, Định
Tứ định là: Tịnh, định
Ngũ định là: Định
1.- SƠ ĐỊNH, là cảnh trời Dục giới thiên, cảnh của người cư sĩ giữ 5 giới chay kỳ, ở tại nhà.
2.- NHỊ ĐỊNH, là cảnh trời Sắc giới thiên, cảnh của người cư sĩ giữ 8 giới, trường chay, ở am chùa.
3.- TAM ĐỊNH, là cảnh trời Vô sắc giới thiên, cảnh của người cư sĩ, giữ 10 giới, ngọ chay, không tiền, ở cốc, hang, động, hoặc là xứ Cực Lạc của người tu tập xuất gia khất sĩ ở trong Giáo hội.
4.- TỨ ĐỊNH, là cảnh Tịnh độ Tây phương của bậc tu xuất gia khất sĩ thanh tịnh, giữ 250 giới giải thoát.
5.- NGŨ ĐỊNH, là cảnh Niết bàn, của những bậc đắc thiền định hay đại định.
Đó nghĩa là từ cảnh trời Dục giới, đến Sắc giới, đến Vô sắc hay Cực Lạc sẽ đến Tịnh độ, và đến Niết Bàn, tức là danh từ tên gọi của pháp thiền định, chỗ ở của tâm, chớ không phải ở đâu hết. Như thế tức là sự chỉ rõ ra rồi, từ đây chắc không còn ai hiểu lầm nữa.
Thế thì chỉ có sự thật lo tu là đúng hơn hết."
Con muốn hỏi Sư Ông trạng thái ngũ định có phải là niết bàn không ạ. Vì con biết Đức Phật đã bỏ thiền định chuyển sang tu thiền tụê mới đắc đạo. Mong Sư Ông giãi nghi cho con. Con xin tri ân!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-09-2019

Câu hỏi:

Kính thưa thầy. Cách đây mấy hôm con có nghe thầy giảng bài kinh con rắn. Bài kinh nói dùng thanh gươm đào tới lúc thấy con rắn thì đảnh lễ con rắn đó. Con thấy con rắn là nói đến tánh biết của tâm có thể "ứng ra" khi hữu sự, và "thu vào" khi vô sự, phải không ạ? Kính xin lời khai thị của Thầy. Con xin cảm ơn.

Xem Câu Trả Lời »